Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Sự nhỏ nhen tầm thường đang lan tràn trong Giáo Hội là một thực tế đáng báo động

“VỐN VẪN THƯỜNG LÀ CÁI TỔ RẮN ĐỘC, NHƯNG VẤN ĐỀ THẬT SỰ HIỆN TẠI LÀ SỰ NHỎ NHEN TẦM THƯỜNG ĐANG LAN TRÀN”

Bản Thân Giáo Hội (Person of Church) là Thánh Thiện nhưng những con người của Giáo Hội (persons of the Church) thì bất toàn và đã gây nên bao nhiêu điều đáng tiếc, bao nhiêu tai tiếng, làm xấu đi khuôn mặt của Giáo Hội. Sự nhỏ nhen tầm thường đang lan tràn trong Giáo Hội không còn là một lời cảnh báo, mà là một thực tế đáng báo động. Tuy nhiên, trước thực trạng đó, cái nhìn của nhiều người lại khác biệt nhau. Và điều đó cũng thể hiện mức độ trưởng thành trong nhận thức và đạo đức của mỗi người, nhất là tín hữu Công Giáo. MESSORI là một người như thế. Xin giới thiệu bài viết của Messori do Michele Brambilla ghi lại.

“Tôi đã trải qua đời người nghiên cứu lịch sử Hội Thánh và đi nhà thờ, dù sơ sài hơn. Tôi khó mà bị choáng váng. “Vittori Messori đang ở trong đan viện Maguzzano, một kỳ quan nằm giữa những ngọn đồi Moraine và Hồ Garda, một nơi mà lịch sử Hội Thánh đã đan xen trong 15 thế kỷ, từ thời Thánh Biển Đức cho tới thời Thánh Gioan Calabria. Nơi đây, Messori đã bắt đầu một nghiên cứu để ông có thể ẩn náu khi bị áp lực: giống như lúc này, ông chỉ còn một ít tuần lễ nữa trước khi phải giao một cuốn sách về Lộ Đức cho nhà xuất bản Ý, Mondadori, một dự án mà ông rất tâm đắc. Tựa đề của nó là BERNADETTE ĐÃ KHÔNG LÀM CHÚNG TA THẤT VỌNG.
Thay vì thế, có ai đó ở Vatican khiến chúng ta thất vọng chăng? – Tôi hỏi Messori điều gì một người Công giáo thực hành có thể cảm thấy khi nghe về các hồng y đấu đá kịch liệt với nhau thế nào, khi nghe về những hồ sơ bị tuồn cho các ký giả, khi nghe về những bức thư của Đức giáo hoàng bị đánh cắp, khi nghe về những mưu đồ của ngân hàng [Vatican.ND], những tên sát nhân được chôn cất theo nghi thức quốc gia. Ông trả lời: “Giáo Triều La Mã đã luôn là ổ rắn độc. Tuy vậy, ít nhất trong quá khứ, nó là một tổ chức quốc gia hữu hiệu nhất trên thế giới. Nó điều hành một đế quốc mặt trời không bao giờ lặn và có một ngoại giao đoàn vô song. Ngày nay còn lại những gì?”.
Đi tản bộ dọc theo các hành lang tu viện và sau đó giữa các cây ô-liu, Messori mô tả thế nào sự suy đồi này: “Các giáo sĩ trong Giáo Triều La Mã có thói quen tranh thủ những người ưu tú nhất từ các giáo phận trên thế giới. Các giám mục đã có nhiều linh mục quanh họ và không có chuyện để cho họ đi. Ngày nay các chủng viện hoặc đóng cửa hoặc vơi một nửa. Vì vậy nếu một giám mục có được một linh mục tốt, thì ngài sẽ giữ chắc vị linh mục đó. Và Đức Giáo Hoàng giống như vua Charles V, người đã phải điều hành một đế quốc rộng lớn và thét lớn trong một nước Tây Ban Nha dân số lưa thưa “Hãy cho Ta người”. Nhưng ở Châu Phi, tôi cố phản đối…”. Sự bùng nổ ơn thiên triệu ư? Tôi không tự dối gạt mình. Ở Phi Châu, những người nam vào chủng viện vì những lý do tương tự như họ đã làm khi họ sắp chết đói. Đó là một cách để kiếm sống. Và ngoài những thứ đó ra, luật độc thân là không thể hiểu được đối với văn hoá Châu Phi, do vậy mà Giáo Hội vờ như không nhìn thấy. Nhiều linh mục có vợ con. Làm gì chứ, gửi họ sang Roma ư? Gửi cho các giám mục?
Ông nói thêm: “Sự xuống dốc về chất lượng là quá rõ ràng. Không còn ai nói tiếng La-tinh đang làm công việc này nữa. Khi Luciani được bầu làm Giáo Hoàng, họ còn bị buộc phải ngưng đọc tờ Osservatore Romano, nhật báo của Toà Thánh, chỉ  vì đã có một lỗi trong tiếng La-tinh ở tin trang đầu. Hãy tưởng tượng xem: ngay cả Đức Gioan Phaolô II vẫn phạm những lỗi tiếng La-tinh trong các thông điệp của Người cơ mà!”.
Tóm lại, kẻ đã viết hai cuốn sách với hai vị Giáo Hoàng gần đây nhất cảm thấy rằng “cách mà Giáo Hội đang đi khập khiểng, đang xuống tới sự nhỏ nhen tầm thường về nhân sự của Giáo Hội”. Tuy vậy, có phải đó chỉ đơn thuần là một vấn đề không có khả năng thích ứng? Dường như chúng ta đang đối mặt với sự tức tối oán giận, với sự ganh đua kình địch, với tính hám danh hám lợi, với tính thâm hiểm và sự bội tín. “Tính nhỏ nhen hiểm độc thường là đặc điểm của những nhân vật có nhân cách nhỏ nhen tầm thường. Những người có tài năng không cần phải đâm lén sau lưng người khác”.
Vụ bê bối tai tiếng này còn đó và Chúa Giêsu đã nói phải coi chừng những kẻ gieo bất hoà. Ai có thể mất niềm tin vào điều đó? “Không, các Kitô hữu biết rõ sự phân biệt mà Maritain quen dùng để phân biệt giữa Bản Thân Giáo Hội, vốn linh thánh, và những người thuộc Giáo Hội vốn cũng như trong bất cứ cơ chế tổ chức nhân loại nào, có những mặt hạn chế và tội lỗi ở trong mỗi người chúng ta. Điều quan trọng là Giáo Hội phải loan báo Tin Mừng. Nếu con người loan báo Tin Mừng là người thánh thiện, thì hãy tạ ơn Thiên Chúa Tối Cao. Nếu kẻ đó là một người không ra gì ,chẳng sao hết: dù sao người đó cũng là một người giữ ân sủng”. Tuy nhiên ngày nay có phải có quá nhiều những kẻ không ra gì mà lại lắm quyền lực chăng? “Hàng giáo sĩ của những Thời kỳ Đen Tối [Tiền Trung Cổ.ND], thời Phục Hưng hoặc thời các giám mục đầy quyền lực của thế kỷ 18 còn tệ hại hơn nhiều. Và đừng quên một điều: ngày nay hàng giáo sĩ chỉ là hạng nhì, tuy vậy phẩm chất ở hàng đầu lại chưa khi nào cao như vậy. Từ thời đại Napoleon, mỗi vị Giáo Tông hoặc đều đã được phong thánh hoặc xứng đáng được phong thánh. Điều đó không phải luôn là trường hợp này”.
Messori rời tôi với những lời này để giải thích sự bình tĩnh của Ông: “Chúa Giêsu đã tiên báo rằng Con Người sẽ bị giao nộp cho những kẻ sẽ làm những gì mặc sức đối với Người. Người đã nói điều này tại Bữa Tiệc Ly, nhưng nhiều nhà chú giải Kinh Thánh và nhiều nhà thần bí coi những lời này như một lời tiên tri không phải về Cuộc Khổ Nạn, mà là về những gì sẽ xảy ra về sau. Do vậy mà những vụ bê bối tai tiếng không còn khiến tôi ngạc nhiên. Thiên Chúa Kitô giáo đã mong cần đến Nhân Loại, với tất cả những hệ lụy đến cùng với điều này”.
Đây là ý kiến của Vittorio Messori, tác giả Công giáo được đọc nhiều nhất trên thế giới.
Nguồn: xuanbichvietnam

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang