Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Điều gì đã xảy ra cho các linh mục vùng Atharogram?

Các nghi lễ phong chức ở thành trì Công giáo đã giảm mạnh
Nghi lễ khấn trọn hồi cuối tuần trước cho 8 thầy dòng Thánh Giá tại nhà thờ Thánh Gioan Baotixita được Đức Giám mục phụ tá dòng Thánh Giá Lawrence S. Howlader, người chủ trì nghi lễ, miêu tả là "thời điểm lịch sử".
Nó còn có một ý nghĩa khác, vì phản ánh sự thay đổi lớn trong số ơn gọi.

Không có người nào trong 8 thầy mới thuộc vùng Atharogram, một trong các khu Công giáo lâu đời nhất trong nước này và từng là thành trì ơn gọi.
Đức cố Giám mục người bản xứ Bengal đầu tiên Theotonius A. Ganguly, hiện đang được xét án phong thánh, đến từ Atharogram. Phân nửa trong tổng số 14 giám mục của quốc gia này, trong đó bốn người vẫn còn sống, cũng là người Atharogram.
Cách đây hai thập niên, bốn giáo xứ thuộc vùng Atharogram có số người con được tấn phong linh mục nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác ở Bangladesh.
Một trong các giáo xứ đó là Hashnabad, còn là nơi đặt nhà đào tạo tu sĩ lâu đời nhất trong nước này là Tiểu Chủng viện Bông hoa nhỏ, cũng như nhà dòng Thánh Giá và ngôi trường được trao giải thưởng là Trường Trung học Thánh Giá Bandhura do các thầy dòng quản lý.
Nhìn chung, đây là cái nôi Công giáo, hay ít ra đã từng như thế.
Hiện nay chỉ có bốn trong 92 thầy dòng Thánh Giá ở Bangladesh là người vùng Atharogram, và trong 10 năm nay chỉ có một người chịu chức linh mục. Cũng trong cùng thời gian đó, trong số 32 linh mục triều và dòng được tấn phong trong Tổng Giáo phận Dhaka, chỉ có sáu người thuộc vùng này.
Điều gì đã tạo ra sự thay đổi này? Câu trả lời có thể là sự phồn vinh.
Các giáo xứ thuộc vùng Atharogram hiện nay nhận thấy mình nằm trong các vùng giàu có nhất trong nước, vì gần như gia đình nào cũng có người làm việc ở Mỹ, châu Âu hay Trung Đông, gửi tiền về nhà. Họ tiếp cận giáo dục và phát triển xã hội tốt hơn. Dường như điều này khiến cho số ơn gọi bị giảm.
Linh mục dòng Thánh Giá Anol Costa, thư ký Hội đồng Tu sĩ Bangladesh, nói ngài tin chắc rằng số ơn gọi bị giảm trong các vùng giàu có và có học thức hơn.
Nữ tu Jyotsna Corraya, nhà đào tạo thuộc dòng Đức Mẹ Thừa sai, nói người giàu đánh mất tính hy sinh.
"Đối với cộng đoàn chúng tôi, số ơn gọi vẫn giống như cách đây 10 năm, nhưng nguồn ơn gọi thay đổi mạnh sang các vùng người bộ lạc và tương đối nghèo", chị nói.
Linh mục Milton Rozario, giám đốc Chủng viện bông hoa nhỏ, nói chủng viện nhận 40-60 chủng sinh một năm nhưng có ít người địa phương và tỷ lệ bỏ ra ngoài cao, đặc biệt là các chủng sinh con nhà khá giả hơn.
"Đối với họ khó mà sống một cuộc đời giản dị, hy sinh các xa xí phẩm họ có ở nhà", ngài nói.
Sư huynh Harold Bijoy Rodrigues, bề trên tỉnh dòng Sư huynh Thánh Giá ở Dhaka, nói họ làm lễ khấn cho bốn sư huynh mới trong số 30 ứng viên mỗi năm.
"Chìa khóa thành công của chúng tôi là làm việc gần gũi nơi người dân, viếng thăm gia đình họ và khuyến khích người trẻ sống đời tu trì", sư huynh nói.
Mặc dù đáng khen ngợi, nhưng chính sách này dường như không còn hiệu quả ở Atharogram.
Phóng viên ucanews.com từ Dhaka Bangladesh
(Nguồn: UCAN)

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang