Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Chúa nhật 13 Thường niên, Năm B 1.7.2012 "ĐỤNG ĐẾN ÁO"

Lời Chúa: Mc 5, 21-43

Khi ấy, Ðức Giêsu xuống thuyền, lại trở sang bờ bên kia. Một đám rất đông tụ lại quanh Người. Lúc đó, Người đang ở trên bờ Biển Hồ. Có một ông trưởng hội đường tên là Giairô đi tới. Vừa thấy Ðức Giêsu, ông ta sụp xuống dưới chân Người, và khẩn khoản nài xin: “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống”.

Người liền ra đi với ông. Một đám rất đông đi theo và chen lấn Người. Có một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm, bao phen khổ sở vì chạy thầy thuốc đã nhiều đến tán gia bại sản, mà vẫn tiền mất tật mang, lại còn thêm nặng là khác. Ðược nghe đồn về Ðức Giêsu, bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, và sờ vào áo của Người. Vì bà tự nhủ: “Tôi mà sờ được vào áo Người thôi, là sẽ được cứu”. Tức khắc, máu cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh.

Phục vụ con người (Đức giám mục Dom Helder Camara)

Người đăng: DangTrinh | 30.06.2012

Lời người dịch: Hồng y L. J. Suenens và giám mục Helder Câmara là hai khuôn mặt lớn của Giáo Hội công giáo trong thế kỷ 20. Một vị từng là nhà tư tưởng trụ cột của Công Đồng Vaticanô II, là sức bật canh tân nếp sinh hoạt Giáo Hội, là khâm sai của Giáo Hoàng trước Hội Đồng Liên Hiệp Quốc để trình bày với thế giới về thông điệp Hoà bình trên trái đất… Còn vị thứ hai là tiếng nói của những kẻ không có quyền có được tiếng nói, là kẻ hiên ngang làm chứng Tin Mừng giữa những kẻ nghèo khốn, bất chấp dư luận chụp cho ngài chiếc nón “giám mục đỏ”.
Họ đã phục vụ Giáo Hội với hai phong cách khác nhau, nhưng họ có điểm chung là những người em, những tông đồ của Chúa Giêsu Kitô. Những trang dưới đây là chứng từ về đức tin của họ vào Đấng mà họ đã gặp và đã đi theo…

Một hiện tượng đáng sợ!



Người đăng: DangTrinh | 30.06.2012
Thời gian gần đây, chúng ta nghe báo chí và dư luận than vãn rất nhiều về tình trạng xuống cấp trầm trọng của đạo đức và nhân bản trong đất nước của chúng ta, thể hiện qua sự gia tăng đột biến những vụ sát hại nhân mạng cả người thân lẫn kẻ sơ, tình trạng bạo lực trong gia đình, ngoài xã hội, những lối sống, những cách ứng xử lạ lùng kỳ dị, đúng hơn là đáng sợ, được nhiều người thể hiện ở nơi công cộng, ngoài đường phố… Là người VN, cũng như nhiều người khác, tôi cảm thấy buồn lòng, lo sợ, và cả cảm giác thấy xấu hổ trước những hiện tượng ấy! Tôi gọi là “hiện tượng”, vì đó không phải là “bản chất” của dân tộc Việt mình, nó do hậu quả của một thời đại suy thoái đạo đức, văn hóa, nhưng nó là một nỗi nhục quốc thể cho người VN mình trước những con người văn minh, không chỉ ở phương Tây mà cả những dân tộc Á Đông mà trước đây họ còn thua kém xa chúng ta! Một nỗi xót xa len nhẹ vào hồn, khi tôi thấy rằng những phẩm chất cao quý của người Việt mình ngày xưa như lòng tự trọng, sự trung thực, lòng từ tâm, nhân ái, tinh thần hào hiệp… gần như không còn nữa!

Phục vụ con người (Hồng Y Suenens)



Người đăng: DangTrinh        
30.06.2012

Lời người dịch: Hồng y L. J. Suenens và giám mục Helder Câmara là hai khuôn mặt lớn của Giáo Hội công giáo trong thế kỷ 20. Một vị từng là nhà tư tưởng trụ cột của Công Đồng Vaticanô II, là sức bật canh tân nếp sinh hoạt Giáo Hội, là khâm sai của Giáo Hoàng trước Hội Đồng Liên Hiệp Quốc để trình bày với thế giới về thông điệp Hoà bình trên trái đất… Còn vị thứ hai là tiếng nói của những kẻ không có quyền có được tiếng nói, là kẻ hiên ngang làm chứng Tin Mừng giữa những kẻ nghèo khốn, bất chấp dư luận chụp cho ngài chiếc nón “giám mục đỏ”.

Họ đã phục vụ Giáo Hội với hai phong cách khác nhau, nhưng họ có điểm chung là những người em, những tông đồ của Chúa Giêsu Kitô. Những trang dưới đây là chứng từ về đức tin của họ vào Đấng mà họ đã gặp và đã đi theo…

Thứ bảy Tuần 12 Thường niên 30.6.2012 "Từ phương đông phương Tây"

Lời Chúa: Mt 8, 5-17


Khi Đức Giêsu vào thành Caphácnaum, có một viên đại đội trưởng đến gặp Người và nài xin: “Thưa Ngài, tên đầy tớ của tôi bị tê bại nằm liệt ở nhà, đau đớn lắm.” Người nói: “Chính tôi sẽ đến chữa nó.” Viên đại đội trưởng đáp: “Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh. Vì tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này: ‘Đi!’, là nó đi, bảo người kia: ‘Đến!’, là nó đến, và bảo người nô lệ của tôi: ‘Làm cái này!’, là nó làm.” Nghe vậy, Đức Giêsu ngạc nhiên và nói với những kẻ theo Người rằng: “Tôi bảo thật các ông: tôi không thấy một người Israel nào có lòng tin như thế. Tôi nói cho các ông hay: Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Ápraham, Ixaác và Giacóp trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng.” Rồi Đức Giêsu nói với viên đại đội trưởng rằng: “Ông cứ về đi! Ông tin thế nào thì được như vậy!” Và ngay giờ đó, người đầy tớ được khỏi bệnh.

Đức Thánh Cha tiếp kiến Phái đoàn Toà Thượng phụ Chính thống Constantinople



VATICAN - Trong buổi tiếp kiến sáng 28-6-2012, dành cho Phái đoàn Toà Thượng phụ Chính thống Constantinople, ĐTC mời gọi dâng lời cảm tạ Chúa vì những cải tiến trong quan hệ huynh đệ giữa Công giáo và Chính thống giáo.

Phái đoàn do Đức TGM Emmanuel, thuộc Giáo hội Chính thống tại Pháp, kiêm Giám đốc Văn phòng Giáo hội Chính thống cạnh Liên hiệp Âu châu, hướng dẫn, cùng với 1 giám mục là Đức cha Ilias Katre GM Giáo phận Philomelion, Hoa Kỳ, và 1 phó tế là thầy Paisios Kokkinakis thuộc Thánh Hội đồng Toà Thượng phụ Chính thống Constantinople, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo truyền thống tốt đẹp, Phái đoàn Chính thống đến Rôma để dự lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, bổn mạng của Giáo hội Rôma.

Công bố 17 sắc lệnh về các án phong chân phước



VATICAN - Hôm 28-6-2012, Bộ Tuyên Thánh đã công bố 17 sắc lệnh liên quan đến án phong chân phước của hàng trăm vị tôi tớ Chúa.

Các sắc lệnh được công bố sau cuộc tiếp kiến của ĐTC dành cho ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh.

Có 2 sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của 2 vị tôi tớ Chúa: Lm. Luca Passi (1789-1866), sáng lập dòng các nữ tu giáo chức Thánh Dorotea; tiếp đến là nữ giáo dân Fracesca De Paula De Jesús (1808-1895), người Brazil.

Huynh đoàn Thánh Piô X biểu hiện từ chối nỗ lực hoà giải của Vatican



EMTY (Washington DC, 27-6- 2012, CNA/EWTN) - Một bức thư được đưa lên mạng mới đây cho thấy các nhà lãnh đạo của Huynh đoàn Thánh Piô X đã từ chối tài liệu đề xuất hỗ trợ nỗ lực hoà giải của Vatican.

Lá thư đề ngày 25-6, do Cha Christian Thouvenot, Tổng Thư ký của Huynh đoàn, viết, thông báo cho các vị lãnh đạo trong Huynh đoàn rằng Đức Giám mục Bernard Fellay, bề trên tổng quyền của Huynh đoàn, tại một cuộc họp hồi đầu tháng này, đã coi đề nghị của Vatican “rõ ràng không thể chấp nhận được”.

Đức TGM Lori của Hoa Kỳ khởi động “Hai Tuần cho Tự do” bằng lời kêu gọi hành động

EMTY (Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ, 22-6-2012, CNA/EWTN) - Người Công giáo phải đấu tranh chống lại các thế lực tìm cách loại bỏ ảnh hưởng của tôn giáo ra khỏi nền văn hoá Mỹ, Đức TGM William E. Lori của Baltimore nói với hơn 1.000 người Công giáo trong một Thánh lễ khởi động chiến dịch “14 ngày cho tự do tôn giáo” (Fortnight for Freedom).

“Bằng những cách thức khác nhau, cả giáo huấn của Giáo Hội và các tài liệu khai sáng của đất nước chúng ta thừa nhận rằng Đấng Tạo Hoá đã ban tặng cho mọi cá nhân quyền tự do lương tâm” - Đức TGM Lori nói - “Sự tự do như thế khắc ghi vào tâm khảm nhân phẩm của con người”.

Những tương đồng lạ lùng

 
LỄ HAI THÁNH TÔNG ĐỒ PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ
Giáo hội mừng kính hai Thánh Tông đồ, hai cột trụ Giáo hội cùng chung một ngày. Hai con người khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng có rất nhiều cái chung.Cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô. Cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô. Cùng chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó. Và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Roma. Cùng chia sẽ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa Kitô đã đã đưa hai Ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên khải hoàn. Cùng trở thành nền móng xây toà nhà Giáo hội. Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công Giáo. Hai Thánh Tông Đồ được Giáo hội mừng chung vào một ngày lễ 29 tháng 6.

Vấp ngã

THỨ SÁU, 29 THÁNG 06 2012 15:37 BBT WTGP HN 
P. Vinh Sơn
Viết về người con gái đất Nam Định Lâm Thị Hường

- Cháu đồng ý.
- Vậy anh chị ký vào biên bản này.
- .....
Hai vợ chồng trẻ bước ra khỏi tòa án, mỗi người mang một tâm sự riêng. Mỗi người nuôi một ý nghĩ riêng. Cả hai bước đi, mỗi người một ngả. Những bước đi vội vã như chạy trốn. Mặt họ cúi gằm xuống như không muốn nhìn ai.
Riêng Hường, người vợ trẻ mới 18 tuổi đời. Người phụ nữ chưa gột hết lớp ngây ngô của tuổi thiếu niên. Hường bước đi như chạy, nhưng không biết mình đang chạy trốn cái gì! Hường chỉ cảm thấy một sự tức giận đến nghẹn cổ. Hình như có cái gì đó gian trá, xảo quyệt trong vụ án li dị của hai vợ chồng Hường.
Thế là chấm hết một cuộc tình! Thế là sụp đổ một thần tượng!? Thần tượng có dáng dấp của diễn viên Hàn Quốc!

Tôi có tự do?



Người đăng: DangTrinh | 29.06.2012 


Tác giả J. Q. Tomanek
Trầm Thiên Thu
chuyển ngữ từ IgnitumToday.com
Có nhiều lý do để trở thành người Công giáo. Tính lịch sử của các Phúc âm, cách dùng lý luận dẫn đến đức tin, một trải nghiệm thần bí, vẻ đẹp trong các loại hình nghệ thuật, cuộc gặp gỡ một thánh nhân, và nhiều nữa…
Đối với tôi, một trong các lý do đó là sự tự do mà tôi trải nghiệm khi tôi thực hành đức tin của mình. Dù không là thầy dạy cách sống đạo đức, chúng ta vẫn phải xác định ngày nay quan trọng về cách hiểu kho tàng đức tin vô giá. Nhưng ngày nay, nhiều người hiểu sai đức tin chung và nghĩ rằng vị trí cao nhất trong Giáo hội là làm linh mục, giám mục hoặc giáo hoàng. Với ảnh hưởng của Thánh Josemaria Escriva (*), mọi người được giới thiệu về lời mời gọi thánh hóa. Trước đây không phải không là giáo huấn chung, mà chỉ không được giảng dạy thường xuyên. Với đà tiến của chủ nghĩa tục hóa, tôi cho rằng thời của Thánh Escriva vẫn thích hợp. Thánh Escriva nhắc cho thế giới biết rằng mọi thứ đều có thể được thánh hóa. Thiên Chúa không chỉ cho các giáo hoàng, hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ vào Thiên đàng, mà Ngài mời gọi mọi người, bất kể giai cấp hoặc ngành nghề nào.

Thay đổi trong nghi thức trao dây Pallium cho các tân Tổng giám mục



WHĐ (28.06.2012) /VIS – Ngày 27 tháng Sáu 2012, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã đưa ra bản thông báo giải thích về sự thay đổi trong nghi thức trao dây pallium cho các Tổng giám mục chính tòa, diễn ra hng năm vào ngày 29 tháng 6, lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông Đồ.

Hoán cải vì Tin Mừng

Hai khuôn mặt, một tâm tình
Ngay trong những chương đầu của sách Tin Mừng, thánh sử Matthêu đã thuật lại việc Chúa Giêsu kêu gọi hai anh em Phêrô và Anrê khi đó đang quăng chài xuống biển: “Hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá”. Rồi Matthêu ghi nhận, “Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người” (4,18-20). Như thế, Phêrô đã được Chúa gọi từ rất sớm. Tin Mừng Gioan cũng khẳng định Phêrô là một trong những môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu (1,40-42). Nhưng điều lạ lùng là ở tận cuối sách Tin Mừng thứ tư, tiếng gọi “Hãy theo Thầy” mới được cất lên, sau khi Phêrô tuyên xưng tình yêu và Đấng Phục sinh báo trước cho ông biết ông phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa (21,15-19). Như thế, thánh Phêrô được gọi đến hai lần, và lần gọi thứ hai chỉ đến sau những trải nghiệm về sự yếu đuối của bản thân và đường lối lạ lùng của Thiên Chúa. Nói cách khác, tiếng gọi lần thứ hai hàm chứa sự hoán cải.

Đối thoại trong sự tôn trọng lẫn nhau



WHĐ  (28.06.2012) – Mới đây, Đức hồng y Fernando Filoni, Bộ trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc, đã dành cho nguyệt san 30 Giorni một cuộc phỏng vấn, trong đó ngài đề cập đến một số vấn đề quan trọng và tế nhị trong đời sống Giáo Hội.
Trong giai đoạn Đặng Tiểu Bình chủ trương chính sách mở cửa cho Trung Quốc, Đức hồng y Filoni là sứ thần Tòa Thánh tại Hồng Kông; vì thế từ lâu ngài đã biết đến tình hình Giáo Hội tại Trung Quốc. Được hỏi về tình trạng chia rẽ của người công giáo tại Trung Hoa lục địa, ngài nói: “Sự chia rẽ không phát xuất từ cách làm việc của Giáo Hội nhưng từ những hoàn cảnh lịch sử và chính trị. Đó là một hoàn cảnh nhiều khó khăn và đau khổ. Cần phải giúp đỡ Giáo Hội tại Trung Quốc, cả Giáo Hội được gọi là hầm trú và Giáo Hội được đặt tên không đúng là Giáo Hội yêu nước. Cả hai cộng đoàn giáo hội này cần hiệp nhất lại trong Chúa Kitô”.

Cổ võ ơn gọi linh mục là một thách đố thường xuyên cho Giáo Hội

WHĐ (26.06.2012) / VIS – Sáng 25 tháng Sáu, một cuộc họp báo đã được tổ chức tại Văn phòng báo chí Tòa Thánh để trình bày tài liệu Hướng dẫn Mục vụ Cổ võ Ơn gọi Linh mục. Chủ trì cuộc họp báo là Đức hồng y Zenon Grocholewski - Bộ trưởng Bộ Giáo dục Công giáo, Đức Tổng giám mục Jean-Louis Brugues OP - Thư ký, và Đức ông Angelo Vincenzo Zani - Phụ tá thư ký.

Môi trường sống có ảnh hưởng tới Thánh Phêrô và Phaolô

Ngày nay, người ta nói tới “môi trường” ảnh hưởng tới con người sống trong môi trường đó rất nhiều: sức khỏe, đạo đức v.v…, ngày xưa vẫn có.
Câu truyện chọn “đất cho con sống” của bà mẹ Thầy Mạnh Tử thời xưa vẫn con nóng hội đối với thời nay: bà sống ở gần nghĩa trang, bé Mạnh Tử bắt chước người ta đào huyệt, bắt chước người ta lăn ra khóc thảm thương, dời nhà đi sống gần chợ, bé Mạnh Tử bắt chước buôn bán, ăn nói gian dối, lại dời nhà đến bên cạnh trường học, bé Mạnh Tử bắt chước người ta sống lễ phép, học hành chữ nghĩa, bà mừng…
Thánh Barnaba sống ở Sip (Chypre), thánh Phaolô sống ở Tarxô vùng đất dân ngoại đối với Do thái mặc dầu cũng có người Do thái sống ở đó. Phải tiếp xúc với dân ngoại thờ nhiểu thứ thần, đời sống luân lý của dân ngoại đầy thứ “dâm ô” v.v…, nhưng các ngài đã sống là “sống với người ta” nên phải chấp nhận con ngừời của họ. Chắc chắn là không thể gọi họ là “đồ chó”, coi họ như chó mà Chúa Kytô cũng thỉnh thoảng nhắc đế: “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con”(Mt 15, 26).

Hai con người, một nhân cách (Lễ kính Thánh Phê-rô và Thánh Phao-lô)

Con người sống ở trên đời thì cái “nhân tính” (人性: đức tính, tính chất, bản tính của con người) là do Trời (Thiên Chúa) ban tặng, ai cũng như ai (人之初性本善: “nhân chi sơ tính bản thiện”: Người mới sinh tính vốn lành); nhưng cái nôi, cái môi trường mà hạt giống “nhân tính” đó được gieo vào thì lại mỗi người mỗi khác và vì thế nhân tính thì giống nhau nhưng “nhân cách” (人格) có thể khác nhau (Từ nguyên: Theo tâm lí học thì “nhân cách” chỉ tính cách riêng biệt của từng cá thể trong lịch trình sinh hoạt đối với chính mình, người khác, sự, vật, hoàn cảnh; còn theo pháp luật thì “nhân cách” chỉ tư cách của chủ thể về phương diện quyền lợi và nghĩa vụ). Tuy nhiên, có 2 con người được sống ở 2 môi trường khác nhau, được giáo dục bởi 2 chiều hướng khác nhau, nhưng lại có chung một nhân cách: Đó là Thánh Phê-rô và Thánh Phao-lô, mà Giáo Hội mừng kính cách trọng thể vào ngày 29/6 hàng năm.

Khối óc và Trái tim

Phụng vụ công giáo mừng kính chung trong ngày 29-6 hai vị thánh: Phêrô và Phaolô. Các ngài được sánh ví như hai yếu tố căn bản làm nên tòa nhà Giáo Hội: Phêrô là nền đá, Phaolô là trụ đồng. Nhờ nền đá mà móng nhà chắc chắn, nhờ trụ đồng mà tòa nhà vững vàng. Hơn hai ngàn năm trôi qua, biết bao sóng gió bão táp không thể làm chuyển lay căn nhà Giáo Hội. Suốt bề dày lịch sử, biết bao phong ba dồn dập không thể tiêu hủy công trình của Chúa Kitô.

Thứ tư Tuần 12 Thường niên 27.6.2012 "Cứ xem quả thì biết họ"


Lời Chúa: Mt 7, 15-20
Khi ấy, Đức Giêsu nói với dân chúng rằng: "Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi. Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ? Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt. Cây nào không sinh quả tốt, thì bị chặt đi và quăng vào lửa. Vậy, cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai.”

Dấn Thân Giữa Đời

+Hồng Y Suenens
Lời người dịch: Hồng y L. J. Suenens là khuôn mặt lớn của Giáo Hội Công giáo  trong thế kỷ 20. Ngài từng là nhà tư tưởng trụ cột của Công Đồng Vaticanô II, là sức bật canh tân nếp sinh hoạt Giáo Hội, là khâm sai của Giáo Hoàng trước Hội Đồng Liên Hiệp Quốc để trình bày với thế giới về thông điệp Hoà bình trên trái đất
Nguyễn Đăng Trúc chuyển ra Việt ngữ từ cuốn III, Thánh Thần hơi th sống động của Giáo Hội của Hồng y L. J. Suenens.

Xin Đức cha Long làm mối dây liên kết cộng đồng Việt Nam


VRNs (24.06.2012) - California, USA – Ngày 16.06.2012 vừa qua, sau sự kiện Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, giám mục phụ tá giáo phận Melbourne, Úc Châu dâng thánh lễ mừng kính Đức Mẹ La Vang tại Vương cung Thánh Mẫu quốc gia Hoa Kỳ, tại Washington DC, ông Nguyễn Văn Tỵ đã gởi đến Đức cha Long một Thư ngỏ giáo dân. Ông xin Đức cha Long hãy đảm nhận trách nhiệm làm mối dây liên kết các đức giám mục, linh mục, các chức sắc các tôn giáo thành một khối hiệp nhất hướng về quê cha đất tổ.
VRNs nhận thấy đây là ý kiến rất đáng được phổ biến cho mọi người. Trong thư, có đôi chỗ ông lên án Hội đồng giám mục Việt Nam, do không có đủ thông tin, nhưng chúng tôi tôn trọng ý kiến cá nhân của ông, nên không biên tập, để ý hướng tốt của ông không bị bóp méo.

Tòa Giám mục Vinh lên án vụ đánh đập giáo dân và cản trở thánh lễ ở Nghệ An


Thanh PhươngTrong một văn thư đề ngày 18/06 gởi các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An, Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã đề nghị xử lý vụ đánh đập giáo dân và cản trở thánh lễ , vừa xảy ra ngày 11/06/2012 vừa qua ở xã Châu Bình, tỉnh Nghệ An. Văn thư viết : "Chúng tôi mạnh mẽ lên án những hành vị trái pháp luật và xúc phạm tôn giáo, cũng như sức khoẻ tính mạng của công dân."

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tham khảo ý kiến các cộng sự viên

WHĐ (25.06.2012) / Vatican Radio – Lúc 10 giờ sáng thứ Bảy 23 tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã gặp chung các vị đứng đầu các cơ quan trong Giáo triều Roma; sau đó vào đầu giờ chiều ĐTC đã tiếp riêng năm vị hồng y: George Pell - Tổng giám mục Sydney, Marc Ouellet - Bộ trưởng Bộ Giám mục, Jean-Louis Tauran - Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn, Camillo Ruini - nguyên Giám quản Giáo phận Roma và Jozef Tomko - nguyên Bộ trưởng Bộ Truyền giáo.

Công bố Văn kiện của Bộ Giáo dục Công giáo về việc mục vụ ơn gọi linh mục

VATICAN - Sáng 25-6-2012, Bộ Giáo dục Công giáo đã công bố văn kiện mới, tựa đề “Những đường hướng mục vụ ơn gọi linh mục”.

Văn kiện dài khoảng 30 trang, soạn thảo trong vòng 7 năm qua, được ĐTC cho phép công bố ngày 25-3 năm nay và đã được ĐHY Tổng trưởng Zenon Grocholewski, Đức TGM Jean Louis Bruguès, Tổng Thư ký, và Đức ông Phó Tổng Thư ký Vencenzo Zani, giới thiệu trong cuộc họp báo tại Phòng Báo chí Toà Thánh.

Giới thiệu Năm Đức Tin

WHĐ (22.06.2012) / VIS – Sáng 21 tháng Sáu 2012, một cuộc họp báo được tổ chức tại Văn phòng báo chí Tòa Thánh để giới thiệu Năm Đức Tin – sẽ khai mạc vào ngày 11 tháng Mười 2012 và kéo dài đến ngày 24 tháng Mười Một 2013. Chủ trì cuộc họp báo là Đức Tổng giám mục Rino Fisichella và Đức ông Graham Bell, Chủ tịch và phụ tá thư ký Hội đồng Tòa Thánh Cổ võ Tân Phúc âm hóa.

Đức Tổng giám mục Fisichella cũng giới thiệu trang web và biểu tượng của Năm Đức Tin, và phác họa lịch trình các sự kiện dự kiến ​​diễn ra tại Roma trong Năm này.

Đức Thánh Cha gặp các Hồng y về vụ Vatileaks

VATICAN - Lúc 10 giờ sáng ngày 23-6-2012, ĐTC đã nhóm họp các vị Hồng y Tổng trưởng và Tổng Giám mục Chủ tịch các cơ quan trung ương Toà Thánh.

Tham dự cuộc họp cũng có ĐHY Quốc vụ khanh, Đức TGM Phụ tá và Đức TGM Ngoại trưởng của Toà Thánh. Thông thường cuộc họp này diễn ra mỗi năm 2 lần.

Xin Đức cha Long làm mối dây liên kết cộng đồng Việt Nam


VRNs (24.06.2012) - California, USA – Ngày 16.06.2012 vừa qua, sau sự kiện Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, giám mục phụ tá giáo phận Melbourne, Úc Châu dâng thánh lễ mừng kính Đức Mẹ La Vang tại Vương cung Thánh Mẫu quốc gia Hoa Kỳ, tại Washington DC, ông Nguyễn Văn Tỵ đã gởi đến Đức cha Long một Thư ngỏ giáo dân. Ông xin Đức cha Long hãy đảm nhận trách nhiệm làm mối dây liên kết các đức giám mục, linh mục, các chức sắc các tôn giáo thành một khối hiệp nhất hướng về quê cha đất tổ.
VRNs nhận thấy đây là ý kiến rất đáng được phổ biến cho mọi người. Trong thư, có đôi chỗ ông lên án Hội đồng giám mục Việt Nam, do không có đủ thông tin, nhưng chúng tôi tôn trọng ý kiến cá nhân của ông, nên không biên tập, để ý hướng tốt của ông không bị bóp méo.

Ngày 24 Tháng Sáu: Sinh nhật Thánh GIOAN BAOTIXITA



 Ngày 24 Tháng Sáu
Sinh nhật Thánh GIOAN BAOTIXITA
“Có một người được Thiên Chúa sai đến, người đó tên là Gioan, ông đến để làm chứng cho ánh sáng” (Ga 1,6). Ðó là lời mở đầu Phúc Âm thứ tư mà Thiên Chúa đã dùng để ám chỉ vị sứ giả của Ðấng Cứu Thế. Ðịa vị của ngài rất quan trọng trong hàng các tiên tri của lịch sử dân Chúa.
Ngay từ lúc sinh ra, Thiên Chúa đã bao bọc ngài bằng những dấu lạ, và người đương thời băn khoăn tự hỏi: rồi đây con trẻ này sẽ làm nên những gì?

Thứ hai Tuần 12 Thường niên 25.6.2012 "Lấy xà ra khỏi mắt"

Lời Chúa: Mt 7, 1-5
Khi ấy, Đức Giêsu nói với dân chúng rằng: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy.  Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới? Sao anh lại nói với người anh em: “Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn”, trong khi có cả một cái xà trong con mắt anh? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.”

Một bà mẹ - Bà Aneta Halina Rusilowska - hạnh phúc vì đã không phá thai



... Từ Augustow bên Ba Lan, bà Aneta Halina Rusilowska viết cho Linh Mục của Đền Thánh Đức Bà Mân Côi Pompei (Nam Ý) như sau.
 
Trước tiên, con xin bày tỏ cùng Cha tâm tình tri ân chân thành vì con luôn khắc ghi trong lòng cách cư xử thật bao dung của Cha. Con là khách trọ nơi Nhà Emmanuel do các Nữ Tu Đa-Minh Con Cái Đức Mẹ Mân Côi điều khiển. Con chạy đến xin tá túc khi lâm cơn túng quẫn lúc con mang thai cháu Tristan Emanuel. Các Nữ Tu đã tiếp nhận con và cho con ăn ở miễn phí.

ĐỨC THÁNH CHA kêu gọi các Giám Mục Colombia giúp các tín hữu đừng đi theo giáo phái

VATICAN. Sáng 22-6-2012, Đức Thánh Cha khuyến khích các GM Colombia tìm phương thức hữu hiệu giúp các tín hữu đừng rời bỏ Giáo Hội Công Giáo để đi theo các giáo phái.
Đức Thánh Cha bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho 37 GM thuộc HĐGM Colombia vừa kết thúc cuộc hành hương viếng Mộ Hai Thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.

Lễ Sinh nhật thánh Gioan Tẩy giả 24.6.2012 "Em này rồi sẽ ra sao"


Lời Chúa: Lc 1, 57-66.80
Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Êlisabeth sinh hạ một con trai. Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà.
Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Dacaria mà đặt cho em. Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: “Không, phải đặt tên cháu là Gioan”. Họ bảo bà: “Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả”. Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gioan”. Ai nấy đều bỡ ngỡ. Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa. Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giuđê. Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: “Ðứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?” Và quả thật có bàn tay Chúa phù hộ em.

Bí quyết hạnh phúc của Đức Kitô




VRNs (21.06.2012) - Sài Gòn - Đức Kitô có một số bí quyết tuyệt vời để sống hạnh phúc mà Ngài đã chia sẻ trong “Bài Giảng Trên Núi”, trong đó bao gồm “Bát Phúc” (Tám Mối Phúc Thật). Chúa Giêsu nói rất rõ đến từng chi tiết về những điều xem chừng rất “ngược đời”, rất “khó lọt tai”, nhưng lại rất hợp lý và thú vị.

Bài giáo lý ngày thứ tư (8A 22)


TNCG - Thính phòng Phaolồ VI, buổi yết kiến ngày thứ tư, 20.06.2012. 
CHÚC PHÚC CHÚA VÌ ĐỒ ÁN CỦA CHÚA CHA (Eph 1, 3-14) 
ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI 
Anh Chị Em thân mến, 
rất thường lời cầu nguyện của chúng ta là lời van xin, xin được giúp đỡ trong lúc cần thiết. 
Và đó cũng là điều tự nhiên đối với con người, bởi vì chúng ta cần được giúp đỡ, chúng ta cần đến những người khác, chúng ta cần đến Chúa. 

Như vậy, đối với chúng ta là điều tự nhiên van xin Chúa một điều gì đó, tìm sự giúp đỡ nơi Người. Và chúng ta cũng cần nhớ rằng lời cầu nguyện mà Chúa đã dạy chúng ta , "Kinh Lạy Cha", là một lời cầu nguyện van xin, và với lời cầu nguyện nầy Chúa dạy chúng ta điều tiên quyết của lời nguyện chúng ta, là tẩy sạch và hãy thanh tẩy các ước muốn của chúng ta và như vậy tẩy sạch và thanh tẩy con tim chúng ta. 

Bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 50 tại Dublin

WHĐ (18.06. 2012) – Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 50 diễn ra tại Dublin, thủ đô Ireland trong suốt tuần qua với chủ đề: “Bí tích Thánh Thể - Hiệp thông với Chúa Kitô và với nhau” đã bế mạc vào tối hôm qua, 17 tháng Sáu 2012 với Thánh lễ do Đức hồng y Marc Ouellet, Bộ trưởng Bộ Giám mục và Đặc sứ của Đức Thánh Cha, chủ tế. Cuối thánh lễ một sứ điệp truyền hình của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã được gửi đến Đại hội, và Đức Thánh Cha cũng công bố Đại hội lần tới sẽ diễn ra tại thành phố Cebu, Phillipines vào năm 2016.

Đức Hồng y Bertone so sánh các nhà báo trong vụ rò rỉ tài liệu của Toà Thánh với Dan Brown

ĐHY Tarcisio Bertone 
WHĐ (21.06.2012) / CNS – Đức Hồng y Quốc vụ khanh Toà Thánh Tarcisio Bertone đã quy kết trách nhiệm cho các nhà báo về vụ rò rỉ tài liệu Vatican, ngài gọi họ là vô đạo đức và có thái độ thù địch đối với Giáo hội Công giáo.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Famiglia Cristiana, Italia, ĐHY Bertone nói: “Nhiều nhà báo đã bắt chước Dan Brown. Họ tiếp tục sáng chế các chuyện cổ tích hoặc nhai lại các truyền thuyết”.

Công bố chương trình cử hành Năm Đức Tin tại Rôma

Đức TGM Rino Fisichella
VATICAN - Sáng 21-6-2012, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Tái Truyền giảng Tin Mừng, đã mở cuộc họp báo để giới thiệu lịch trình cử hành Năm Đức Tin tại Rôma, từ ngày 11-10 năm nay đến 24-11 năm tới, 2013.

Giới thiệu Năm Đức Tin

WHĐ (22.06.2012) / VIS – Sáng 21 tháng Sáu 2012, một cuộc họp báo được tổ chức tại Văn phòng báo chí Tòa Thánh để giới thiệu Năm Đức Tin – sẽ khai mạc  vào ngày 11 tháng Mười 2012 và kéo dài đến ngày 24 tháng Mười Một 2013. Chủ trì cuộc họp báo là Đức Tổng giám mục Rino Fisichella và Đức ông Graham Bell, Chủ tịch phụ tá thư ký Hội đồng Tòa Thánh Cổ võ Tân Phúc âm hóa.
Đức Tổng giám mục Fisichella cũng giới thiệu trang web và biểu tượng của Năm Đức Tin, và phác họa lịch trình các sự kiện dự kiến ​​diễn ra tại Roma trong Năm này.

Thứ bảy Tuần 11 Thường niên 23.6.2012 "Người sẽ thêm cho"



Lời Chúa: Mt 6, 24-34
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không? 

Trái tim Mẹ sẽ thắng



Ephata – Những ngày còn bé tôi đã được nghe thông điệp này, “Trái Tim Mẹ sẽ thắng” luôn đi kèm thêm câu “nước Nga sẽ trở lại”. Với tâm hồn trẻ thơ tôi đón nhận thông điệp một cách tự nhiên không thắc mắc, những lời nguyện cầu đi vào tuổi thơ của tôi nhẹ nhàng với những buổi “đọc kinh liên gia” mỗi tối, nhất là trong tháng mười, tháng kính Đức Mẹ. Cứ thế, hằng đêm tiếng cầu kinh của bọn trẻ chúng tôi theo sau người lớn vang lên hết từ nhà này qua nhà khác. Tôi hiểu dễ dàng về một nỗ lực cầu nguyện cho một nước Nga xa xôi nào đó “ăn năn trở lại”. Lại nữa, thỉnh thoảng Nhà Thờ phát động “bó hoa thiêng liêng”, bọn trẻ chúng tôi được dạy cầu nguyện và hãm mình hy sinh một điều gì đó để cầu nguyện cho “nước Nga trở lại”.

Lợi ích, vai trò của phản biện trong xã hội và mục tiêu của giáo dục



Người đăng: LamHong | 22.06.2012 

Trong bài viết này, tôi sẽ không tham gia tranh luận xung quanh định nghĩa về “trí thức” là gì, cũng không bàn đến cách tiếp cận về khái niệm này, nhưng xin chia sẻ vài suy nghĩ về lợi ích và vai trò của phản biện trong xã hội, từ đó liên hệ đến mục tiêu của giáo dục.
Châm ngòi cho cuộc tranh luận về chủ đề trí thức là việc Gs. Ngô Bảo Châu trả lời phỏng vấn Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần cách đây mấy tháng. Những ý tưởng nơi một nhân vật nổi tiếng đã lôi cuốn một số đông các học giả và người dân tham gia tranh luận thông qua một loạt các bài báo, các bình luận trên các báo giấy, báo mạng chính thống và phi chính thống. Người ủng hộ, người phê bình, người khác tìm cách dung hòa, người khác nữa lại đề cập tới cội nguồn của khái niệm “trí thức”, ý nghĩa và những diễn tiến lịch sử gắn liền với khái niệm này trên thế giới, cách tiếp cận khái niệm của những người tham gia thảo luận, v.v.. Câu chuyện đã tạo ra một sự tác động sâu rộng, mà theo tôi, đã và đang mang lại lợi ích cho những người tham gia, cho cộng đồng và sự phát triển nói chung của xã hội.

Sự phân biệt cần thiết giữa các thần khí



Người đăng: LamHong | 22.06.2012
Sống giữa ngã ba cuộc đời đa dạng, con người luôn phải tranh đấu, phải luồn lách, phải nhận định và phải chọn lựa một lối đi đúng đắn để mong đạt tới được mục đích mong đợi sau cùng.
Các cảnh báo của Kinh Thánh

Trong nhiều chỗ khác nhau trong phần Kinh Thánh Tân Ước, toàn thể nhân loại chúng ta đã được cảnh giác một cách nghiêm trọng là cần phải tỉnh táo phân biệt, cần phải xem xét các thần khí, chứ không nên nhẹ dạ vội vàng nghe theo ngay.
Thật vậy, để giúp chúng ta phân biệt được rõ ràng đâu là Thần Khí Thiên Chúa và đâu là thần khí thế tục nguy hại, thánh Phaolô đã nêu rõ trong Thư của ngài gửi giáo đoàn Ga-lát đích danh các hoa quả tích cực của Thần Khí Thiên Chúa cần thiết cho sự hạnh phúc chân thật của con người và hoa quả tiêu cực của thần khí xác thịt chỉ đưa con người vào ngõ bí bất hạnh không lối thoáti (x. Gl 5,16-24).Còn trong Thư I của ngài, thánh Gioan Tông Đồ lại thẳng thắn cảnh giác các tín hữu: „Anh em thân mến, anh em đừng cứ thần khí nào cũng tin, nhưng hãy cân nhắc các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không, vì đã có nhiều ngôn sứ giả lan tràn khắp thế gian.“ (1Ga 4,1tt). Và chính Chúa Giêsu cũng đã nhắc nhủ các Môn Đệ phải luôn cẩn thận trước các ngôn sứ giả, những người không mang trong mình Thần Khí Thiên Chúa, nhưng là thần khí của tên Phản-Kitô, nên đừng nghe theo những gì họ nói, nhưng hãy tỉnh táo nhìn hoa quả của các việc họ làm, thì sẽ biết ngay họ là ai và họ thuộc thành phần nào (x. Mt 7,15-23).

Công bố tài liệu làm việc của thượng hội đồng giám mục thế giới kỳ thứ 13



VATICAN. Sáng 19.6.2012, Đức TGM Nikola Eterovic, người Croát, Tổng thư ký Thượng HĐGM, đã mở cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh để giới thiệu Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 13 sẽ tiến hành tại Roma từ ngày 7 đến 28.10 năm nay về đề tài “Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin”.
Tài liệu làm việc dài lối 80 trang, được ấn hành bằng các thứ tiếng la tinh, Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ đào nha và Ba Lan. Văn kiện được dùng làm căn bản cho các cuộc thảo luận tại công nghị các GM thế giới.

Công Đồng Chung Vaticăng II Là Biến Cố Rộng Mở Cho Thánh Kinh

 Một số nhận định của Đức Hồng Y Albert Vanhoye
Cách đây 50 năm ngày 11 tháng 10 năm 1962 Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã chủ sự thánh lễ trọng thể khai mạc Công Đồng Chung Vaticăng II tại đền thờ Thánh Phêrô. Sau khi Đức Gioan XXIII qua đời, Đức Phaolô VI đã tiếp tục công việc và chủ tế thánh lễ kết thúc Công Đồng ngày 7 tháng 12 năm 1965.

Đã có 2.540 Nghị phụ tham dự Công Đồng, trong đó có 1.041 vị Âu châu, 956 vị Mỹ châu, 30 vị Á châu, 379 vị Phi châu. Công Đồng đã công bố 4 Hiến chế tín lý về Giáo Hội “Lumen Gentium”; về tương quan giữa Giáo Hội và thế giới “Gaudium et Spes”; về Mạc khải “Dei Verbum”; về Phụng vụ “Sacrosanctum Concilium”. Bên cạnh đó là 9 Sắc Lệnh: về các Giám Mục “Christus Dominus”; về đời sống tu trì “Perfectae Caritatis”; về việc đào tạo các linh mục “Optatam Totius”; về các Giáo Hội công giáo Đông Phương “Orientalium Ecclesiarum”; về Đại kết “Unitatis Redintegratio”; về việc tông đồ giáo dân “Apostolicam Actuositatem”; về việc Truyền giáo “Ad Gentes”; về đời sống Linh Mục “Presbyterorum Ordinis”; về Truyền thông xã hội “Inter Mirifica”. Sau cùng là ba Tuyên ngôn về Giáo Hội và các anh chị em không kitô “Nostra Aetate”; về tự do tôn giáo “Dignitatis Humanae”; và về việc giáo dục kitô “Gravissimum Educationis”.

Họp báo của giám đốc phòng báo chí tòa thánh về vụ “vatileaks”



VATICAN. Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết người cựu giúp việc của ĐTC, Ông Paolo Gabriele, bị thẩm phán điều tra quyết định tiếp tục tạm giam để điều tra về vụ thất thoát tài liệu tại Tòa Thánh.
Trong cuộc họp báo hôm 18.6.2012, Cha Lombardi cũng cho biết tính đến ngày 16.6.2012, Ủy ban 3 Hồng y điều tra về những vụ thất thoát đã nghe 23 người, gồm cả các cấp trên lẫn nhân viên, giáo sĩ cũng như giáo dân tại Tòa Thánh, và cả những người không phải là nhân viên tại Vatican. Trong số những người đó có ông Gabriele. Bình quân, mỗi tuần Ủy ban nghe từ 4 đến 5 người.

Tổ chức caritas quốc tế Và cuộc chiến chống lại nạn đói trên thế giới



Trong hai ngày 1-2 tháng 6 vừa qua (2012) đại hội quốc tế về nạn đói và an ninh lương thực trên thế giới đã diễn ra tại Vienne, thủ đô nước Áo. Đại hội do Caritas Quốc Tế, Caritas Áo và Caritas Âu châu cùng tổ chức, với sự tham dự của 700 người gồm các đại diện Caritas quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự, các đại diện chính quyền và các cơ cấu quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới. Mục đích đại hội là tìm ra các giải pháp toàn cầu lâu bền cho 1 tỷ người trên thế giới đang phải đau khổ vì bị đói. Trong số 35 thuyết trình viên thuộc 20 quốc gia khác nhau có ông Kofi Annan, nguyên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, hiện là đặc sứ của Liên Hiệp Quốc và Liên Minh A Rập tại Siria. Nhưng ông đã không thể tham dự đại hội và ông Tesafai Tecle, nguyên phó giám đốc tổ chức Lương Nông Quốc Tế FAO đã thuyết trình thay. Ngoài ra cũng có bài thuyết trình của Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, chủ tịch Caritas Quốc Tế. Trong bài tham luận Đức Hồng Y khẳng định rằng “Nạn đói trên thế giới không phải là một định mệnh, đó là một thảm kịch có thế tránh được”.
Lên đầu trang