Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ bảy Tuần 11 Thường niên 23.6.2012 "Người sẽ thêm cho"



Lời Chúa: Mt 6, 24-34
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không? 

Trái tim Mẹ sẽ thắng



Ephata – Những ngày còn bé tôi đã được nghe thông điệp này, “Trái Tim Mẹ sẽ thắng” luôn đi kèm thêm câu “nước Nga sẽ trở lại”. Với tâm hồn trẻ thơ tôi đón nhận thông điệp một cách tự nhiên không thắc mắc, những lời nguyện cầu đi vào tuổi thơ của tôi nhẹ nhàng với những buổi “đọc kinh liên gia” mỗi tối, nhất là trong tháng mười, tháng kính Đức Mẹ. Cứ thế, hằng đêm tiếng cầu kinh của bọn trẻ chúng tôi theo sau người lớn vang lên hết từ nhà này qua nhà khác. Tôi hiểu dễ dàng về một nỗ lực cầu nguyện cho một nước Nga xa xôi nào đó “ăn năn trở lại”. Lại nữa, thỉnh thoảng Nhà Thờ phát động “bó hoa thiêng liêng”, bọn trẻ chúng tôi được dạy cầu nguyện và hãm mình hy sinh một điều gì đó để cầu nguyện cho “nước Nga trở lại”.

Lợi ích, vai trò của phản biện trong xã hội và mục tiêu của giáo dục



Người đăng: LamHong | 22.06.2012 

Trong bài viết này, tôi sẽ không tham gia tranh luận xung quanh định nghĩa về “trí thức” là gì, cũng không bàn đến cách tiếp cận về khái niệm này, nhưng xin chia sẻ vài suy nghĩ về lợi ích và vai trò của phản biện trong xã hội, từ đó liên hệ đến mục tiêu của giáo dục.
Châm ngòi cho cuộc tranh luận về chủ đề trí thức là việc Gs. Ngô Bảo Châu trả lời phỏng vấn Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần cách đây mấy tháng. Những ý tưởng nơi một nhân vật nổi tiếng đã lôi cuốn một số đông các học giả và người dân tham gia tranh luận thông qua một loạt các bài báo, các bình luận trên các báo giấy, báo mạng chính thống và phi chính thống. Người ủng hộ, người phê bình, người khác tìm cách dung hòa, người khác nữa lại đề cập tới cội nguồn của khái niệm “trí thức”, ý nghĩa và những diễn tiến lịch sử gắn liền với khái niệm này trên thế giới, cách tiếp cận khái niệm của những người tham gia thảo luận, v.v.. Câu chuyện đã tạo ra một sự tác động sâu rộng, mà theo tôi, đã và đang mang lại lợi ích cho những người tham gia, cho cộng đồng và sự phát triển nói chung của xã hội.

Sự phân biệt cần thiết giữa các thần khí



Người đăng: LamHong | 22.06.2012
Sống giữa ngã ba cuộc đời đa dạng, con người luôn phải tranh đấu, phải luồn lách, phải nhận định và phải chọn lựa một lối đi đúng đắn để mong đạt tới được mục đích mong đợi sau cùng.
Các cảnh báo của Kinh Thánh

Trong nhiều chỗ khác nhau trong phần Kinh Thánh Tân Ước, toàn thể nhân loại chúng ta đã được cảnh giác một cách nghiêm trọng là cần phải tỉnh táo phân biệt, cần phải xem xét các thần khí, chứ không nên nhẹ dạ vội vàng nghe theo ngay.
Thật vậy, để giúp chúng ta phân biệt được rõ ràng đâu là Thần Khí Thiên Chúa và đâu là thần khí thế tục nguy hại, thánh Phaolô đã nêu rõ trong Thư của ngài gửi giáo đoàn Ga-lát đích danh các hoa quả tích cực của Thần Khí Thiên Chúa cần thiết cho sự hạnh phúc chân thật của con người và hoa quả tiêu cực của thần khí xác thịt chỉ đưa con người vào ngõ bí bất hạnh không lối thoáti (x. Gl 5,16-24).Còn trong Thư I của ngài, thánh Gioan Tông Đồ lại thẳng thắn cảnh giác các tín hữu: „Anh em thân mến, anh em đừng cứ thần khí nào cũng tin, nhưng hãy cân nhắc các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không, vì đã có nhiều ngôn sứ giả lan tràn khắp thế gian.“ (1Ga 4,1tt). Và chính Chúa Giêsu cũng đã nhắc nhủ các Môn Đệ phải luôn cẩn thận trước các ngôn sứ giả, những người không mang trong mình Thần Khí Thiên Chúa, nhưng là thần khí của tên Phản-Kitô, nên đừng nghe theo những gì họ nói, nhưng hãy tỉnh táo nhìn hoa quả của các việc họ làm, thì sẽ biết ngay họ là ai và họ thuộc thành phần nào (x. Mt 7,15-23).

Công bố tài liệu làm việc của thượng hội đồng giám mục thế giới kỳ thứ 13



VATICAN. Sáng 19.6.2012, Đức TGM Nikola Eterovic, người Croát, Tổng thư ký Thượng HĐGM, đã mở cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh để giới thiệu Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 13 sẽ tiến hành tại Roma từ ngày 7 đến 28.10 năm nay về đề tài “Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin”.
Tài liệu làm việc dài lối 80 trang, được ấn hành bằng các thứ tiếng la tinh, Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ đào nha và Ba Lan. Văn kiện được dùng làm căn bản cho các cuộc thảo luận tại công nghị các GM thế giới.

Công Đồng Chung Vaticăng II Là Biến Cố Rộng Mở Cho Thánh Kinh

 Một số nhận định của Đức Hồng Y Albert Vanhoye
Cách đây 50 năm ngày 11 tháng 10 năm 1962 Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã chủ sự thánh lễ trọng thể khai mạc Công Đồng Chung Vaticăng II tại đền thờ Thánh Phêrô. Sau khi Đức Gioan XXIII qua đời, Đức Phaolô VI đã tiếp tục công việc và chủ tế thánh lễ kết thúc Công Đồng ngày 7 tháng 12 năm 1965.

Đã có 2.540 Nghị phụ tham dự Công Đồng, trong đó có 1.041 vị Âu châu, 956 vị Mỹ châu, 30 vị Á châu, 379 vị Phi châu. Công Đồng đã công bố 4 Hiến chế tín lý về Giáo Hội “Lumen Gentium”; về tương quan giữa Giáo Hội và thế giới “Gaudium et Spes”; về Mạc khải “Dei Verbum”; về Phụng vụ “Sacrosanctum Concilium”. Bên cạnh đó là 9 Sắc Lệnh: về các Giám Mục “Christus Dominus”; về đời sống tu trì “Perfectae Caritatis”; về việc đào tạo các linh mục “Optatam Totius”; về các Giáo Hội công giáo Đông Phương “Orientalium Ecclesiarum”; về Đại kết “Unitatis Redintegratio”; về việc tông đồ giáo dân “Apostolicam Actuositatem”; về việc Truyền giáo “Ad Gentes”; về đời sống Linh Mục “Presbyterorum Ordinis”; về Truyền thông xã hội “Inter Mirifica”. Sau cùng là ba Tuyên ngôn về Giáo Hội và các anh chị em không kitô “Nostra Aetate”; về tự do tôn giáo “Dignitatis Humanae”; và về việc giáo dục kitô “Gravissimum Educationis”.

Họp báo của giám đốc phòng báo chí tòa thánh về vụ “vatileaks”



VATICAN. Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết người cựu giúp việc của ĐTC, Ông Paolo Gabriele, bị thẩm phán điều tra quyết định tiếp tục tạm giam để điều tra về vụ thất thoát tài liệu tại Tòa Thánh.
Trong cuộc họp báo hôm 18.6.2012, Cha Lombardi cũng cho biết tính đến ngày 16.6.2012, Ủy ban 3 Hồng y điều tra về những vụ thất thoát đã nghe 23 người, gồm cả các cấp trên lẫn nhân viên, giáo sĩ cũng như giáo dân tại Tòa Thánh, và cả những người không phải là nhân viên tại Vatican. Trong số những người đó có ông Gabriele. Bình quân, mỗi tuần Ủy ban nghe từ 4 đến 5 người.

Tổ chức caritas quốc tế Và cuộc chiến chống lại nạn đói trên thế giới



Trong hai ngày 1-2 tháng 6 vừa qua (2012) đại hội quốc tế về nạn đói và an ninh lương thực trên thế giới đã diễn ra tại Vienne, thủ đô nước Áo. Đại hội do Caritas Quốc Tế, Caritas Áo và Caritas Âu châu cùng tổ chức, với sự tham dự của 700 người gồm các đại diện Caritas quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự, các đại diện chính quyền và các cơ cấu quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới. Mục đích đại hội là tìm ra các giải pháp toàn cầu lâu bền cho 1 tỷ người trên thế giới đang phải đau khổ vì bị đói. Trong số 35 thuyết trình viên thuộc 20 quốc gia khác nhau có ông Kofi Annan, nguyên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, hiện là đặc sứ của Liên Hiệp Quốc và Liên Minh A Rập tại Siria. Nhưng ông đã không thể tham dự đại hội và ông Tesafai Tecle, nguyên phó giám đốc tổ chức Lương Nông Quốc Tế FAO đã thuyết trình thay. Ngoài ra cũng có bài thuyết trình của Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, chủ tịch Caritas Quốc Tế. Trong bài tham luận Đức Hồng Y khẳng định rằng “Nạn đói trên thế giới không phải là một định mệnh, đó là một thảm kịch có thế tránh được”.

Công bố Tài liệu làm việc của Thượng Hội đồng Giám mục về Tân Phúc âm hóa

WHĐ (21.06.2012) / VIS – Sáng 19 tháng Sáu 2012, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã mở cuộc họp báo để giới thiệu Tài liệu làm việc (Instrumentum laboris) của Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới lần thứ 13, sẽ diễn ra tại Vatican từ ngày 7 đến ngày 28 tháng Mười 2012 với chủ đề: “Tân Phúc Âm hóa để truyền Đức Tin Kitô giáo. Tài liệu này được Đức Tổng giám mục Nikola Eterovic và Đức giám mục Fortunato Frezza, là Tổng thư ký và phụ tá thư ký Thượng Hội đồng Giám mục, trình bày.

Đức hồng y Bertone so sánh các nhà báo trong vụ rò rỉ tài liệu của Tòa Thánh với Dan Brown



WHĐ (21.06.2012) / CNS – Đức hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone đã quy kết trách nhiệm cho các nhà báo về vụ rò rỉ tài liệu Vatican, ngài gọi họ làđạo đức và thái độ thù địch đối với Giáo hội Công giáo.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Famiglia Cristiana, Italia, ĐHY Bertone nói: “Nhiều nhà báo đã bắt chước Dan Brown. Họ tiếp tục sáng chế các chuyện cổ tích hoặc nhai lại các truyền thuyết.

Giáo Hội và người tị nạn



WHĐ (21.06.2012) – Vào ngày 20 tháng Sáu hằng năm, các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn cầu đều kỷ niệm Ngày tị nạn thế giới do Liên Hợp Quốc thiết lập.
Năm nay Cao ủy Tị nạn Liên Hp Quốc (UNHCR) –cơ quan Liên Hợp Quốc giúp đỡ người tị nạn, thành lập cách nay 60 năm–, đánh dấu Ngày tị nạn thế giới với một chương trình phong phú và đa dạng gồm nhiều sự kiện tại nhiều địa điểm trên khắp thế giới và khởi động một chiến dịch mới nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu. UNHCR sẽ bắt đầu tung ra chiến dịch đa phương tiện có tên gọi “Một” vào tuần tới. Trong vòng sáu tháng tới, chiến dịch này làm gia tăng nhận thức về nạn cưỡng bức di tình trạng không quốc tịch bằng những chứng từ cụ thể. Chiến dịch này mang thông điệp Một người t nạn không có hy vọng cũng là quá nhiều.
Lên đầu trang