Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ sáu Tuần 2 Phục sinh 20.4.2012 "Ăn bao nhiêu tùy ý"


Lời Chúa: Ga 6, 1-15
Khi ấy, Đức Giêsu sang bên kia Biển Hồ Galilê, cũng gọi là Biển Hồ Tibêria. Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm. Đức Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do thái. Ngước mắt lên, Đức Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Philípphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi. Ông Philípphê đáp: “Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút.” Một trong các môn đệ, là ông Anrê, anh ông Simôn Phêrô, thưa với Người: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!” Đức Giêsu nói: “Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi.” Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn. Vậy, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý. Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi.” Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng. Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giêsu làm thì nói: “Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!” Nhưng Đức Giêsu biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.

Mừng 7 năm ngày Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI kế vị ngai toà Thánh Phêrô


                                                           
Sau khi Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được Chúa gọi về, vị Hồng Y Niên trưởng của Hồng Y đoàn của giáo triều Rôma được bầu làm Giáo Hoàng thứ 265 của Hội Thánh Công Giáo. Đó là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, người Đức, 78 tuổi. Ngài lấy tông hiệu Benedicto XVI. Lúc đó là 18 giờ 4 phút giờ Rôma ngày 19 tháng 4 năm 2005.

ĐHY Scola biện hộ cho tự do giáo dục



Rôma, 17.04.2012 (Zenit.org)«Sự thiếu vắng tự do trong giáo dục là một vết thương rất nặng của xã hội dân sự : chúng ta phải lên tiếng về vấn đề này», ĐHY Angelô Scola, Tổng Giám Mục Milanô đã tuyên bố hôm 14.04.2012 khi ngài gặp gỡ các em học sinh trong cuộc tuần hành « Andamm al Domm 2012 » của các trường Công Giáo trong giáo phận của ngài. 
Cuộc tuần hành lần thứ 30 này đã quy tụ 20.000 trẻ em và người lớn, mặc dù thời tiết xấu, đã khởi hành từ quảng trường Bá Tước Aoste để đi tới quảng trường Nhà Thờ Chánh Tòa, nơi đây ĐHY Scola chờ đợi đoàn người. 

Bị bách hại nhưng vẫn luôn cầu nguyện, sống hiệp nhất và can đảm loan báo Lời Chúa



Rome_2012Điều Giáo Hội xin trong lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa không phải là lời xin được bảo vệ, được tha khỏi bị thử thách, khổ đau. Nó không phải là lời cầu được thành công, mà chỉ là lời cầu xin có thể loan báo Lời Chúa với lòng thẳng thắn, với sự tự do và với lòng can đảm (x. Cv 4,29).

 

Giáo hội Công giáo Rôma


Giáo hội Công giáo (cụ thể hơn gọi là Giáo hội Công giáo Rôma hay Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã) là một giáo hội Kitô giáo hiệp thông hoàn toàn với vị giám mục Rôma, hiện nay là Giáo hoàng Benedict XVI. Giáo hội này hình thành trên cơ sở cộng đoàn Kitô hữu nguyên thủy được Chúa Giêsu quy tụ thông qua mười hai Thánh Tông đồ, đặc biệt là Thánh Phêrô [1].

Giáo hội Công giáo là giáo hội Kitô giáo lớn nhất, đại diện cho hơn một nửa Kitô hữu và cũng là tôn giáo được tổ chức lớn và chặt chẽ hơn bất kỳ tôn giáo nào trên thế giới [2]. Theo thông tin được thống kê trên “Statistical Yearbook of the Church”, lượng giáo dân của giáo hội trên khắp thế giới ở thời điểm cuối năm 2005 là khoảng 1.114.966.000 người, xấp xỉ 1/6 dân số thế giới [3] [4].

Sách Download

1. Nhân bản con người
 

Tu và tình

Đại thi hào Nguyễn Du có viết trong tác phẩm Truyện Kiều: “Tu là cõi phúc. Tình là dây oan”. Là những Kitô hữu, chúng ta nghĩ gì về câu nói như thế? Tu và tình cái nào mới thật sự làm cho con người ta hạnh phúc trong cuộc đời? Chúng ta có ba góc nhìn về vấn đề này: góc nhìn về chữ “tu”, góc nhìn về chữ “tình” và góc nhìn về hai chữ “hạnh phúc”.

Niềm tin?


Nếu bạn là một người theo Đạo Thiên Chúa Giáo, câu chuyện dưới đây rất đáng để bạn đọc, tin tôi đi:
Giáo sư: Con trai là một người theo đạo Thiên Chúa Giáo đúng không?
Sinh viên:
Dạ đúng, thưa giáo sư.
Giáo sư:
Vậy con có tin vào Chúa không?
Sinh viên:
Tất nhiên rồi thưa giáo sư.
Giáo sư:
Chúa tốt lành chứ?
Sinh viên:
Chắc chắn là như vậy.
Giáo sư:
Chúa có tất cả quyền lực không?
Sinh viên:
Dạ có.
Giáo sư:
Anh trai tôi chết vì ung thư mặc dù anh ấy đã cầu nguyện với Chúa chữa lành cho anh ấy rất nhiều. Hầu hết trong chúng ta ai cũng đã cố gắng giúp đỡ người khác khi họ đau ốm. Nhưng Chúa thì không. Vậy cậu nói xem Chúa tốt lành như thế nào?

Đức tin cần được cật vấn

Trong Tin Mừng thánh Gioan, có hai bài tường thuật mà tôi thấy tuyệt vời nhất, đó là câu chuyện về người phụ nữ Samari (4,7-42) và về người mù từ thuở mới sinh (9,1-38). Cả hai bài đều được dùng trong phụng vụ Mùa Chay. Qua dẫn dắt câu chuyện thật khéo léo, thánh Gioan mô tả tài tình bước tiến của đức tin như một sự tăng trưởng dần dần, từ tiếp xúc bên ngoài đến gắn bó bên trong, từ biết “khách quan” bằng trí khôn đến biết bằng cảm nghiệm thâm sâu với trọn con người mình, hoặc biết nhờ nghe kẻ khác đến tự mình tuyên xưng và gắn bó với Chúa Giêsu như một chọn lựa của bản thân. Trong tiến trình đức tin này, môi trường sống chung quanh cũng có một vai trò quan trọng. Trong trường hợp người mù từ thuở mới sinh, vai trò ấy đặc biệt “lý thú”, cung cấp nhiều chất liệu cho ta suy nghĩ.

Chọn một con đường dẫn đến sự sống

Đời người là một chuỗi lựa chọn không ngừng nghỉ. Giữa biết bao lựa chọn trong cuộc sống, đâu là quyết định cuối cùng của ta. Một nhà hiền triết kia đã từng khuyên rằng: “Khi buộc phải chọn lựa giữa hai điều tốt, bạn phải chọn điều tốt hơn; và giữa hai điều xấu, bạn phải chọn điều ít xấu hơn”. Lời khuyên ấy có vẻ dễ dàng và quá bình thường trong suy nghĩ của chúng ta. Nhưng có thực sự là bình thường không, nếu đặt nó trong sự tương tác giữa con người với các thực tại trần thế; và đặc biệt khi câu nói có vẻ giản đơn ấy được đặt trong bản tính ích kỉ, tham lam, mưu toan mọi sự cho bản thân? Hơn nữa, khi ranh giới giữa sự thiện và sự ác, giữa điều xấu và điều tốt vô cùng mong manh, và mập mờ trong một thế giới đầy dối trá và hình thức này. Câu nói ấy trở thành khó khăn hơn bao giờ hết và nhiều khi trở thành sự khó xử, gánh nặng đối với cuộc sống chúng ta.

Học làm người


Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.
Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư:
Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa?
Ngài Tinh Vân bảo:
Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Đừng Hoãn Việc Thiện Đến Ngày Mai!

 
Phần đông trong chúng ta khi nghĩ đến làm việc thiện thường hay hình dung ra những cảnh giúp người thật là quy mô. Như chờ khi có một biến cố nào đó xảy ra rất lớn như những trận Tsunami, bão lớn, động đất, cháy rừng, v.v…. Chúng ta cũng là con người hay bắt chước việc làm của người khác là thấy người khác làm, thì mình cũng làm cho giống, chứ trong thâm tâm của ta hình như cũng chẳng cảm và chỉ muốn tỏ cho người thấy rằng mình cũng có quan tâm đến và cũng muốn quyên góp?.

BỊ BÁCH HẠI NHƯNG VẪN LUÔN CẦU NGUYỆN, SỐNG HIỆP NHẤT VÀ CAN ĐẢM LOAN BÁO LỜI CHÚA


  Điều Giáo Hội xin trong lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa không phải là lời xin được bảo vệ, được tha khỏi bị thử thách, khổ đau. Nó không phải là lời cầu được thành công, mà chỉ là lời cầu xin có thể loan báo Lời Chúa với lòng thẳng thắn, với sự tự do và với lòng can đảm (x. Cv 4,29).
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với hơn 50.000 tín hữu và du khánh hàng hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 18-4-2012. Bên cạnh các đoàn hành hương Bắc Mỹ và Âu châu, cũng có nhiều đoàn hành hương đến từ các nước Á châu như Indonesia, Thái Lan, Sri Lanka và một phái đoàn 31 người đến từ Việt Nam do bốn cha dòng Đa Minh hướng dẫn. Từ Phi châu có phái đoàn Nam Phi, trong khi từ châu Mỹ Latinh có phái đoàn các nước Mêhicô, Argentina, Peru và Brasil.

CÙNG ĐỌC TOÁT YẾU GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO (21)


 
PHẦN II
LỜI GIỚI THIỆU
 
Các Bạn Giáo Lý Viên thân mến,
 
Hơn hai tháng qua kể từ ngày bắt đầu khóa huấn luyện Giáo Lý Viên cấp I, chúng ta đã cùng theo dõi 20 buổi trò chuyện của Cha Phêrô với anh Nguyễn Thiện Chí về Kinh Tin Kính. Những buổi trò chuyện ấy đều theo sát “Phần I: Tuyên xưng đức tin” của cuốn Tóat Yếu Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo.
 
Được biết không những các Bạn Giáo lý viên thuộc GP Phan Thiết, mà con rất đông các Bạn ở những Giáo phận khác cùng vào đọc tại trang gpphanthiet.com hay trang giaolyductin.org của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin thuộc HĐGM VN. Ngoài ra còn nhiều Bạn yêu cầu có bản văn để đọc.
 
Vì thế, chúng tôi sẽ sớm có bản in phần I, đáp ứng tài liệu học tập cho các Bạn, đồng thời xin tiếp tục giới thiệu “Phần II: Cử hành mầu nhiệm Kitô giáo” của cuốn Toát Yếu Giáo Lý HTCG. Mời các Bạn tiếp tục theo dõi cuộc trò chuyện về Phụng Vụ.

Những bóng ma tưởng tượng



VRNs (18.04.2012) – Trước khi dâng mình cho Chúa, thánh An-phong-sô là một luật sư lỗi lạc. Người rất nổi danh vì tài hùng biện và vì lý luận đanh thép sắc bén. Nhờ tài ba, Người đã thành công trong rất nhiều vụ án hiểm hóc. Nhưng một hôm, Chúa đã để cho Người phải thất bại. Trong một vụ án mà Người thấy là đơn giản, dễ dàng, Người đã bị thua một cách thảm hại. Trước thất bại cay đắng đó, Người thấy như cả bầu trời sụp đổ. Danh tiếng phút chốc tan như mây bay. Uy tín bị cuốn đi trong làn gió thoảng. Cả một màn đen tối u ám phủ xuống cuộc đời. Chẳng còn biết tìm an ủi ở nơi nào khác, Người quay về bên Chúa, chìm đắm trong lời kinh cầu nguyện. Nhờ ơn Chúa, Người tìm được niềm bình an. Hơn thế nữa, Người nghe được tiếng Chúa mời gọi đi vào con đường Chúa muốn. Từ đó, Người hiến thân trọn vẹn để phục vụ Chúa, Người đã trở thành linh mục, giám mục và lập ra Dòng Chúa Cứu Thế. Sau này, khi nhìn lại, Người hiểu rằng chính Chúa đã hiện diện trong những thất bại để đưa Người về con đường theo ý Chúa. Chính Chúa đã dùng những đau khổ để huấn luyện Người trong đức khiêm nhường phó thác. Chính bàn tay Chúa đã hạ Người xuống trong danh vọng trần thế để nâng Người lên trong vinh quang Thiên đàng.

Ủy ban Thánh nhạc: Hội thảo về “Hướng Dẫn Mục Vụ Thánh Nhạc”


WHĐ (18.04.2012) – Tiếp nối phần thứ nhất Hòa nhạc và giới thiệu sách ‘Tiếng Đàn Hòa Ca’” của Hội Thảo Thánh Nhạc Toàn Quốc Lần thứ 30 đã diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Tp.HCM (TTMV) vào tối hôm trước, sáng thứ Ba 17 tháng Tư 2012 Hội thảo tiếp tục phần thứ hai cũng tại TTMV dưới sự chủ tọa của Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột - chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (UBTN) và linh mục Rôcô Nguyễn Duy, Thư ký UBTN. Tham dự Hội thảo có gần 100 hội thảo viên gồm các linh mục trưởng ban thánh nhạc các giáo phận, các linh mục phụ trách thánh nhạc các Đại chủng viện, các Bề trên các cộng đoàn dòng tu và những người có liên hệ với Ủy ban Thánh nhạc.

Abba! Cha Ôi (số 50)

ĐƯỜNG CHÚA ĐI QUA …
Khi Mùa Vọng bắt đầu thì bọn chúng tôi đã đi xa thành phố. Có hẹn với bạn bè từ trước, nhưng cũng là cố ý chọn những ngày này. Nghĩ như về những nơi gần với thiên nhiên hoang dã, sẽ nghe rõ hơn "tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi" (Mt. 3,3).
Không phải là ở trong thành phố thì không có gì hoang vu, và đường Chúa đi đã mở xong. Chúng tôi ra đi sau khi chia tay với khoảng một chục anh em đang cai ma tuý bằng phương pháp đọc Lời Chúa và cầu nguyện, có một linh mục và vài nữ tu hướng dẫn. Chiều tối và đêm đêm các nhóm cầu nguyện từ Thanh Đa, từ Tân Định đến ở bên cạnh anh em, có người đã cai rồi tìm đến chia sẻ tâm sự về quãng đường đã qua. Những phụ huynh có con em đã nghiện, đã nhiễm Aids cũng tìm đến để cùng cầu nguyện với anh em trong nỗ lực lội ngược dòng, đến đây hình như các bậc phụ huynh ấy vơi đi được một phần những não nề trước đây, hình như họ tìm được một mục đích, một ý nghĩa cho cuộc sống sau những đổ vỡ trong gia đình. Đó, giữa thành phố còn nhiều cõi hoang vu, còn nhiều con đường chưa khai thông được.

Abba! Cha Ôi (số 49)

Các bạn mến,
Từ trước tới nay, mỗi lần kiểm tra hộp thư, khi nhìn thấy dòng chữ JESUS LOVE YOU là chúng ta hiểu ngay rằng có một số ABBA mới vừa phát hành. Nhưng ABBA nhận được một số ý kiến cho rằng để tên như thế dễ gây hiểu lầm và tạo một sự cảnh giác, rằng đó có thể là virus! Do đó, kể từ số này, ABBA xin có một sự thay đổi, đó là chúng ta sẽ sử dụng ngay tên bản tin của chúng ta: HANH TRANG SINH VIEN (Hành trang Sinh viên) thay cho JESUS LOVE YOU (nhưng Tình Yêu mà Giêsu dành cho Bạn thì vẫn còn đấy nhé!).
Thân.

Abba! Cha Ôi (số 48)

TA ĐÃ TẠO DỰNG NÊN CON
Một phụ nữ bắt gặp một bé gái trên đường phố đang chơi đùa với một đồ chơi dơ dáy. Đứa bé trông rách rưới và ốm đói. Người phụ nữ giận dữ và trách Thiên Chúa: "Tại sao Người lại để một sự việc như thế xảy đến trong thế gian mà Người đã tạo dựng? Tại sao Người không làm một điều gì cho nó đi?" Thiên Chúa trả lời: "Ta đã làm một vài việc cho nó đấy, Ta đã tạo dựng nên ngươi."
 Thiên Chúa không tạo nên lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long. Thiên Chúa không gây ra bão tố ở miền Trung. Thiên Chúa không bỏ mặc cho hàng trăm con người lâm cảnh màn trời chiếu đất, cơm không đủ no, áo không đủ ấm. Ngài không làm ngơ trước bao nhiêu bé thơ, bao nhiêu người lớn ngậm ngùi với nỗi đau mất đi người thân… Ngài là Vua, một vị vua nhân hậu, luôn thương yêu lo lắng cho thần dân của mình. Ngài luôn "làm một vài việc" để xoa dịu bớt những đau thương, để chiến thắng thế lực của sự dữ nơi thế gian. Trong "một vài việc" đó, có việc "tạo dựng nên tôi". Tôi là ai trong kế hoạch của Ngài? Ngài tạo dựng nên tôi để làm gì? Cho ai? Tôi cũng là một việc trong "một vài việc" Ngài đã làm cho đồng bào tôi đang lâm cơn nguy khốn. Thế mà tôi đã làm gì? Tôi xuýt xoa khi chứng kiến cảnh mênh mông một biển nước trên truyền hình, khi nghe hay đọc thấy những số liệu, những tin thiệt hại về người và của. Một chút hiếu kỳ. Một chút thương cảm. Thế rồi thôi! Tôi chưa dám giận dữ, cũng không dám trách móc thẳng thừng với Chúa. Nhưng đâu đó trong con người tôi vẫn thắc mắc một câu hỏi "Tại sao lại như vậy hả Chúa?" Chỉ thắc mắc thế thôi, chứ không phải để "làm một vài việc" gì đó cả. Suốt ngày chỉ mải theo dõi Mỹ đánh Afganistan tới đâu, Bin Laden đã bị bắt hay chưa,…
"Ta đã tạo dựng nên con! Ta đã tạo dựng nên con! …"

Abba! Cha Ôi (số 47)

Các bạn thân mến của ABBA,
20/11 này là Ngày Nhà Giáo Việt Nam. Tự hào quá đỗi ! Vì hình như khắp thế giới hiếm có nước nào như Việt Nam ta là có một ngày riêng nhằm tôn vinh những người đứng trên bục giảng. Xin được gửi đến quý thầy cô giáo trên khắp mọi miền, trong mọi lĩnh vực những lời chúc tụng tốt đẹp nhất và thân thương nhất. Xin Thiên Chúa ban muôn ơn phúc trên sự nghiệp trồng người cao cả của các thầy cô yêu mến của chúng ta.
Còn nữa, sắp tới đây có một ngày lễ mà Giáo Hội Việt Nam ta mong đợi. Đó là lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24/11. Riêng năm nay, lễ này sẽ được mừng kính trọng thể vào ngày 18/11. Vô hình chung, chúng ta có hẳn "một tuần lễ mừng các Thánh Tử Đạo Việt Nam". Có nghĩa là, chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để chiêm ngắm và học tập tấm gương sáng ngời của các Ngài. Lại một lý do nữa để thêm tự hào về quê hương Việt Nam, các bạn nhỉ ?

Abba! Cha Ôi (số 46)

Các bạn thân mến,
Một bạn đọc ở nước ngoài có gợi ý cho ABBA nên mở một chuyên mục thường xuyên để nhắc nhớ các bạn trẻ Kitô giáo ở hải ngoại về Giáo Hội Mẹ Việt Nam. ABBA rất tâm đắc với ý kiến này và nhận thấy không chỉ những đứa con đang lưu lạc nơi phương xa mà còn cả những đứa con đang sống ngay trên quê hương Việt Nam cũng không biết nhiều và luôn khao khát được biết về Mẹ của mình. Do đó, bắt đầu từ số này, ABBA sẽ có một chuyên mục mới với tên gọi là "Ngày này năm xưa" để chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa cho những thăng trầm của Giáo Hội và cho những người con ưu tú mà Thiên Chúa đã ban cho quê hương Việt Nam.
Vi tầm hiểu biết và khả năng thu thập thông tin còn hạn hẹp, nên ABBA – Cha ơi rất mong được sự cộng tác và ủng hộ của các bạn để bức tranh Giáo hội Việt Nam thêm trọn vẹn. Bạn đọc nào có trong tay mình bất cứ thông tin gì về lịch sử Giáo hội Việt Nam ở mọi miền đất nước, ABBA xin tình nguyện làm trung gian giúp các bạn chia sẻ cho mọi người.
ABBA xin tri ân.
Lên đầu trang