Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

CÂU CHUYỆN BÀ HÀNG XÓM (III)



Muốn đi bước thứ ba này thì phải tập cho được bước một và hai của Câu Chuyện Bà Hàng Xóm.  Bước thứ ba này là tôi đến với bà hàng xóm.  Nếu tôi không đi được bước một và hai thì tôi chỉ đến với bà hàng xóm với một đống lý lẽ, và nếu nói lý nói lẽ thì bà hàng xóm cũng có cái lý nào đó của bà: “Cái mũi của cô tẹt thì tôi nói mũi cô tẹt, anh lùn thì tôi nói anh lùn, bác hói đầu thì tôi nói bác hói đầu, tôi đâu có nói gian, tôi nói ‘sự thật’ mà! Đến với một đống lý lẻ chưa chắc tôi đã thắng được cuộc tranh cãi, mà có thắng được cuộc cãi vã thì tôi lời lộc được gì, còn nếu thua cuộc đấu khẩu thì còn thảm bại hơn nữa.  Nếu tôi đi được bước một là nhìn lại mối tương quan giữa tôi với Chúa, và bước được sang bước hai và nhìn bằng ánh mắt tâm hồn để thấy và hiểu tâm hồn bà hàng xóm, cùng cảm thông và cầu nguyện cho bà, thì tôi hãy đi bước thứ ba này, là tôi đến với bà hàng xóm khó ưa.

CÂU CHUYỆN BÀ HÀNG XÓM (II)



Muốn đi được bước thứ hai này thì phải đạt được phần suy tư và cầu nguyện của Câu Chuyện Bà Hàng Xóm I.  Bước thứ hai, là TẠI SAO bà già hàng xóm nói một lời sốc xược, gây hấn như vậy.  Bước thứ nhất là nhìn vào chính mình, còn bước thứ hai này là nhìn ra ngoài từ lăng kính tâm hồn bình an.  Tâm hồn chưa bình an thì khó có thể nhìn được bằng lăng kính này vì đây là lăng kính tâm hồn.

CÂU CHUYỆN BÀ HÀNG XÓM



Hai vợ chồng kia dọn đến xóm nọ, mới sáng sớm không biết bà già hàng xóm ăn mắm ăn muối gì mà chĩa cái miệng qua nói: “bà vợ mũi tẹt xấu ịch!”  Cô vợ bực lắm nhưng ráng nhịn, đến chiều thì cơn bực tăng dần và trở thành giận.  Cô giận tím gan đến độ ăn cơm nuốt không trôi, ngủ cũng không yên được, càng ráng quên thì lại càng ức, và cô mất bình an hoàn toàn đến nỗi không thể nói chuyện được với chồng.

Câu chuyện này nghe như lạ đời lắm, nhưng tôi thấy nó giống tôi như khuôn như đúc vậy.  Tôi nói cuộc tình của tôi và Chúa khắng khít lắm, thế mà chỉ một lời nói buâng quơ của bà hàng xóm thoáng qua cửa sổ tâm hồn tôi mà tôi đã bấn loạn cả tâm cang, rối tứ bề, mất bình an hoàn toàn đến độ không thể nói chuyện với Chúa.
Mời anh chị em cùng tôi nhìn câu chuyện này qua ba bước suy tư để cùng nhau cầu nguyện.  Bước thứ nhất là nhìn vào bên trong chính mình.  Trước khi bà già hàng xóm nói lời chói tai kia thì thật ra tôi có bình an thực sự trong Chúa thật không, một thứ bình an Chúa ban tặng mà người đời không thể cho hoặc lấy đi, hay tôi chỉ có một thứ bình an giả tạo mà Đức Giêsu thường ví như là đồ “mồ mả tô vôi.”  Nếu chỉ mới một cơn gió thoảng qua cửa sổ nhà tôi, mà tôi đã giãy đành đạch làm như sắp chết thì có vẻ như tôi không có sự bình an trong Chúa thật sự.  Vì bình an gì mà mới một cơn gió thoảng mà đã tiêu tan, mà nếu có chăng nữa thì chắc mong manh lắm, hay là tôi chỉ có một loại bình an nhân tạo, như một lớp sơn bóng bẩy che lấp cả đống mồ mả tối tăm bên trong.
Lên đầu trang