Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ sáu Tuần 3 Phục sinh 27.4.2012 "Nhờ tôi mà được sống"


Lời Chúa: Ga 6, 52-59
Khi ấy, người Do thái tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” Đức Giêsu nói với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.” Đó là những điều Đức Giêsu đã nói khi giảng dạy trong hội đường, ở Caphácnaum.

ĐTC: Mục vụ bác ái cần được thấm nhuần bởi việc chiêm niệm


(Cập nhật: 26/04/2012 14:35:51)

Mục vụ bác ái thời Giáo Hội khai sinh dậy cho chúng ta biết rằng không có lời cầu nguyện, thì hoạt động của chúng ta bị giản lược thành chủ trương duy hoạt động và chúng ta có nguy cơ bị ngộp thở trong các công việc thường ngày.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung hơn 50.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 25-4-2012.

Ngoài các đoàn hành hương đến từ Bắc Mỹ và Âu châu, có các đoàn hành hương đến từ các nước Á châu như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Philippines. Từ Phi châu có đoàn hành hương Nigeria. Từ Châu Mỹ Latinh có các đoàn hành hương Mehicô, Guatemala, Venezuela và Brasil.

Mục vụ bác ái cần được thấm nhuần bởi việc chiêm niệm

  Mục vụ bác ái thời Giáo Hội khai sinh dạy cho chúng ta biết rằng không có lời cầu nguyện, thì hoạt động của chúng ta bị giản lược thành chủ trương duy hoạt động và chúng ta có nguy cơ bị ngộp thở trong các công việc thường ngày.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung hơn 50.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 25-4-2012.
Ngoài các đoàn hành hương đến từ Bắc Mỹ và Âu châu, có các đoàn hành hương đến từ các nước Á châu như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Philippines. Từ Phi châu có đoàn hành hương Nigeria. Từ Châu Mỹ Latinh có các đoàn hành hương Mehicô, Guatemala, Venezuela và Brasil.

Đối thoại liên tôn phải thúc đẩy hòa bình

 
Diễn đàn nói hiệp nhất giữa các tôn giáo có thể được xúc tiến từ những điểm bất đồng
Các chính phủ Indonesia và Ý cam kết đưa đối thoại liên tôn lên một tầm cao mới, với mục đích thúc đẩy hòa bình toàn cầu và tôn trọng các nhóm thiểu số.
Đây là thông điệp của ngoại trưởng hai nước tại lễ khai mạc diễn đàn liên tôn hôm 23-4 tại Jakarta.
Ngoại trưởng Indonesia Marty M. Natalegawa khẳng định xây dựng cầu nối hiểu biết lẫn nhau là cách tốt nhất để thúc đẩy văn hóa hòa bình toàn cầu.
“Thông điệp hòa bình trong đối thoại liên tôn phải vang vọng ra bên ngoài các hội trường” – ông phát biểu.

ĐỀ TÀI 4: LOAN BÁO TIN MỪNG CÁCH MỚI MẺ THEO GÓC NHÌN GIÁO HỘI NHƯ LÀ ĐỀN THỜ CHÚA THÁNH THẦN


  Trong các văn kiện Công Đồng Vatican II, chúng ta có thể đếm được 35 hình ảnh trích từ bộ sưu tập của Tân Ước với khoảng 80 mô tả mang tính biểu tượng về Giáo Hội. Những con số cùng lúc vừa chứng tỏ giới hạn chật hẹp của ngôn ngữ nhân loại, vừa cho thấy những chiều kích phong phú của mầu nhiệm Giáo Hội. Các hình ảnh được sử dụng để bổ túc, soi sáng cho nhau và để hoàn chỉnh những điều cần được mạc khải. Trong số đó, sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo lại chọn ba hình ảnh đặc biệt để trình bày về bản chất của cộng đoàn Giáo Hội liên quan đến mầu nhiệm Ba Ngôi: Giáo Hội là Dân Thiên Chúa – Giáo Hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô – Giáo Hội là Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Hình ảnh thứ ba này sẽ là đề tài chúng ta sắp đề cập đến.

ĐỀ TÀI 3: LOAN BÁO TIN MỪNG CÁCH MỚI MẺ DƯỚI GÓC ĐỘ GIÁO HỘI NHƯ LÀ THÂN MÌNH ĐỨC KITÔ

[Tân Phúc Âm Hoá]
 
Dẫn Nhập
Như chúng ta đã biết, Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XIII, được Đức Bênêđictô XVI triệu tập, sẽ diễn ra tại Roma vào tháng 10, năm 2012 với chủ đề: “Tân Phúc âm hóa để thông truyền Đức Tin Kitô giáo” (Nova evangelizatio  ad christianam fidem tradendam). Và chúng ta cũng biết rằng, trước đó, Đức Gioan Phaolô II đã giải thích trong những dịp viếng thăm mục vụ ở nhiều nơi trên thế giới, theo đó chúng ta đi đến một nhận định: Tân Phúc Âm hoá không phải là tìm kiếm hay giới thiệu một Phúc Âm mới, nhưng chính là nỗ lực loan báo Tin Mừng với cách diễn đạt mới, phương pháp mới, phong cách mới, cường độ mới, nhiệt huyết mới hay khí thế mới trước những thách đố mới của tâm thức và văn hóa thời đại.

Trung Quốc: hơn 22.000 người được rửa tội vào ngày Lễ Phục sinh


WHĐ (26.04.2012) / VIS Theo hãng tin Công giáo Fides, vào Lễ Phục Sinh năm nay tại Trung Quốc có 22.104 người được rửa tội. Các số liệu do Trung tâm nghiên cứu Đức Tin tại tỉnh Hà Bắc thu thập. Trong số những người mới được rửa tội 75 phần trăm người lớn, thuộc 101 giáo phận. Ngay tại Hà Bắc có 4.410 người được rửa tội vào ngày Lễ Phục Sinh, ít hơn năm ngoái 615 người, trong khi ở Hồng Kông -nơi có hơn 360.000 tín hữu- 3.500 người đã được rửa tội trong dịp này.
Để lượng giá những số liệu này, cần lưu ý rằng một số giáo phận không chỉ cử hành bí tích Rửa tội vào lễ Phục sinh. Chẳng hạn, tại Thượng Hải 379 người được rửa tội vào lễ Phục sinh, nhưng tổng cộng số người được rửa tội thể vượt quá 1.500 người vào cuối năm nay. Theo nữ tu Lý Quách Sảng thuộc Trung tâm nghiên cứu, vẫn còn một số giáo phận hoặc cộng đoàn đã không cung cấp dữ liệu cho chúng tôi vì những khó khăn về mặt truyền thông. vậy, chúng tôi phải nhấn mạnh rằng các số liệu trên đây chưa đầy đủ, con số này vẫn có thể còn nhiều hơn thế”.
(VIS, 24-04-2012)

Tôn Giáo và Đạo Đức

Nói Giáo Hội đứng vững hoàn toàn không phải chủ quan, nếu biết rằng trên thế giới đã có không biết bao nhiêu là chế độ nào quân chủ, nào dân chủ, độc tài kể cả các nền văn minh đã thay nhau sụp đổ. Tuy nhiên cho rằng Giáo Hội đứng vững, đó chỉ là xét theo bề ngoài, còn… bề trong thì sao? “Giáo Hội – con tàu không thể chìm (Chúa Giesu đã hứa với chúng ta rằng: các quyền môn Âm Phủ sẽ không thể thắng nổi”, Mt 16, 18).
Người ta thấy có một tấm bảng cấm được đặt ngay tại ngã tư đường phố Đà Nẵng “Cấm đánh giày – Bán sách đạo – Bán hàng rong trên tuyến đường Trần Phú”. Nhìn vào bảng cấm, những ai có chút suy nghĩ cũng đều nhận ra cái ngụ ý miệt thị tôn giáo và cách riêng là với Công Giáo. Sự miệt thị ấy chắc hẳn phải có nguyên nhân của nó nhưng sâu xa nhất vẫn là do người ta vin vào sự đánh giá của ông tổ Cộng Sản Các Mác cho tôn giáo chỉ là thứ thuốc phiện đầu độc dân chúng. Dù chính sách của các nhà cầm quyền Cộng Sản có tùy thời tùy nơi mà thay đổi nhưng tựu chung họ vẫn đối xử với tôn giáo như đối tượng cần tiêu diệt. Mặc dầu vậy, thực tế sau gần một thế kỷ tồn tại, Liên Xô đã sụp đổ, phong trào Cộng Sản trên thế giới chỉ còn là một dư âm nhạt nhòa… chực chờ đến lúc tắt lịm. Đang khi đó Đạo Công giáo Tông truyền, đối tượng triệt phá của các thế lực cầm quyền, của các trào lưu duy vật vô thần sau hai ngàn năm có mặt nay vẫn đứng vững. Ta có thể khẳng định sự đứng vững ấy, trước hết Giáo Hội vẫn được lãnh đạo tập trung bởi một con người là Đức giáo hoàng. Tiếp đến nó có một cơ cấu chặt chẽ từ Tòa Thánh cho đến tận các Giáo Xứ, tất cả đều tùng phục quyền bính duy nhất là các đấng bản quyền. 

Một số câu hỏi về phụng vụ và lời giải đáp của cha Edwad McNamara

Có mấy kinh khẩn cầu Thánh Linh trong Kinh nguyện Thánh Thể I?
Người Rước lễ đang khi mắc tội trọng có bị vạ tuyệt thông không?
Được nhìn thừa tác viên khi Rước lễ không?
ROMA – Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.

Lễ phong chức 6 tân Linh mục tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm

                                                           
PHÁT DIỆM – Sáng ngày 24.4.2012, nhà thờ Chính tòa Phát Diệm tấp nập đông người hơn những ngày thường khác. Thấp thoáng trong hơn 5.000 người là các bà các cô với áo dài nhiều sắc màu, lớp lớp quí nữ tu Hội Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm, Dòng Phaolo thành Chartres, Dòng Đức Bà Truyền Giáo, quí thầy Xitô cùng tu sĩ nam nữ trong và ngoài giáo phận Phát Diệm, anh chị em giáo dân giáo phận Phát Diệm, ông bà cố cùng ân nhân và thân nhân của các tân chức linh mục, quan khách trong miền Nam và hải ngoại, quí vị ban hành giáo các giáo xứ. Và niềm vui lớn lao đối với quí tân chức và cộng đoàn, đó là có sự hiện diện của Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội là Đức cha Laurenxô Chu Văn Minh, quí cha giáo Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, đã về đây hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho 6 Phó tế được Đức Giám mục giáo phận Giuse Nguyễn Năng phong chức linh mục.

TRUNG QUỐC: LỄ TẤN PHONG GIÁM MỤC TRƯỜNG SA

 
Trường Sa, 25 Tháng Tư 2012 (AsiaNews) . Cha Khuất Ái Lâm (Qu Ailin) đã được tấn phong làm giám mục của Giáo phận Trường Sa (tỉnh Hồ Nam). Buổi lễ đã được tổ chức sáng nay tại Nhà thờ Chánh tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội với sự có mặt của hơn 25 linh mục và 200 tín hữu. Mặc dù vị ứng viên giám mục được sự chấp thuận của Vatican và chính phủ Trung Quốc, nhưng buổi lễ vẫn mang hơi hướm của giáo hội "yêu nước" chịu sự chi phối của chính phủ hơn là bầu khí của Giáo Hội Công Giáo. Thực tế, giám mục bị vạ tuyệt thông là Lưu Tân Hồng (Liu Xinhong) của Giáo phận Vu Hồ (tỉnh An Huy) cũng tham gia vào buổi lễ, và Tổng giám mục Bắc Kinh Giuse Lí Sơn (Li Shan) đã chủ phong nghi thức.

MỤC VỤ BÁC ÁI CẦN ĐƯỢC THẤM NHUẦN BỞI VIỆC CHIÊM NIỆM

 
Mục vụ bác ái thời Giáo Hội khai sinh dạy cho chúng ta biết rằng không có lời cầu nguyện, thì hoạt động của chúng ta bị giản lược thành chủ trương duy hoạt động và chúng ta có nguy cơ bị ngộp thở trong các công việc thường ngày.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung hơn 50.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 25.4.2012.
Ngoài các đoàn hành hương đến từ Bắc Mỹ và Âu châu, có các đoàn hành hương đến từ các nước Á châu như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Philippines. Từ Phi châu có đoàn hành hương Nigeria. Từ Châu Mỹ Latinh có các đoàn hành hương Mêhicô, Guatemala, Venezuela và Brasil.

Abba! Cha Ôi (số 85)

NHÌN VỀ LA VANG MỪNG LỄ MẸ LÊN TRỜI
Hàng năm, vào tháng tám Giáo Hội toàn cầu lại vui mừng trong dịp đại lễ "Mẹ Mông Triệu". Chắc hẳn đây là một đại lễ mà người Công Giáo chẳng có ai mà không biết đến. Không những họ biết mà họ (đặc biệt là giới trẻ) còn nhận Mẹ với tước hiệu "Mẹ Mộng Triệu" hay "Mẹ Thăng Thiên" làm bổn mạng cho bản thân, cho hội đoàn, thậm chí có những giáo xứ còn nhận Mẹ để làm bổn mạng cho giáo xứ.
Nhìn chung về sinh hoạt của Giáo Hội toàn cầu là thế! – Còn phía Giáo dân Việt Nam thì sao? – Về sinh hoạt của Giáo dân Việt Nam có vẻ phấn khởi trong niềm tin mừng lễ "Mẹ về Trời cả hồn lẫn xác". Đặc biệt là Giáo dân thuộc nhiều nơi khác nhau với những đoàn người đang nô nức kéo về Quảng Trị vây quanh chân Mẹ La Vang để mừng trọng thể "Mẹ về Trời". Một sự kiện đã xảy ra năm ngoái, đang xảy ra năm nay và sẽ xảy ra năm tới. Ngồi ôn lại những hình ảnh cũ để lại trong trí tôi trong một dịp mừng lễ "Mẹ về Trời" tại La Vang làm cho tôi nhớ lại đoạn Kinh Thánh của Nhất Lãm Tin Mừng đã kể lại: "Lúc 12 tuổi Chúa Giêsu về hành hương tại Giêrusalem (người Do Thái hàng năm) để nghe lời Chúa và cùng nhau hiệp thông trong nghi thức bẻ bánh".

Abba! Cha Ôi (số 84)

NẾU BẠN CHƯA BIẾT GIÊSU LÀ AI, NHƯNG BẠN LẠI KHÁT KHAO HẠNH PHÚC
Tôi không biết gọi Giêsu bằng đại từ nào để cho bạn dễ nghe. Nếu gọi là "Chúa", bạn sẽ bảo đó là Chúa của bạn chứ phải của tôi đâu. Nếu gọi là "Ngài" hay "Người" hay "Đấng" thì bạn lại cho là xa vời, là trịnh trọng hơn mức cần thiết. Còn nếu gọi Giêsu là "Anh" là "Bạn" e rằng bạn lúng túng… Tôi gọi Giêsu bằng "Hắn" vậy.

Abba! Cha Ôi (số 82)

Quý bạn đọc ABBA thân mến!
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, từ 23 – 28.07.2002, chuẩn bị khai mạc. Hầu hết các bạn trẻ khắp thế giới đều đang hướng về Toronto, thành phố lớn nhất nước Canada, nơi Đại Hội Giới Trẻ diễn ra.
ABBA mến gửi lời chào thân ái nhất đến tất cả các bạn trẻ tham dự Đại Hội lần này. Mến chúc các bạn trẻ tìm thấy sự hào hứng, niềm vui và niềm hạnh phúc nơi Đại Hội. Chúc các bạn gặp được Chúa Giêsu, đón nhận và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu làm hành trang vững chắc vào đời, để mạnh dạn tiến bước sâu hơn vào ngàn năm thứ ba.
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn sau đại hội với những bài cảm nhận và chia sẻ tâm tình cùng những bạn trẻ khắp không được diễm phúc tham dự Đại Hội như các bạn!
Thân ái, ABBA – CHA Ơi.

Abba! Cha Ôi (số 81)

NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT
Ở giữa sa mạc khô cằn có một cái giếng. Bên thành giếng người ta cột một cái gàu. Gần giếng có túp lều tranh, trong đó có một ông già và một đứa cháu trú ngụ. Mọi hành khách bộ hành đi ngang qua đều phải múc nước ở giếng mà uống. Một hôm gàu đứt dây và rơi tỏm xuống đáy. Ông cháu không biết làm sao múc được nước nữa. Hôm sau có một nông dân đánh xe bò đi tới, trong xe có giấu một cái gàu. Ông ta nhìn giếng, nhìn ông già và đứa bé, rồi đánh xe đi. Đứa cháu hỏi ông: "Người đó thế nào?" – "Đó là một người xấu." Khoảng giữa trưa có một lữ khách đi qua, ông ta lấy gàu múc nước uống thỏa thích và cũng múc cho hai ông cháu nữa. Đứa cháu lại hỏi: "Người đó thế nào?" – "Người này cũng chưa phải là người tốt". Đến chiều một người khác nữa đi qua. Ông ta lấy gàu cột dây cẩn thận rồi múc nước uống. Uống xong ông ta cám ơn rồi lên đường, để lại cái gàu bên bờ giếng. Thấy vậy đứa cháu hỏi: "Còn người này thì sao?" – "Đây mới là một người tốt thực sự".
Lên đầu trang