Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Sống đạo


cập nhật: (13/05/2012)
 
“Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi."  (Mk 3:35).

Truyện kể trong một tu viện Phanxicô có một thầy trợ sĩ chuyên làm nghề thợ may áo dòng cho các thầy. Ngày thầy Leon sắp từ giã cõi trần, các thầy khác vây quanh cầu nguyện cho kẻ liệt. Bỗng thầy nói: Xin đem cho tôi chiếc chìa khóa mở cửa thiên đàng. Người ta đem đến cho thầy cuốn: Chìa Khóa Mở Cửa Thiên Đàng. Thầy lắc đầu. Người ta lần lượt đưa cho thầy: Thánh giá, qui luật, tràng hạt, nhưng cũng không phải. Ai cũng ngỡ ngàng! Sau cùng có một thày đoán ra và đi tìm chiếc kim khâu mà thầy Leon đã dùng bao năm qua. Mặt thầy sáng lên nở nụ cười mãn nguyện. Thầy nói: Hỡi bạn cũ kỹ, chúng ta đã làm việc nhiều nhưng tôi đã hiến dâng mọi công việc để rạng danh Chúa. Giờ đây sự ràng buộc đã hết, bạn là chìa khóa mở cửa thiên đàng cho tôi. Nói rồi, thầy tắt thở. Nở nụ cười trên môi.

Mother's Day : Những câu chuyện về mẹ

cập nhật: (13/05/2012) 

user posted image
(Morther’ day), Bạn đã về thăm mẹ chưa? Chí ích là gọi điện cho mẹ chưa? Những câu chuyện nhỏ sưu tầm dưới đây giúp mỗi chúng ta suy tư nhé.


Câu chuyện thứ 1:Mẹ đã lạnh hơn con lúc này phải không mẹ?

Vào một đêm Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một con mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị. Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa. Chị bò phía bên dưới cầu.

Vị Thiên Thần bản mệnh của con tên là Mẹ

Ngày Chúa Nhật 13.05.2012 – Ngày Các Bà Mẹ – một ngày được cả thế giới chọn làm ngày để mọi người con có dịp bày tỏ lòng thương yêu, kính trọng và biết ơn một cách đặc biệt đối với hiền mẫu của mình. Vì đã làm người và được sinh ra trên cõi đời này, ai mà lại không có một người mẹ, một vị hiền mẫu đã từng chín tháng mười ngày cưu mang, đẻ đau, ấp ủ, nâng niu và chở che mình trong mọi hoàn cảnh của cả chuỗi ngày thơ ấu dài dằng dặc? Công ơn trời biển và tình mẹ tươi mát ngọt ngào như dòng nước bất tận trong nguồn chảy ra đó, mỗi người chúng ta phải ra sức đền bù cho phải đạo làm con và cho lòng mẹ được vui.
Câu chuyện sau đây là một gợi ý cho mỗi người trong chúng ta nhớ lại «lòng mẹ bao la như biển thái bình», để biết ơn và yêu mến mẹ hơn.

Ngày của mẹ, cám ơn con

Con gái yêu của mẹ, 
Con chào đời vào một ngày mùa đông lạnh buốt. Tháng Mười Hai xao xác gió. Những chiếc lá úa chạy loanh quanh trên đường. Gió lùa qua khe cửa, muốn len lỏi vào không gian ấm áp của căn phòng bệnh viện, nơi mẹ vừa sinh con. Sau những đớn đau thể xác, mẹ vui sướng nhìn con vào đời. Con lành lặn, mạnh khoẻ, da căng hồng, tóc đen nhánh. Cô y tá đặt con lên bàn cân. Con nặng những 8 pounds 4 ounces! Các cô y tá cười reo, khen con đẫy đà. Mẹ nhìn con nằm ngủ êm đềm trong tấm khăn, quấn chặt từ cổ đến chân như chiếc kén nhộng. Con vừa chào đời đã có sức nặng đáng kể trong cuộc đời của mẹ.  
Con có biết con đã thay đổi thế giới của mẹ?

Mẹ – người đã cho con “mang nặng kiếp người”

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”

(Ca dao)
Tôi không có ý phân tích hai câu ca dao trên, bởi cái âm hưởng thắm đượm tình cảm của nó đã vượt qua cõi duy lý và nhập vào tâm khảm mỗi con người. Tôi chỉ xin được nêu lên một vài câu hỏi: Ai đứng ngõ sau? Tại sao lại đứng ngõ sau mà không đứng ngõ trước? Sao lại chiều chiều mà không tối tối? Tại sao lại ngó về quê mẹ mà không phải quê cha? Và vì sao lại chín chiều? Câu trả lời chính là sự cảm nhận của mỗi người.

Bước vào con đường gian khổ

Một biến cố trong tháng 4 năm 1975 đã đưa Đức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận vào những ngày bi thảm nhất của cuộc đời ngài, nhưng cũng từ đó ngài đã bước lên những địa vị quan trọng sau này trong Giáo Hội. Đây là một biến cố mà chính tôi là người đã chứng kiến và theo dõi rất sát.

ĐƯỢC ĐƯA LÊN LÀM TGM SÀI GÒN
Vào tháng 4 năm 1975, khi đoán biết miền Nam sẽ rơi vào tay Cộng Sản, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình đã 5 lần đề nghị Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam, Henri Lemaitre, xin Tòa Thánh cử Đức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận làm Tổng Giám Mục Saigon với hy vọng sự khôn ngoan của ngài có thể đưa Giáo Hội Việt Nam vượt qua những cơn khó khăn sắp đến. Cuối cùng, chiếu theo đề nghị của Đức Khâm Sứ, ngày 23.4.1975 Tòa Thánh đã phong Đức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận làm Tổng Giám Mục hiệu tòa thành Vadesitana, và ngày 24.4.1975 cử ngài giữ chức Phó TGM Giáo Phận Saigon với quyền kế vị. Đức TGM Nguyễn Văn Bình nghĩ rằng nếu tình hình quá khó khăn, ngài sẽ từ chức và trao quyền lại cho Đức TGM Nguyễn Văn Thuận. Đây là một biến cố đã đưa ngài vào một khúc quanh mới của lịch sử dân tộc và lịch sử giáo hội,

Đội Vệ Binh phủ Giáo Hoàng

Hằng năm, ngày 6 tháng 5 là ngày kỷ niệm biến cố “Sacco di Roma“, biến cố quân đội Đức đánh chiếm và cướp phá thành Roma và Vatican, và cũng là ngày các tân binh thuộc đội Vệ Binh phủ Giáo Hoàng, hay cũng được gọi là đội Vệ Binh Thụy Sĩ, tuyên thệ trước lá cờ của binh đoàn. Bởi vậy, ngày Chúa Nhật 6.5.2012 vừa qua 26 tân binh của đội Vệ Binh người Thụy Sĩ đã long trọng tuyên thệ tuyệt đối trung thành phục vụ Đức Giáo Hoàng và các Đấng kế vị hợp hiến của ngài một cách chân thành và kính cẩn.
Từ hơn 500 năm qua đội Vệ Binh người Thụy Sĩ đã được tin tưởng giao phó cho trách nhiệm phục vụ Đức Giáo Hoàng và bảo vệ Tòa Thánh Vatican. Khởi đầu là vào năm 1506, để đáp lại lời kêu gọi xin bảo vệ Tòa Thánh Vatican của Đức Giáo Hoàng Julius II lúc bấy giờ trước sự bao vây và đe dọa trầm trọng của các lực lượng thù địch, thì trong lúc các nước Âu châu khác từ chối, các Vệ Binh người Thụy Sĩ đầu tiên đã lên đường tập họp tại miền Nam nước Ý. Ngày 22.01.1506, đội Vệ Binh gồm 150 người Thụy Sĩ dưới quyền chỉ huy của đại úy Kaspar von Silenen đã chính thức long trọng được thành lập. Sau đó, đội Vệ Binh đã can đảm và khôn khéo vượt qua được cổng thành Porta del Populo và lần đầu tiên lọt được vào trong nội thành Vatian và đã được Đức Giáo Hoàng Julius II vui mừng đón tiếp và ban phép lành cho.

Sức mạnh của tình mẫu tử


Leslie_LemkyWGPSG -- "Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em." (Ga 15,12)
Lm. Mark Link trong bài viết về đề tài: "Tình yêu làm nên những phép lạ nơi những kẻ tin vào tình yêu và thực hiện tình yêu" đã kể lại rằng: "Cách đây mấy năm trong tập san Readers Digest có đăng câu chuyện cảm động về một em bé trong bệnh viện Milwaukee. Em này bị mù, đần độn, lại còn bị liệt não nữa. Em chỉ khá hơn loài thảo mộc một chút là biết đáp ứng lại âm thanh và sự ve vuốt mà thôi. Cha mẹ em đã bỏ rơi em. Nhưng bệnh viện cũng chả biết xử lý thế nào với trường hợp của em. Thế rồi có một người nhớ đến em, bà May Lemke, bà y tá 52 tuổi sống gần đấy. Bà này đã từng nuôi nấng năm đứa con của chính mình, nên bà sẽ biết cách chăm sóc cho một đứa trẻ như thế. Họ yêu cầu bà chăm sóc đứa bé và bảo: "Thằng bé có lẽ sẽ chết yểu!". Bà May trả lời: "Nếu tôi chăm sóc đứa bé, nó sẽ không chết yểu đâu, và tôi rất sung sướng được chăm sóc cho nó".

Bài học mẹ dạy

MBlog WGPSG (13-5-2012) -- Mẹ về quê ngoại thăm Dì út và cũng là để tham dự lễ cưới của con gái đầu lòng của Dì.
Mẹ về nhà, mồ hôi nhễ nhại vì chuyến xe đò người nêm chật kín. Mẹ mệt mỏi vì ngồi bó gối suốt 3 giờ đồng hồ. Nhận được điện thoại của Mẹ, sáu đứa con vội chạy ra tận đầu hẻm đón Mẹ. Vai Mẹ oằn xuống, Mẹ cất bước nặng nhọc với nào là túi xách nào là bao bị. Ồ Mẹ còn đang vất vả kéo lê dưới đất một bao tải to. Cái gì trong đó mà Mẹ phải vất vả, cực nhọc mang về nhỉ? Những đứa con ào tới đón Mẹ, giành nhau xách, khiêng giúp Mẹ để Mẹ bớt mệt, và cũng là muốn thỏa trí tò mò về cái bao tải nặng ký kia!

Thinh lặng để truyền thông Một cách đọc Sứ điệp Truyền Thông 2012 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI

Đức Bênêđictô XVI xem ra đang lội ngược dòng thời đại. Quy tụ cả triệu bạn trẻ trong các Đại hội Giới trẻ thế giới ở Đức, Úc, Tây Ban Nha, ngài mời gọi người trẻ sống tĩnh lặng trước Thánh Thể. Nói đến người trẻ là phải nói đến ồn ào, nhộn nhịp, hát ca múa nhảy… chứ tại sao lại thinh lặng? Trong sứ điệp cho Ngày Truyền thông thế giới năm nay cũng thế, ngài lại chọn chủ đề Thinh lặng và Lời nói: Nẻo đường Phúc âm hóa. Truyền thông ngày nay đang được đồng hóa với nói và nói, nói càng nhiều càng to thì càng tốt càng thành công, làm sao thinh lặng mà lại truyền thông được? Đúng là ngược đời.
Thực ra, lội ngược dòng chỉ là mời gọi trở về với cái vốn nằm trong bản chất của sự việc nhưng đã bị lãng quên, thậm chí coi thường, nên cần ý thức lại. Bài viết này là một cách lắng nghe và tiếp cận lời mời gọi ấy để tìm lại ý nghĩa phong phú của thinh lặng trong truyền thông: (1) khởi đi từ một vài nhận định về hiện trạng của truyền thông, đến (2) khám phá lại giá trị của thinh lặng, và (3) hướng tới việc loan báo Tin Mừng.

Australia: Một Giáo hạt tòng nhân cho các cựu tín hữu Anh giáo

Đức Tổng giám mục Denis Hart
WHĐ (12.05.2012) Hôm qua thứ Sáu 11 tháng Năm, Đức Tổng giám mục Denis Hart, Tổng giám mục Melbourne và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Australia loan báo: Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ thành lập một Giáo hạt tòng nhân tại Australia dành cho các cựu tín hữu Anh giáo vào ngày 15 tháng Sáu sắp tới.
Đức cha Chủ tịch nói: “Tôi tin tưởng rằng các cựu tín hữu Anh giáo, những người đã tiến bước trên hành trình đức tin dẫn họ đến với Giáo hội Công giáo sẽ sẵn sàng được đón nhận”.
Giáo hạt tòng nhân tại Australia mang tên Giáo hạt Đức Mẹ Thánh giá Phương Nam, với thánh bổn mạng là Thánh Augustinô Canterbury. Giáo hạt quy chế như một giáo phận.

Người Do Thái và người Công giáo: đối thoại, hòa giải và hợp tác

WHĐ (12.05.2012) / VIS – Ngày 10 tháng Năm 2012, tại Vatican, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp một phái đoàn thuộc Công nghị Do Thái châu Mỹ Latinh; đây là lần đầu tiên một nhóm “đại diện cho các tổ chức và cộng đồng Do Thái ở châu Mỹ Latinh” yết kiến Đức Thánh Cha.

Đức Thánh Cha nhận định: “Các cộng đồng Do Thái năng động có mặt ở khắp châu Mỹ Latinh, nhất là ở Argentina và Brazil, sống chung với đa số người Công giáo. Kể từ sau Công đồng Vatican II, mối tương quan giữa người Do Thái và người Công giáo đã trở nên gắn bó hơn, cả ở vùng châu Mỹ Latinh, và nhiều sáng kiến ​​khác nhau được thực hiện giúp cho tình bạn chung của chúng ta thêm sâu sắc”.
Lên đầu trang