Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Giáo Hội Cần Linh Mục Nào

Lm. Lê Công Đức
Chuyển ngữ từ bản tiếng Anh: PRIESTHOOD IMPERILED,
A Critical Examination Of The Ministry
In The Catholic Church
Của : BERNARD HARING, C.S S .R.
Do nhà: TRIUMPH TM BOOKS ,
Liguori , Missouri xuất bản
LTS. Xin giới thiệu quý độc giả của sách của cha B. Haring, thần học gia luân lý. Chúng tôi xin giới thiệu cuốn sách này như là một tài liệu tham khảo và giúp suy nghĩ, chứ không phải là một tiếng nói của Huấn Quyền. Dù cuốn sách có nhiều suy tư sâu sắc và hữu ích, nhưng chúng tôi không đồng ý với nhiều điểm trong cuốn sách này, cụ thể là về vấn đề phụ nữ và chức linh mục. XBVN

Đức Tin Kitô Giáo Các Chiều Kích và Đặc Tính Quy Kitô

Bài viết này thể hiện mong muốn đáp lại lời Đức Giáo Hoàng Bênêđettô mời gọi các tín hữu gia tăng "suy tư về chính hành vi đức tin" (Porta Fidei, 9). Có nhiều vấn đề cần phải đào sâu để hiểu hơn về đức tin như: đức tin là ân sủng nhưng đồng thời cũng là hành vi nhân linh, đức tin là chắc chắn nhưng cũng gắn liền với "đêm tối", tính cá vị và tính cộng đoàn của đức tin, diễn tả đức tin bằng ngôn ngữ và bằng hành động, v.v... Với đề tài được đưa ra là nói về đức tin Kitô giáo trong tương quan với Đức Kitô - Đấng là nền tảng và điểm quy chiếu của đức tin đó - người viết bài này chỉ xin trình bày ba chiều kích liên hệ tới lý trí, tâm cảm và thực hành (nói tắt và nôm na là biết, cảm, sống) của đức tin và cho thấy Đức Kitô là nguyên lý của đức tin Kitô giáo thế nào trong ba chiều kích đó.

Đặc trưng của văn hóa trong xã hội loài người (Lm. Pet. Nguyễn Văn Viên)


Posted on fx.hongan on Tháng Mười Một 14, 2012
Giới Thiệu
Văn hóa ăn sâu vào tất cả các chiều kích của cuộc sống con người, đồng thời, là nền tảng cho sự hiện hữu và phát triển của con người. Một mặt, văn hóa chi phối các hành động và tương giao của con người trong môi trường tự nhiên, lịch sử, và xã hội. Mặt khác, văn hóa lại được xây dựng bởi con người thông qua quá trình tiếp nhận, trao đổi, và lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Do các đặc tính phức tạp của văn hóa, một câu trả lời thích đáng cho câu hỏi ‘văn hóa là gì?’ luôn nằm ngoài khả năng tổng hợp và khái quát của ngôn ngữ. Trong thực tế, người ta thường mô tả văn hóa trong biểu hiện cụ thể của nó hơn là tìm cách định nghĩa nó.
Để có được cái nhìn rõ nét hơn về văn hóa và những biểu hiện của nó đối với cuộc sống con người, trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu, đánh giá, và khai triển theo các tiêu đề sau: (1) Hiểu Biết Văn Hóa, (2) Biểu Hiện của Văn Hóa, (3) Con Người và Văn Hóa, và (4) Tính Liên Tục và Phát Triển của Văn Hóa.

Vị trí sách Thánh trong nhà thờ


Tại Việt Nam, sau Công đồng Vatican II (1963-65), rộ lên một hình thức tôn vinh Kinh Thánh trong việc bố trí nhà thờ, là đặt sách Kinh Thánh ở nơi cao và ngang hàng với Nhà Tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa. Có lẽ điều này xuất phát từ niềm phấn khởi hậu Công đồng khi Kinh Thánh được đề cao trong đời sống của Hội thánh; hơn nữa, có thể đó là do cách giải thích các lời trong Hiến chế về Mặc Khải Dei Verbum (DV):
«Giáo hội vẫn luôn tôn kính Thánh Kinh giống như tôn kính chính Thánh Thể Chúa, đặc biệt trong phụng vụ thánh, Giáo hội không ngừng lấy bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Mình Chúa Kitô để trao ban cho các tín hữu» (số 21).

Nâng cao phẩm giá của người khiếm thị ở Timor Leste


Giáo dục đồng nghĩa có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người khiếm thị
Domingos Gusmão, một người khiếm thị 34 tuổi, nỗ lực cải thiện cuộc sống cho hàng ngàn người khiếm thị ở Timor Leste thông qua một trung tâm giáo dục do anh sáng lập cách đây tám năm.
Xuất thân từ một gia đình có uy thế, anh là người con thứ ba trong 10 người con, trong đó có bốn người bị khiếm thị bẩm sinh giống anh.
Gusmão tin rằng giáo dục thích hợp là nhân tố tạo điều kiện cho người khiếm thị tự cải thiện mình và nâng cao phẩm giá của họ. "Nhưng nó phải bắt đầu từ chính tôi. Giáo dục chính quy và ngoài chính quy đã định hướng cho tôi và thúc đẩy tôi phục vụ tha nhân" - anh nói.

Bạn có thể!


Điều tốt bạn làm ngày hôm nay, ngày mai mọi người thường quên đi; hãy cứ vẫn làm điều tốt.
Lần đầu tiên đọc những lời này, tôi nhớ mình đã nghĩ rằng những lời ấy thật vô lý. Rồi suy nghĩ ấy dần thay đổi.
Mẹ và tôi lên xe buýt, khi đi dọc lối đi để tìm hai chỗ trống cạnh nhau, tôi nhìn thấy một bà mẹ trẻ với một đứa bé sơ sinh và một đứa bé đi chập chững. Đứa bé đi chập chững có vẻ rất buồn chán, người mẹ cố giữ bé ngồi yên trong lúc cố dỗ đứa bé sơ sinh.
Chúng tôi ngồi ngay phía sau họ, và tôi bật máy MP3 lên, hy vọng không bị làm phiền và có một chuyến đi dễ chịu. Nhưng chỉ một lát sau, tiếng khóc thút thít của đứa bé trở nên to hơn. Tôi cảm thấy bực bội.

Nhớ tới các linh hồn


Mấy ngày hôm nay ở các nghĩa địa Công giáo bà con đi sửa mộ, quét vôi, thắp hương, cắm hoa… Thấy có nhiều người sụt sùi, ngậm ngùi khóc thương người thân mặc dù họ đã chết lâu rồi. Có nhiều người đứng cầu nguyện lâm râm rất lâu.
Từ ngày 1 đến 8.11, Giáo hội dạy chúng ta: "các tín hữu thành kính đi viếng nghĩa địa và dù có cầu nguyện thầm cho các linh hồn thì cũng được hưởng một ơn đại xá với những điều kiện thường lệ...mỗi ngày được hưởng một lần". Chúng ta cố gắng tận dụng cơ hội.

Đức Thánh Cha viếng thăm người già

ROMA - ĐTC Bênêđictô XVI khích lệ người già vui sống và đồng thời đề cao giá trị người già trong xã hội và Giáo Hội.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc viếng thăm sáng 12-11-2012, tại Căn nhà gia đình “Hoan hô người cao niên” do Cộng đồng Thánh Egidio thành lập tại khu vực Trastevere ở Roma. Nhà này được khánh thành hồi tháng giêng năm 2009 và hiện có 28 người già cư ngụ. Họ sống trong các căn hộ riêng, nhưng có liên hệ thường xuyên với các nhân viên giúp đỡ.

Đón tiếp ĐTC có Giáo sư Marco Impagliazzo, Chủ tịch Cộng đồng Thánh Egidio, Bộ trưởng Andrea Riccardi, người sáng lập cộng đồng này, và Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Gia đình, và một số nhân vật khác.

Tìm hiểu Sách GLHTCG – Bài 5. Thánh Kinh



Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 5. THÁNH KINH
Đôi khi chúng ta nghe có người nhận xét: Kitô giáo là “tôn giáo của Sách Thánh”, giống như Do Thái giáo và Hồi giáo, đó là vì 3 tôn giáo này đều chia sẻ cùng một yếu tố được đặt nền trên Sách Thánh được Thiên Chúa linh hứng: Thánh Kinh Cựu Ước đối với Do Thái giáo, Thánh Kinh Cựu và Tân Ước đối với Kitô giáo, và kinh Koran đối với Hồi giáo.
Tuy nhiên, yếu tố này nơi Kitô giáo không chính xác theo nghĩa chặt. Đức tin Kitô giáo không trực tiếp hướng về một cuốn sách; nó không đặt nền trên bất cứ lời nào được viết ra nhưng trên Ngôi Lời hằng sống của Thiên Chúa. Trung tâm đức tin của chúng ta là một Ngôi Vị của Lời vĩnh cửu, Con Thiên Chúa, Lời đã nhập thể làm người vì chúng ta (GLHTCG số 108). Trong Ngài, Thiên Chúa nói với chúng ta mọi điều và trao cho chúng ta mọi thứ. Đức Giêsu Kitô là cuốn sách sống động của chúng ta, Ngài là Lời của Thiên Chúa đối với con người (số 102).

Tìm hiểu Sách GLHTCG – Bài 4. Thiên Chúa mạc khải



Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 4. THIÊN CHÚA MẠC KHẢI
Mỗi người có khả năng tìm kiếm và gặp được Thiên Chúa, Ngài không xa lạ với mỗi người chúng ta” vì “trong Ngài chúng ta sống, cử động và hiện hữu” như Thánh Phaolô nói với người dân thành Athêna – Hy Lạp (Cv 17,28). Tuy nhiên, như đã trình bày ở bài “Tìm và gặp Thiên Chúa”, vì chúng ta sử dụng lý trí cách lệch lạc và vì sự yếu đuối của ý chí nơi mỗi chúng ta, nên việc tìm kiếm này vẫn còn là dò dẫm, thường xuyên đi lạc và dẫn đến những thần tượng giả. Do đó Thiên Chúa đã chọn một cách khác. Chính Thiên Chúa đi tìm con người, tìm kiếm con người như người mục tử trong dụ ngôn con chiên lạc. Thiên Chúa đến với con người, làm cho Ngài được biết đến. Thiên Chúa mạc khải chính Ngài cho chúng ta (GLHTCG số 50).
Lên đầu trang