Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thực tập nhân bản: thực tập nhận lỗi để sống hòa thuận với anh em



1.LỜI CHÚA: “Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24).
2.CÂU CHUYỆN:
Có một vị giáo sư nọ kiến thức uyên bác thường được các học viện thỉnh giảng. Một hôm sau khi giảng xong đề tài: “Thực tập nhận lỗi và sống hòa thuận với anh em”, ông đã tự lái xe hơi về nhà. Khi xe vừa ra ngòai cổng trường thì gặp một chiếc taxi từ xa phóng tới thắng thật gấp vì súyt chút nữa đụng phải xe của ông. Rõ ràng tài xế taxi có lỗi đã phóng nhanh giữa đường phố đông người. Nhưng thay vì nhận lỗi, anh tài xế này lại lớn tiếng la mắng viên giáo sư: “Bộ ông bị đui hay sao mà lái xe bất cẩn như vậy hả ?”. Nghe lời mắng chửi như vậy, viên giáo sư tức giận đỏ mặt, vì theo luật giao thông: tài xế này đã phóng nhanh trên đường phố đông người đi lại là sự vi phạm nghiêm trọng bộ luật giao thông đường bộ. Viên giáo sư liền to tiếng cãi lại : “Chính anh mới là kẻ đui khi lái xe bạt mạng như vậy”. Gã tài xế taxi liền xuống xe thách thức: “Ông có giỏi thì ra đây nói chuyện phải quấy với tôi!”. Viên giáo sư cũng không vừa: “Ra thì ra chứ ta sợ gì anh”. Nhưng khi vừa ra khỏi xe, viên giáo sư thấy một đám học viên đang từ học viện ra về gần tới chỗ ông. Viên giáo sư nghĩ tới đề tài mới thuyết trình “Thực tập nhận lỗi và sống hòa thuận với tha nhân”, nên thay vì tranh cãi hơn thua với gã kia, ông tiến đến gần bắt tay anh ta và ôn tồn nói : “Đúng là tôi có lỗi. Anh cho tôi xin lỗi nhé”. Gã tài xế đang trong tư thế sẵn sàng đối phó ngạc nhiên trước thái độ hòa hõan của đối phương nên cũng hạ giọng nắm tay viên giáo sư và nói: “Thực ra đây là lỗi của cháu đã lái xe quá nhanh, chứ không phải hòan tòan lỗi của bác dâu. Bác cho cháu xin lỗi nhé”. Sau cái bắt tay xin lỗi làm hòa, cả hai lại vui vẻ lên xe đi về nhà.

Đức hồng y Gianfranco Ravasi: Giáo hội tôn trọng sự tiếp cận đa phương đối với chân lý


WHĐ (05.09.2012) – Đức hồng y Martini, nguyên Tổng giám mục giáo phận Milano vừa qua đời, hưởng thọ 85 tuổi. Ngài là tu sĩ Dòng Tên, một chuyên gia lỗi lạc về Kinh Thánh, đã từng đảm nhận trọng trách lãnh đạo Đại học Giáo hoàng Gregoriana.
Nhiều người coi ngài là một người cấp tiến, nhấn mạnh quan điểm cởi mở của ngài về an tử, ngừa thai, vai trò của phụ nữ trong Giáo hội, hôn nhân đồng giới … và những phát biểu mong muốn Giáo hội phải canh tân hơn nữa.
Nhiều cơ quan thông tấn quốc tế trích và bình luận về phát biểu của Đức cố Hồng y trên nhật báo Corriere della Sera không lâu trước khi ngài qua đời. Theo đó, Đức cố Hồng y cho rằng Giáo hội đã lạc hậu đến 200 năm.

Lễ Sinh nhật Đức Trinh nữ Maria


Người đăng: hoctran | 05.09.2012
I. Lịch sử Lễ Sinh nhật Trinh nữ Maria
Lm Thêôphilê
Ngày lễ Sinh nhật Đức Trinh nữ gắn liền với việc cung hiến một Đền thờ được xây cất tại Giêrusalem vào thế kỷ thứ V, nơi theo truyền thống cho là nhà của ông Gioan Kim và bà Anna, gần nơi hồ tắm Bethzatha (Ga 5,1-9). Tức là nơi các tín hữu cho là nhà Đức Mẹ được sinh ra. Từ thế kỷ thứ XII, ngôi đền thờ được gọi là Đền thờ thánh Anna, rồi sau đó được dâng kính cho ngày Sinh nhật của Đức Maria.

10 điều hiểu lầm về Công giáo


Người đăng: hoctran | 05.09.2012
 
Khoảng 4 năm tôi dạy học ở một trường trung học Công giáo và đã nghe những câu hỏi về đức tin. Tôi nghĩ mình đã nghe mọi kịch bản về luân lý với bất kỳ chủ đề nào, những sai lầm về thần học, và thậm chí cả những hiểu lầm về lịch sử. Đây là 10 điều hiểu lầm nhiều nhất về đức tin:
1. Vô nhiễm Nguyên tội: Tôi thường nghe học sinh thuyết phục tôi rằng Vô nhiễm Nguyên tội là nói về Chúa Giêsu.  Dĩ nhiên, khi tôi giải thích đó là nói về Đức Mẹ thì vấn đề càng “nóng” hơn.

Giữ đạo và Sống đạo


Người đăng: hoctran | 05.09.2012
Không biết vì “quen” hay “cố ý” mà chúng ta thường nói “giữ đạo”. Nếu chỉ “giữ đạo” thì quá đơn giản, quá dễ, còn “sống đạo” mới khó!
Giữ đạo là dạng sơ đẳng và tiêu cực, sống đạo mới là cao đẳng và tích cực. Sống đạo đúng nghĩa không hề đơn giản! Chúng ta giữ đạo chỉ cần làm dấu, đọc vài kinh (chứ chưa chắc cầu nguyện), tham dự phụng vụ trong nhà thờ, “đóng khung” từ cửa nhà thờ vào. Nhưng sống đạo không phải vậy, mà phải “đi vào đời” chia sẻ mọi điều với tha nhân, nghiêm túc từ trong ý nghĩ rồi mới phát tiết ra cử chỉ, ngôn ngữ, ánh mắt, thái độ và hành động. Khó lắm thôi!

Một vài kỷ niệm về Công Đồng Chung Vatican II


Phỏng vấn Đức Hồng Y Georges Cottier, dòng Đa Minh, nguyên thần học gia Phủ Giáo Hoàng
Ngày 11 tháng 10 tới đây Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ chủ sự thánh lễ khai mạc Năm Đức Tin. Đây cũng là dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Chung Vatican II và 20 năm công bố Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Georges Cottier, 90 tuổi người Thụy Sĩ, thuộc dòng Đa Minh, nguyên thần học gia Phủ Giáo Hoàng.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, hồi khai mở Công Đồng Chung Vaticăng II Đức Hồng Y đã là một linh mục trẻ, mà Đức Cha Charles Provenchères chọn như thần học gia riêng theo người tham dự Công Đồng trong khóa họp thứ hai. Đức Hồng Y đã có kỷ niệm nào về việc Đức Roncali được bầu làm Giáo Hoàng?

Vài nét về đất nước Li Băng nơi Đức Thánh Cha sắp viếng thăm



Với đà leo thang trong cuộc nội chiến tại Syria, hai nước trong vùng Vịnh là Ả rập Saudi và Qatar đã yêu cầu công dân của mình rời khỏi Li Băng là nước láng giềng của Syria. Cả hai nước này trong thời gian qua đều đã công khai bày tỏ sự ủng hộ của họ cho các lực lượng nổi dậy tại Syria. Các cường quốc trên thế giới có lập trường chống lại chế độ Damascus của tổng thống Bashar al-Assad cũng kêu gọi công dân của họ nhanh chóng rời khỏi Li Băng.
Thiết tưởng cũng cần nói thêm là từ tháng Ba năm 2011 cho đến nay, trong các buổi triều yết chung hàng tuần diễn ra vào sáng thứ Tư hàng tuần và trong nhiều dịp khác nhau, Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ lên án tội ác diệt chủng của nhà cầm quyền Damascus đang làm mọi cách để giữ lấy ngai vàng của mình. Tiêu biểu là tuyên bố của Tòa Thánh hôm 28 tháng Năm sau cuộc tàn sát tại Houla trong hai ngày 25 và 25 tháng Năm làm 108 người chết trong đó có 49 trẻ em và 34 phụ nữ. Liên Hiệp Quốc ước tính là cho đến nay ít nhất 12,000 thường dân vô tội đã bị giết trong cuộc nội chiến. Các cơ quan cứu trợ Công Giáo tại Syria cho rằng việc tàn sát thường dân vô tội của chế độ độc tài Bashar al-Assad “diễn ra hàng ngày”.

Những “tấm bánh” giữa đời thường



Giữa đời thường
Thứ Hai, ngày 27.08.2012, Giáo hội cử hành lễ nhớ Thánh nữ Mônica. Chiều nay có khá đông bà con giáo dân tham dự Thánh lễ ở nhà thờ Đồng Tiến, Giáo hạt Phú Thọ, Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh,  tọa lạc ở số 54 đường Thành Thái, phường 12, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh. Hình ảnh đánh đọng tâm hồn tôi trong Thánh lễ chiều nay đó chính là lúc linh mục dâng tấm bánh thánh lên cao. Hình ảnh này làm tôi nhớ tới những “tấm bánh” giữa đời thường hôm nay.
Bạn thân mến, tấm bánh không chỉ là thức ăn nuôi sống con người. Tấm bánh còn nói đến sự cho đi và hy sinh. Cho đi để người khác được đón nhận. Hy sinh để người khác được hạnh phúc. Vậy, bạn từng cảm nhận những tấm bánh như thế bao giờ trong đời chưa? Nếu nhìn dưới góc độ này thì cha mẹ là tấm bánh cho con cái. Linh mục là tấm bánh cho đoàn chiên. Và Chúa Giêsu là tấm bánh trường sinh cho nhân loại. Vậy, những “tấm bánh” như thế được thể hiện như thế nào giữa đời thường hôm nay?

Các giám mục mới được bổ nhiệm tham dự Hội thảo tại Roma


WHĐ (05.09.2012) – 92 giám mục mới được bổ nhiệm trong hai năm qua tại các giáo phận thuộc Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc (Bộ Truyền giáo) hiện đang tham dự một Hội thảo chuyên đề do Bộ này tổ chức tại Roma. Các giám mục này thuộc 42 quốc gia của châu Phi (25 quốc gia, 63 giám mục), châu Á (8 quốc gia, 17 giám mục), châu Mỹ (6 quốc gia, 6 giám mục) và châu Đại Dương (3 quốc gia, 6 giám mục).
Tiếp nối truyền thống do Bộ Truyền giáo khởi xướng từ năm 1994, Hội thảo nhằm đem đến cho tất cả các giám mục mới được bổ nhiệm tại các giáo phận hoặc các vùng truyền giáo, một thời gian để cầu nguyện, suy tư, đào sâu đời sống và sứ vụ giám mục, đặc biệt là trong những năm đầu có thể có những khó khăn vấn đề.

Liên Hội đồng giám mục Á Châu: Hội nghị về Truyền thông xã hội và Tân Phúc âm hóa

WHĐ (04.09.2012) – Các giám mục thuộc vùng Nam, Đông Nam, Đông và Trung Á đang quy tụ tại Bangkok, Thái Lan trong tuần này để tham dự Hội nghị lần thứ VIII của Viện Giám mục về Truyền thông xã hội” (Bishops’ Institute for Social Communications – BISCOM VIII). Hội nghị kéo dài năm ngày (từ ngày 3 đến 8 tháng Chín 2012) sẽ thảo luận về Truyền thông xã hội: Lướt web, Mạng, Blog, Trò chơi, Nghiện internet - Thách thức và Cơ hội cho Sứ vụ Truyền thông tại châu Á.
Đức Tổng giám mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Truyền thông xã hội, sẽ khai mạc BISCOM VIII vào ngày hôm nay, thứ Ba, 04 tháng Chín. Bài thuyết trình của ngài mang tựa đề “Loan báo Làm chứng trên mạng: Các mô hình và chiến lược mới nảy sinh”, được mong đợi sẽ nêu bật các chiến lược để công bố sứ điệp của Chúa Kitô trong môi trường truyền thông mới mẻ.
Lên đầu trang