Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ sáu Tuần 21 Thường niên 31.8.2012 "Vừa mang đèn, vừa mang dầu"


Lời Chúa: Mt 25, 1-13
Một hôm, Ðức Giêsu kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này: “Nước Trời cũng giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể. Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn. Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả. Nửa đêm, có tiếng la lên: “Kìa chú rể, ra đón đi!” Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. Các cô dại nói với các cô khôn rằng: “Xin các chị cho chúng em chút dầu của các chị, vì đèn của chúng em tắt mất rồi!” Các cô khôn đáp: “Sợ không đủ cho chúng em và các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn”. Ðang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: “Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho chúng tôi với!” Nhưng Người đáp: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô!” Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.”

Vài ky niệm về công đồng chung Vatican II của ĐHY Roger Etchegaray


Phỏng vấn Đức Hồng Y Roger Etchegaray, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình
Ngày 11 tháng 10 tới đây, Thượng Hội Đồng Giám Mục về truyền giảng Tin Mừng sẽ khai diễn tại Roma, nhân kỷ niệm 50 năm khai mở Công Đồng Chung Vatican II và 20 năm công bố cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Gợi lại các biến cố và các kỷ niệm cách đây nửa thế kỷ, cũng là một cách giúp chúng ta hiểu biết tầm quan trọng và hoa trái mà Công Đồng đã dem lại cho Giáo Hội.
Sau đây là bài phỏng vấn Đức Hồng Y Roger Etchegary, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, về một số kỷ niệm Công Đồng. Chính trong thời Công Đồng mà linh mục Etchegaray đã có dịp tiếp xúc với các thần học gia Pháp nổi tiếng như: Henri de Lubac, Gustave Martelet, Henri Rondet, Marie Dominique Chenu, Yves Marie Congar vv...

Nên dùng chữ nào cho Thiên Chúa: "Ngài" hay "Người"?

THỨ NĂM, 30 THÁNG 08 2012 10:37 BBT WTGP HN
I. Lời dẫn nhập:
Hồi còn nhỏ, nghe và hát: ''Ta hãy nguyện xin cho Đức Giáo Hoàng Phaolô*, Chúa gìn giữ người tăng gấp sinh lực và ban cho người đời này hạnh phúc. Đừng trao người cho ác tâm quân thù, đừng trao người cho ác tâm quân thù!'', tôi thắc mắc tại sao mình ''lại được phép'' dùng trong lời nguyện chữ ''người'' để nhắc đến ''Đức Thánh Cha''* là Chủ Chăn Giáo Hội, là đại diện Chúa Giêsu!!! (* Đức GH Phaolô Đệ Lục; Đức Thánh Phapha)
Lần kia, bà cụ nọ trong giáo xứ hỏi tôi: ''Có biết Cha Sở đang ở đâu không?'' Để thử xem phản ứng của ''người'' hỏi, tôi trả lời thế này: ''Người đang ngồi tòa giải tội.'' Thế là tôi bị mắng cho một trận: ''Người há? Người như mi thì có! Ai cho phép mi ăn nói hỗn láo? Mi phải nói: Dạ, Ngài đang ngồi Tòa giải tội!''

Cái nết đánh chết cái đẹp (CN XXII TN B)


Có người nhìn đời mà ngao ngán bảo rằng: sao Thiên Chúa không tạo dựng “thế  thật”, mà lại tạo dựng “thế gian”? Thế gian, nên lắm gian tà. Thế gian, nên con người hay sống gian dối, lừa lọc với nhau và thiếu hẳn lối sống đơn sơ, chân thành.
Thực ra, thế gian ở đây không phải là thế giới gian tà, mà là trần thế, dương gian. Thiên Chúa đã tạo dựng mọi sự đều tốt đẹp. Sự xấu do ma quỷ gieo vào thế gian qua tâm hồn con người. Trước tiên, nó gieo vào trong con người sự ngờ vực Thiên Chúa. “Cứ ăn đi chẳng chết chóc gì đâu! Cứ ăn đi ngươi sẽ bằng Thiên Chúa”. Con người đã để cho hạt giống ước muốn phản bội Thiên Chúa lấn chiếm vị trí số 1 trong tâm hồn. Thay vì bình an vô tư sống trong sự che chở của Thiên Chúa, con người lại nuôi dưỡng sự ngờ vực và ấp ủ những toan tính bất trung, phản bội. Hậu quả là sự xấu đã đi vào trần gian. Sự xấu chìm sâu trong bản tính con người. Sự xấu có thể bộc phát và thống lĩnh con người, nếu con người buông mình theo thói đam mê dục vọng và sống lười biếng ươn hèn. Quyền lực của sự dữ đã thống trị con người đến nỗi con người dễ làm điều xấu hơn điều thiện. Từ ngày nguyên tổ nghi ngờ Thiên Chúa cho đến hôm nay, con nguời vẫn luôn nghi ngờ lẫn nhau. Từ nghi ngờ, đến lối sống “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, và tệ hại nhất là sống giả hình với nhau.

Sống trung thành với Tin Mừng là tử đạo mỗi ngày


Cuộc sống Kitô đòi hỏi sự “tử đạo” của lòng trung thành hằng ngày với Tin Mừng, nghĩa là lòng can đảm để cho Chúa Kitô lớn lên trong chúng ta và để chính Người hướng dẫn tư tưởng và các hành động của chúng ta.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với khoảng 5.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung tại Castel Gandolfo sáng Thứ Tư 29.8.2012. Trước hết Đức Thánh Cha đã ban huấn dụ cho 3.000 tín hữu tụ tập tại quảng trường trước nhà nghỉ mát, sau đó ngài chào 2.000 trẻ em Giúp lễ người Pháp ở trong sân nhà nghỉ mát. Hiện diện trong buổi tiếp kiến có 20 Giám Mục bạn của Phong trào Tổ Ấm, 5 Giám Mục người Pháp hướng dẫn các trẻ em giúp lễ hành hương Roma, và Đức Tổng Giám Mục Piero Parolin, Sứ Thần Tòa Thánh tại Venezuela.

Bổn phận gửi các thừa sai đi truyền giáo và trợ giúp các Giáo Hội nghèo


Trong tháng 9 tới đây, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mời gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu Công giáo toàn thế giới cầu xin cho các cộng đoàn Kitô sẵn sàng gửi các thừa sai linh mục và giáo dân đi truyền giáo và gia tăng trợ giúp cụ thể cho các Giáo Hội nghèo nhất.

Ngay từ thời khai sinh, Kitô giáo đã mang sắc thái đại đồng, vì bao gồm các tín hữu thuộc mọi chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, không phân biệt và kỳ thị ai. Mọi người đều là anh chị em với nhau, con của cùng một Thiên Chúa là Cha, đều là môn đệ của và là em của Đức Giêsu Kitô Trưởng Tử, và đều sống Tin Mừng yêu thương. Do đó, việc chia sẻ với nhau và cho nhau đã được Kitô hữu thực thi ngay từ ban đầu như kể trong sách Công vụ Tông đồ: "Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu" (Cv 2,44-45).

Hội nghị Rimini bàn về tự do tôn giáo


WHĐ (29.08.2012) – Tự do tôn giáo là một trong những chủ đề được đề cập tại Hội nghị Rimini lần thứ 33 do phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng tổ chức.
Đây là một phong trào Công giáo do linh mục Luigi Giussiani thành lập từ năm 1954. Phong trào này hiện diện tại 70 quốc gia, đa số thành viên ở Italia.
Tham dự Hội nghị lần này –kéo dài từ ngày 19 đến 25 tháng Tám 2012– có ông Nassir Adulaziz al-Nasser, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc; ông Giulio Terzi, Bộ trưởng ngoại giao Italia, và Đức hồng y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn.

Với cả tâm tình


Truyện thiền kể có hai nhà sư xuống núi. Dọc đường các ngài gặp một thiếu nữ đứng bên vũng nước sâu. Thiếu nữ muốn đi qua mà không sao đi được. Thấy vậy, một nhà sư liền bế thiếu nữ vượt qua vũng nước. Trở về gần đến chùa, nhà sư kia trách bạn: “Sao anh lại bế một thiếu nữ như thế?” Nhà sư trả lời: “Tôi đã để cô ta lại bên vũng nước, sao anh còn mang cô ta về đến tận chùa”.
Câu chuyện ý nhị trên đã minh họa rõ nét về hai lối sống đạo. Lối sống đạo theo hình thức và lối sống đạo theo nội tâm. Nhà sư trọng hình thức không dám động đến thiếu nữ, nhưng tâm hồn ông lại nặng vấn vương. Thế mà ông vẫn yên tâm cho rằng mình đã giữ trọn luật giới sắc. Ông tự hào về mình và trách móc bạn đã vi phạm luật tu hành. Ông đã hoàn toàn giữ luật theo hình thức bề ngoài mà không xét đến nội tâm của mình.

Cô đơn


1. Cô đơn đang trở thành một hiện tượng càng ngày càng phát triển trong thế giới càng ngày càng văn minh.
Giữa đám đông người ta vẫn có thể rất cô đơn. Cô đơn ngay trong gia đình. Cô đơn cả trong đời sống vợ chồng. Thậm chí cô đơn chính giữa cộng đoàn bác ái và cộng đoàn đức tin.
Cô đơn không là một sự việc. Cũng không là một sự kiện thiên nhiên. Nó là một tình trạng của con người. Tình trạng này được cảm nhận như một sự thiếu vắng, mất mát, đứt lìa những dây liên đới, mà mình tha thiết.

Đại kết, một chủ đề trung tâm của công đồng Vatican II


WHĐ (29.08.2012) / ZENIT – “Đại kết là một ‘chủ đề trung tâm’ của Công đồng Vatican II”, Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh cổ vũ việc Hiệp nhất các Kitô hữu đã tuyên bố như trên trong một cuộc trao đổi mới đây được thuật lại trên tờ L’Osservatore Romano ngày 03.08.2012, ấn bản tiếng Ý. ĐHY nhắc nhở là các văn kiện của Công đồng có tính quy tắc, kể cả sắc lệnh về việc Đại kết.
Đức Hồng Y cũng cho biết: Hội đồng Tòa Thánh cổ vũ việc Hiệp nhất các Kitô hữu cùng với Liên hiệp các Giáo hội Luther thế giới đang chuẩn bị một bản tuyên bố chung nhân dịp kỷ niệm năm trăm năm cuộc Cải cách vào năm 2017 tới đây. Các Hội đồng Giám mục địa phương cũng sẽ có các hoạt động riêng nhân dịp này. 

Câu chuyện của một tù nhân Nhật và Chân phước Têrêsa


Mẹ Têrêsa truyền cảm hứng cho một phạm nhân Nhật giúp đỡ tha nhân
Con đường Hiroshi Igarashi đến với Giáo hội bắt đầu từ trong tù, nơi anh được giới thiệu về Kitô giáo – và nhất là Mẹ Têrêsa thành Calcutta.
Anh có lòng sùng kính sâu sắc nữ thánh nhân này kể từ đó, và trong những ngày này anh dọn chỗ trên vách tường căn hộ nhỏ ở Tokyo để treo những bức ảnh của thánh nhân.
Một số ảnh trước đây được anh treo trong phòng giam. Thường thì phạm nhân không được phép treo ảnh, nhưng Igarashi nài xin ban quản giáo và cuối cùng được phép.

ĐTC kêu gọi giáo dân lãnh trách nhiệm trong giáo hội


Ngài nói: cần thay đổi não trạng.
WGPSG.ZENIT -- Castel Gandolfo, nước Ý, ngày 24.8.2012 -- ĐTC Bênêđictô XVI nói rằng giáo dân cần được xem như thực sự "đồng trách nhiệm" trong Giáo Hội, và không chỉ là "cộng sự viên" của hàng giáo sĩ.
ĐTC đã diễn tả như thế trong một sứ điệp đề ngày 10.8 được Tòa Thánh Vatican phổ biến vào ngày thứ Năm. Sứ điệp được gửi đến Đại hội lần thứ 6 của Diễn đàn về Hoạt động Công giáo quốc tế. Đại hội năm ngày này đang diễn ra đến hết ngày Chúa Nhật tại Rumani.

Đức Gioan Phaolo I có thể được phong chân phước trong vòng 3, 4 năm


ROMA. Đức Gioan Phaolô I, vị giáo hoàng 33 ngày, có thể được phong chân phước trong vòng 3 hoặc 4 năm tới đây.
Trên đây là lời tuyên bố của cha Giorgio Lise, Phó Thỉnh nguyện viên án phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô I, với Đài truyền hình Công Giáo TV2000 ở Italia hôm 26-8-2012.
Năm nay là kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Đức Cố Giáo Hoàng (1912-2012), tục danh là Albino Luciani và ngày 26-8-2012 là kỷ niệm 34 năm ngài được bầu làm Giáo Hoàng (26-8-1978). Ngài qua đời đột ngột ngày 28-9-1978.
Lên đầu trang