Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Lòng thương xót của Chúa trong kinh ca ngợi của Đức Maria

Trên đường đến thăm người chị họ là bà Elisabeth, Đức Maria hân hoan vui mừng vì Mẹ cảm nhận được tình thương vô biên của Thiên Chúa dành cho mình. Mẹ đang dự tính sẽ kể cho người chị họ điều mới xảy ra do cuộc viếng thăm của Sứ thần Gabrien, thì Bà Elisabeth đã biết hết điều Đức Maria định kể! Vì thế, lời chào của bà Elisabeth làm cho niềm vui nơi Trinh Nữ thêm tràn đầy.
Trong kinh Ca ngợi (Magnificat), Đức Maria nhắc tới lòng thương xót của Chúa ba lần. Mỗi lần mang một chiều kích khác nhau:
– “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới” (Lc 1, 48)
– “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người” (câu 50)
– “Vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Abraham” (câu 55).

Thứ năm – Đức Maria thăm viếng Bà Êlisabeth 31.5.2012 "Maria ở lại độ ba tháng"

Lời Chúa: Lc 1, 39-56
Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabeth. Bà Êlisabeth vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được trần đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”

HIỆN TÌNH SIRIA

Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Mario Zenari, Sứ Thần Tòa Thánh tại Siria, và Linh Mục Paolo DallOglio, dòng Tên
Tối ngày 27.5.2012 trong phiên họp khẩn cấp nhóm tại New York Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã ra thông cáo đồng loạt mạnh mẽ lên án chính quyền của tổng thống Bashar Al.Assad sát hại thường dân vô tội tại Hula.

PHỎNG VẤN ĐỨC TGM ANGELO BECCIU, PHỤ TÁ QUỐC VỤ KHANH TÒA THÁNH VỀ VỤ ĂN CẮP THƯ TỪ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG

Cay đắng và đau buồn vì những gì xảy ra trong những ngày qua tại Vatican, nhưng cũng quyết tâm và tin tưởng đương đầu với tình thế thực sự là khó khăn. Đó là những tâm tình người ta cảm thấy nơi vị Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức TGM Angelo Becciu, trong cuộc nói chuyện với giáo sư Giovanni Maria Vian, Tổng giám đốc báo “Quan sát viên Roma” về đề tài thu hút sự chú ý của rất nhiều cơ quan truyền thông trên thế giới, nghĩa là vụ bắt giam ông Paolo Gabriele người giúp việc ĐTC, ngày 23.5.2012, vì ông giữ nhiều tài liệu kín thuộc về ĐGH. Do chức vụ, Đức TGM Becciu làm việc hằng ngày, tiếp xúc chặt chẽ với ĐGH (Đức TGM là nhân vật thứ ba tại Tòa Thánh, sau ĐTC và ĐHY Quốc vụ khanh, và thường được ví như bộ trưởng nội vụ của Tòa thánh). Đức Tổng nói gì đây về tâm tình của người làm việc tại Tòa Thánh? Ngài đáp:
Với những người gặp nhau trong những giờ này, chúng tôi nhìn nhau trong mắt và chắc chắn tôi đọc được sự ngỡ ngàng và lo âu, nhưng tôi cũng thấy được quyết tâm tiếp tục phục vụ âm thầm và trung thành với ĐGH”.

THẨM PHÁN SẮP CHÍNH THỨC ĐIỀU TRA VỀ NGƯỜI GIÚP VIỆC CỦA ĐỨC THÁNH CHA

VATICAN. Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cha Lombardi, SJ, cho biết vào cuối tuần này hoặc đầu tuần tới, thẩm phán điều tra sẽ chính thức hỏi cung Ông Paolo Gabriele, người giúp việc của ĐTC, bị cáo về tội lấy trộm các tài liệu mật của Tòa Thánh.
Trong cuộc gặp gỡ với giới báo chí cạnh Tòa Thánh sáng ngày 29.5.2012, Cha Lombardi nói rằng thẩm phán điều tra Piero Bonnet sẽ chính thức “làm việc” với bị cáo Gabriele trước sự hiện diện của hai luật sư của đương sự là bà Cristina Arru và ông Carlo Fusco.

Sứ Điệp Fatima, sứ điệp hòa bình

Các bài cùng chủ đề:
Bài: Sứ Điệp Fatima
Bài: Sứ điệp Fatima (tiếp theo)
Bài: Sự khả tín của Sứ Điệp Fatima

Ngày nay hầu như tất cả mọi người đều đã nhận thức được rằng, mục đích chính của biến cố Fatima, biến cố Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, hiện ra với ba trẻ chăn chiên ở Fatima, là mang sứ điệp hòa bình chân chính đến cho nhân loại.  
Nhưng để hiểu rõ hơn sứ điệp hòa bình Fatima và sự an bài đầy yêu thương của Thiên Chúa đối với nhân loại – mà Người hằng yêu thương, mặc dù nhân loại luôn chối bỏ và không ngừng xúc phạm đến Người – chúng ta cần ghi nhận một số sự kiện đã xảy ra trên diễn đàn chính trị thế giới vào thời điểm lúc bấy giờ và hoàn toàn trùng hợp một cách kỳ diệu với biến cố Fatima, và vì thế càng nhấn mạnh và càng làm nổi bật tính chất siêu nhiên huyền nhiệm của biến cố Fatima.

Ai là thần tượng của tôi?


Đọc bản tin trên Tuổi Trẻ Online, Thứ Bảy, 24/03/2012, tôi thấy vừa đau vừa nhục vừa thương cho các bạn trẻ quá.
Khi người trẻ quỳ xuống và hôn ghế...
“Hôm qua 10g có chạy chương trình mà chú Bi Rain gì đó (không biết gõ đúng không nhỉ) và bậu xậu của chú ta sang diễn. Bi ngồi cùng cậu nữa ghế A12, A14 trong Nhà hát lớn. Một số cô cậu nhòm thấy. Tối biểu diễn, nhiều quý nữ có vé mời vào rất sớm, xúm nhau cúi xuống ngửi, hôn cái ghế Bi ngồi”...
Mấy câu ngắn gọn trên Facebook sau đêm biểu diễn của Bi Rain - ngôi sao ca nhạc Hàn Quốc - tại Hà Nội của một chuyên gia truyền hình nổi tiếng đủ khiến nhiều người trong chúng ta, dù thờ ơ đến mấy với “văn hóa xìtin”, phải giật mình.

Sự nhỏ nhen tầm thường đang lan tràn trong Giáo Hội là một thực tế đáng báo động

“VỐN VẪN THƯỜNG LÀ CÁI TỔ RẮN ĐỘC, NHƯNG VẤN ĐỀ THẬT SỰ HIỆN TẠI LÀ SỰ NHỎ NHEN TẦM THƯỜNG ĐANG LAN TRÀN”

Bản Thân Giáo Hội (Person of Church) là Thánh Thiện nhưng những con người của Giáo Hội (persons of the Church) thì bất toàn và đã gây nên bao nhiêu điều đáng tiếc, bao nhiêu tai tiếng, làm xấu đi khuôn mặt của Giáo Hội. Sự nhỏ nhen tầm thường đang lan tràn trong Giáo Hội không còn là một lời cảnh báo, mà là một thực tế đáng báo động. Tuy nhiên, trước thực trạng đó, cái nhìn của nhiều người lại khác biệt nhau. Và điều đó cũng thể hiện mức độ trưởng thành trong nhận thức và đạo đức của mỗi người, nhất là tín hữu Công Giáo. MESSORI là một người như thế. Xin giới thiệu bài viết của Messori do Michele Brambilla ghi lại.

Trách nhiệm người tín hữu Chúa Kitô trong chính trị

Trong thời gian gần đây một bài được đăng trên một vài tờ báo ở Ý Quốc cho thấy có sự đối chọi giữa hai khuynh hướng, – ở Ý Quốc cũng như ở nhiều Quốc Gia khác có truyền thống Kitô giáo -, đối chọi giữa việc các vị mục tử nhấn mạnh đến tầm quan trọng hay đúng hơn đến việc cần thiết người công giáo phải dấn thân vào chính trị, trong khi đó thi  dường như lan tràn khắp đó đây dân chúng bỏ lơ lãnh vực vừa kể.
Tệ hơn nữa, thái độ lơ đảng đó cũng lây đến lãnh vực các giáo lý viên, tức là những người đặc trách đào tạo thế hệ công giáo mới (R. çombardi, Per una educazione cristiana all’impegno politica, in A A:VV, Chiesa e politica, Morcelliana, Brescia 2000: Città del Vaticano 2005, 79-112).

Chứng tích hình thành và phát triển chữ quốc ngữ từ năm 1632 đến nay: tiến trình của Kinh Lạy Cha

Tác giả Roland Jacques
Người dịch Nguyễn Đăng Trúc
Lời người dịch: Chúng tôi trích hai bản Phụ Đính trong tác phẩm song ngữ (Pháp Việt) “Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam” (Les missionnaires portugais et les débuts de l’Église catholique au Viêt-nam) của Roland JACQUES (Nxb:  Định Hướng Tùng Thư , năm  2004) để cống hiến một chứng tích hình thành và phát triển chũ quốc ngữ từ năm 1932 dến nay, qua . tiến trình  của Kinh Lạy Cha.

Chương trình của Đức Thánh Cha tại Đại hội Thế giới các Gia đình ở Milano

WHĐ (29.05.2012) – Chỉ còn vài ngày nữa Đại hội Thế giới các Gia đình sẽ khai mạc. Thành phố Milano sẽ đón tiếp hơn nửa triệu người.
Chuẩn bị cho Đại hội là một hội nghị thần học mục vụ, trong ba ngày các chuyên gia từ nhiều nước khác nhau sẽ trao đổi kinh nghiệm về gia đình, công việc và ngày lễ”. Đã khoảng 5.000 người thuộc 110 quốc gia ghi danh tham dự các phiên họp.
Cũng sẽ có một cuộc họp dành cho trẻ em, có khoảng 900 em đã ghi danh.
Đức hồng y Angelo Scola, Tổng giám mục Milano, phát biểu: “Đây là điều mong đợi lớn lao của các Kitô hữu và cả xã hội. Có một sự hợp tác tuyệt vời và tôi nghĩ rằng sự hiện diện của Đức Thánh Cha trong ba ngày sẽ là một niềm vui rất lớn”.

Thứ tư Tuần 8 Thường niên 30.5.2012 "Không được như vậy"

Lời Chúa: Mc 10, 32-45
Khi ấy, Ðức Giêsu và các môn đệ đang trên đường lên Giêrusalem, Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình: “Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sự. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại.”

Dụ ngôn tình yêu

Có một dụ ngôn viết rằng:
Nếu một ngày nào đó, tình yêu không còn trên trái đất này.
Ngày ấy, mặt trời sẽ nắng và nóng hơn, mặt trăng sẽ ít tỏ hơn và buồn hơn. Nắng sẽ làm khô héo, buồn sẽ nặng nề.
Ngày ấy, ngày sẽ trở nên dài, đêm trở thành khúc âm u. Ngày đêm tang tóc.
Ngày và đêm  theo nhau mang nỗi buồn cô đơn, không còn hơi thở của cuộc sống.
Nếu một ngày không có tình yêu trên trái đất, người người ở với nhau là kẻ thù, sẽ giết hại nhau nhiều hơn, sẽ không còn ai hiểu được nhau và chẳng còn cảm thông chia sẻ trên trái đất.

Tình trạng sống của các Kitô hữu ở Phi châu và vùng Trung Đông một năm sau ”Mùa Xuân Ảrập”

Linh mục Puerbattista Pizzaballa 
Phỏng vấn Linh mục Puerbattista Pizzaballa, Bề trên Tỉnh dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa

Ngày 10-5-2012, buổi hội học về đề tài “Các Kitô hữu trong thế giới Ảrập, một năm sau Mùa Xuân Ảrập” đã diễn ra tại Bruxelles, thủ đô nước Bỉ. Ngày hội học do Liên Hội đồng Giám mục Âu châu tổ chức nhằm mục đích duyệt xét, đối chiếu và thu thập các dữ kiện xảy ra cho các cộng đoàn Kitô tại các quốc gia Ảrập. Trong số các thuyết trình viên cũng có Linh mục Pierbattista Pizzaballa, Bề trên Tỉnh dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa.

Tiêu đề bài Phát ngôn viên Toà Thánh bác bỏ các tin “tưởng tượng” của báo chí đăng

VATICAN - Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, bác bỏ những tin tức “tưởng tượng” của nhiều ký giả báo chí về cuộc điều tra Ông Paolo Gabriele, người giúp việc của ĐTC đang bị điều tra vì bị cáo về tội nắm giữ bất hợp pháp các tài liệu của Toà Thánh.

Tuyên bố hôm 28-5-2012 với giới báo chí cạnh Toà Thánh, Cha Lombardi bác bỏ tin đồn cho rằng hiện có 1 hồng y đang bị điều tra vì liên hệ tới vụ này. Cha nói: “Uỷ ban Hồng y do ĐTC thiết lập để điều tra về vấn đề thất thoát tài liệu đang tiếp tục làm việc trong thời gian mà vụ này đòi hỏi, và không chịu áp lực của giới truyền thông.”

Thứ ba Tuần 8 Thường niên 29.5.2012 "Bỏ mọi sự vì Thầy"


Lời Chúa: Mc 10, 28-31
Khi ấy, ông Phêrô lên tiếng thưa Đức Giêsu: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!” Ðức Giêsu đáp: “Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà bây giờ, ngay ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống đời đời ở đời sau. Quả thật, nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, còn những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu.”

MỪNG NGÀY CỘNG THỂ TỈNH SA-LÊ-DIÊNG DON BOSCO VIỆT NAM

WGPSG -- "Lạy Chúa, này con xin đến, lạy Chúa, này con xin đến để thi hành thánh ý Chúa. Lưỡi môi con xin Ngài tẩy xóa, bước con đi xin Ngài dẫn lối, tấm thân con giờ đây hiến dâng, hiến dâng Chúa ơi."
Theo thông lệ hằng năm, ngày Cộng thể Tỉnh Sa-lê-diêng được tổ chức vào dịp lễ Mẹ Phù Hộ 24.05. Đây cũng là thời điểm kết thúc niên học tại các Học viện Sa-lê-diêng Triết và Thần tại Việt Nam. Tuy nhiên, năm nay, ngày lễ Cộng thể Tỉnh Sa-lê-diêng đã được dời vào ngày thứ Bảy 26.5.2012, vừa để các cộng đoàn Sa-lê-diêng mừng lễ Mẹ Phù Hộ tại mỗi nơi, vừa để tổ chức lễ Khấn trọn cho 3 anh em Sa-lê-diêng Việt Nam từ Phi luật Tân trở về.

ÂN SỦNG RẺ TIỀN VÀ ÂN SỦNG ĐẮT GIÁ

WGPSG -- Một vị giám mục cao tuổi nhận được thiệp mời dự lễ Trao tác vụ linh mục. Ngài hỏi tôi: gọi là trao tác vụ linh mục có đúng không, hay phải gọi là truyền chức linh mục? Ngài có lý, vì cách nói trao tác vụ linh mục hay tác vụ phó tế có thể gây hiểu nhầm rằng linh mục hay phó tế chỉ là một nhiệm vụ, một công việc, dù là công việc thánh. Đang khi đó, chức linh mục, chức phó tế không chỉ là một nhiệm vụ mà là điều gì đó sâu xa hơn nhiều. Trước hết và trên hết, đó là một ân sủng, “hồng ân Thánh Thần, cho phép thực thi một quyền thánh chức, quyền này chỉ có thể phát xuất từ chính Đức Kitô, qua Hội Thánh của Người” (GLHTCG số 1537). Chỉ trên nền tảng đó mới có thể nói đến tác vụ linh mục hay phó tế. Hiện hữu đi trước hành động. Chức linh mục thừa tác đi trước và làm nền cho thừa tác vụ linh mục. Dù khi già yếu bệnh tật hoặc trong hoàn cảnh không thể thi hành nhiệm vụ, linh mục vẫn là linh mục. Và chức linh mục hay phó tế ấy trước hết là một ân sủng: “Không ai tự gán cho mình vinh dự là thượng tế nhưng phải được Thiên Chúa kêu gọi, như ông Aharon đã được gọi” (Dt 5,4).

CHÚA THÁNH THẦN TẠO DỰNG HIỆP NHẤT VÀ HIỆP THÔNG GIỮA MỌI DÂN NƯỚC

Lễ Ngũ Tuần là lễ của sự hiệp nhất, hiểu biết và hiệp thông nhân loại. Thần Khí của Thiên Chúa, là Đấng ban cho chúng ta một con tim mới, một tiếng nói mới và một khả năng truyền thông mới, làm cho chúng ta rộng mở cho tha nhân và cho thế giới.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong bài giảng thánh lễ kính Chúa Thánh Thần hiện xuống trong đền thờ thánh Phêrô sáng Chúa Nhật 27.5.2012.

TÍNH DUY NHẤT VÀ PHỔ QUÁT CỦA ĐỨC KITÔ VÀ HỘI THÁNH TRONG CÔNG TRÌNH CỨU ĐỘ

Gần đây có những bài viết về ơn cứu độ nơi các tôn giáo khác trên mạng cũng như gửi qua email đã làm cho nhiều người Công Giáo hoang mang vì hoặc đã không đúng theo giáo huấn Hội Thánh hoặc tác giả đã không giải thích đầy đủ. Đây là hậu quả của thuyết “tương đối” cho rằng không có chân lý tuyệt đối, thuyết “ba phải” cho rằng “đạo nào cũng tốt” và thuyết “pha trộn tôn giáo” gom góp và pha lẫn giáo lý cũng như nghi lễ của nhiều tôn giáo lại với nhau, và đặc biệt là sự thiếu quan tâm của các “Đấng Bậc” trong việc truyền thụ cho giáo dân một nền tảng đức tin Công Giáo vững chắc, kể cả việc đào luyện linh mục cách thiếu sót trong các chủng viện. Thực ra điều này cũng là một quan tâm rất lớn của các Đức Thánh Cha và Huấn Quyền Hội Thánh trong nhiều năm qua.

Đẽo chân theo giày

Một câu chuyện ngụ ngôn kể về người thợ đóng giày. Vì tay nghề của ông quá kém, nên khi đóng một đôi giày, khách hàng thường phải yêu cầu ông sửa đi sửa lại nhiều lần. Có một khách hàng đến khiếu nại vì giày của ông quá chật. Đáng lẽ phải nới rộng giày cho vừa với chân thì ông thợ kia lại đề nghị khách hãy “đẽo bớt chân cho vừa giày”.
Ý tưởng của người thợ giày ngược đời và không có tính khả thi. Tác giả muốn qua câu chuyện này cho thấy xung quanh ta vẫn có những hành động phi lý, gượng ép và không mang lại hiệu quả. Trong đời sống đức tin cũng như đời sống xã hội, vẫn còn đó nhan nhản những khuynh hướng theo kiểu “đẽo chân theo giày”.

Viện giáo vụ – Ngân hàng Vatican

WHĐ (28.05.2012) – Trong những ngày qua, sự kiện ông Ettore Gotti Tedeschi, giám đốc Viện giáo vụ (Ngân hàng Vatican) bị Hội đồng quản trị bỏ phiếu bất tín nhiệm và bị cách chức, đã trở thành nguồn tin sốt dẻo cho các hãng thông tấn. Báo chí Việt Nam cũng đưa tin với những tựa đề hấp dẫn, chẳng hạn: “Bí ẩn trong ngân hàng Vatican” (Tuổi Trẻ, ngày 26-5-2012). Chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về Viện giáo vụ để đọc giả hiểu rõ bối cảnh của vụ việc.

Thông cáo về kiến nghị bất tín nhiệm chủ tịch IOR

Ông Gotti Tedeschi
WHĐ (26.05.2012) / VIS – Chiều 24-05, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố một thông cáo liên quan đến Viện Giáo vụ (IOR), toàn văn như sau:

“Ngày 24 tháng Năm, các thành viên Hội đồng giám sát của Viện Giáo vụ đã họp phiên thường kỳ. Một trong những đề mục của chương trình nghị sự lại là vấn đề liên quan đến công tác quản trị Viện. Thời gian qua lĩnh vực này ngày càng gây thêm lo ngại cho các thành viên của Hội đồng, và mặc dù chủ tịch IOR là giáo sư Gotti Tedeschi đã nhiều lần được thông báo về những lo ngại này, nhưng tình hình ngày càng thêm xấu đi.

43 tổ chức Công giáo tại Hoa Kỳ đồng loạt nộp đơn kiện Bộ Y tế

(CNA/EWTN News 22/05/2012) - Hôm 22 tháng 5 năm 2012, hai hãng tin CNA và EWTN đã loan báo rằng 43 giáo phận và tổ chức Công giáo khắp đất nước Hoa Kỳ đã đồng loạt công bố nộp đơn kiện chính phủ liên bang vi phạm tự do tôn giáo và chống lại những luật lệ tránh thai của chính quyền Obama.

Những công bố trên được Ðức hồng y Timothy Dolan, Tổng giám mục New York, đồng thời là Chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, nhiệt liệt hoan nghênh. Ngài gọi đó là "một bằng chứng hùng hồn của sự hiệp nhất của Giáo hội trong việc bảo vệ tự do tôn giáo.Chúng tôi đã cố gắng đàm phán với chính quyền và đề nghị những luật lệ với Quốc hội - chúng tôi vẫn tiếp tục con đường đó - nhưng tới nay vẫn chưa có dấu hiệu sửa chữa nào".

Đức Thánh Cha tiếp kiến 50.000 thành viên Phong trào Thánh Linh

VATICAN - ĐTC Bênêđictô XVI khuyến khích các thành viên Phong trào Canh tân trong Thánh Linh tiếp tục làm chứng về niềm vui đức tin và vẻ đẹp được làm môn đệ Chúa Kitô.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây, trong buổi tiếp kiến sáng ngày 26-5-2012 tại Quảng trường Thánh Phêrô, dành cho 50.000 thành viên Phong trào Canh tân trong Thánh Linh, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập phong trào này tại Italia. Trước khi được ĐTC tiếp kiến, các tín hữu đã tham dự thánh lễ tại Quảng trường do ĐHY Angelo Bagnasco, Chủ tịch HĐGM Italia, chủ sự vào lúc hơn 10 giờ, cùng với hàng chục GM và LM tuyên uý.

Sự vắng mặt người cha gây trở ngại cho sự hiểu biết của con trẻ về Thiên Chúa

Vatican (CNA/EWTN News) – Trong buổi Triều yết chung thứ Tư hàng tuần hôm 23/05 trước 20.000 tín hữu hành hương ở Quảng Trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đưa ra huấn từ rằng những người làm cha vắng mặt trong gia đình mình sẽ gây khó khăn hơn cho con trẻ của họ nhận biết về Thiên Chúa như một người cha yêu thương.

Ngài nhận định: "Có lẽ con người hiện đại không cảm nhận được vẻ đẹp, sự cao quý và niềm an ủi sâu sắc trong từ 'cha', từ mà chúng ta hướng đến Thiên Chúa trong lời cầu nguyện, vì nhân vật người cha thường không hiện diện đầy đủ trong thế giới ngày nay, và thường không hiện diện tích cực một cách đầy đủ trong đời sống hàng ngày".

Lộ Tâm

Chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu (đưa hoa cười mĩm) của Phật giáo Thiền tông, thuật lại rằng:
"Vào lúc cuối đời mình, khi Đức Thế Tôn thuyết pháp cho đại chúng trên núi Linh Thướu; Ngài đưa cành hoa sen Kim-Bà-La ra trước mặt đại chúng. Đại chúng chẳng hiểu được ý nghĩa ấy, nên tất cả đều im lặng.
Ngay lúc ấy, chỉ có vị cao đệ tử Ma-Ha-Ca-Diếp lãnh hội được nên mĩm cười.
Đức Phật liền trao chánh pháp nhãn tạng, diệu tâm của Niết Bàn cho Ca Diếp, và từ đó ông được xem là vị tổ phú pháp thứ nhất của Tây Thiên, Ấn Độ".
Ma-Ha-Ca-Diếp đã hiểu được tự tánh của bông hoa, hiểu được bản thể thật sự của nó, sống tiếp xúc giữa bùn nhơ nhưng vẫn tinh trong vẹn tuyền, tỏa hương thơm ngát cho đời; để từ đó giúp bản thân hành giả tỉnh ngộ hiện tiền, và sống trọn vẹn với cái hiện tiền đó mà không còn ngăn cách nào giữa hành giả và phần còn lại của thực tại, hướng con người vào của sự tỉnh giác mở rộng mà thánh tiến, siêu thoát.

5 phút cho Lời Chúa - Tháng 6 năm 2012

 
trai_tim_chuaÝ chung: Cầu cho các tín hữu biết nhận ra sự hiện diện sống động của Đấng Phục Sinh trong bí tích Thánh Thể. Xin cho các tín hữu biết nhận ra, trong bí tích Thánh Thể, sự hiện diện sống động của Đấng Phục Sinh, là Đấng đồng hành với họ trong cuộc sống thường ngày.
Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô-hữu tại châu Âu: Xin cho các Kitô-hữu châu Âu tái khám phá ra căn tính đặc thù của mình và tham gia nhiệt tình hơn vào việc rao giảng Tin Mừng.



Đón nhận Chúa Thánh Thần để rao truyền Chúa Kitô

+ Hồng y L. J. Suenens
Người dịch
Nguyễn Đăng Trúc
“Thiên Chúa không có lời nói nào khác, tay chân nào khác ngoài lời nói, tay chân của bạn để mang Phúc-âm đến cho thế gian” (Frank Duff).
Các bài cùng chủ đề:
1. Lễ hiện xuống khởi nguyên xây dựng nên Giáo Hội
2. Đón nhận Maria là mở cửa đón Chúa Thánh Thần
3.
Kitô hữu được Chúa Thánh Thần ban sự sống, người đó là ai?


1- Mỗi một Kitô hữu đều được mời gọi để trở thành nhân chứng của Phúc-âm
Chúa gọi mỗi Kitô-hữu tham gia vào công cuộc truyền bá Phúc-âm mới qua chính phép rửa tội mà họ đã nhận lãnh, chứ không phải là một ơn gọi nào khác thêm vào. Công-đồng đã nhắc kỹ điều ấy.
Không một Kitô-hữu nào được miễn trừ bổn phận làm chứng về đức tin của mình. Những hình thức truyền giáo thay đổi tùy hoàn cảnh sống cụ thể, nhưng bổn phận truyền giáo là bổn phận nền tảng của từng người không trừ ai.

Những quy định về hưởng ân xá trong dịp Đại hội Thế giới các Gia đình lần thứ VII

WHĐ (26.05.2012) / VIS Ngày 25-05, Tòa Ân giải tối cao Tòa Thánh đã ban hành một sắc lệnh ban ân xá cho các tín hữu tham dự Đại hội Thế giới các gia đình lần thứ VII, được tổ chức tại Milano, Italia, từ 30 tháng Năm đến 3 tháng Sáu 2012.
Sắc lệnh giải thích, để giúp các tín hữu chuẩn bị sự kiện này về phương diện thiêng liêng, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI ban ân xá để, “một khi thực sự sám hối được đức bác ái thúc đẩy, các tín hữu sẽ tận tâm thánh hóa gia đình, theo mẫu gương Thánh Gia Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse.

Thông cáo về kiến nghị bất tín nhiệm chủ tịch IOR

WHĐ (26.05.2012) / VIS Chiều 24-05, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố một thông cáo liên quan đến Viện Giáo vụ (IOR), toàn văn như sau:
“Ngày 24 tháng Năm, các thành viên Hội đồng giám sát của Viện Giáo vụ đã họp phiên thường kỳ. Một trong những đề mục của chương trình nghị sự lại vấn đề liên quan đến công tác quản trị Viện. Thời gian qua lĩnh vực này ngày càng gây thêm lo ngại cho các thành viên của Hội đồng, mặc dù chủ tịch IORgiáo Gotti Tedeschi đã nhiều lần được thông báo về những lo ngại này, nhưng tình hình ngày càng thêm xấu đi.

Ân sủng rẻ tiền và ân sủng đắt giá

Một vị giám mục cao tuổi nhận được thiệp mời dự lễ Trao tác vụ linh mục. Ngài hỏi tôi: gọi là trao tác vụ linh mục có đúng không, hay phải gọi là truyền chức linh mục? Ngài có lý, vì cách nói trao tác vụ linh mục hay tác vụ phó tế có thể gây hiểu nhầm rằng linh mục hay phó tế chỉ là một nhiệm vụ, một công việc, dù là công việc thánh. Đang khi đó, chức linh mục, chức phó tế không chỉ là một nhiệm vụ mà là điều gì đó sâu xa hơn nhiều. Trước hết và trên hết, đó là một ân sủng, “hồng ân Thánh Thần, cho phép thực thi một quyền thánh chức, quyền này chỉ có thể phát xuất từ chính Đức Kitô, qua Hội Thánh của Người” (GLHTCG số 1537). Chỉ trên nền tảng đó mới có thể nói đến tác vụ linh mục hay phó tế. Hiện hữu đi trước hành động. Chức linh mục thừa tác đi trước và làm nền cho thừa tác vụ linh mục. Dù khi già yếu bệnh tật hoặc trong hoàn cảnh không thể thi hành nhiệm vụ, linh mục vẫn là linh mục. Và chức linh mục hay phó tế ấy trước hết là một ân sủng: “Không ai tự gán cho mình vinh dự là thượng tế nhưng phải được Thiên Chúa kêu gọi, như ông Aharon đã được gọi” (Dt 5,4).

Chúa nhật – Chúa Thánh Thần hiện xuống 27.5.2012 "HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN"


Lời Chúa: Ga 20, 19-23
Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” Nói xong, người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.

Viễn du của một cây Thánh Giá đến các thủ đô trên khắp thế giới

ROMA, (zenit.org) - Một cây Thánh Giá bằng gỗ cao 4m theo dự tính sẽ viễn du đến tất cả thủ các thủ đô trên thế giới «dấu chỉ nhận biết Thiên Chúa»,các phương tiện truyền thông Vatican cho hay.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã làm phép cây Thánh Giá này hôm 23 tháng Năm 2012 trước khi diễn ra buổi tiếp kiến chung, và lặp lại cử chỉ mà Cố Chân Phước Gioan Phaolô II đã làm vào ngày 10 tháng Ba năm 2004.

Hội Đồng Giám Mục Hàn Quốc phổ biến cẩm nang bảo vệ sự sống và gia đình

ROMA, (Zenit.org)- Tất cả các linh mục Hàn Quốc đã nhận được một cẩm nang hướng dẫn với các câu hỏi liên quan đến việc bảo vệ sự sống, được khởi xướng bởi Hội Đồng Giám Mục Hàn Quốc.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hàn Quốc mới đây đã cho dịch và phổ biến đến tất cả các linh mục một cẩm nang mục vụ về bảo vệ sự sống được cưu mang bởi một Tổ Chức quốc tế về Sự Sống Nhân Loại (Human LifeInternational, HLI), một thông cáo đề cập.

Tòa Thánh Vatican công bố hướng dẫn về các cuộc hiện ra và mặc khải tư


Vatican City (CNA/EWTN News) - Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin của Tòa Thánh Vatican đã công bố những hướng dẫn để giúp Giáo Hội trên toàn thế giới xử lý những tuyên bố về mặc khải tư và các cuộc hiện ra.
Trong lời tựa của ấn phẩm mới, Đức Hồng Y William J. Levadan, Tổng Trưởng Thánh Bộ lên tiếng "hy vọng chắc chắn" rằng các chuẩn tắc sẽ giúp các nhà lãnh đạo Giáo Hội "trong nhiệm vụ khó khăn của họ" nhận thức rõ các cuộc hiện ra, các mặc khải và "hiện tượng lạ thường được cho là có nguồn gốc siêu nhiên".

Người Công giáo mừng Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Giáo hội Trung Quốc

Khách hành hương lần hạt Mân Côi tại
Đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn
 
Hàng ngàn người đổ xô đến Đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn để cầu nguyện cho hoà bình và hiệp nhất trong Giáo hội Trung Quốc

Mặc dù trời mưa phùn, nhưng hôm qua thứ Năm khoảng 5.000 người hành hương tập trung tại Trung tâm Hành hương Xà Sơn ở ngoại ô Thượng Hải để cử hành Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc.

Trở về với các sắc thái thiết yếu của đời sống Kitô để tái khởi xướng Phúc Âm Hóa

Vatican, 24 tháng 5 năm 2012 (VIS) - Vào buổi trưa hôm nay, Đức Thánh Cha tiếp kiến các tham dự viên của Thượng Hội Đồng lần thứ 64 của Hội Đồng Giám Mục Anh Giáo Ý. Ngài nói với họ về những thách đố của việc tân Phúc Âm hóa trong một xã hội ngày càng xa cách Thiên Chúa.
Ngài nói: "Tình trạng của chúng ta đòi hỏi phải tái thiết sự thúc đẩy, nhắm vào các sắc thái thiết yếu của đức tin và đời sống Kitô. Vào thời điểm trong đó Thiên Chúa đã trở nên cho rất nhiều người như một điều Bất Khả Tri (Unknown) và Chúa Giêsu chỉ là một nhân vật quan trọng trong quá khứ, chúng ta không thể tiếp tục tung ra các hoạt động truyền giáo mà không phải cải tiến phẩm chất của chính đức tin và việc cầu nguyện của chúng ta... Chúng ta sẽ không thể lôi kéo được nhân loại về với Phúc Âm trừ khi chúng ta trước hết phải trở về với một cảm nghiệm sâu xa về Thiên Chúa."

Thánh Thần và ác thần

Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, như báo chí, Radio và truyền hình, chúng ta thấy thế giới nhân loại ngày nay không có một ngày nào hoàn toàn được an bình, không có một ngày nào mà không xảy ra những bạo hành và tội ác. Chưa lâu, bộ Nội Vụ CHLB Ðức đã công bố một danh sách dài của các tội phạm trong năm: trên 5 triệu hành vi phạm pháp đủ các loại đã được ghi nhận. Nghĩa là khoảng 7 giây đồng hồ lại xảy ra một tội phạm. Nếu tại một nước văn minh, giàu có và tiến bộ vào bậc nhất thế giới như CHLB Ðức mà còn xảy bao điều tiêu cực như vậy, thử hỏi tại các nước nghèo nàn lạc hậu mỗi ngày còn xảy ra biết bao tội ác, bao điều tồi tệ nữa!

Cuộc đời sống đạo đích thực

Có thể nói niềm tin, cách suy tư, lối sống và cách hành động của ĐHY Nguyễn Văn Thuận qua những giai đoạn lịch sử và hoàn cảnh khác nhau đã biểu hiện cách sống đạo đích thực theo tinh thần Kitô giáo, vì thế hiện nay Giáo Hội Công Giáo đang lập đề án phong thánh cho ngài. Sau đây là những nét biểu tượng chính của tinh thần đó nơi ĐHY Nguyễn Văn Thuận.
OMNIA VINCIT AMOR
Những lời ĐHY Nguyễn Văn Thuận đã viết khi bị quản chế ở Cây Vông đã được ngài cố gắng thực hiện trong cả cuộc đời mình. Ngài đã kể lại: “Trong chuyến hành trình ra Bắc, ba lần tôi đã bị xích chung với một tù nhân không công giáo, từng là dân biểu và nổi tiếng là Phật Tử cực đoan. Sự gần gũi trong cùng số phận ấy đã ghi khắc dấu vết sâu đậm nơi trái tim ông. Sau này tôi được biết rằng sau khi được trả tự do, ông ta hãnh diện và thích kể lại sự kiện trên đây. Ông đã luôn luôn tìm cách để được xích chung với tôi và từ đó chúng tôi trở thành bạn với nhau.”

Kitô hữu được Chúa Thánh Thần ban sự sống, người đó là ai?

+ Hồng-y L. J. Suenens
Người dịch
Nguyễn Đăng Trúc
 “Kitô hữu là người được Chúa Giêsu Kitô phó thác kẻ khác cho mình” (Lacordaire)
Các bài liên quan:
1. Lễ hiện xuống khởi nguyên xây dựng nên Giáo Hội
2. Đón nhận Maria là mở cửa đón Chúa Thánh Thần
***
1. Là người đã gặp Chúa Giêsu Kitô
Phúc-âm kể lại cho chúng ta biết là theo lệnh của Chúa các tông đồ đã lên núi để gặp Ngài. Tôi tin rằng mọi sứ mệnh đều bắt đầu bằng việc gặp gỡ Chúa Kitô.
Điều làm nên một Kitô hữu, trước hết là việc nầy: Kitô hữu là người đã từng gặp được Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô. Chắc bạn còn nhớ câu nói của Claudel trong ngày ông trở lại tại nhà thờ Đức Bà Paris: Lạy Chúa, bỗng nhiên Chúa là Một Ai ở trước mặt con. Kitô giáo không phải là một triết thuyết, một ý thức hệ, một nền thần học, cũng không phải một mớ các lời hay ý đẹp hoặc chân lý, dù quan trọng đến mấy đi nữa!  Kitô giáo trước hết là Một Ai. Ở đây sứ điệp và người mang sứ điệp là một.

Chúa Thánh Thần là ai và Người làm gì?

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội, nhưng chính Người thường ít được để ý tới trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Có một sự lãng quên về Chúa Thánh Thần ở trong Giáo Hội mà chính các nhà thần học đã cảnh tỉnh: “Chúa Thánh Thần là Đấng bị quên lãng” (von Baltharsar).
Nhưng Chúa Thánh Thần là ai? Và Người làm? Chúng ta có thể nói về Người được không? Điều này không dễ tý nào! Quả thế, trong Ba Ngôi Vị thần linh, Chúa Thánh Thần là Đấng bí nhiệm hơn cả, ẩn dấu hơn cả, một Ngôi vị không có khuôn mặt, như “gió muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3,5). Người không nói về mình và tự mình nói. Cả tên gọi của Người cũng không phải là riêng của Người, từ “Thánh – Thần” cũng có thể áp dụng tương tự cho Chúa Cha và Chúa Con, bởi vì “Thiên Chúa là Thần khí và thánh thiện” (Ga 4,24). Chúa Thánh Thần tự trút bỏ chính mình (kenosis) để được liên hệ tất cả với Chúa Cha và Chúa Con. Vì thế, Người là Deus sempre major (Thiên Chúa luôn lớn hơn), là Đấng không thể diễn tả, nói theo Thánh Basilio Cả. Chúng ta không thể biết Người cách trực tiếp, nhưng chúng ta có thể tới gần với mầu nhiệm của Người qua sự biểu lộ, những hoạt động và dấu chỉ của Người trong lịch sử cứu độ.

ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN, ĐẤNG BAN SỰ SỐNG

Hơi thở tượng trưng cho sự sống. Còn thở là còn sống. Hết thở là hết sống. Hôm nay, Đức Giêsu thổi hơi ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ. Thổi hơi để chỉ rằng Đức Chúa Thánh Thần là hơi thở. Thở hơi để truyền sự sống. Ta vẫn thường tuyên xưng trong kinh Tin Kính: Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Đấng Ban Sự Sống.
Đức Chúa Thánh Thần là Đấng ban Sự Sống. Điều này được diễn tả trong sách Sáng Thế. Thuở tạo thiên lập địa, cả vũ trụ chưa nên hình nên dạng, chưa có sự sống. Trời đất là một khối hỗn mang. Thánh Thần Chúa bay là là trên mặt nước (cf. St 1,1). Thánh Thần Chúa bay lượn trên mặt nước để vũ trụ được định hình. Thánh Thần Chúa ban cho trời đất một diện mạo. Và trên hết Thánh Thần Chúa ban sự sống cho muôn loài.

THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG

Đức Hồng Y Carlo Martini nói: “Kinh nghiệm của Lễ Hiện Xuống (Cv 2,3-13) chính là Tin Mừng truyền thông”.
Truyền thông là làm cho con người có khả năng để nghe để hiểu, có khả năng để loan báo và có khả năng để chuyển thông một sứ điệp. Trong ngày Lễ Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần đã khai thông mọi tương giao, phá vỡ bức tường đã bị đóng kín từ sự kiện tháp Babel. Truyền thông Tin Mừng chính là mang tin vui đến cho mọi người.

Ngôn ngữ tình yêu

 
Thanh_than1. Câu chuyện Tháp Babel
Sách Sáng Thế 11,1-9 kể câu chuyện về Tháp Babel.
Bấy giờ thiên hạ chỉ nói một thứ tiếng, sau khi định cư tại đồng bằng Senna, họ bàn luận với nhau: Ta hãy nung gạch và xây một ngọn tháp chọc trời, trước khi phân tán tới mọi miền trên mặt đất. Trước ý định đầy kiêu căng và ngông cuồng đó, Thiên Chúa đã khiến tiếng nói của họ trở nên lộn xộn, người này không còn hiểu được người kia. Thế là họ đành phải ngưng việc xây tháp và ra đi mỗi người một ngả. Hình ảnh tháp Babel mượn từ các tháp Ziggurat miền Lưỡng Hà: tháp vuông, nhiều tầng, càng cao tầng nhỏ lại. Những tháp này xây trong khu vực đền thờ với mục đích tôn giáo là để bắt liên lạc với thần trên cao bằng dâng lễ vật và làm bệ để thần lên xuống với con người. Ngày nay còn có nhiều di tích về các tháp này. Tác giả Thánh kinh mượn hình ảnh các tháp Ziggurat để cắt nghĩa tại sao loài người lại chia rẽ và phân tán, từ đó dạy bài học tôn giáo. Babel bởi động từ balal (làm cho lộn xộn). Tác giả dùng hình ảnh xây tháp Babel để chỉ tội cộng đồng của con người, muốn dựa vào sức lực và tài năng của mình để chống lại Chúa, gạt bỏ Chúa mà tự quyết định cho mình. Trong Cựu ước, Babel là kinh đô của một đế quốc hùng mạnh tượng trưng cho sự kiêu căng.

Mưa tháng Sáu

 
thieu_nuTừ trường đại học về, tôi đạp xe trong bụi mưa lất phất. Về đến nhà cũng đủ ướt áo. Mưa tháng Sáu bất chợt và thơ mộng như mối tình học trò. Tưởng chừng khoác áo nhiệm mầu. Mưa rơi đầy kỷ niệm man mác buồn, nỗi buồn mà lại ngọt ngào, khó tả...
Thế mà đã bốn năm thấm thoát như bóng câu vút qua. Nhưng, bốn năm xa từ chiều mưa ấy vẫn như là hiện tại. Vài ngày nữa tôi sẽ là cô giáo. Niềm vui vừa đến thì nỗi buồn cũng vừa trở lại. Không biết "người ấy" bây giờ ra sao?

Giám đốc Ngân hàng Vatican bị sa thải

TTO - Giám đốc Ettore Gotti Tedeschi của Ngân hàng Vatican vừa bị sa thải do “không thực hiện được nhiệm vụ được giao phó”.

Vatican cho biết ban điều hành ngân hàng đã nhất trí 100% trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với ông Gotti Tedeschi.

Tuyên bố của ngân hàng cho biết ông Gotti Tedeschi đã “không thực hiện được những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mình”, nhưng không đưa ra thông tin chi tiết.

Mỗi con người là một phép lạ của Thiên Chúa

WHĐ (24.05.2012) / VIS – “Thiên Chúa là Cha chúng ta bởi vì Người là Đấng dựng nên chúng ta. Mỗi người trong chúng ta, nam hay nữ, đều là một phép lạ của Thiên Chúa, được Người mong muốn và biết đến cách riêng.... Đối với Người, chúng ta không phải là những kẻ vô danh và không có bản vị, chúng ta có một cái tên. Chúa Thánh Thần là Đấng kêu lên ‘Abba! Lạy Cha!’ trong lòng chúng ta sẽ dẫn chúng ta đến chân lý này và thông truyền chân lý này vào cõi thâm sâu nhất của con người chúng ta và đổ tràn đầy bình an và niềm vui cho lời cầu xin của chúng ta”. Đức Thánh Cha đã ngỏ lời như trên với hơn 20.000 tín hữu quy tụ tại quảng trường thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư hằng tuần, ngày 23 tháng Năm vừa qua.

Thứ bảy Tuần 7 Phục sinh 26.5.2012 "Lời chứng xác thực"

Lời Chúa: Ga 21, 20-25
Khi ấy, ông Phêrô quay lại, thì thấy người môn đệ Ðức Giêsu thương mến đi theo sau; ông này là người đã nghiêng mình vào ngực Ðức Giêsu trong bữa ăn tối và hỏi: “Thưa Thầy, ai là kẻ nộp Thầy?” Vậy khi thấy người đó, ông Phêrô nói với Ðức Giêsu: “Thưa Thầy, còn anh này thì sao?” Ðức Giêsu đáp: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy”. Do đó mới có tiếng đồn giữa anh em là môn đệ ấy sẽ không chết. Nhưng Ðức Giêsu đã không nói với Phêrô là: “Anh ấy sẽ không chết”, mà chỉ nói: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh?”

Giật mình nghĩa trang 5 vạn hài nhi bị bỏ rơi ở Hà Nội

Bàng hoàng chứng kiến nghĩa trang chôn cất hơn 50.000 hài nhi, những sinh linh vô tội ở Đồi Cốc (Sóc Sơn – Hà Nội).
“Mỗi một bào thai dù chưa được sinh ra đã mang những linh hồn. Những đứa trẻ tội nghiệp chưa thành dáng, thành hình đã phải lìa trần do sự nhẫn tâm của các bậc sinh thành”… với quan niệm sống đậm tình người ấy mà gần chục năm qua, người dân làng Đồi Cốc (xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội) đã ngày ngày lặn lội khắp các miền đất nước để nhặt những thai nhi bị người ta bỏ đi để đem về chôn cất.

Tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội nào mà không được tha?

Hỏi : Nhân lễ Chúa Hiện Xuống, xin Cha giải thích rõ tại sao tội phạm đến Chúa Thánh Thần thì không được tha thứ?
Trả lời :
Trong Tin Mừng Thánh Maccô, Chúa Giêsu nói: “Thầy bảo thật anh  em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời” (Mc 3,28-29).

LỬA THẦN KHÍ

Trong lịch sử nhân loại nhất là trong những năm gần đây, đã có biết bao phát minh về khoa học kỹ thuật làm thay đổi và thăng tiến đời sống tự nhiên của con người. Chúng ta nói đến các phát minh đáng nhớ: điện, máy chụp hình, xe hơi, điện thoại, truyền hình, truyền thanh, máy bay, phi thuyền, bom nguyên tử, máy vi tính và gần đây ineternet, điện thoại di động, iphone, ipad…Nhưng người ta thường nói rằng phát minh lớn nhất của nhân loại là việc con người bắt đầu biết dùng lửa. Con người dùng lửa để sưởi ấm, soi sáng, thiêu hủy rác rến, nấu nướng đồ ăn thức uống, bào chế thuốc men, xua đuổi thú dữ, luyện kim…Chính từ việc biết dùng lửa, con người đã đi từ đời sống hoang dã đến cuộc sống ngày càng văn minh và chinh phục vạn vật trong vũ trụ.

XÃ HỘI PHẢI ĐỀ CAO TÔN TRỌNG SỰ SỐNG

Con người không thể xếp sau ý thức hệ được
  Mùa xuân là thời gian vạn vật sinh sôi nảy nở, là lúc nàng thiên nhiên tỉnh giấc sau kỳ ngủ đông và chuẩn bị đón mùa hè tới. Nhưng Hàn Quốc có quá nhiều ưu sầu trong những tháng qua và việc tận hưởng khoảng thời gian đẹp nhất trong năm bị chùng xuống.
Một sinh viên đại học bị giết vì tranh cãi khi chat trên mạng, tỷ lệ phá thai gấp hai lần tỷ lệ sinh đẻ và tỷ lệ tự tử đứng đầu danh sách các nước trong Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế và còn những việc khác nữa đã khiến người ta có cảm giác xã hội Hàn Quốc đã chìm sâu trong nền văn hóa sự chết và tuyệt vọng.

Ấm Áp Cơm Hai Nghìn Đồng

Khi nghe tôi kể có quán cơm chỉ bán với giá 2000 đồng, mọi người đều tròn mắt ngạc nhiên. Có mặt tại quán vào đúng giờ cao điểm của bữa trưa, mới thấy, đúng là trên đời này còn quá nhiều tấm lòng thơm thảo.
Dĩa Cơm Lúc Đói Lòng
Sài Gòn có 2 quán cơm giá 2000 đồng. Quán cơm thứ nhất trước đây ở cư xá Lữ Gia, Q.11, nhưng bây giờ đã thay đổi địa chỉ vế 56/21 đường 281, P.15, Q.11. Quán cơm thứ hai thì vẫn tồn tại ở địa chỉ số 14/1 Ngô Quyền, Q.5. Quán cơm tại đường 281 bán cơm vào những ngày 2-4-6, còn quán cơm trên Ngô Quyền thì duy trì bán vào ngày 3-5-7. Cả hai quán đều do thành viên diễn đàn www.nguoitoicuumang.com tổ chức và quản lý.

NGÀY CẦU NGUYỆN LÀ SỰ AN ỦI CỦA GIÁO HỘI HOÀN VŨ DÀNH CHO NGƯỜI CÔNG GIÁO TRUNG QUỐC BỊ BÁCH HẠI

Paris (AsiaNews / EDA) - Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc, được cử hành vào ngày 24 tháng Năm, là một "sự an ủi" đối với các cộng đoàn Công Giáo Trung Quốc vẫn còn bị bách hại bởi một chế độ muốn thống trị họ. Ngày này cũng biểu hiện sự chăm sóc của Đức Thánh Cha và "sự quan tâm" dành cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Đây là giải thích của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, Giám Mục danh dự của Hồng Kông về giá trị của ngày này được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đề nghị, kết hợp với Lễ Đức Mẹ Xà Sơn, một nơi thánh của Trung Quốc, cách Thượng Hải một vài Km. Đức Hồng Y Giuse Trần hiện đang ở Pháp để tham dự "Đêm của các nhân chứng", được chuẩn bị bởi hội nghị của tổ chức "Trợ giúp các Giáo Hội khó khăn". Trong cuộc phỏng vấn, được công bố trên trang web của Eglises dAsie, ngài cũng bình luận về một số kết luận liên quan đến công tác của Ủy ban Vatican về Giáo Hội tại Trung Quốc và tình hình Giáo Hội Trung Quốc, được đánh dấu bởi "sự hỗn loạn" do Bắc Kinh tạo ra, nhất là qua việc tấn phong bất hợp thức các giám mục. Dưới đây là các đoạn trích của cuộc phỏng vấn

Quyền hạn của Thiên Chúa vượt lên trên những gì của chính Người


Saturday, 19 May 2012 09:47

Tại sao lại có Năm Đức Tin? Đây không phải là câu hỏi tu từ và xứng đáng với một câu trả lời, nhất là xét theo bình diễn bên ngoài của sự khao khát mong đợi điều mà đang được soạn thảo trong Giáo Hội cho một sự kiện như vậy.
ĐTC Bênêđictô XVI đã đưa ra một động cơ thúc đầy đầu tiên khi Ngài tuyên bố: “Sứ vụ của Giáo Hội, giống như đức Kitô, chủ yếu để nói về Thiên Chúa, nhớ quyền tối cao của Người, hồi tưởng tất cả, đặc biệt Kitô hữu, những người đã đánh mất tính cách nhân của chính mình, của quyền hạn Thiên Chúa đối với những gì thuộc về Người, đó là, của chúng ta. Một cách chính xác là để ban cho một xung lương lành mạnh trước sứ vụ của toàn Giáo Hội dẫn dắt con người ra khỏi miền hoang dã trong cái mà tự họ thường thấy đối với địa vị của đời sống, tình bằng hữu với Chúa Giêsu đã cho chúng ta đời sống đầy đủ.”

Các giá trị tinh thần và tôn giáo trong cuộc sống con người


Wednesday, 25 May 2012 08:46
Phỏng vấn triết gia Francesco Torralba Rosellò, người Tây Ban Nha
Ngày 17-5-2012 đại hội “Sân của Dân Ngoại” đối thoại với những người không tin về đề tài “Nghệ thuật, vẻ đẹp và sự siêu việt” đã khai diễn tại Barcelona bên Tây Ban Nha. Đại hội đã do Hội đồng Toà Thánh về Văn hoá tổ chức với sự tham dự của hàng trăm nghệ sĩ và chuyên gia thuộc nhiều bộ môn khác nhau, kể cả các triết gia và chính trị gia. 

Trong số các tham dự viên có triết gia Francesco Torralba Rosellò, người Tây Ban Nha, Giáo sư Đại học Ramon Lluli Barcelona. Giáo sư thuyết trình về đề tài “Con đường từ vẻ đẹp tới tình yêu”. Giáo sư sinh năm 1967 tại Barcelona, theo học tại Đại học Barcelona và Kopenhagen, có bằng tiến sĩ trết học và thần học. Giáo sư là tác giả của hàng chục cuốn sách được độc giả ưa thích, trong đó có các cuốn như: “Các gương mặt của sự thinh lặng”; “Một trăm giá trị để sống” (2001); “Khám phá ý nghĩa thực tại” (2000); “Giá trị và ý nghĩa hoạt động giáo dục” (2001); “Luân lý đạo đức của việc săn sóc” (2001); “Có thể có một thế giới mới không?” (2003); “Đâu là phẩm giá con người?” (2004); “Cha mẹ và con cái” (2003); “Lá thư của một đứa con chưa có tên” (2005); “Ý nghĩa dân trí toàn cầu giải thích cho các con tôi” (2005); “Nghệ thuật biết lắng nghe” (2006); loạt sách về các đề tài: sự tha thứ, tình bạn, sự thanh thản, lòng trắc ẩn (2008); “Hoà bình, dấn thân” (2011); “Nhìn thẳng mặt cái chết” (2008); “Bình tĩnh trong một thế giới không bình tĩnh” (2009); “Sự thông minh tinh thần” (2010); “Đức Giêsu Kitô” (2011); “Tình yêu đến từ bên trong” (2011); “Với Thiên Chúa hay là không Thiên Chúa” (2012). Hai cuốn sách mới được xuất bản tại Tây Ban Nha là “Cái luận lý của quà tặng” và “Cuộc sống tinh thần trong xã hội vi tính”. Sau đây, chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn giáo sư về đại hội này.
Lên đầu trang