Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ ba Tuần 5 Phục sinh 8.5.2012 "Bình an cho anh em"


Lời Chúa: Ga 14, 27-31a
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. Anh em đã nghe Thầy bảo: “Thầy ra đi và đến cùng anh em”. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. Bây giờ, Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin. Thầy sẽ không còn nói nhiều với anh em nữa, bởi vì Thủ lãnh thế gian đang đến. Đã hẳn, nó không làm gì được Thầy. Nhưng chuyện đó xảy ra là để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền cho Thầy.”

Ý nghĩa về sự chết, đau khổ và thời gian

Tác giả Krishnamurti
Nguyễn Minh Tâm và Đào Hữu Nghĩa
dịch
NXB An Tiêm, Sài Gòn 1964
————————
“Chết chính là vị thần gợi hứng và vị thần hướng dẫn của triết học… Thiếu cái chết, thật khó mà triết lý. Vậy thiết tưởng ta nên viết một ý nghĩ đặc biệt về nó vào đầu cuốn sách cuối cùng, đứng đắn nhất và quan trọng nhất của chúng ta”
(
Arthur Schopenhauer, Siêu hình tình yêu siêu hình sự chết, NXB Văn học, tr. 105).

Vấn đề đau khổ

Tại sao có đau khổ? Đó là một câu hỏi rất cũ mà vẫn hoàn toàn mới. Và chắc hẳn chẳng ai có thể trả lời “thấu tình đạt lý” để ai cũng khả dĩ “tâm phục khẩu phục”.

Đau khổ là Tứ Diệu Đế của Đức Phật: Sinh là khổ, Lão là khổ, Bệnh là khổ, và Khổ là khổ. Ông thấy có nhiều thứ đau khổ nên ông đã giác ngộ để có thuyết nhà Phật. Vấn nạn “tại sao có đau khổ?” là câu hỏi về lý do chúng ta chịu đau khổ, loại hàng đầu trong cuộc sống, vì ít nhiều gì thì ai cũng trăn trở suốt ngày thâu đêm, chỉ có người điên hoặc sống thực vật mới không trăn trở và không đau khổ. Nhưng nếu có thể “vắt chân lên trán” thì cũng không tìm ra nguyên nhân chính xác nhất. Theo ý nghĩa nào đó, tôn giáo là nỗ lực của con người muốn trả lời câu hỏi này và muốn giải quyết vấn nạn này.
Không ai lại không đau khổ. Sinh ra chưa biết gì đã khóc. Vui sao lại khóc? Phải chăng “khóc” là tiên báo đau khổ? Khóc giống nhau ở tình trạng “chảy nước mắt”, nhưng khóc vì vui sướng thì không “nức nở” và “nhức nhối” như khi khóc vì đau khổ. Và chúng ta thường nói câu cửa miệng: “Đời là bể khổ!”. Phải chăng khổ-ải-trần-gian là “phần cứng” đã được cài đặt mặc định như một định-luật-muôn-thuở?

Đôi lời với bạn nhân Ngày của mẹ

Tôi chăm chú đọc từng lời tâm sự bạn gửi cho tôi. Bạn kể cho tôi một tâm sự của bạn mà tôi đã góp phần vào đó. Bạn đã khóc khi nghe nhạc phẩm về mẹ tôi gửi. Bạn không thể nào ngưng hàng lệ đang trào ra trên khuôn mặt với những hình ảnh về mẹ của bạn. Bạn nghĩ về mẹ, tình yêu mẹ dành cho bạn, những hạnh phúc mà bạn và mẹ cùng nhau chia sẻ, nhất là những giọt nước mắt của mẹ.
Bạn muốn hiểu những giọt nước mắt mẹ khóc khi nghe tin bạn muốn đi tu và bạn cho rằng đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc. Bạn thân mến của tôi, tôi nghĩ đó không chỉ là những hàng lệ hạnh phúc nhưng còn là tình yêu reo lên sung sướng của bà. Gia đình nhà bạn có hai tôn giáo hiện diện, bà nội, bố, em trai là những người không tin có Chúa còn “con một” và mẹ là những Kitô hữu. Sống cuộc sống vất vả, mẹ bạn luôn tâm sự thủ thỉ với con gái, bạn là người đồng hành cùng mẹ những bước chân tới nhà thờ, hai mẹ con cùng nhau diễn tả tình yêu chứng tá Nước Trời, cùng cầu nguyện cho gia đình với hy vọng có ngày cả nhà cùng đi lễ.

Ở LẠI TRONG CHÚA

 
Quý vị thính giả thân mến,
Hôm qua, trời Rô-ma có mưa nhẹ nhưng tại quảng trường thánh Phê-rô tín hữu và khách hành hương vẫn quy tụ về đông đảo cách lạ thường để cùng hiệp thông với Đức Thánh Cha trong kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng. “Ai tin tưởng vào sự trợ giúp của Chúa, người đó sẽ nhận được giúp đỡ” là thông điệp Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong bài huấn dụ của mình.

"Người tù đặc biệt"

Trong tuần trước, chúng tôi đã tường thuật chuyện Đức TGM Nguyễn Văn Thuận bị bắt ở Sài Gòn ngày 15.8.1975, bị đưa ra quản thúc tại giáo xứ Cây Vông thuộc xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh, Khánh Hoà, rồi ngày 18.3.1976 bị đưa vào giam ở trại Phú Khánh, Nha Trang. Sau đây là giai đoạn tiếp theo:
CHUẨN BỊ RA BẮC
Ngày 29.11.1976, xe công an lại đến trại Phú Khánh đưa ngài vào trại Thủ Đức. Chúng ta hãy nghe ông Nguyễn Thanh Giàu, một chức sắc của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, kể lại chuyện gặp ngài tại trại Thủ Đức như sau: “Lúc ấy khoảng 2 giờ chiều, trong khi chúng tôi đang kê khai lý lịch vào cuốn sổ của trại thì từ ngoài cổng, một toán bảy người đang đi về phía phòng chúng tôi, trong đó tôi nhận ra có Đại Tá Lý Bá Phẩm, tỉnh trưởng tỉnh Khánh Hòa (Nha Trang), còn những người kia thì hoàn toàn xa lạ, tuy nhiên có một người khi vừa trông thấy làm tôi thật ngạc nhiên, vì dù trong lớp áo bình thường như bao người khác, nhưng hình như ở người đó thoát ra một điều gì rất đặc biệt, rất trong sáng và tôi thầm nghĩ đây không phải là một người tầm thường. Rồi cũng như những người đến trước, mọi người kê khai tên tuổi và chức vụ của mình, chừng đó tôi mới biết vị trung niên rất đẹp trai, mặt mày rất sáng sủa kia là vị Giám Mục giáo phận Nha Trang Nguyễn Văn Thuận, và sau đó anh em Công giáo bắt đầu bu quanh Ngài để nghe Ngài nói chuyện…
“Trong thời gian ngắn ngủi, chỉ có một tuần lễ, sống chung phòng với Đức TGM Nguyễn Văn Thuận tại trại Thủ Đức, qua cung cách xử thế và đức độ của Ngài đã khiến tôi ngày càng kính trọng hơn…”

Đức Giáo Hoàng xúc động về người mẹ trẻ với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối


EMTY (Vatican, 04-5-2012, CNA/EWTN News) - Chiara, một bà mẹ trẻ ở Rôma đang bị ung thư giai đoạn cuối, đã làm Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI xúc động sâu sắc với câu chuyện của cô về việc chọn bảo vệ đứa con thứ 3 của mình bằng cách tránh việc điều trị.

Người phụ nữ 28 tuổi đã chào đón Đức Giáo hoàng trong cuối buổi tiếp kiến chung hôm thứ tư 2-5 tuần này, cùng với người chồng Enrico 33 tuổi của cô.

Vợ chồng Chiara đã từng mất 2 đứa con: bé Maria bị thiếu một phần não và chỉ sống được 30 phút sau khi chào đời, và bé David qua đời chỉ vài giờ sau khi sinh với cơ thể không có chân và không có các cơ quan nội tạng khoẻ mạnh.

Ý nghĩa Kitô giáo – Chương I: “Đức Giêsu được gọi là Đấng Kitô” (Mt 1,16)

Ý nghĩa Kitô giáo
(The meaning of Christianity)

Tác giả: Lm Phêrô Nemeshegyi, S.J.
Người dịch: Lm Gioakim Đoàn Sĩ Thục.
Người hiệu đính và giới thiệu: Ông Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
ĐÔI DÒNG GIỚI THIỆU
Linh mục Phêrô Nemeshegyi, SJ, giáo sư Đại Học Công Giáo Sofia (Nhật Bản) và Giáo Hoàng Học Viện Pio X Đà Lạt (Việt Nam) đã viết cuốn “The Meaning of Christianity” khá lâu. Cuốn sách này đã được dịch sang tiếng Việt trước năm 1975 với sự đồng ý của chính tác giả. Người đã bỏ công sức và thời gian để dịch là linh mục Đoàn Sĩ Thục, gốc giáo phận Nha Trang, hiện đang sống và làm việc tại Australia. Vào những năm 1995-1997 linh mục Gioakim Đoàn Sĩ Thục giao cho tôi bản dịch của ngài và cho tôi toàn quyền xử dụng. Tôi đã đọc kỹ và hiệu đính lại cho tốt hơn mong có dịp cống hiến cho giáo dân Việt Nam.
Với sự hiểu biết sâu sắc về Thánh Kinh và với một lối hành văn thanh thoát, nhẹ nhàng và đầy chất tâm linh, cuốn “The Meaning of Christianity” chắc chắn sẽ là món ăn tinh thần làm thỏa mãn lòng khao khát biết Chúa và yêu Chúa, biết Giáo Hội và yêu Giáo Hội của nhiều giáo dân ngày nay. Bạn đọc sẽ tìm thấy trong mỗi đoạn, mỗi trang sách một bài đọc thiêng liêng (lecture spirituelle) cho những giờ phút trầm lắng và cầu nguyện.
Sách có bốn chương ngoài lời nói đầu vắn gọn. Ở cuối mỗi chương có những câu hỏi dành cho việc suy nghĩ và thảo luận. Bốn chương ấy là:
Chương một: Đức Giê-su được gọi là Đấng Ki-tô.
Chương hai: Dân Chúa.
Chương ba: Những suối nước trường sinh.
Chương bốn: Ta sống và các ngươi cũng sẽ sống.
————— 

Nguồn gốc và ý nghĩa của chữ “Công Giáo”

Theo thiển ý người viết, phải làm sáng tỏ “nguồn gốc” của chữ “Công Giáo” trước khi giải thích “ý nghĩa” của nó bởi vì giải thích “suông” mà chẳng đưa ra “nguyên do”: lý do, duyên cố, do lai, tức là “căn cơ, cội nguồn” của chữ này thì giải thích cho lắm cũng bằng không!
“Mọi sự đều có nguyên nhân!” Mệnh đề khẳng định này là 1 trong 7 nguyên tắc căn bản của lý trí con người. Blaise Pascal nói: “Con người là cây sậy biết tư duy”. Descartes bảo: “Tôi tư duy, vậy là tôi hiện hữu” (Cogito, ergo sum – Je pense, donc je suis – I think, therefore I am). Tôi hiện hữu có giới hạn nên tôi biết rằng có Đấng Vô Hạn, tức là Đấng Hằng Hữu hay là Đấng Tự Hữu. Đấng ấy không phải là “sự của mọi sự”, mà là “Tác Giả, Nguyên Lý, Nguồn Gốc” của mọi loài hữu hình và vô hình. Ngài là Ông Trời mà người đời đề cập đến trong thơ-văn, cuộc sống như sau: “Ơn trời mưa nắng phải thì – Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu; Lạy trời mưa xuống! Lấy nước tôi uống! Lấy ruộng tôi cầy! Lấy đầy bát cơm! Hãy tự giúp mình thì Trời sẽ giúp cho. Ai cho không bằng trời cho. Trời sinh* voi, sinh cỏ. Trời ơi, cứu con với! SOS: Save our souls – Xin cứu linh hồn chúng con” (*Nature: (được sinh ra) là “tự nhiên”, tức là “thiên nhiên”!)

Vương quốc Thiên Chúa và Giáo Hội trong cuộc tranh luận thần học thế kỷ XX

Nt. Maria Đinh Thị Sáng, O.P.
Thời sự Thần học, số 56, 05/2012
Nhập đề
Từ ngữ Vương quốc Thiên Chúa trong tiếng Hy Lạp (Basileia tou Theou), Do Thái (malkût / mâlâk YHWH), La Tinh (Regnum Dei) hay Âu, Mỹ (Royaume de Dieu, Kingdom of God, Regno di Dio) đều chỉ đến một nước hay một triều đại theo chế độ quân chủ, trong đó có Thiên Chúa làm Vua. Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo số 2816 định nghĩa ngắn gọn basileia trong 3 từ: Vương quyền (danh từ trừu tượng), Vương quốc (danh từ cụ thể), Vương triều hay Triều đại (danh từ chỉ việc cai trị)[1]. Do thói quen, trong bài này đôi lúc chúng ta dùng từ Nước Thiên Chúa để thay thế cho ba từ trên, và từ Nước Trời để chỉ tính cách siêu việt của Vương quốc đó, tuy không sát nghĩa với nguyên ngữ basileia.
Vương quốc Thiên Chúa là một trong những đề tài chủ đạo của các cuộc nghiên cứu Thánh Kinh và thần học trong thế kỷ XX. Trong lịch sử thần học, chủ đề này được giải thích và áp dụng theo nhiều mô hình khác nhau[2]. Chúng ta có thể tóm tắt vào 5 mô hình chính, kèm theo những đại biểu cho mỗi mô hình:
(1) Giải thích theo mô hình cánh chung khải huyền (eschatological-apocalyptic) là một trong những nét tiêu biểu của thần học thời kỳ các tông đồ và hậu tông đồ. Các Kitô hữu tin rằng sự trở lại của Đấng Mêsia sẽ đặt dấu chấm hết cho lịch sử đang chịu khổ đau và bách hại, và Ngài sẽ thiết lập một trời mới đất mới. Lối trình bày mang dấu ấn Mêsia và khải huyền theo truyền thống Do Thái này sẽ trở thành cơ sở cho nhiều phong trào giải phóng và các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, ví dụ như Karl Marx. Thật vậy, một số Kitô hữu theo thuyết ngàn năm sau (postmillennialism) tin rằng được dẫn dắt bởi các ngôn sứ và thánh nhân của Chúa, các tín hữu sẽ được hưởng một vương quốc an bình thịnh vượng trên mặt đất, và sau đó Đức Kitô sẽ trở lại. Dựa vào đó, Marx cũng chủ trương rằng con người được dẫn đầu bởi một đội quân tiên phong là các thánh thế tục, sẽ làm cho thiên đàng – một xã hội hoàn hảo vô giai cấp – hiện diện giữa trần gian[3].

ĐTC khích lệ các Giám mục Hoa Kỳ trong nỗ lực giáo dục đức tin

VATICAN - Trong buổi tiếp kiến sáng 5-5-2012, dành cho các GM Hoa Kỳ, ĐTC Bênêđictô XVI khích lệ toàn Giáo hội Công giáo tại Mỹ trong nỗ lực giáo dục đức tin và duy trì căn tính Công giáo trong ngành giáo dục của Giáo Hội.

Các GM thuộc miền thứ 10 và 13 gồm các bang Colorado, Wyoming, Arizona và New Mexico, về Rôma hành hương viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Toà Thánh. Đức cha Michael Sheehan, TGM Giáo phận Santa Fe, bang New Mexico, đã đại diện đoàn GM chào mừng ĐTC trong buổi tiếp kiến.

Linh mục Chân Tín yêu cầu vào trại giam để ban nghi lễ tôn giáo cho Chị Tạ Phong Tần


VRNs (07.05.2012) – Sài Gòn – Tôi LM.Chân Tín 93 tuổi niên trường Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) (và cha tinh thần của chị Tạ Phong Tần) yêu cầu nhà nước cho tôi vào trại giam ban nghi lễ sức dầu cho chị Tạ Phong Tần, theo đỏi hỏi tôn giáo của chị.
Theo luật sư Nguyễn Thanh Lương, người đã vào trại giam thăm blogger Tạ Phong Tần, cho biết chị Tần đã tuyệt thực trong suốt 35 ngày nên hiện nay sức khỏe rất yếu, gầy ốm và bị tụt huyết áp. Chị nhờ luật sư nhắn đến các linh mục DCCT, xin cho chị được lãnh bí tích sức dầu bệnh nhân vì sức khỏe của chị hiện nay rất kém. Bí tích xức dầu bệnh nhân là một nghi lễ tôn giáo cần thiết cho người bệnh nặng.
Lên đầu trang