Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ sáu Tuần 6 Phục sinh 18.5.2012 "Lòng anh em sẽ vui"


Lời Chúa: Ga 16, 20-23a
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui. Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian. Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được. Ngày ấy, anh em không còn phải hỏi Thầy gì nữa. Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em mà xin Chúa Cha điều gì, thì Người sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy.”

ĐỨC THÁNH CHA nhắn nhủ: Lời cầu nguyện kết hiệp tín hữu với Thiên Chúa, giúp thắng vượt mọi sợ hãi nô lệ và rộng mở cho mọi thụ tạo


Thứ năm, 17 Tháng 5 2012 01:17

Lời cầu nguyện được Chúa Thánh Thần linh hứng giúp tín hữu sống sự tự do là con cái Thiên Chúa, thắng vượt mọi sợ hãi nô lệ, sống kết hiệp sâu xa với Chúa và rộng mở cho mọi thụ tạo.
Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên với gần 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 16-5-2012.
Ngoài các đoàn hành hương Âu châu và Bắc Mỹ, cũng có các đoàn hành hương đến từ Á châu như Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Philippines. Đến từ xa nhất, là đoàn hành hương Australia. Trong khi từ châu Mỹ Latinh, có các đoàn hành hương Mehicô, Costa Rica, Guatemala, Argentina và Brasil.

Mục vụ Truyền Thông phục vụ nền văn minh tình thương và sự sống

Tháng 4 năm 2011, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) kết thúc hội nghị thường niên lần 1-2011 và công bố Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010, kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống. Là những người làm mục vụ truyền thông, họp nhau trong ngày Quốc Tế Truyền Thông 2011, câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: Cần làm gì để mục vụ truyền thông thực sự phục vụ nền văn minh tình thương và sự sống, đặc biệt là qua mạng internet? Để trả lời câu hỏi này, một trong những cách thế tốt nhất là đọc lại Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhân Ngày Quốc Tế Truyền Thông 2011, với tựa đề Sự Thật, việc loan báo và cuộc sống thực của đời sống trong thời đại kỹ thuật số.

Thực tập nếp sống nhân bản kitô giáo (2)

HỌC NÓI CÓ VĂN HÓA
1.LỜI CHÚA: Thánh Phêrô khuyên các tín hữu:"Ai là người thiết tha được sống và ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc, thì phải giữ mồm giữ miệng, đừng nói lời gian ác điêu ngoa." (1 Pr 3,10)
2.CÂU CHUYỆN: LƯỠI KHÔNG XƯƠNG NHIỀU ĐƯỜNG LẮT LÉO
Xưa có một anh đồ tể chuyên giết heo. Nghe biết anh có tay nghề cao, Nhà Vua liền cho gọi tới và hỏi:
- Trong con heo, cái gì ăn ngon nhất ?
Anh đồ tể trở về nhà xẻo ngay cái lưỡi trong xác con heo đem đến dâng cho Nhà Vua.
Một thời gian sau, Nhà Vua lại cho gọi anh đồ tể đến và lại hỏi:
- Trong con heo, cái gì ăn dở nhất ?
Anh đồ tể cũng lại trở về và lập tức xẻo ngay cái lưỡi của con heo đến dâng cho Nhà Vua. Thấy vậy, Nhà Vua ngạc nhiên thắc mắc:
- Tại sao cũng là cái lưỡi?
Bấy giờ anh đồ tể liền tâu vua rằng:
- Phàm trên đời này: tốt hay xấu, ngon hay dở đều do cái lưỡi mà ra.
Nghe xong, Nhà Vua gật đầu tâm đắc và phán:
- Khanh nói thật chí phải!
3.SUY NIỆM:
1)Tầm quan trọng của lời nói: Trong cuộc sống, hậu quả của tư tưởng và lời nói thật khôn lường: Tư tưởng ví như thai nghén, còn lời nói lại như sản sinh. Tư tưởng xấu còn dễ ngăn chặn, nhưng một lời nói khi đã xuất ra ngòai miệng thì không thể thu hồi lại được (x. Cn 25, 11). Tư tưởng chỉ ảnh hưởng đến bản thân, còn lời nói lại có sức lan tỏa trong không gian và tồn tại trong thời gian lâu dài, tác động đến nhiều người, nên Việt Nam có câu: "Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ", người xưa cũng dạy: "Nhất ngôn hữu xuất, tứ mã nan truy" nghĩa là: một lời thốt ra, bốn con ngựa khó đuổi bắt lại. Nếu người ta không biết kềm chế miệng lưỡi thì lời nói sẽ gây ra muôn điều ác hại. Các nhà khôn ngoan đều áp dụng lời khuyên: "Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Thánh Giacôbê cũng dạy:"Ai cho mình đạo đức mà không kiềm chế miệng lưỡi, là tự dối lòng, vì đó chỉ là thứ đạo đức hão." (Gc 1,26 ) và: "Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kềm chế toàn thân." (Gc 3,2).
2)Phải cẩn trọng về lời nói thế nào?
-Khi gặp những điều trái ý, thay vì tức giận la lối, cần phải bình tĩnh kềm chế tính nóng giận và không vội nói để tránh sai lỗi như người xưa dạy: "giận quá mất khôn" và lời Sách Thánh: "Lời nói bừa bãi khác nào mũi gươm đâm." (Cn 12, 18).
-Cần nói ra những lời nói tích cực lạc quan: Nếu một người luôn mở miệng phàn nàn, và hay nói ra những điều bất mãn với người khác hoặc những rủi ro đang gặp phải, thì sẽ luôn phải sống trong sự buồn chán. Cần noi gương thánh Phaolô: thay vì than phiền về những hoàn cảnh rủi ro hay do ác ý của người đời, hoặc những gian nan liên tiếp xảy đến và cảm thấy như bị Chúa bỏ rơi... thì ngài luôn "cảm thấy vui sướng" vì Đức Kitô, và còn quả quyết như sau: "Chính khi yếu đuối lại là lúc tôi mạnh" (x 2Cor 12, 10).
-Cần hiệp thông tín thác vào Chúa: Mỗi ngày khi suy gẫm Lời Chúa, hãy chọn ra một câu Lời Chúa kèm theo một lời nguyện vắn tắt và năng thì thầm với Chúa mọi lúc, mọi nơi và mọi hoàn cảnh. Khi đó Lời Chúa sẽ hóa nên lời của ta, để ta luôn nói những lời tốt đẹp đem lại niền vui cho mọi người.
-Cần ăn nói khiêm hạ: Tránh tự cao và nói nhiều về ưu điểm của mình. Khi cần hãy đề cao những điều tốt do người khác đã thực hiện cho mình. Tùy theo địa vị trong gia đình và xã hội, mỗi người chúng ta sẽ có ảnh hưởng nhất định nào đó đối vời người khác. Có những lời nói của vha mẹ thày dạy được con cái hay đệ tử ghi nhớ thực hiện suốt đời.
-Cần tránh lời nói tục tĩu: , những chuyện tiếu lâm dâm ô, chuyện "nói bé cười to", vì những lời nói như vậy cho thấy trình độ văn hóa yếu kém và thiếu nghiêm túc của mình.
-Hãy năng nói những lời khen thành thật: Đây là những lời khích lệ người khác, an ủi đđng viên những người trong cảnh ưu phiền tang tóc, những lời hòa giải tranh chấp, những lời gia tăng đức tin cho các tân tòng hoặc những người đã bỏ Chúa lâu ngày......
4 THẢO LUẬN: 1) Hãy đọc lại đoạn thư Giacôbê sau đây và cho biết những tác hại của miệng lưỡi như thế nào? ("Nếu ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa để bắt chúng vâng lời, thì ta điều khiển được toàn thân chúng. Anh em cũng hãy nhìn xem tàu bè: dù nó có to lớn, và có bị cuồng phong đẩy mạnh thế nào đi nữa, thì cũng chỉ cần một bánh lái rất nhỏ để điều khiển theo ý của người lái. Cái lưỡi cũng vậy: nó là một bộ phận nhỏ bé của thân thể, mà lại huênh hoang làm được những chuyện to lớn. Cứ xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao! Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa, là cả một thế giới của sự ác. Cái lưỡi có một vị trí giữa các bộ phận của thân thể chúng ta, nó làm cho toàn thân bị ô nhiễm, đốt cháy bánh xe cuộc đời, vì chính nó bị lửa hoả ngục đốt cháy. Thật thế, mọi loài thú vật và chim chóc, loài bò sát và cá biển, thì loài người đều có thể chế ngự và đã chế ngự được. Nhưng cái lưỡi thì không ai chế ngự được: nó là một sự dữ không bao giờ ở yên, vì nó chứa đầy nọc độc giết người." (Gc 3, 3-8). 2) Bạn quyết tâm sẽ ăn nói thế nào để thể hiện trình độ văn hóa về lời nói của mình ?
5. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Cha từ bi nhân ái. Xin cho con biết luôn tin nhận Chúa Giêsu là Con Một của Cha, là Lời quyền năng đã sáng tạo và nhập thể ban ơn cứu độ lòai người. Xin cho chúng con tin yêu và sẵn sàng làm chứng nhân của Cha trước mặt người đời. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Chúa chúng cin, - Amen.
LM ĐAN VINH

Khát vọng lên trời




Vào đời Vua Hùng Vương Thứ Sáu có nạn giặc Ân bên Tàu. Chúng cậy thế mạnh nên hay sang quấy nhiễu nước ta. Vua truyền hịch đi khắp nơi để tìm người tài giỏi giúp nước diệt giặc.



Len_Troi
Bấy giờ ở làng Phù Đổng có một cậu bé đã 3 tuổi mà chỉ nằm ngửa không nói được một lời nào. Nghe sứ giả nhà vua rao hịch tìm người tài diệt giặc, cậu liền nhờ sứ giả xin với Vua, đúc cho cậu một cây roi sắt và cấp cho cậu một con ngựa bằng sắt, để cậu đi đánh đuổi ngoại xâm. Nghe lời người hiền tài nhắn gởi, Vua thuận ý. Cậu bé liền vươn vai thành người to lớn, khỏe mạnh. Cậu đứng dậy, cầm roi sắt, nhảy lên yên ngựa, oai phong đi đánh giặc Ân. Dẹp xong giặc, cậu phóng ngựa lên núi Sóc Sơn rồi về trời. Vua nghĩ là thiên thần của trời cao xuống trần cứu giúp nên liền xây một đền thờ gọi là đền Phù Đổng Thiên Vương để tạ ơn và tưởng nhớ.
Câu chuyện huyền sử nói lên khát vọng của một dân tộc nhỏ bé luôn bị ngoại bang quấy nhiễu. Một tiểu quốc hiền hòa trước một đại hán bá quyền bành trướng. Vì thế mà ước mơ có được sứ thần từ trời cao đến cứu giúp. Một khát vọng ngàn đời, được tự do và độc lập, được công lý và dân chủ.

Một cú “click”



TGPSG -- Với sự bùng nổ công nghệ thông tin từ cuối thế kỷ XX đến nay, con người như bị cuốn hút vào thế giới mới lạ và hấp dẫn này.

Chỉ cần một cú click "chuột" bạn có thể tìm kiếm vô vàn thông tin, chỉ cần một cú click bạn cũng có thể chuyển một khoản tiền khổng lồ từ nơi này sang nơi khác, chỉ cần một cú click bạn cũng có thể tận hưởng các dịch vụ vui chơi, ăn uống, giải trí... Với sự phát triển tốc độ như thế con người sẽ ra sao nhỉ??? Thích thú hay bị ám ảnh???
Có người nói: "nếu một ngày tôi không lên mạng tôi không thể sống được", "internet là nguồn sống của tôi"... Internet làm cho người ta khám phá ra nhiều điều thú vị, những thông tin bổ ích, giúp cho việc giao tiếp, liên lạc với nhau nhanh chóng,... Chúng ta có thể biết thông tin của nước này hay nước khác chỉ sau vài giây, vài phút đăng tin. Như thế tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong thế giới này là không thể phủ nhận được.

UBCLHB-HĐGMVN: Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay

Chủ trương đổi mới đã giúp Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy chung của nhân loại và đưa đất nước từ một nền kinh tế nghèo nàn đến một trong những nước có tăng trưởng kinh tế cao nhất châu Á. Tiến trình hội nhập được cụ thể hóa qua việc Việt Nam trở nên thành viên của khối ASEAN, tham gia APEC, gia nhập WTO. Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn nước ngoài. Xã hội ngày càng trở nên năng động, sáng tạo và nhìn chung có vẻ giàu có hơn. Nhưng tình hình gần đây cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang mất định hướng, thiếu tính bền vững và nhân bản, vì đổi mới kinh tế không song hành đổi mới chính trị, cũng như tăng trưởng kinh tế không nối kết với phát triển xã hội và phát triển con người toàn diện.

Dạy giáo lý không chỉ là dạy giáo thuyết nhưng trước hết là kinh nghiệm về Thiên Chúa

WHĐ (17.05.2012) – Đại hội giáo lý Âu châu lần thứ XII diễn ra tại Roma từ ngày 7 tháng Năm 2012 đã bế mạc vào ngày 10 tháng Năm vừa qua. Kết thúc Đại hội, một thông cáo báo chí được phổ biến như sau:

Đại hội giáo lý Âu châu lần thứ XII đã bế mạc tại Roma. Đại hội do Liên Hội đồng Giám mục Âu châu (CCEE) tổ chức với khoảng 60 đại biểu gồm các giám mục, chuyên viên và các giám đốc quốc gia của các văn phòng và cơ quan quốc gia đặc trách về giáo lý của các Hội đồng Giám mục ở châu Âu.
Lên đầu trang