Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ tư Tuần 23 Thường niên 12.9.2012 "Phúc cho anh em là những người nghèo"


Lời Chúa: Lc 6, 20-26
Ðức Giêsu ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười. Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị nguời ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên hư đồ xấu xa. Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.”

Hội đồng Toà Thánh Công lý và Hoà bình tổ chức lễ giỗ 10 năm ĐHY Nguyễn Văn Thuận

RÔMA - Thánh Lễ Giỗ lần thứ 10 của vị tôi tớ Chúa, ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, sẽ được Hội Đồng Toà Thánh Công lý và Hoà bình tổ chức lúc 10 giờ sáng thứ sáu, 14-9-2012, tại Nhà thờ Đức Mẹ Scala ở Rôma, cũng là Nhà thờ hiệu toà của Đức cố Hồng Y.
ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, nguyên Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Công lý và Hoà bình, qua đời lúc 6 giờ chiều ngày thứ hai 16-9-2002, tại Nhà thương Piô XI ở Rôma, hưởng thọ 74 tuổi, sau 49 năm linh mục, 35 năm giám mục và 1 năm rưỡi làm hồng y. Ngài được an táng tại nGhĩa trang Campo Verano ở Rôma, trong khu mộ của Kinh sĩ đoàn Đền thờ Thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha kêu gọi các Giám mục Colombia tiếp tục bênh vực gia đình

CASTEL GANDOLFO - ĐTC Bênêđictô XVI khích lệ các GM Colombia tiếp tục tăng cường việc mục vụ gia đình trước làn sóng tục hoá trong xã hội ngày nay.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến chung dành cho 37 GM Colombia sáng ngày 10-9-2012 tại Castel Gandolfo, nhân dịp các vị kết thúc cuộc hành hương Rôma viếng mộ hai Thánh Tông Đồ và thăm Toà Thánh.

Đức tin là gì và phải sống đức tin như thế nào?

Trả lời: Đức tin là 1 trong 3 nhân đức đối thần hay thần học (Theological Virtue) nhờ đó chúng ta nhận biết và tin có Thiên Chúa là Cha, Đấng tạo dựng muôn loài muôn vật trong đó có con người, “được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa” (St 1,27).
Hỏi: Nhân Năm Đức Tin sắp mở ra trong Giáo Hội, xin cha giải thích tầm quan trọng của đức tin trong đời sống Kitô giáo.
Nhưng muốn có đức tin thì trước hết phải có ơn Chúa ban cho như một quà tặng quý giá mà không ai có thể tự sắm cho mình hay nhờ phương thế tự nhiên nào, hoặc học ở trường học nào trên thế giới mà có được đức tin.

Thứ ba Tuần 23 Thường niên 11.9.2012 "Thức suốt đêm cầu nguyện"



Lời Chúa: Lc 6, 12-19
Trong những ngày ấy, Ðức Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Ðến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Ðồ. Ðó là ông Simôn mà Người gọi là Phêrô, rồi đến ông Anrê, anh của ông; sau đó là các ông Giacôbê, Gioan, Philípphê, Batôlômêô, Mátthêô, Tôma, Giacôbê con ông Anphê, Simôn biệt danh là Quá Khích, Giuđa con ông Giacôbê, và Giuđa Ítcariốt, người đã trở thành kẻ phản bội.

Bí quyết của bình an và hoan lạc theo ĐTC Benedict XVI



Một lời mời gọi cầu nguyện hàng ngày
ROME, ngày 5 tháng 9, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Bí quyết của bình an và hoan lạc theo Đức Thánh Cha Benedict XVI là việc cầu nguyện hàng ngày.
Đức Thánh Cha đã tiếp tục các bài giảng về giáo lý về việc cầu nguyện ngày thứ tư, 5 tháng 9, ngày trích dẫn sách Khải Huyền, trong buổi triều kiến tại Sảnh Đường Gioan Phaolô II ở Vatican.
Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích bằng tiếng Pháp là "nếu chúng ta càng cầu nguyện thường xuyên và sốt sắng, chúng ta càng kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô, để Người thực sự bước vào đời sống chúng ta và ban cho chúng ta niềm vui và sự bình an."

Kinh Tin kính của Dân Thiên Chúa



Tông Thư dưới hình thức Tự Sắc
SOLEMNI HAC LITURGIA
 
Của Đức Thánh Cha Phaolô VI
Bế giảng Thánh lễ bế mạc “Năm Đức Tin”
Quảng trường Thánh Phêrô - 30 tháng 6, 1968
Kính thưa anh em đáng kính và các con thân mến,
1. Với phụng vụ trọng thể này chúng ta kết thúc cử hành 1900 năm tử đạo của các thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, và do đó khép lại Năm Đức tin. Chúng ta dâng hiến năm này cho việc kính nhớ các thánh Tông đồ để chúng ta có thể làm chứng cho ý muốn kiên định trung thành với kho tàng đức tin (x. 1 Tm 6,20) mà các ngài đã truyền lại cho chúng ta, và để chúng ta kiện cường khao khát nhờ vào đó mà sống trong mọi hoàn cảnh lịch sử mà Giáo Hội đang tiến bước giữa cuộc lữ hành trần thế này.

Tân phúc âm hóa, ý nghĩa một định nghĩa

Posted on fx.hongan on Tháng Chín 10, 2012
Tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng về Tân Phúc Âm Hóa vừa được công bố gần đây tại Vatican, đã chính thức đưa ra câu định nghĩa sau đây về dự án cấp thiết này của Giáo Hội ngày nay.
Tài liệu cho rằng dù là một trong nhiều dự án nổi danh của Giáo Hội, nhưng “tân phúc âm hóa”, cho đến nay, vẫn còn là một biểu thức và một quan niệm tương đối mới trong nhiều giới của Giáo Hội. Thành thử nghĩa của hạn từ này, đối với họ, vẫn còn mù mờ, chưa chính xác. Thoạt đầu được Đức GH Gioan Phaolô II đưa ra nhân dịp chuyến tông du của ngài tại Ba Lan (1), mà không kèm theo một nhấn mạnh hay một ý niệm đặc thù nào về vai trò tương lai của nó, “tân phúc âm hóa” sau đó đã được sử dụng lại với một sức sống mới trong Huấn Quyền của Đức Thánh Cha dành cho các giáo hội Châu Mỹ La Tinh. Ngài dùng hạn từ này để đánh thức một lần nữa và thúc đẩy các cố gắng mới đối với các sáng kiến truyền giáo và phúc âm hóa tại lục địa này. Về phương diện này, ngài nói với các giám mục Châu Mỹ La Tinh rằng: “việc tưởng niệm nửa thiên niên kỷ phúc âm hóa này sẽ có ý nghĩa đầy đủ nếu, trong tư cách giám mục, cùng với các linh mục và giáo dân của chư huynh, chư huynh dám chấp nhận nó làm việc dấn thân của mình, một cuộc dấn thân không phải để tái phúc âm hóa mà đúng hơn để tân phúc âm hóa; mới (tân) trong nhiệt tình, phương pháp và biểu thức của nó” (2).

Thần Học Về Chúa Thành Thần (tiếp theo)


Posted on thanhdang on Tháng Chín 10, 2012
B. SỰ TIẾN TRIỂN ĐỨC TIN CỦA HỘI THÁNH VỀ CHÚA THÁNH THẦN
Những chặng tiến triển của đức tin và thần học về Thánh Thần, chia thành ba giai đoạn chính: thời giáo phụ, thần học Trung cổ, thời cận đại.
I. Thời giáo phụ
Vào những thế kỷ đầu, tuy Thánh Thần được nhắc tới nhiều trong các bài giảng của các giáo phụ cũng như trong các tín biểu, nhưng có thể nói được là chưa trở thành đề tài thần học. Một đàng bởi vì tất cả sự chú ý được dành cho đức Kitô hoặc cho mối liên hệ giữa đức Kitô với Chúa Cha. Đàng khác bởi vì vào buổi đầu, các giáo phụ (họa theo tư tưởng của Kinh thánh) trình bày Thánh Thần như là sức mạnh của Thiên Chúa tác động trong lịch sử cứu rỗi, hoặc như là hồng ân của Thiên Chúa ban cho tín hữu. Vì thế các vị không bận tâm mấy tới những vấn đề siêu hình.

Thần Học Về Chúa Thánh Thần

Posted on thanhdang on Tháng Chín 10, 2012
Tuy Chúa Thánh Thần đã tác động trong vũ trụ và trong Giáo hội từ lâu lắm rồi, nhưng Ngài ít được thần học (cách riêng trong Giáo hội la tinh) nói đến, trừ khi bàn về bí tích Thêm sức và bảy ơn ban cho các tín hữu. Từ những năm sau công đồng Vaticano II, nhờ đối thoại với thần học Đông phương cũng như  nhờ phong trào canh tân Thánh Linh, một thiên trong thần học đã được khai trương, gọi là Pneumatologia, để học hỏi về Thánh Linh trong tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, cũng như về tác động của Ngài trong lịch sử. Ta có thể coi thông điệp  Domium et Vivificantem của Đức Gioan Phaolo II (18-5-1986) như một mốc đánh dấu sự tiến triển đó. Trước đó 5 năm, Đức Thánh Cha đã thúc đẩy tổ chức một Hội nghị Thần học quốc tế quy tụ các học giả Công giáo, Chính thống, Tin lành tại Vatican (từ ngày 22-26/3/1982) để kỷ niệm 1600 năm công đồng Constatinopoli đã tuyên xưng Đức Chúa Thánh Thần “là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống”.

Các nghĩa của từ “PNEUMA” (Thần Khí, tâm trí, gió…) trong Tin Mừng Gioan

Posted on fx.hongan on Tháng Chín 10, 2012
I. Dẫn nhập
Trong Kinh Thánh, danh từ “THẦN KHÍ” tiếng Hy Lạp: “pneuma”, gốc tiếng Hípri: “ruah”, có nghĩa khởi đầu: “hơi thở”. Danh từ “pneuma” xuất hiện 24 lần trong Tin Mừng thứ tư ở các nơi: 1,32.33a.33b; 3,5.6a.6b.8a.8b.34; 4,23.24a.24b; 6,63a.63b; 7,39a.39b; 11,33; 13,21; 14,17.26; 15,26; 16,13; 19,30; 20,22. Từ “pneuma” có nghĩa là “Thần Khí” (viết hoa) không xuất hiện trong 10 chương (Ga 2; 5; 8–13; 17; 21) và xuất hiện nhiều nhất trong chương 3 (6 lần). Các nghĩa của từ “pneuma” trong Tin Mừng thứ tư có thể phân loại thành 6 nhóm nghĩa.

Yêu thương là điều quan trọng nhất


Posted on fx.hongan on Tháng Chín 10, 2012
Kinh Thánh đề cập rất nhiều đến những mối quan hệ giữa con người với nhau và về việc phải yêu thương nhau. Đó chính là cùng đích của cuộc sống – yêu Chúa và yêu tha nhân. Mục đích cho tất cả mọi việc chính là thể hiện tình yêu thương. Đó chính là điều quan trọng nhất. Có thể bạn có được rất nhiều ơn, tài năng, nhưng nếu bạn không có tình yêu thương, tất cả đều chẳng có ích gì (x. 1 Cr 13,1-3). Và Kinh Thánh không nói đến việc bạn dành tình cảm yêu thương cho công việc hoặc cho chiếc máy vi tính bạn nhìn mỗi ngày, mà nói đến tình yêu dành cho Chúa và cho tha nhân. Và nếu bạn yêu mến Chúa, bạn cũng sẽ yêu mến tha nhân, bởi vì đó chính là cách bạn thể hiện tình yêu của bạn đối với Chúa.

Thần học luân lý căn bản

Posted on thanhdang on Tháng Chín 10, 2012
                   2. Thần học luân lý công giáo
                       > Lời nói đầu
                       > Chương I
                       > Chương II
                       > Chương III
                       > Chương IV
                       > Chương V
                       > Chương VI 

Đức tin Kitô giáo – các chiều kích và đặc tính quy Kitô


Posted on fx.hongan on Tháng Chín 10, 2012
Bài viết này thể hiện mong muốn đáp lại lời Đức Giáo Hoàng Bênêđettô mời gọi các tín hữu gia tăng “suy tư về chính hành vi đức tin” (Porta Fidei, 9). Có nhiều vấn đề cần phải đào sâu để hiểu hơn về đức tin như: đức tin là ân sủng nhưng đồng thời cũng là hành vi nhân linh, đức tin là chắc chắn nhưng cũng gắn liền với “đêm tối”, tính cá vị và tính cộng đoàn của đức tin, diễn tả đức tin bằng ngôn ngữ và bằng hành động, v.v… Với đề tài được đưa ra là nói về đức tin Kitô giáo trong tương quan với Đức Kitô – Đấng là nền tảng và điểm quy chiếu của đức tinđó – người viết bài này chỉ xin trình bày ba chiều kích liên hệ tới lý trí, tâm cảm và thực hành (nói tắt và nôm na là biết, cảm, sống) của đức tin và cho thấy Đức Kitô là nguyên lý của đức tin Kitô giáo thế nào trong ba chiều kích đó.

Lề Luật là dấu chỉ tình yêu hiền phụ của Thiên Chúa


Posted on fx.hongan on Tháng Chín 10, 2012
Lề Luật của Thiên Chúa không phải là một gánh nặng hay một hạn chế áp bức, mà là ơn qúy báu nhất, chứng minh cho thấy tình yêu hiền phụ của Người, là ý muốn gần gũi với dân Người, là Đồng Minh của họ và cùng họ viết lên một lịch sử tình yêu.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo trưa Chúa Nhật 2-9-2012. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Trong Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay nổi bật lên đề tài Lề Luật của Thiên Chúa, điều răn của Người, là một yếu tố nòng cốt của Do thái giáo cũng như của Kitô giáo, nơi nó tìm thấy sự thành toàn trong tình yêu (x. Rm 13,10). Đức Thánh Cha định nghĩa Lề Luật như sau

Đức Thánh Cha tiếp kiến 100 giám mục thuộc các xứ truyền giáo

CASTEL GANDOLFO - ĐTC Bênêđictô XVI mời gọi các giám mục thuộc các xứ truyền giáo tiếp tục tín thác vào sức mạnh của Tin Mừng giữa bao nhiêu nghịch cảnh và khó khăn đang đè nặng trên cuộc sống hằng ngày của dân chúng.
Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 7-9-2012, dành cho khoảng 100 giám mục đến từ các xứ thuộc Bộ Truyền giáo ở Á, Phi, Mỹ Latinh và Úc châu, đang tham dự khoá bồi dưỡng tổ chức tại Học viện Thánh Phaolô ở Rôma. Hiện diện tại buổi kiếp kiến cũng có ĐHY Tổng trưởng Fernando Filoni và 2 vị Tổng Thư ký của Bộ là Đức TGM Savio Hàn Đại Huy, SDB, và Đức TGM Protase Rugambwa.

ĐHY Dolan cầu nguyện cho Sự Sống để kết thúc đại hội Đảng Dân chủ


Vào đêm 6-9-2012, Đức Hồng y Timothy Dolan đã cầu nguyện để bế mạc Đại hội Đảng Dân chủ ngay sau bài phát biểu của Tổng thống Obama. Tuy nhiên, nhiều đài truyền hình, ngoại trừ Hãng FOX, đã cúp chương trình không phát sóng lời cầu nguyện trên truyền hình.

Chúa Giêsu đến để chữa bệnh câm điếc của linh hồn

THỨ HAI, 10 THÁNG 09 2012 00:29 BBT WTGP HN
Chúa Giêsu đến để "mở ra", để giải thoát chúng ta khỏi sự câm điếc nội tâm, và khiến cho chúng ta có khả năng sống tràn đầy tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin chung trưa Chúa nhật 9-9-2012 trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói

Thứ hai Tuần 23 Thường niên 10.9.2012 "Giơ bàn tay anh ra"


Lời Chúa: Lc 6, 6-11
Một ngày sabát khác, Ðức Giêsu cũng vào hội đường và giảng dạy. Ở đó có một người bị khô bại tay phải. Các kinh sư và những người Pharisêu rình xem Ðức Giêsu có chữa người ấy trong ngày sabát không, để tìm được cớ tố cáo Người. Nhưng Người biết họ đang suy nghĩ như thế, nên bảo người bại tay: “Anh trỗi dậy, ra đứng giữa đây!” Người ấy liền trỗi dậy và đứng đó. Ðức Giêsu nói với họ: “Tôi xin hỏi các ông: ngày sabát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay huỷ diệt?” Người rảo mắt nhìn họ tất cả, rồi bảo người bại tay: “Giơ bàn tay anh ra!” Anh ấy làm như vậy và tay anh liền trở lại bình thường. Nhưng họ thì giận điên lên, và bàn nhau xem có làm gì được Ðức Giêsu không.

Sinh lại trong Thần khí



NVCL - Hôm nay, 4/9/2012, kỷ niệm lần thứ 60 ngày sinh Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt – Chứng nhân và là nạn nhân của công cuộc vì Sự thật – Công lý – Hòa bình ở Việt Nam.
Kể từ khi công cuộc đấu tranh cho Sự thật – Công ly – Hòa bình ở Việt Nam nói chung và TGP Hà Nội nói riêng, TGM Giuse Ngô Quang Kiệt dù trên cương vị Tổng Giám mục Hà Nôi, hay đến khi bị Giáo hội Công giáo đưa ra khỏi Hà Nội theo yêu cầu của nhà cầm quyền CSVN, cả thế giới đã biết đến Ngài với những thăng trầm, những vấn nạn của đất nước và giáo hội Công giáo Việt Nam.

Đức Thánh Cha gửi sứ điệp tới Hội nghị Giáo dân Công giáo Phi châu



VATICAN. ĐTC Bênêđictô XVI kêu gọi Giáo Hội tại Phi châu tiếp tục hy vọng, mặc dù những hoàn cảnh khó khăn và đen tối, đồng thời hăng say thông truyền Tin Mừng hy vọng cho tha nhân.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong sứ điệp gửi đến hơn 300 đại biểu của hàng giáo dân và đại diện các HĐGM đang tham dự Hội nghị Giáo dân Công giáo Phi châu tiến hành tại Yaoundé, thủ đô Camerun, từ ngày 4 đến 9-9-2012, về đề tài: “Chứng nhân của Chúa Giêsu Kitô tại Phi châu ngày nay. Muối đất… Ánh sáng thế gian” (Mt 5.13.14).

Giáo quyền Công giáo tại Thánh Địa phản đối những vụ xúc phạm Chúa Giêsu



JERUSALEM - Hội đồng các vị Bản quyền Công giáo tại Thánh Địa tố giác những vụ lăng mạ Công giáo và yêu cầu chính quyền Israel truy tố những kẻ thủ phạm ra trước công lý.
Trong đêm mồng 3 rạng ngày 4-9-2012, một câu lăng mạ Chúa Giêsu (Giêsu là con khỉ) được viết bằng tiếng Do Thái trên tường cạnh cổng Đan viện Dòng Xitô Nhặt Phép, cũng gọi là Dòng Trappiste ở Latrun, gần xa lộ nối liền thành Jerusalem với Tel Aviv. Cửa của Đan viện cũng bị đốt. Vụ này cũng như những vụ đốt phá các nơi thờ phượng và lời lăng mạ Kitô giáo là do các nhóm Do Thái cuồng tín và cực hữu, gắn liền với phong trào thiết lập các khu định cư bất hợp pháp trên đất của người Palestine. Hồi tháng 2 năm nay, một câu “Hãy giết chết người Kitô” cũng đã được viết trên đường Đan viện Thánh Giá ở Jerusalem.

Cầu nguyện trước hết là lắng nghe Thiên Chúa nói và chúc tụng Người

CHÚA NHẬT, 09 THÁNG 09 2012 14:33 BBT WTGP HN
Lời cầu nguyện của chúng ta thường là lời xin, trái lại trước hết phải là lời chúc tụng Thiên Chúa vì tình yêu của Người, vì ơn của Chúa Giêsu Kitô Đấng đã đem đến cho chúng ta sức mạnh, niềm hy vọng và ơn cứu rỗi.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên trong buổi tiếp kiến 8.000 tín hữu và du khách hành hương trong đại thánh đường Phaolô VI sáng thứ Tư 5-9-2012. Ngài đã tiếp tục loạt bài giáo lý về đề tài cầu nguyện. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Quê hương yên bình


Tôi có dịp về thăm một xã vùng quê nghèo, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang nhân dịp nghỉ lễ 02.09 vừa rồi. Nơi đây không tất bật, ồn ào và hào nhoáng như Sài Gòn nhưng thật yên bình. Yên bình bởi khung cảnh êm đềm và con người miền Tây chân chất thật thà. Điều này làm tâm hồn tôi như lắng lại để nghỉ ngơi và suy nghĩ. Nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả ở chốn thị thành. Suy nghĩ về bản thân, về những con người nơi quê hương này, và suy nghĩ về tương quan giữa mình với Thiên Chúa.

Nhìn người


Có một giai thoại về Đại học Stanford, “Một câu chuyện thật thú vị”, nội dung như sau:
Một phụ nữ trong bộ trang phục áo bằng vải lanh kẻ sọc và chồng mình trong bộ com-lê giản dị đã mòn xơ cả chỉ, xuống ga tàu ở thành phố Boston và rụt rè bước đi không hẹn trước tới văn phòng ở phía ngoài của Đại học Harvard. Trong chốc lát cô thư ký có thể nói rằng những người ở nông thôn lạc hậu về văn hoá như thế không có việc gì phải bước chân vào Đại học Harvard thậm chí còn không xứng đáng được vào Đại học Cambridge.

Ơn gọi linh mục là câu chuyện tình yêu

CHÚA NHẬT, 09 THÁNG 09 2012 12:28 BBT WTGP HN
Ánh mặt trời chói chang vào buổi sáng thứ Bảy 30-6-2012 như lời chào mừng một biến cố trang trọng uy nghiêm diễn ra tại Nhà Thờ Chính Tòa Đức Bà nơi trung tâm thủ đô Paris của nước Pháp. Đó là lễ truyền chức linh mục cho 12 thầy phó tế.
Trước sự hiện diện của 550 Linh Mục, 400 thiếu niên thiếu nữ giúp lễ và 5000 tín hữu Công Giáo đến từ khắp nơi trong Tổng Giáo Phận Paris cũng như từ các miền xa xôi khác trên nước Pháp, Đức Hồng Y André Vingt-Trois đã chủ sự lễ truyền chức.
Giảng trong Thánh Lễ, Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Paris nhắc nhở cộng đoàn tín hữu đừng quên sự kiện giảm sút con số Linh Mục trên toàn nước Pháp, một sự kiện mà hình như các tín hữu Công Giáo Pháp không đo lường hết mức độ nghiêm trọng. Đức Hồng Y gióng lên lời cảnh báo: "Lòng quảng đại và sự dấn thân của giáo dân trong sứ mệnh của Giáo Hội làm nên sự sinh động trong các giáo xứ và trong các hội đoàn, phong trào. Nhưng giáo dân không thể thay thế vai trò và chỗ đứng của Linh Mục. Bởi vì, sứ vụ linh mục rất cần thiết và không thể nào thay thế được! Do đó, tôi mời gọi các gia đình hãy nâng đỡ và khuyến khích con cái khi con cái được kêu gọi vào đời sống linh mục, thay vì chỉ chú ý đến sự thành công trong xã hội của con cái".

Vài nét về Giáo Hội tại Liban


WHĐ (09.09.2012) / Zenit Trong ba ngày 14,15,16 tháng Chín sắp tới, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ thực hiện chuyến tông du tại Liban, để ban hành Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám mục đặc biệt về Trung Đông. Đây là chuyến tông du ngoài Italia lần thứ 24 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kể từ khi ngài làm giáo hoàng.
Nhân dịp này, Văn phòng Thống kê Trung ương Giáo Hội đã công bố các số liệu thống kê liên quan đến Giáo hội Công giáo tại Liban. Số liệu được cập nhật đến 31 tháng Mười Hai 2011.

Ủy ban Giáo lý Đức tin – Hội đồng Giám mục Việt Nam phát hành sách chào mừng Năm Đức Tin


WHĐ (08.09.2012) – Nhân dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vaticanô II (1962 – 2012) và để chào mừng Năm Đức Tin, Ủy ban Giáo lý Đức tin trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (UBGLĐT) đã thực hiện 2 công trình

Chúa Nhật 23 Thường Niên Năm B


Bài Ðọc I: Is 35, 4-7a
"Tai người điếc sẽ mở ra và người câm sẽ nói được".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Các ngươi hãy nói với những tâm hồn xao xuyến: Can đảm lên, đừng sợ! Này đây Thiên Chúa các ngươi đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát các ngươi.
Bấy giờ mắt người mù sẽ sáng lên, và tai người điếc sẽ mở ra. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, và người câm sẽ nói được, vì nước sẽ chảy lên nơi hoang địa, và suối nước sẽ chảy nơi đồng vắng. Ðất khô cạn sẽ trở thành ao hồ, và hoang địa sẽ trở nên suối nước.
Ðó là lời Chúa.

Thực tập nhân bản: thực tập nhận lỗi để sống hòa thuận với anh em



1.LỜI CHÚA: “Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24).
2.CÂU CHUYỆN:
Có một vị giáo sư nọ kiến thức uyên bác thường được các học viện thỉnh giảng. Một hôm sau khi giảng xong đề tài: “Thực tập nhận lỗi và sống hòa thuận với anh em”, ông đã tự lái xe hơi về nhà. Khi xe vừa ra ngòai cổng trường thì gặp một chiếc taxi từ xa phóng tới thắng thật gấp vì súyt chút nữa đụng phải xe của ông. Rõ ràng tài xế taxi có lỗi đã phóng nhanh giữa đường phố đông người. Nhưng thay vì nhận lỗi, anh tài xế này lại lớn tiếng la mắng viên giáo sư: “Bộ ông bị đui hay sao mà lái xe bất cẩn như vậy hả ?”. Nghe lời mắng chửi như vậy, viên giáo sư tức giận đỏ mặt, vì theo luật giao thông: tài xế này đã phóng nhanh trên đường phố đông người đi lại là sự vi phạm nghiêm trọng bộ luật giao thông đường bộ. Viên giáo sư liền to tiếng cãi lại : “Chính anh mới là kẻ đui khi lái xe bạt mạng như vậy”. Gã tài xế taxi liền xuống xe thách thức: “Ông có giỏi thì ra đây nói chuyện phải quấy với tôi!”. Viên giáo sư cũng không vừa: “Ra thì ra chứ ta sợ gì anh”. Nhưng khi vừa ra khỏi xe, viên giáo sư thấy một đám học viên đang từ học viện ra về gần tới chỗ ông. Viên giáo sư nghĩ tới đề tài mới thuyết trình “Thực tập nhận lỗi và sống hòa thuận với tha nhân”, nên thay vì tranh cãi hơn thua với gã kia, ông tiến đến gần bắt tay anh ta và ôn tồn nói : “Đúng là tôi có lỗi. Anh cho tôi xin lỗi nhé”. Gã tài xế đang trong tư thế sẵn sàng đối phó ngạc nhiên trước thái độ hòa hõan của đối phương nên cũng hạ giọng nắm tay viên giáo sư và nói: “Thực ra đây là lỗi của cháu đã lái xe quá nhanh, chứ không phải hòan tòan lỗi của bác dâu. Bác cho cháu xin lỗi nhé”. Sau cái bắt tay xin lỗi làm hòa, cả hai lại vui vẻ lên xe đi về nhà.

Đức hồng y Gianfranco Ravasi: Giáo hội tôn trọng sự tiếp cận đa phương đối với chân lý


WHĐ (05.09.2012) – Đức hồng y Martini, nguyên Tổng giám mục giáo phận Milano vừa qua đời, hưởng thọ 85 tuổi. Ngài là tu sĩ Dòng Tên, một chuyên gia lỗi lạc về Kinh Thánh, đã từng đảm nhận trọng trách lãnh đạo Đại học Giáo hoàng Gregoriana.
Nhiều người coi ngài là một người cấp tiến, nhấn mạnh quan điểm cởi mở của ngài về an tử, ngừa thai, vai trò của phụ nữ trong Giáo hội, hôn nhân đồng giới … và những phát biểu mong muốn Giáo hội phải canh tân hơn nữa.
Nhiều cơ quan thông tấn quốc tế trích và bình luận về phát biểu của Đức cố Hồng y trên nhật báo Corriere della Sera không lâu trước khi ngài qua đời. Theo đó, Đức cố Hồng y cho rằng Giáo hội đã lạc hậu đến 200 năm.

Lễ Sinh nhật Đức Trinh nữ Maria


Người đăng: hoctran | 05.09.2012
I. Lịch sử Lễ Sinh nhật Trinh nữ Maria
Lm Thêôphilê
Ngày lễ Sinh nhật Đức Trinh nữ gắn liền với việc cung hiến một Đền thờ được xây cất tại Giêrusalem vào thế kỷ thứ V, nơi theo truyền thống cho là nhà của ông Gioan Kim và bà Anna, gần nơi hồ tắm Bethzatha (Ga 5,1-9). Tức là nơi các tín hữu cho là nhà Đức Mẹ được sinh ra. Từ thế kỷ thứ XII, ngôi đền thờ được gọi là Đền thờ thánh Anna, rồi sau đó được dâng kính cho ngày Sinh nhật của Đức Maria.

10 điều hiểu lầm về Công giáo


Người đăng: hoctran | 05.09.2012
 
Khoảng 4 năm tôi dạy học ở một trường trung học Công giáo và đã nghe những câu hỏi về đức tin. Tôi nghĩ mình đã nghe mọi kịch bản về luân lý với bất kỳ chủ đề nào, những sai lầm về thần học, và thậm chí cả những hiểu lầm về lịch sử. Đây là 10 điều hiểu lầm nhiều nhất về đức tin:
1. Vô nhiễm Nguyên tội: Tôi thường nghe học sinh thuyết phục tôi rằng Vô nhiễm Nguyên tội là nói về Chúa Giêsu.  Dĩ nhiên, khi tôi giải thích đó là nói về Đức Mẹ thì vấn đề càng “nóng” hơn.

Giữ đạo và Sống đạo


Người đăng: hoctran | 05.09.2012
Không biết vì “quen” hay “cố ý” mà chúng ta thường nói “giữ đạo”. Nếu chỉ “giữ đạo” thì quá đơn giản, quá dễ, còn “sống đạo” mới khó!
Giữ đạo là dạng sơ đẳng và tiêu cực, sống đạo mới là cao đẳng và tích cực. Sống đạo đúng nghĩa không hề đơn giản! Chúng ta giữ đạo chỉ cần làm dấu, đọc vài kinh (chứ chưa chắc cầu nguyện), tham dự phụng vụ trong nhà thờ, “đóng khung” từ cửa nhà thờ vào. Nhưng sống đạo không phải vậy, mà phải “đi vào đời” chia sẻ mọi điều với tha nhân, nghiêm túc từ trong ý nghĩ rồi mới phát tiết ra cử chỉ, ngôn ngữ, ánh mắt, thái độ và hành động. Khó lắm thôi!

Một vài kỷ niệm về Công Đồng Chung Vatican II


Phỏng vấn Đức Hồng Y Georges Cottier, dòng Đa Minh, nguyên thần học gia Phủ Giáo Hoàng
Ngày 11 tháng 10 tới đây Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ chủ sự thánh lễ khai mạc Năm Đức Tin. Đây cũng là dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Chung Vatican II và 20 năm công bố Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Georges Cottier, 90 tuổi người Thụy Sĩ, thuộc dòng Đa Minh, nguyên thần học gia Phủ Giáo Hoàng.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, hồi khai mở Công Đồng Chung Vaticăng II Đức Hồng Y đã là một linh mục trẻ, mà Đức Cha Charles Provenchères chọn như thần học gia riêng theo người tham dự Công Đồng trong khóa họp thứ hai. Đức Hồng Y đã có kỷ niệm nào về việc Đức Roncali được bầu làm Giáo Hoàng?

Vài nét về đất nước Li Băng nơi Đức Thánh Cha sắp viếng thăm



Với đà leo thang trong cuộc nội chiến tại Syria, hai nước trong vùng Vịnh là Ả rập Saudi và Qatar đã yêu cầu công dân của mình rời khỏi Li Băng là nước láng giềng của Syria. Cả hai nước này trong thời gian qua đều đã công khai bày tỏ sự ủng hộ của họ cho các lực lượng nổi dậy tại Syria. Các cường quốc trên thế giới có lập trường chống lại chế độ Damascus của tổng thống Bashar al-Assad cũng kêu gọi công dân của họ nhanh chóng rời khỏi Li Băng.
Thiết tưởng cũng cần nói thêm là từ tháng Ba năm 2011 cho đến nay, trong các buổi triều yết chung hàng tuần diễn ra vào sáng thứ Tư hàng tuần và trong nhiều dịp khác nhau, Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ lên án tội ác diệt chủng của nhà cầm quyền Damascus đang làm mọi cách để giữ lấy ngai vàng của mình. Tiêu biểu là tuyên bố của Tòa Thánh hôm 28 tháng Năm sau cuộc tàn sát tại Houla trong hai ngày 25 và 25 tháng Năm làm 108 người chết trong đó có 49 trẻ em và 34 phụ nữ. Liên Hiệp Quốc ước tính là cho đến nay ít nhất 12,000 thường dân vô tội đã bị giết trong cuộc nội chiến. Các cơ quan cứu trợ Công Giáo tại Syria cho rằng việc tàn sát thường dân vô tội của chế độ độc tài Bashar al-Assad “diễn ra hàng ngày”.

Những “tấm bánh” giữa đời thường



Giữa đời thường
Thứ Hai, ngày 27.08.2012, Giáo hội cử hành lễ nhớ Thánh nữ Mônica. Chiều nay có khá đông bà con giáo dân tham dự Thánh lễ ở nhà thờ Đồng Tiến, Giáo hạt Phú Thọ, Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh,  tọa lạc ở số 54 đường Thành Thái, phường 12, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh. Hình ảnh đánh đọng tâm hồn tôi trong Thánh lễ chiều nay đó chính là lúc linh mục dâng tấm bánh thánh lên cao. Hình ảnh này làm tôi nhớ tới những “tấm bánh” giữa đời thường hôm nay.
Bạn thân mến, tấm bánh không chỉ là thức ăn nuôi sống con người. Tấm bánh còn nói đến sự cho đi và hy sinh. Cho đi để người khác được đón nhận. Hy sinh để người khác được hạnh phúc. Vậy, bạn từng cảm nhận những tấm bánh như thế bao giờ trong đời chưa? Nếu nhìn dưới góc độ này thì cha mẹ là tấm bánh cho con cái. Linh mục là tấm bánh cho đoàn chiên. Và Chúa Giêsu là tấm bánh trường sinh cho nhân loại. Vậy, những “tấm bánh” như thế được thể hiện như thế nào giữa đời thường hôm nay?

Các giám mục mới được bổ nhiệm tham dự Hội thảo tại Roma


WHĐ (05.09.2012) – 92 giám mục mới được bổ nhiệm trong hai năm qua tại các giáo phận thuộc Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc (Bộ Truyền giáo) hiện đang tham dự một Hội thảo chuyên đề do Bộ này tổ chức tại Roma. Các giám mục này thuộc 42 quốc gia của châu Phi (25 quốc gia, 63 giám mục), châu Á (8 quốc gia, 17 giám mục), châu Mỹ (6 quốc gia, 6 giám mục) và châu Đại Dương (3 quốc gia, 6 giám mục).
Tiếp nối truyền thống do Bộ Truyền giáo khởi xướng từ năm 1994, Hội thảo nhằm đem đến cho tất cả các giám mục mới được bổ nhiệm tại các giáo phận hoặc các vùng truyền giáo, một thời gian để cầu nguyện, suy tư, đào sâu đời sống và sứ vụ giám mục, đặc biệt là trong những năm đầu có thể có những khó khăn vấn đề.

Liên Hội đồng giám mục Á Châu: Hội nghị về Truyền thông xã hội và Tân Phúc âm hóa

WHĐ (04.09.2012) – Các giám mục thuộc vùng Nam, Đông Nam, Đông và Trung Á đang quy tụ tại Bangkok, Thái Lan trong tuần này để tham dự Hội nghị lần thứ VIII của Viện Giám mục về Truyền thông xã hội” (Bishops’ Institute for Social Communications – BISCOM VIII). Hội nghị kéo dài năm ngày (từ ngày 3 đến 8 tháng Chín 2012) sẽ thảo luận về Truyền thông xã hội: Lướt web, Mạng, Blog, Trò chơi, Nghiện internet - Thách thức và Cơ hội cho Sứ vụ Truyền thông tại châu Á.
Đức Tổng giám mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Truyền thông xã hội, sẽ khai mạc BISCOM VIII vào ngày hôm nay, thứ Ba, 04 tháng Chín. Bài thuyết trình của ngài mang tựa đề “Loan báo Làm chứng trên mạng: Các mô hình và chiến lược mới nảy sinh”, được mong đợi sẽ nêu bật các chiến lược để công bố sứ điệp của Chúa Kitô trong môi trường truyền thông mới mẻ.

Thứ tư Tuần 22 Thường niên 5.9.2012 "Phải loan báo Tin Mừng"



Lời Chúa: Lc 4, 38-44
Khi ấy, Đức Giêsu rời khỏi hội đường, đi vào nhà ông Simôn. Lúc ấy, bà mẹ vợ ông Simôn đang bị sốt nặng. Họ xin Người chữa bà. Ðức Giêsu cúi xuống gần bà, ra lệnh cho cơn sốt, và cơn sốt rời khỏi bà: tức khắc bà trỗi dậy phục vụ các ngài.
Lúc mặt trời lặn, tất cả những ai có người đau yếu mắc đủ thứ bệnh hoạn, đều đưa tới Người. Người đặt tay trên từng bệnh nhân và chữa họ. Quỷ cũng xuất khỏi nhiều người, và la lên rằng: “Ông là Con Thiên Chúa!” Người quát mắng, không cho phép chúng nói, vì chúng biết Người là Ðấng Kitô.

Kinh nghiệm đặc sủng trong Giáo Hội



(04/09/12, 8:45 am)
Trong viễn ảnh đón mừng Năm Đức Tin của Giáo Hội Công Giáo, Toà Thánh sắp sửa phổ biến một số văn kiện trong đó các tiêu chuẩn giúp lượng giá và khả dĩ vận dụng những mặc khải tư, những cuộc hiện ra cho cá nhân này hoặc cá nhân nọ sẽ được nêu dẫn và xác định một cách minh bạch. Để chuẩn bị đón nhận những văn kiện này, và trước sự nở rộ hiện nay của một số phong trào đạo đức bình dân như chẳng hạn những tổ chức du ngoạn tâm linh, những buổi tụ họp tôn sùng và khẩn cầu Lòng Chúa Thương xót, những cuộc hành hương xin ơn nơi các trung tâm Đức Mẹ, những sinh hoạt lôi kéo và vận dụng ơn Thánh Linh…thiết tưởng các giáo lý viên cũng nên khởi sự đặt vấn đề, tìm hiểu và cầu nguyện làm sao để cho chính bản thân mình cũng như các học viên giáo lý luôn được gìn giữ, bảo toàn và phát huy trong một đức tin quân bình, trưởng thành và chính thống.

Xin Mẹ giúp chúng con sống trung thành với Phúc Âm


(04/09/12, 8:36 am)
Với mái tóc đen, ánh mắt lanh lẹ và khuôn mặt rạng rỡ, bà Sylviane Python-Terreaux cứ bước đi khoảng 10 thước trên các con đường ở Lộ-Đức là thế nào cũng có người chặn lại. Có người chào thăm. Có người đặt câu hỏi. Cũng có người mời bà đến ngồi vào bàn để thưởng thức món khai vị. Bà nhã nhặn trả lời: ”Xin đợi một chút. Hiện lúc này tôi phải trả lời một ký giả phỏng vấn. Khi nào xong tôi sẽ đến ngay và chúng ta cùng thưởng thức món khai vị!” Bà Sylviane luôn tỏ ra nhiệt tình, lịch thiệp và lắng nghe mọi người.

Tôi tin hằng sống vậy


(04/09/12, 8:32 am)
“Tôi tin có đời sống vĩnh cửu” ! Đây là điều khoản cuối cùng của bản Tuyên Xưng Đức Tin Công Giáo các Tông Đồ. “Đời sống vĩnh cửu” đây trước hết là một đời sống sẽ không hết, không chết bao giờ nữa ; nhưng cũng còn là một đời sống hạnh phúc hoàn toàn, vì là đời sống Phục Sinh trong nhà Cha trên Trời, chứ không phải chỉ sống kéo dài lay lắt…, kiểu như niềm tin linh hồn bất tử ở dưới âm phủ !
“Không chết” và “hạnh phúc hoàn toàn”, đó là hai ý niệm gắn liền với nhau của “Đời Sống Vĩnh Cửu” theo niềm tin Công Giáo.

Cùng đọc toát yếu giáo lý hội thánh công giáo


BÀI 14: “ĐỨC GIÊSU KITÔ ĐÃ CHỊU NẠN ĐỜI QUAN PHONGXIÔ PHILATÔ (04/09/12, 8:20 am)

Con đã đọc qua trước nên biết rằng cuộc Thương khó của Chúa được ghi lại trong Phúc Âm theo thánh Mathêu chương 26. Đầu tiên là lời Chúa nói với các môn đệ: “Anh em biết còn hai ngày nữa là đến lễ Vượt Qua, và Con Người sắp bị nộp để chịu đóng đinh vào thập giá.” (Mt26,2). Chắc không phải ngẫu nhiên Chúa chọn thời điểm là lễ Vượt Qua, và nếu có dụng ý thì nó mang ý nghĩa gì?
*Câu hỏi rất hay, có nền tảng Thánh Kinh. Lễ Vượt Qua là đại lễ lớn nhất của người Do thái tưởng niệm biến cố lớn nhất trong lịch sử của họ, là cuộc giải phóng khỏi ách nô lệ người Aicập, nhờ Chúa dùng một nhân vật vĩ đại là ông Môsê. Sau một loạt các tai ương giáng xuống Aicập mà lòng họ vẫn chai đá, sự kiện quyết định là việc giết các con đầu lòng Aicập, loài vật cũng như người, trong đêm ăn chiên Vượt Qua, tức con chiên đực không tì tích, được giết lấy máu bôi lên ngạch cửa, để nhờ máu này như dấu hiệu mà thần tru của Thiên Chúa vượt qua ngưỡng cửa nhà đó, không giết con đầu lòng của Dân Chúa. Hãy đọc toàn bộ chương 12 sách Xuất hành bạn sẽ nắm rõ lễ này.
Lên đầu trang