Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ tư Tuần 2 Mùa Vọng 12.12.2012 "Ách của tôi êm ái"



Lời Chúa: Mt 11, 28-30
Khi ấy, Ðức Giêsu nói với dân chúng rằng: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.”

Bài Giáo Lý VIII của ĐTC Bênêđictô XVI: Thiên Chúa Măc Khải “Kế Hoạch Yêu Thương Nhân Lành”



“Thiên Chúa mặc khải kế hoạch yêu thương cao cả của Ngài bằng cách bước vào sự liên hệ với loài người, lại gần họ đến nỗi trở thành một người.”
Dưới đây là bản dịch Bài Giáo Lý thứ tám của Đức Thánh Cha (ĐTC) Bênêđictô XVI về Năm Đức Tin, được ban hành tại Sảnh Đường Phaolô VI hôm thứ tư ngày 5.12.2012. Hôm nay ĐTC dạy tiếp tục loạt Bài Giáo Lý về Đức Tin.

Đức Thánh Cha khai mạc Hội nghị quốc tế về Giáo hội tại Mỹ châu



VATICAN. Đức Thánh Cha (ĐTC) Biển Đức 16 cổ võ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô hằng sống như nguồn mạch mọi giải pháp cho các vấn đề của Giáo hội tại Mỹ châu.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bài huấn dụ ngắn tối Chúa Nhật 9.12.2012, trong buổi khai mạc Đại hội quốc tế về Tông Huấn “Giáo hội tại Mỹ châu” đang tiến hành cho tới ngày 12.12.2012 tại Vatican. Trong số đông đảo tín hữu dự lễ do Đức Hồng y (ĐHY) Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám Mục kiêm Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu La tinh, cử hành tại Đền thờ Thánh Phêrô, có lối 250 người, gồm 40 hồng y, giám mục và hàng chục linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân đại biểu của các Giáo hội toàn Mỹ châu.

Tại sao Chúa Giêsu đến thế gian ?



Người đăng: Fx. Nguyễn 10.12.2012Có lẽ bạn cho đó là một câu hỏi “ngớ ngẩn”, vì ai là Kitô hữu cũng biết Ngài đến cứu độ nhân loại. Đúng vậy, nhưng vẫn có điều khác… Chúng ta đã đón lễ Giáng Sinh nhiều lần, nhưng có thể chúng ta chưa thắc mắc. Mời bạn khám phá điều mới lạ nhân dịp kính mừng lễ Giáng Sinh!
Thánh sử Gioan kể: Ông Philatô hỏi: “Vậy ông là vua sao?”. Đức Giêsu đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. Ông Philatô nói với Người: “Sự thật là gì?” (Ga 18:37-38).

Sống đức tin giữa chính trường và sống bác ái giữa xã hội



Người đăng: Fx. Nguyễn | 11.12.2012
Ý niệm về Đức Tin Kitô sống động ăn rễ sâu nơi tâm hồn tôi. Sau này khi rời ghế nhà trường, bước vào các hoạt động thuộc lãnh vực xã hội và chính trị, tôi vẫn mang theo tâm tình sống Đức Tin Kitô sống động của thời xuân trẻ đó.
Bà Jeanne Mathilde Sauvé (1922-1993) là tín hữu Công Giáo Canada sùng đạo. Lúc sinh thời bà từng hoạt động trong phong trào Thanh-Sinh-Công và trong giới báo chí. Năm 1972, bà là một trong 3 phụ nữ đầu tiên bước vào chính trường và trở thành Chủ Tịch Hạ Nghị Viện Canada. 12 năm sau – 1984 – bà được bầu làm Thống Đốc Toàn quyền thứ XXIII của Canada (1984-1990).

Giáng Sinh là lễ của Con Thiên Chúa đến đem an bình, sự sống và niềm vui cho con người



Thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi chúng ta lắng nghe, tiếp nhận Lời Chúa và sống nòng cốt thế nào để lễ Giáng Sinh không chỉ như là một lễ bề ngoài, mà là lễ của Con Thiên Chúa đến để đem an bình, sự sống và niềm vui đích thực cho con người.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói như trên với tín hữu và du khách hành hương trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 9-12-2012. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói

Lãng phí sinh mạng



Ngày nay, người ta thường nói đến sự lãng phí của con người: lãng phí điện nước, lãng phí tài nguyên, lãng phí tiền bạc, lãng phí sức khỏe… Trong bối cảnh xã hội vẫn còn nhiều người nghèo, sự lãng phí bị lên án như một tội ác.
Tuy vậy, có một sự lãng phí nguy hiểm mà ít khi được nhắc tới, đó là lãng phí sinh mạng con người. Nếu lãng phí được định nghĩa là “làm mất một cách vô ích tiền tài, sức lực, thời gian” (theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam) thì xem ra con người ngày nay đang lãng phí sinh mạng tới mức báo động.

Ngày Thế Giới Bệnh Nhân thứ 21 được cử hành tại quê hương ĐTC



ROMA, (Zenit.org) – Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần thứ XXI sẽ được tổ chức tại Altötting, Liên Bang Đức vào ngày 11 tháng Hai năm 2013. Đức Hồng Y Zygmunt Zimowski, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Y Tế, được chỉ định là Đại Diện của Đức Giáo Hoàng, sẽ cử hành thánh lễ trọng thể tại Đền Thánh Đức Mẹ Bavière, nơi mà ngay từ thời niên thiếu Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI hay lui tới.

Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật mùng 9 tháng 12

Đức Thánh Cha nói: “Trong một xã hội tiêu thụ, nơi chúng ta tìm niềm vui trong vật chất, Thánh Gioan Tiền Hô dạy chúng ta hãy sống một cách thiết thực để Giáng sinh không bị giản lược thành một lễ hội bề ngoài, nhưng là ngày lễ của Con Thiên Chúa, Đấng đã đến để mang lại hòa bình, sự sống và niềm vui đích thực cho loài người". Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật thứ Hai Mùa Vọng, Đức Thánh Cha đã khích lệ các tín hữu hãy chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh như một ngày lễ tán tụng tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại, và đừng để bị chi phối bởi những cám dỗ của chủ nghĩa tiêu thụ.

Đức Tổng Giám mục Mamberti kêu gọi tự do tôn giáo ở châu Âu



WHĐ (10.12.2012) – Tại kỳ họp thứ 29 của Hội đồng Các Bộ trưởng thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tổ chức ở Dublin, Ireland ngày 6 và 7 tháng 12 vừa qua, Đức Tổng giám mục Dominique Mamberti, Thư ký Phủ Quốc vụ khanh đặc trách quan hệ với các quốc gia, đã có bài phát biểu với nội dung chính là tầm quan trọng của tự do tôn giáo ở châu Âu ngày nay. Ngài nói: “Trong các quyền tự do cơ bản, Tòa Thánh cho rằng quyền tự do tôn giáo là quan trọng nhất”.

Hội nghị toàn thể Liên HĐGM Á châu: Cùng nhau nhận định thực trạng của những thách đố và giúp nhau giải quyết



Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh trả lời phỏng vấn của WHĐ
WHĐ (8.12.2012) – Chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra lễ khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ X của Liên Hội đồng Giám mục Á châu tại Tòa Giám mục Xuân Lộc. Tất cả đã sẵn sàng cho ngày trọng đại này đối với các Giáo hội tại châu Á nói chung và với người Công giáo Việt Nam nói riêng. Chúng tôi đã gặp và được Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc cho biết
1. Chúng con được biết: đây là lần đầu tiên, Liên Hội đồng Giám mục Á châu tổ chức Hội nghị toàn thể tại Việt Nam và đã chọn Toà Giám mục Xuân Lộc làm nơi tổ chức Hội nghị. Đức cha có cảm nghĩ gì về sự chọn lựa này?
Chúng tôi rất vui và hãnh diện vì được Hội đồng Giám mục Việt Nam chọn làm nơi tổ chức Hội nghị toàn thể Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC: Federation of Asian Bishops’ Conferences) lần thứ mười. Đây là một hội nghị lớn của Công giáo Á châu, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Nhiều người Công giáo Việt Nam chưa bao giờ được nghe nói tới hoặc chỉ biết rất ít về FABC. Đây là cơ hội cho cộng đồng dân Chúa Việt Nam được hiểu biết đầy đủ hơn về FABC. Đối với chúng tôi, đây là một trách nhiệm rất lớn, đòi chúng tôi phải cố gắng nhiều trong việc chuẩn bị để Hội nghị có thể đạt kết quả tốt đẹp.
2. Để đón tiếp một hội nghị có tầm vóc khu vực như thế, chúng con hình dung Đức Cha phải lo lắng và vất vả nhiều. Đức Cha có thể cho chúng con biết đôi chút về sự chuẩn bị đó không?
Đúng là chúng tôi rất lo lắng và vất vả. Nhà cửa, phòng ốc phải tu sửa lại, các trang bị nội thất cũng phải coi lại, phải bổ sung hoặc thay thế. Chẳng hạn phải trang bị cho phòng họp chính và 9 phòng họp nhóm của Hội nghị, các phòng phải được trang bị máy lạnh v.v… Chúng tôi chưa có kinh nghiệm về việc tổ chức một hội nghị như thế này nên nhiều khâu chuẩn bị phải dò dẫm. Việc trang trí cho Hội nghị cần nhiều sáng tạo, công phu. Chúng tôi có nhờ những chuyên gia nghệ thuật trợ giúp, để nhân đó, trình bày cho Hội nghị những nét văn hoá nghệ thuật đặc trưng của dân tộc; rồi khâu ẩm thực chẳng hạn, cũng là một vấn đề rất phức tạp.
3. Xin Đức Cha cho chúng con biết chương trình tổng quát của Hội nghị.
Các tham dự viên sẽ đến Toà Giám mục Xuân Lộc vào thứ Hai, ngày 10 tháng 12. Lễ Khai mạc Hội nghị diễn ra vào sáng thứ Ba, ngày 11 tháng 12, và Hội nghị sẽ kéo dài đến trưa thứ Bảy, 15 tháng 12, sau đó, các tham dự viên trở về thành phố Hồ Chí Minh, và thánh lễ Bế mạc sẽ diễn ra vào Chúa nhật 16 tháng 12, tại Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn.
4. Đức Cha mong chờ điều gì nơi Hội nghị này, cách riêng cho Giáo hội Việt Nam?
Châu Á của chúng ta là một lục địa với nhiều nền văn hoá, tôn giáo lâu đời và phong phú, có những thuận lợi nhưng cũng có rất nhiều thách đố cho việc loan báo Tin Mừng. Hiện nay dân số Á châu chiếm tới 60% dân số thế giới, nhưng người Công giáo tại Á châu mới chỉ vào khoảng 3,12% dân số toàn châu lục. Như chủ đề của Hội nghị lần này: Kỷ niệm 40 năm thành lập - FABC trước những thách đố của châu Á, cho thấy Hội nghị nhằm giúp các Giáo hội tại châu Á cùng nhau nhận định thực trạng của những thách đố, khó khăn chung, đưa ra những đường hướng và cùng giúp nhau giải quyết. Vì vậy, tôi ước mong Hội nghị lần này, dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, sẽ mở ra cho chúng ta những hướng đi tích cực và các Giáo hội tại châu Á cùng hợp tác với nhau thực hiện, để Hội nghị thực sự mang lại những thành quả tốt đẹp.
5. Ngoài những điều trên đây, Đức Cha còn muốn nói thêm điều gì với mọi người?
Tôi xin những ai được biết đến Hội nghị này, hãy cùng nhau hy sinh cầu nguyện như Hội đồng Giám mục Việt Nam kêu gọi, để các Đấng tham dự Hội nghị được khoẻ mạnh, được tràn đầy ơn Thánh Thần, hầu có thể sáng suốt đưa ra những đường hướng thích hợp nhất, đúng thánh ý Chúa nhất cho cộng đồng Dân Chúa tại châu Á trong việc sống đức tin và loan truyền đức tin cho anh chị em mình như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đang tha thiết mời gọi trong Năm Đức Tin.
Gm Đa Minh Nguyễn Chu Trinh
(Nguồn: WHĐ)

Bí thư riêng của Đức Thánh Cha trở thành Tổng Giám Mục



VATICAN. Đức Thánh Cha (ĐTC) đã bổ nhiệm vị bí thư riêng của ngài, Đức Ông Georg Gaenswein, làm Chủ tịch Phủ Giáo Hoàng, đồng thời thăng làm Tổng Giám mục (TGM) hiệu tòa Urbisaglia.
Đức Ông Gaenswein người Đức, kế nhiệm Đức TGM James Harvey, người Mỹ, mới được thăng Hồng Y và làm Giám quản Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành.

Tìm hiểu Sách GLHTCG – Bài 22. Đức Giêsu Kitô



Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 22. ĐỨC GIÊSU KITÔ
Chúa Giêsu là tâm điểm đức tin của chúng ta, bởi lẽ “dưới bầu trời này, không có Danh nào khác”, ngoài Danh Giêsu, “được ban cho loài người để nhờ đó chúng ta được cứu độ” (Cv 4,12). Vì thế, Đức Kitô là trung tâm của giáo lý. Mục đích của giáo lý là đưa con người đến sự hiệp thông với Đức Giêsu Kitô. Đức Chân phước giáo hoàng Gioan Phaolô II nói như thế (GLHTCG số 426).
Nếu ai đó hỏi rằng điều gì làm nên một Kitô hữu, thì câu trả lời là: đó là người tin rằng Đức Giêsu Nadarét là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Niềm tin đó là đá nền trên đó Hội Thánh được xây dựng (số 424). Tin vào Chúa Giêsu Kitô có nghĩa là yêu mến Người hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực. Yêu mến Người như chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa (Đnl 6,4-5). Điều độc đáo và đặc biệt của niềm tin Kitô giáo là tin rằng Đức Giêsu, một con người được sinh ra dưới thời hoàng đế Cêsarê Augustô và chết trên thập giá dưới thời hoàng đế Tibêriô, người ấy chính là Thiên Chúa, là Con hằng hữu của Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật và là người thật. Đó là mầu nhiệm khôn dò của đức tin Kitô giáo, “Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa” (Mc 1,11).

Thứ sáu Tuần 1 Mùa Vọng 7.12.2012 "Mắt họ liền mở ra"



 Lời Chúa: Mt 9, 27-31
Ðang khi Ðức Giêsu ra khỏi nơi đó, thì có hai người mù đi theo kêu lên rằng: “Lạy Con Vua Ðavít, xin thương xót chúng tôi!” Khi Ðức Giêsu về tới nhà, thì hai người mù ấy tiến lại gần. Người nói với họ: “Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không?” Họ đáp: “Thưa Ngài, chúng tôi tin.” bấy giờ Người sờ vào mắt họ và nói: “Các anh tin thế nào thì được như vậy.” Mắt họ liền mở ra. Người nghiêm giọng bảo họ: “Coi chừng, đừng cho ai biết!” Nhưng vừa ra khỏi đó, họ đã nói về Người trong khắp cả vùng.

Ngày 06 tháng 12 – Hai cánh cửa sổ



Từ cánh cửa sổ nhìn vào thiên nhiên, người ta có thể có nhiều cái nhìn khác nhau về cuộc sống.
Trong một vở kịch của Samuel Beckett, một nhân vật đã kể lại như sau: "Tôi biết có một tên chán đời lúc nào cũng nghĩ rằng ngày tận thế đang đến. Tôi thường đến thăm hắn trong dưỡng trí viện. Tôi nắm tay hắn và dìu hắn đến bên cửa sổ. Tôi nói với hắn: "Nhìn kìa, cả một cánh đồng bắp xanh tươi... Nhìn kìa, những cánh bướm đang phất phới. Còn gì đẹp bằng!". Nhưng hắn gỡ tay tôi ra và trở về góc phòng. Mặt mày hắn hớt hải tái mét. Tất cả những gì tôi chỉ cho hắn chỉ là một đống tro tàn xám xịt".

Thiên Chúa mời gọi chúng ta đem chương trình tình yêu cứu độ của người vào lòng thế giới



Thiên Chúa mời gọi chúng ta đem chương trình tình yêu cứu độ của Người vào lòng thế giới. Mùa vọng đặt để chúng ta trước mầu nhiệm sáng láng biến cố Con Thiên Chúa đến, trước dự định tốt lành, thương xót và tình yêu, qua đó Người muốn lôi kéo chúng ta đến với Người để sống trong sự hiệp thông trọn vẹn của niềm vui và sự an bình với Người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với gần 7.000 ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung tại đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 5.12.2012.

Các bài suy niệm & chú giải Tin Mừng Chúa nhật II mùa Vọng, năm C



Posted on fx.hongan on Tháng Mười Hai 5, 2012

Lời Chúa: Br 5,1-9; Pl 1,4-6. 8-11; Lc 3,1-6

Tin Mừng Lc 3: 1-6

Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Ti-bê-ri-ô, thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn miền Giu-đê, Hê-rô-đê làm tiểu vương miền Ga-li-lê, người em là Phi-líp-phê làm tiểu vương miền I-tu-rê và Tra-kho-nít, Ly-xa-ni-a làm tiểu vương miền A-bi-lên, Khan-na và Cai-pha làm thượng tế, có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gio-an trong hoang địa. Ông liền đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội, như có lời chép trong sách ngôn sứ I-sai-a rằng: Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. Đó là lời Chúa.

Cảm nhận nỗi lòng của những người nơi bệnh viện

Những ngày đầu bác tôi nhập viện, nhiều người thân quen thường xuyên lui tới Trung Tâm Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh hay gọi điện thăm hỏi. Bệnh viện này lúc nào cũng chật kín người, bệnh nhân đến từ khắp đất nước. Vì vậy, tuy cơ sở hạ tầng đã cũ kỹ (đang trong giai đoạn tu sửa, nâng cấp) nhưng số bệnh nhân lại cứ gia tăng. Ngày cũng như đêm, không gian bệnh viện lúc nào cũng xao động, tấp nập người lui tới. Ngồi uống cà phê ở một quán nhỏ đối diện bệnh viện, hay khi đi thăm bệnh mới thấy những nỗi niềm sâu kín và đầy cảm động của những người ở đây: Bệnh nhân và người thân quen với họ.

Các bài suy niệm Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội



Người đăng: DangTrinh | 05.12.2012
Bài 1. Lịch sử Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
Lm Thêôphilê
Từ thế kỷ thứ VIII, bên Giáo hội Đông Phương đã mừng lễ “Thánh Anna thụ thai, mẹ của Theotokos (Mẹ Thiên Chúa)” vào ngày 9 tháng 12 hàng năm. Ý nghĩa lễ này dựa vào Ngụy Thư “Tiền Tin Mừng của thánh Giacôbê”. Bà Anna sau một thời gian dài son sẻ đã được thiên thần báo tin thụ thai như dấu chỉ tình thương của Thiên Chúa. Ý lễ được lan qua Tây phương nhất là tại Ý, Aùi Nhĩ Lan và Anh thành lễ “Đức Maria thụ thai”. Tại thành Naples (Ý) vào thế kỷ thứ IX, ngày lễ được khắc vào lịch bằng đá hoa cương. Và năm 1050, Đức Giáo Hoàng Léon IX huấn dụ các tín hữu mừng kính Đức Trinh nữ thụ thai như Giáo Hội Đông phương đã làm.

Sám hối là món quà quý giá nhất



Người đăng: hoctran | 05.12.2012
Người Hồi Giáo Ảrập có kể một giai thoại nói về sám hối rất hay: một ngày kia, Đức Thánh Ala cho gọi một thiên sứ đến và bảo: “ngươi xuống trần gian kiếm cái quý giá nhất của con người và mang về đây cho Ta”. Thiên sứ ra đi thi hành mệnh lệnh. Lần đầu tiên, ngài mang về cho Đức Thánh Ala một bình máu của các chiến sĩ mà ngài hứng được trong trận chiến giữa người Hồi và người Ấn Giáo (đó là máu của các vị tử đạo theo quan niệm của người Hồi Giáo). Lần thứ hai thiên sứ mang về là hương thơm của lòng biết ơn mà người dân dành cho vị trưởng làng qua cái chết của ông. Cả hai lần, Đức Thánh Ala rất vui, vì đó là những điều quý ở trần gian mà sứ thần tìm kiếm được. 

Tìm hiểu Sách GLHTCG – Bài 21. Sự dữ



Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 21. SỰ DỮ
“Xin giải thoát chúng con khỏi sự dữ”. Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện như thế (GLHTCG số 2850). Thế nhưng chúng ta cần được giải thoát khỏi sự dữ nào? Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta thưa: “Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi mọi sự dữ”. Lời cầu xin này nói đến mọi sự dữ, cả thể lý lẫn thiêng liêng. Trong lời cầu nguyện của Hội Thánh còn kê khai rõ ràng “đói kém, dịch bệnh, chiến tranh” (số 2327).

Thứ năm Tuần 1 Mùa Vọng 6.12.2012 "Xây trên nền đá"


Lời Chúa: Mt 7, 21.24-27
Khi ấy Chúa Giêsu nói với môn đệ rằng: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Ðấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bảo táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành.”

Vượt qua cảm giác bị tổn thương



Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy thất vọng và có những cảm giác bị hắt hủi, bị loại trừ, và điều đó càng thể hiện rõ sau sự đổ vỡ trong một mối quan hệ nào đó. Tuy nhiên, là những tín hữu đã được tái sinh, chúng ta có được một nguồn trợ lực từ Lời Chúa - có thể mang đến sự ủi an và suy nghĩ thông suốt về mọi hoàn cảnh.
Bị một người nào đó hắt hủi không đồng nghĩa với việc chúng ta không tốt hay không đáng yêu. Nhưng chúng ta có thể để cho sự hắt hủi ấy quyết định cách chúng ta cảm nhận và để cho cảm nhận ấy bóp méo suy nghĩ của mình về bản thân; hoặc chúng ta có thể chọn cách để nó lại đằng sau và tiến lên phía trước, dựa trên cơ sở của điều gì đó bền vững hơn rất nhiều.

Lãng phí sinh mạng



Ngày nay, người ta thường nói đến sự lãng phí của con người: lãng phí điện nước, lãng phí tài nguyên, lãng phí tiền bạc, lãng phí sức khỏe… Trong bối cảnh xã hội vẫn còn nhiều người nghèo, sự lãng phí bị lên án như một tội ác.
Tuy vậy, có một sự lãng phí nguy hiểm mà ít khi được nhắc tới, đó là lãng phí sinh mạng con người. Nếu lãng phí được định nghĩa là “làm mất một cách vô ích tiền tài, sức lực, thời gian” (theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam) thì xem ra con người ngày nay đang lãng phí sinh mạng tới mức báo động.

Mưa Giêsu



Người đăng: DangTrinh | 04.12.2012
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Đó là một đoạn trong một bài vè ngày xưa rất phổ biến. Điều đó cho thấy con người rất duy tâm, dù có thể có người chỉ miễn cưỡng vì không làm gì được và không biết cậy nhờ vào đâu nên chỉ còn biết “kêu trời”, nhưng cũng vẫn là duy tâm.

Mưa



Người đăng: DangTrinh | 04.12.2012
Cuối năm mà nói chuyện Mưa thì thật là quá lỗi thời. Nhưng có thể chính cái “lỗi thời” đó lại có thể khiến chúng ta biết ơn Mưa, vì hết Mưa nên trời oi ả và nóng bức quá!
Thật vậy, nếu không có Mưa thì chúng ta chết hết. Tại sao? Vì Mưa đổ xuống cho chúng ta, dù mưa nhỏ hay Mưa to, thậm chí chỉ là Mưa bụi hoặc Mưa phùn. Chính Mưa tăng làm độ ẩm cho đất, và thời tiết cũng khả dĩ trở nên mát mẻ hơn. Nói chung, Mưa rất cần cho mọi sinh vật, cần cho đất đai, cần cho môi trường. Nhưng có khi Mưa… phát ghét. Mưa cũng khổ, cũng có kẻ ghét và người thương!

Ý chỉ cầu nguyện của Đức Thánh Cha Benedict XVI cho tháng 12



"Người di cư: may mắn cho những ai đón nhận họ!"
ROME, thứ sáu 30 tháng 11, 2012 (Le Monde vu de Rome) – "Người di cư: may mắn cho những ai đón nhận họ!": đây là chủ đề của bài bình luận về ý chỉ cầu nguyện "hoàn vũ" của Đức Thánh Cha Benedict XVI cho tháng 12, được linh mục Frédéric Fornos, Dòng Tên, giám đốc Mục Vụ Cầu Nguyện cho nước Pháp và phối trí viên cho Âu Châu, đề nghị.
Hàng tháng Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi gấm cho các người Công giáo hai ý chỉ cầu nguyện, hai thách đố ngài nhận định cho thế giới của chúng ta và sứ mệnh của Giáo hội. Đây là các ý chỉ cho tháng 12.2012

Một món quà mùa Noel làm xúc động thế giới



Anh Lawrence DePrimo 25 tuổi chỉ là một nhân viên cảnh sát thuờng ở thành phố vĩ đại New York City, vĩ đại đến nỗi người ta đặt cho nó cái hỗn danh là Big Apple (quả táo bự.) Ai đã ghé qua thành phố này thì cũng biết nó bự đến nỗi chẳng ai thèm đếm xỉa đến ai cả, cuộc sống bon chen, công việc dồn dập, mỗi người lo riêng cho cuộc sống của mình.
Do đó một hành động bác ái đột xuất của anh DePrimo đáng lẽ sẽ chẳng ai biết tới. Anh cũng nghĩ như vậy và rất đỗi ngạc nhiên khi có người đề cập đến nó. "I had no idea it was going to be such a big deal" ("Có gì mà phải nói chứ") anh cho biết như vậy.

Sự hiện diện của Đức Thánh Cha trên Twitter



VATICAN. Vào sáng 3 tháng 12, tại Hội trường Gioan Phaolo II đã diễn ra một cuộc họp báo để minh họa cho sự hiện diện của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trên Twitter. Trong buổi họp báo này có sự hiện diện của Đức Giám mục Claudio Maria Celli, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, Đức Giám mục Paul Tighe, thư ký của hội đồng này, Linh Mục Federico Lombardi, Dòng Tên, Giám Đốc Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh, Radio Vatican và Trung Tâm Truyền Hình Vatican, và ông Gian Maria Vian, Giám đốc Nhật Báo L’Osservatore Romano của Vatican.

Ngày 05 tháng 12 – Thiện nguyện



Hôm nay là ngày quốc tế những người thiện nguyện, được Liên Hiệp Quốc thành lập năm 1985 và cử hành lần đầu tiên ngày 05 tháng 12 năm 1986. Ngày quốc tế những người thiện nguyện vừa là một tưởng thưởng và biết ơn đối với không biết bao nhiêu người đang âm thầm phục vụ không công những người đồng loại của mình, vừa là một lời gọi dấn thân phục vụ.

Những Câu Chuyện Suy Ngẫm Phần 11



Câu Chuyện từ  1 - 10
Câu Chuyện từ 11 - 20
Câu Chuyện từ 21 - 30
Câu Chuyện từ 31 - 40
Câu Chuyện từ 41 - 50
Câu Chuyện từ 51 - 60
Câu Chuyện từ 61 - 70
Câu Chuyện từ 71 - 80
Câu Chuyện từ 81 - 90
Câu Chuyện từ 91 - 100
Câu Chuyện từ 101 - 110

Thứ tư Tuần 1 Mùa Vọng 5.12.2012 "Ăn no nê"


Lời Chúa: Mt 15, 29-37
Khi ấy, Ðức Giêsu xuống khỏi miền Tia và Xiđon, đến ven Biển Hồ Galilê. Người lên núi và ngồi đó. Có những đám người đông đảo kéo đến cùng Người, đem theo những kẻ què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa. Họ đặt những kẻ ấy dưới chân Người và Người chữa lành, khiến đám đông phải kinh ngạc vì thấy kẻ câm nói được, người tàn tật được lành, người què đi được, người mù xem thấy. Và họ tôn vinh Thiên Chúa của Ítraen. Ðức Giêsu gọi các môn đệ lại mà nói: “Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi và họ không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói mà về, sợ rằng họ bị xỉu dọc đường.” Các môn đệ thưa: “Trong nơi hoang vắng này, chúng con lấy đâu ra đủ bánh cho đám đông như vậy ăn no?” Ðức Giêsu hỏi: “Anh em có mấy chiếc bánh?” Các ông đáp: “Thưa có bảy chiếc bánh và một ít cá nhỏ.” Bấy giờ, Người truyền cho đám đông ngả lưng xuống đất. Rồi Người cầm lấy bảy chiếc bánh và mấy con cá, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông. Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại bảy thúng đầy.

Tòa Thánh hoan nghênh quyết định của Liên Hiệp Quốc cấp quy chế Nhà nước quan sát viên cho Palestine

WHĐ (3.12.2012) – Ngày 29.11 vừa qua Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết với đa số, nâng cấp Palestine từ “Thực thể quan sát viên” trở thành “Nhà nước quan sát viên phi thành viên” tại Liên Hiệp Quốc.
Nhân dịp này, Tòa Thánh đã ra tuyên bố hoan nghênh quyết định của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.

Mười lý do phong trào bảo vệ sự sống đang chiến thắng nạo phá thai

Người đăng: DangTrinh | 04.12.2012
CÂU CHUYỆN HÔM NAY
Theo dõi tin tức, người ta khó lòng lạc quan trước những điều xảy ra về đạo đức luân lý ngày càng xuống dốc, tha hoá của con người, do Satan sắp đặt và được những thế lực xấu xa, thù nghịch với Tin Mừng và Giáo Hội, thực hiện. Ngày càng có thêm những quốc gia hợp pháp hoá nạo phá thai. Thế nhưng linh mục Frank Pavone lại có cái nhìn lạc quan về chuến thắng của phong trào bảo vệ sự sống. Và Ngài muốn đưa ra những dấu chỉ về chiến thắng ấy, chiến thắng nhọc nhằn, nhưng chắc chắn. Với Ngài, niềm tin chiến thắng được củng cố và xác tín qua hai yếu tố chính:
1) Phong trào bảo vệ sự sống không hành động để có chiến thắng, mà điểm xuất phát của phong trào chính là chiến thắng.
2) Quan trọng nhất, chính là chiến thắng của Chúa Kitô trên tử thần, bẻ gãy mọi quyền lực của sự chết và do đó, những gì liên quan đến sự dữ, sự chết, sẽ phải thất bại và những gì liên quan đến sự sống phải chiến thắng.
TU ES PETRUS kính chuyển bài phân tích rất độc đáo của Ngài…

Ý nghĩa đích thực của Mùa vọng



I. Nguyên nghĩa của chữ Adventus
Giáo Hội dịch danh từ Hylạp παρουσία (“parousia” có nghĩa là “ĐẾN”) sang chữ Latinh là “Adventus” do động từ “advenire: đến” (1) có quá khứ phân từ (past participle) là “adventum”: ĐÃ ĐẾN! Người Đức và Anh bỏ âm /us/ của “adventus” để có danh từ “Advent, advent”. Người Pháp cũng vậy, còn bỏ mẫu tự “d” để có chữ “avent”. Tuy nhiên, họ vẫn giữ lại mẫu tự ấy trong câu tục ngữ “Advienne que pourra” và cách nói thông dụng “quoiqu’il advienne” (dù xảy ĐẾN thế nào chăng nữa) như trong bài ca “Oui Devant Dieu” (Ngày Thành Hôn). Sau này, trong tiếng Pháp, có chữ “avenir” là lược từ (ellipse) của thành ngữ “temps à venir” là tương lai: futur. 

Đức Thánh Cha phê bình những trào lưu làm biến thái các quyền con người

VATICAN. Đức Thánh Cha (ĐTC) Biển Đức 16 phê bình những trào lưu hạ giá con người và làm biến thái các quyền con người.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 3.12.2012, dành cho 40 tham dự viên khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh công lý và hòa bình đang tiến hành tại Roma từ ngày 3 đến 5.12.2012 này dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng y (ĐHY) Chủ tịch Peter Turkson, người Ghana.

Không có các Giáo hội Kitô, Âu Châu không hiện hữu

Phỏng vấn triết gia Roger Scruton, người Anh
Kể từ năm 2008 tới nay cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh đã khiến cho cuộc sống của mọi dân tộc toàn thế giới phải điêu đứng. Riêng tại các nước Tây Âu có nền văn hóa Kitô nhiều người, đặc biệt là các vị lãnh đạo tôn giáo, xác tín rằng nó cũng là cuộc khủng hoảng luân lý đạo đức và tinh thần nữa. Trong số các người xác tín điều này có nhiều triết gia, chẳng hạn như triết gia Roger Scruton, người Anh.
Triết gia Roger Scruton sinh năm 1944, có khuynh hướng bảo thủ, nhưng là một trong các triết gia sáng giá nhất của Anh quốc hiện nay. Ông cũng là nhà văn và người sáng tác nhạc, tác giả của hơn 30 cuốn sách, trong đó có các cuốn như “Nghệ thuật và tưởng tượng” (1974), “Ước muốn tính dục” (1986), “Vẻ đẹp của Âm nhạc” (1997), “Triết lý chính trị: các lý lẽ của khuynh hướng bảo thủ” (2006). Ông Scruton cũng viết nhiều tiểu thuyết và sáng tác hai nhạc kịch.

Công bố tự sắc của Đức Thánh Cha về các tổ chức bác ái Công giáo

VATICAN. Hôm 1.12.2012, Đức Thánh Cha (ĐTC) Biển Đức 16 đã ban hành Tự Sắc “Intima Ecclesiae natura” (Bản chất thâm sâu của Giáo hội), về hoạt động bác ái trong Hội thánh.
Tự sắc gồm phần dẫn nhập và 15 điều khoản pháp lý nhắm bổ túc giáo luật hiện hành về trách nhiệm của các Giám Mục đối với các hoạt động và tổ chức từ thiện bác ái trong Giáo hội.

Đức Thánh Cha tiếp kiến Học Viện Công giáo Anh quốc ở Roma

ROMA. Sáng 3.12.2012, Đức Thánh Cha (ĐTC) đã tiếp kiến 70 linh mục và chủng sinh, giáo sư và sinh viên thuộc Học viện Công giáo Anh quốc ở Roma. Ngài khích lệ các linh mục sinh viên trường này hăng say đáp ứng khát vọng thiêng liêng của dân chúng.
Hiện diện trong buổi tiếp kiến có một số giám mục Anh quốc, đứng đầu là Đức Hồng y (ĐHY) Cormac Murphy-OConnor nguyên Tổng Giám mục (TGM) Westinster, và Đức Cha Vincent Nichols, đương kim TGM Giáo phận này.

Điều gì đã xảy ra cho các linh mục vùng Atharogram?

Các nghi lễ phong chức ở thành trì Công giáo đã giảm mạnh
Nghi lễ khấn trọn hồi cuối tuần trước cho 8 thầy dòng Thánh Giá tại nhà thờ Thánh Gioan Baotixita được Đức Giám mục phụ tá dòng Thánh Giá Lawrence S. Howlader, người chủ trì nghi lễ, miêu tả là "thời điểm lịch sử".
Nó còn có một ý nghĩa khác, vì phản ánh sự thay đổi lớn trong số ơn gọi.

Nửa triệu người tham dự lễ mừng kính Thánh Calungsod

Tổng thống Aquino, các vị hồng y và giám mục tham dự lễ
Khoảng nửa triệu người tham dự nghi lễ "tạ ơn toàn quốc" mừng sự kiện Pedro Calungsod được tôn phong thánh tại Cebu hôm 30.11. Ngài là thánh nhân thứ hai của Philippines.
Tham dự sự kiện này có Tổng thống Benigno Aquino, Đức Hồng y Luis Antonio Tagle của Manila, Đức Tổng Giám mục Jose Palma của Cebu, Đức Hồng y về hưu Ricardo Vidal của Cebu và Đức Hồng y Angelo Amato, Tổng trưởng Thánh bộ các thánh.

"Mối liên kết thân hữu huynh đệ" giữa Rôma và Phanar

Điện văn của Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi Thượng Phụ Bartholomaios I
ROME, ngày 30 tháng 11 năm 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã viết cho Thượng Phụ Bartholomaios I: "Dù cho con đường phải đi qua dường như quá dài và khó khăn, mục tiêu chúng ta muốn theo đuổi theo chiều hướng này sẽ không thay đổi, nhờ chúng ta được an ủi bởi lời kinh mà Chúa Giêsu Kitô đã cầu nguyện với Chúa Cha: "Xin cho chúng nên một, để cho thế gian tin" (Ga 17, 21)".

Hội nghị toàn thể Liên HĐGM Á châu: luồng gió trong lành và tươi mát của sự hiệp thông

Đức Hồng y Gioan Baotixita trả lời phỏng vấn của Ban Biên Tập WHĐ
về Hội nghị toàn thể lần X của Liên Hội đồng Giám mục Á châu
WHĐ (1.12.2012) – Khi Liên Hội đồng Giám mục Á châu có ý định tổ chức Hội nghị toàn thể tại Việt Nam, người đầu tiên họ tham khảo ý kiến là Đức hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Tp HCM. Đức Hồng y đã vui lòng trả lời những câu hỏi của chúng tôi về việc tổ chức Hội nghị tại Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả.

Đức Thánh Cha tiếp kiến 7.000 nghệ sĩ các gánh xiếc

VATICAN - ĐTC Bênêđictô XVI khuyến khích các nghệ sĩ trong các gánh xiếc làm chứng về những giá trị và đức tính của nghề nghiệp, và nhất là đào sâu quan hệ với Chúa Kitô và trao tặng tha nhân tình bạn với Chúa.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 1-12-2012 dành cho 7.000 nghệ sĩ thuộc nhiều gánh xiếc tại 13 nước Âu châu và cả Hoa Kỳ, tham dự cuộc hành hương Roma do Hội đồng Toà Thánh Mục vụ Di dân và Người Lưu động tổ chức nhân dịp Năm Đức Tin.

Đức Thánh Cha kêu gọi bài trừ sự dốt nát về giáo lý

VATICAN - ĐTC Bênêđictô XVI kêu gọi mọi thành phần Giáo Hội tăng cường nỗ lực bài trừ nạn dốt nát về giáo lý.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 30-11-2012 dành cho 37 giám mục thuộc các giáo tỉnh miền nam và đông nam nước Pháp. Đây là đoàn thứ ba và cũng là đoàn cuối cùng thuộc HĐGM Pháp về Roma hành hương viếng mộ hai Thánh Tông Đồ và thăm Toà Thánh trong thời gian qua.

Mười Chuyện Đơn Sơ về Giáo Lý và Giáo Dục 10



90. Trước khi chết, lấy máu viết hai chữ: "Tôi tin"!
91. Chính trị của ĐGH Piô X
92. Phóng viên truyền giáo!
93. Không thấy Chúa Giêsu nhưng cảm thấy có Chúa Giêsu một cách đặc biệt
94. Têrêxa Hài-Đồng Giêsu truyền giáo
95. Chết để cho đoàn chiên được sống
96. Liếc nhìn của người mẹ hấp hối biến người con tội lỗi thành một linh mục thánh thiện
97. Không săn sóc hoa nên hoa héo
98. Vị tù trưởng Phi Châu muốn chết trên Thánh Giá
99. Cầu nguyện quá dễ vì chỉ cần bật đèn lòng mình lên
100. Ơn thiên triệu của linh mục


130 Câu Chuyện Nhà Đạo

   1.      Chuyện 1 - 10
   2.      Chuyện 11 - 20
   3.      Chuyện 21 - 30
   4.      Chuyện 31 - 40
   5.      Chuyện 41 - 50
   6.      Chuyện 51 - 60
   7.      Chuyện 61 - 70
   8.      Chuyện 71 - 80
   9.      Chuyện 81 - 90
  10. Chuyện 91 - 100
11. Chuyện 101 - 110
12. Chuyện 111 - 120
13. Chuyện 121 - 130
Lên đầu trang