Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ năm Tuần 18 Thường niên 9.8.2012 "Anh là tảng đá"

Lời Chúa: Mt 16, 13-23
Khi Ðức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philípphê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?” Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ”. Ðức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Simon Phêrô thưa: “Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Ðức Giêsu nói với ông: “Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Ðấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”. Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Ðấng Kitô.

Tha nhân không là địa ngục

Người đăng: | 08.08.2012
Chúng ta được sinh ra trong một gia đình, chúng ta được mời gọi để sống trong xã hội. Tha nhân không phải là một trở ngại, nhưng chính là một trợ giúp để chúng ta phát triển nhân cách và thành toàn.
Có một chàng thanh niên khao khát trở thành một thánh nhân. Chàng xin vào một dòng tu. Không mấy chốc, chàng khám phá ra tính tình nóng nảy của mình. Nhưng thay vì tìm căn nguyên nơi mình, chàng quy trách cho những người xung quanh. Tha nhân đã trở thành hỏa ngục đối với chàng.
Sau cùng, không còn chịu nổi đời sống tập thể nữa, chàng nghĩ có thể tìm thấy sự yên tĩnh trong sa mạc. Thế là chàng đã lên đường tìm đến một nơi hoang vu vắng vẻ để cắm lều sống đời ẩn sĩ. Mà thật thế, chàng đã tìm lại được sự thanh thản trong tâm hồn…

Hội nghị Quốc tế về Bệnh SIDA tại Washington

Phỏng vấn Đức ông Robert Vitillo, cố vấn đặc biệt bệnh SIDA của Tổ chức Caritas Quốc tế
Trong các ngày từ 22 đến 27-7-2012, Hội nghị Quốc tế lần thứ 19 về Bệnh SIDA đã diễn ra tại Washington với sự tham dự của hàng trăm bác sĩ, các nhà khoa học, các chuyên viên nghiên cứu và cả các giáo sĩ tu sĩ săn sóc các bệnh nhân SIDA. Các tham dự viên đã khẳng định rằng cung cấp việc trị liệu chống vi rút HIV/SIDA cho 34 triệu bệnh nhân không chỉ là một bổn phận luân lý, mà còn là phương thế hữu hiệu và tiết kiệm nhất giúp ngăn chặn bệnh dịch SIDA nữa. Thật là điều không chấp nhận được, khi các phương thức trị liệu đó không tới được với các người cần đến chúng nhất, đặc biệt là tại các nước Á châu và Phi châu nằm bên dưới vùng sa mạc Sahara. Các chuyên viên nghiên cứu của Đại học Havard của Hoa Kỳ cho biết việc phân phát thuốc chống vi rút SIDA xem ra mắc tiền trong việc đầu tư khởi đầu, nhưng sẽ đem lại các tiết kiệm đáng kể trong 5 năm tới đối với các chi phí của việc trị liệu.

Đức Thánh Cha khích lệ Hội Hiệp Sĩ Colombo Hoa Kỳ tiếp tục dấn thân bảo vệ quyền Tự Do Tôn Giáo


VATICAN: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khích lệ Hội Hiệp sĩ Colombo Hoa Kỳ tiếp tục dấn thân bảo vệ công lý và quyền tự do tôn giáo của mọi tín hữu, đặc biệt trước các đe dọa mới trong xã hội tục hóa ngày nay.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong sứ điệp, do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký, gửi ông Carl Albert Anderson, Hiệp sĩ tối cao, nhân hội nghị tối cao lần thứ 130 diễn ra trong các ngày 7-9 tháng 8 này tại Anaheim trong tiểu bang California.

Thánh Ða Minh, Linh Mục Lập Dòng (1170-1221)


Ngày 08 tháng 08
Thánh Ða Minh sinh năm 1170 tại Calaruega nước Tây Ban Nha. Trước tiên ngài là linh mục triều, lên chức kinh sĩ (1194) và sau đó lập dòng Ða Minh. Ngài cảm thấy như được Chúa truyền gọi đi loan báo Tin Mừng cho các bộ lạc bên nước Nga. Nhưng Ðức Giáo Hoàng lại cử ngài tới miền Toulouse, nơi đang bị những làn sóng lạc giáo xâm lấn. Ngài nghĩ rằng lời giảng dạy và cuộc sống theo tinh thần Phúc Âm chính là linh hồn của mọi hoạt động truyền giáo. Ngài đã khuyên nhủ các bạn của ngài và đề nghị với họ một chương trình duy nhất: hãy hăng say loan truyền chân lý và hãy sống nghèo khó như các môn đệ của thánh Phanxicô Khó Khăn. Ðức Giáo Hoàng Honoriô III đã chấp thuận luật dòng của ngài vào năm 1216 và Thiên Chúa đã dành cho ngài 5 năm vắn vỏi để chu toàn sứ mệnh của người gieo giống. Suốt thời gian đó, ngài rảo qua khắp các nước Pháp, Ý và Tây Ban Nha và đã đưa vô số người ly giáo trở về với Giáo Hội. Ngài qua đời tại Bologne (nước Ý) ngày 08/8/1221. Ðức Giáo Hoàng Grêgoriô IX đã tôn phong ngài lên bậc Hiển Thánh năm 1234.

Con bọ cạp giữa dòng sông


Chúa Giêsu đã đánh đổ mọi thứ óc "biệt phái". Những kẻ bị xã hội loại ra bên lề đã được Ngài biến thành bạn hữu, những kẻ đồng bàn.
Một tín đồ Ấn giáo nọ xuống dòng sông Gange để thanh tẩy và cầu nguyện...
Ông đang trầm mình giữa dòng sông thì bỗng đâu rác rưởi tấp lại dày đặc xung quanh ông. Trong đống rác, một con bọ cạp đang chao đảo chới với giữa dòng nước. Sẵn lòng khoan dung đối với thú vật, người tín đồ Ấn giáo mới chìa cánh tay ra để cứu vớt con vật. Nhưng cánh tay ông vừa đưa ra đã bị con vật dùng chiếc vòi độc của nó đốt lấy. Người đàn ông không mất kiên nhẫn, con vật càng hung hãn, ông càng chịu đựng để nó dùng nọc độc chích liên hồi, miễn là cứu sống nó thoát khỏi dòng nước đang cuốn trôi.

Những chiếc cần gạt nước

Bạn đã từng lái xe trong mưa, bạn có để ý đến cái cần gạt nước không? Trời mưa như trút nước, nước phủ mờ mặt kính, che khuất cả đường đi. May mắn thay! Chúng ta có những cái cần gạt nước: kiên trì và đều đặn, chúng gạt nước mưa trên kính, giúp ta nhìn thấy đường để lái xe. Thật tiện dụng, tuyệt vời!
Trên chuyến xe cuộc đời, có những nỗi buồn rơi rớt, những lo âu lất phất, những cơn giận vũ bão…; chúng như cơn mưa cản trở hành trình của chúng ta, làm chúng ta không thấy đường đi, mất phương hướng, hoặc chán nản dừng xe lại, tự làm mất thời gian và công sức của mình, bạn có thấy lãng phí không? Này bạn, thay vì ngồi than thân trách phận hoặc tiêu cực chờ đợi, sao bạn không thẳng tay gạt những nỗi buồn, những điều không vừa ý sang một bên để tiếp tục đi, cho dù chậm thì cũng vẫn là đang tiến tới. Một u sầu gạt bỏ là bạn sẽ được nhìn rõ hơn và xa hơn một chút, tiến xa hơn một chút trên đường đi của mình.

Chất dinh dưỡng và tuổi thọ


Bài nói chuyện có tựa đề là “Dead Doctors Don’t Lie” của Tiến sĩ Joel D. Wallach
Tiến sĩ J.D. Wallach là Kỹ sư Nông học (chuyên khoa Dinh dưỡng), Bác sĩ Thú y, Tiến sĩ Khoa học ngành Liệu pháp Tự nhiên (Naturopathy)
Tiến sĩ J.D. Wallach đã khởi xướng phong trào sử dụng các chất dinh dưỡng gồm sinh tố (Vitamins) và các chất khoáng vi lượng (Trace minerals) để ngừa bệnh và chữa bệnh. Ông đã và đang tổ chức các cuộc nói chuyện về các chất dinh dưỡng và tuổi thọ. Có năm ông thuyết trình 300 lần và đến nay đã bán ra trên 40 triệu cuốn băng và CD ghi nội dung bài thuyết trình có tên “Dead Doctors Don’t Lie”. Dưới đây là phần tóm lược bài nói chuyện của ông.
***

Trái tim nhân hậu

THỨ TƯ, 08 THÁNG 08 2012 11:08 BBT WTGP HN 
 
Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta cả đời đấu tranh cho giá trị nhân phẩm của những con người nghèo khổ nhất, đã nêu gương luân lý làm cầu nối các khoảng cách về văn hóa, giai cấp và tôn giáo. Một con người có vóc dáng nhỏ bé nhưng lại có trái tim "cực đại" và đầy lòng nhân ái. Bà nói: "Ngay cả những người giàu cũng khao khát tình yêu, muốn được quan tâm, muốn có ai đó thuộc về mình".
Cha mẹ của bà là người Albani. Bà sinh ngày 26-8-1910 tại Shkup (nay là Skopje), thuộc Cộng hòa Nam Tư (Macedonia), trước đó là Yugoslavia, với tên "cúng cơm" là Agnes Gonxha Bojaxhiu. Bà là con út trong 3 người con. Lúc bà 7 tuổi, cha của bà bị giết, nên bà quan tâm chính trị. Tuổi thiếu niên, bà là thành viên của nhóm bạn trẻ trong giáo xứ, gọi là nhóm Tương tế Tôn giáo (Sodality), dưới sự hướng dẫn của một linh mục Dòng Tên, bà cảm thấy quan tâm việc truyền giáo. Lúc 17 tuổi, bà gia nhập Dòng Nữ tử Loreto ở Ai-len, một dòng chuyên về giáo dục, rồi bà được gởi tới Bengal năm 1929 để vào nhà tập. Bà chỉ lõm bõm tiếng Anh nhưng vẫn khấn lần đầu, với tên dòng là Têrêsa (chọn theo tên của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu).
Lên đầu trang