Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Suy niệm Lời Chúa 5 phút mỗi ngày – tháng 11/2012



01/11/12 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 30 TN
Các Thánh Nam Nữ
(Mt 5,1-12a)
CON ĐƯỜNG CÁC MỐI PHÚC
“Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời thuộc về họ.” (Mt 5,3)
Suy niệm:Hôm nay Hội Thánh mừng tất cả các thánh, nam và nữ, xưa và nay, nổi tiếng và vô danh. Các thánh nổi tiếng có rất nhiều. Các thánh âm thầm, không tên tuổi, còn nhiều hơn. Tất cả các ngài đang ở trong hạnh phúc và vinh quang vĩnh cửu với Thiên Chúa. Các ngài đã đi trên con đường mang tên các mối phúc và nay Nước Trời đã hoàn toàn thuộc về các ngài. Nước Trời ấy vốn đã có mặt và đang được xây dựng ngay trong cuộc sống này. Ta có thể gặp các “thánh” đang cắp sách đến trường hay đang gập lưng trên mặt ruộng, đang chạy xe ôm hay đang bán hàng rong, đang làm phụ hồ ở công trường hay đang bốc xếp ngoài bến cảng. Ở những chỗ ta không ngờ nhất thì rất nhiều “thánh” đang có mặt.
Mời Bạn: Con đường mà các thánh thuộc Hội Thánh khải hoàn đã đi và đã tới, đó là con đường Tám Mối Phúc, con đường của thập giá, con đường của yêu thương đến cùng mà chính Chúa Giêsu là người tiên phong. Mời bạn nhìn lại xem con đường mình đang đi là con đường nào, có phải là con đường của Tám Mối Phúc đó không? Con đường của bạn có thập giá và yêu thương không? Ta chỉ mừng các thánh thực sự khi ta nhận con đường của các thánh làm con đường của mình.
Sống Lời Chúa:Nếu bạn nghĩ “nhiều mối phúc quá, làm sao ‘ôm’ hết!” thì bạn chỉ cần chọn một mối phúc thôi. Bạn thử đi, điều tuyệt vời sẽ xảy ra đấy!
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con đường mà Chúa đề nghị các môn đệ Chúa bước đi là con đường đầy thách đố. Nhưng với ơn Chúa đỡ nâng, con sẽ đủ sức. Con chọn con đường này. Xin Chúa ban ơn giúp sức con. Amen.

Sống trung thực



Người đăng: DangTrinh | 13.11.2012
Người ta thường nói “thẳng thắn thật thà thường thua thiệt, lọc lừa lươn lẹo lại lên lương”. Vì thế, “lương tâm không bằng lương tháng”. Đó là một thực-tế-buồn, rất có thể là một phần do suy thoái đạo đức, ảnh hưởng nhiều thứ – dù ai cũng “nhân chi sơ tính bản thiện”!
Người ta chưa xác định câu: “Xin hãy dạy con tôi chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử” có phải của cố tổng thống Hoa kỳ Abraham Lincoln hay không. Nhưng dù thế nào thì câu đó vẫn tuyệt vời, dù đó là của ai. Người Việt cũng có câu: “Thà chết vinh hơn sống nhục”. Xã hội có nhiều loại người, nhưng tóm gọn 2 loại chính: Trung thực và lọc lừa, dĩ nhiên mỗi loại có mức độ rất khác nhau.

Xưng hô trong đạo


Posted on luuhung on Tháng Mười 25, 2012
Một lần về quê dâng lễ, sau khi chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn, một cụ ông thuộc hàng cao niên nhất trong làng (gọi là trưởng làng) lại là người trong họ hàng bà con nói với tôi rằng : “Cháu đừng gọi tất cả cộng đoàn là anh chị em, vì trong đó còn có các cụ đáng kính ngồi dưới. Nghe khó chịu lắm. Mà cháu chỉ là bậc con cháu. Ngay các cha về đây dâng lễ cũng phải thưa đầy đủ là “kính thưa quý cụ ông, cụ bà và toàn thể anh chị em”. Tôi suy nghĩ nhiều lắm. Thực ra thì không phải là mình không biết điều ấy. Song chỉ vì muốn cho việc thưa gửi được gọn gàng mà thôi. Không ngờ lại đụng chạm tới tính tự ái của các cụ cao tuổi. Nhưng dù sao lời nhắc nhở ấy cũng là một bài học đầu đời để rút kinh nghiệm về sau.

Mặc Khải và Truyền Thống trong nội dung đức tin Kitô giáo (LM. Pet. Nguyễn Văn Viên)


Posted on fx.hongan on Tháng Mười Một 3, 2012
Giới thiệu
Theo đức tin Kitô Giáo, Ba Ngôi Thiên Chúa không chỉ hiệp thông nội tại, mà còn hiệp thông trong công trình cứu độ.[1] Qua muôn thế hệ, các kitô hữu nhận ra rằng họ đang thừa kế, giao tiếp và lưu truyền những gì Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử. Đặc biệt, họ có kinh nghiệm sâu xa về mối tương quan giữa Mặc Khải và Truyền Thống. Đồng thời, họ xác tín rằng Mặc Khải và Truyền Thống dẫn họ vào cuộc đối thoại liên vị và vĩnh cửu với Thiên Chúa, Đấng mà họ đã và đang hướng về như là nguồn gốc và cùng đích của chính mình và toàn thể thế giới thụ tạo.[2]
Trong bài này, chúng ta sẽ lần lượt trình bày Mặc Khải và Truyền Thống trong nội dung đức tin Kitô Giáo theo các mục sau: (1) Hiểu biết tổng quát về Mặc Khải và Truyền Thống, (2) Tương quan giữa Mặc Khải và Truyền Thống, (3) Sự ổn định và năng động của Mặc Khải và Truyền Thống, (4) Tương quan giữa Giáo Hội, Mặc Khải, và Truyền Thống, và (5) Một số khó khăn trong việc tiếp cận Mặc Khải và Truyền Thống

Trái tim người mẹ

Cho tôi xem cháu một chút được không? - Người mẹ trẻ hạnh phúc hỏi. Khi cái gói nhỏ xinh xắn nằm gọn trong tay mình, người mẹ vén miếng vải để xem khuôn mặt bé xíu kia ra sao, bỗng cô há hốc vì kinh ngạc. Người bác sĩ vội quay đi và nhìn ra cửa sổ. Đứa bé con cô không có đôi tai.
Thời gian trôi qua, đứa bé ấy lớn lên và vẫn có khả năng nghe bình thường, chỉ có điều cơ thể cậu có một thiếu sót...
Rồi một hôm, đứa bé chạy vội từ trường về nhà, gục đầu vào lòng mẹ mình khóc nức nở. Trông cậu thảm thương làm sao! Và cậu tự thốt ra bi kịch của mình:

Kỷ niệm Vatican II: nối kết giữa sắc lệnh Ad Gentes và thông điệp Redemptoris Missio

Tại Thượng Hội Đồng về Tân Phúc Âm Hóa hồi tháng 10 vừa qua, Đức Hồng Y người Ấn, Telesphore Placidus Toppo, đã lên tiếng chỉ trích một số dòng tu chỉ đã hành động “như các công ty đa quốc khi thực hiện nhiều công trình rất tốt và rất cần thiết để thoả mãn nhu cầu vật chất của con người, nhưng đã quên mất rằng mục tiêu hàng đầu lúc họ được thành lập là đem sơ truyền (kerygma), đem Tin Mừng, đến cho một thế giới sa đọa”
Lời chỉ trích này, thực ra, không mới lạ gì. Vì nó từng được nhiều vị giáo hoàng gần đây nói với Giáo hội Công giáo như một toàn thể nhằm làm sống lại tinh thần truyền giáo đang sa sút trong Giáo hội.

Đi tìm một cách thế hiện diện mới của giáo hội tại Chấu Á


WGPSG -- Hội nghị khoáng đại thứ X của FABC sắp khai mạc tại Gp. Xuân Lộc - Việt Nam. Việc tìm hiểu nhiều hơn về FABC sẽ giúp cho những thành quả của FABC được phát huy nơi các cộng đoàn tín hữu tại Á châu.
Suy tư thần học và mục vụ bao giờ cũng xuất hiện trong một bối cảnh cụ thể được tạo nên bởi sự cộng hưởng của nhiều yếu tố: văn hóa, tôn giáo, kinh tế, xã hội… Những yếu tố này làm nên vóc dáng của một dân tộc trong một không gian và thời gian cụ thể. Do đó, để thấu hiểu những suy tư thần học và cảm nhận được những thao thức mục vụ của Liên Hiệp các Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC),[1] không thể không quan tâm đến Kitô giáo trong bối cảnh Á châu.

Khai trương trang web tiếng anh của tổng giáo phận TPHCM



WGPSG -- Lúc 11g sáng thứ Bảy ngày 10.11.2012, trong bầu khí tích cực học tập nâng cao nghiệp vụ của một lớp học Mục vụ Truyền Thông tại Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM, ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã gõ dòng chữ “saigonarchdiocese.net” và ấn nút “Enter” trên bàn phím máy tính để giao diện của trang web này chính thức xuất hiện trên mạng Internet.
Trang web tiếng Anh saigonarchdiocese.net của TGP TP.HCM có những nội dung chính: Lược sử hình thành, phát triển và các thông tin về nhân sự của TGP TP.HCM (Archdiocese), Các Ban mục vụ (Comittees), Giáo xứ (Parishes), Đoàn thể (Associantions), Linh mục (Priests), Dòng tu (The Religious), Giờ lễ tại các nhà thờ (Mass Schedules), Các thông tin khác về: tài liệu, bản đồ các giáo xứ, tin tức và nối kết với các trang web khác... (More info).

ĐTC Bênêđictô XVI nói về Năm Đức Tin: Lòng ao ước Thiên Chúa


Dưới đây là bản dịch Bài Giáo Lý thứ tư của ĐTC Bênêđictô XVI về Năm Đức Tin, được ban hành tại Quảng Trường Thánh Phêrô hôm thứ tư ngày 7 tháng 11, 2012. Hôm nay ĐTC dạy tiếp tục loạt Bài Giáo Lý về Đức Tin.

“Tâm hồn chúng ta không thể an nghỉ cho đến khi được nghỉ an nơi Thiên Chúa”


* * *
Anh chị em thân mến,
Cuộc hành trình suy niệm mà chúng ta đang cùng nhau thực hiện trong Năm Đức Tin này dẫn chúng ta đến suy niệm hôm nay về một khía cạnh hấp dẫn của kinh nghiệm con người và Kitô giáo: con người mang trong mình một ao ước mầu nhiệm về Thiên Chúa. Bằng một cách rất ý nghĩa, Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo mở đầu với lời nhận xét sau: “Sự ao ước Thiên Chúa được viết trong trái tim con người, vì con người được tạo ra bởi Thiên Chúa và cho Thiên Chúa, và Thiên Chúa không bao giờ ngừng lôi kéo con người lại với chính mình. Chỉ trong Thiên Chúa, con người sẽ tìm thấy chân lý và hạnh phúc mà họ đã không ngừng tìm kiếm” (số 27).

Nguyên tắc cầu nguyện


Mỗi khi cầu nguyện, chúng ta phải tìm kiếm Chúa Giêsu là Vua, và trở lại với tình yêu đầu tiên của chúng ta.
Nói “nguyên tắc” có vẻ “nghiêm trọng” và quá… nguyên tắc. Đó là những “định hướng” giúp chúng ta cầu nguyện hiệu quả hơn. Nguyên tắc ACTS là phương pháp cầu nguyện. ACTS là viết tắt từ 4 chữ:

Adoration (Tôn sùng) – Ca tụng và thờ Thiên Chúa vì Ngài là chính Ngài.
Confession (Thú nhận) – Cầu xin Chúa tha thứ tội lỗi.
Thanksgiving (Tạ ơn) – Tin tưởng và nhận biết ơn Chúa.
Supplication (Thỉnh cầu) – Những lời cầu nguyện của chúng ta.

Để dễ nhớ và áp dụng theo Việt ngữ, chúng ta có thể gọi là “Nguyên tắc 4 T” (Tôn sùng, Thú nhận, Tạ ơn, Thỉnh cầu).

Trước thềm Hội nghị FABC, Đức hồng y Oswald Gracias: “Giáo hội không muốn tham gia vào đời sống chính trị. Chúng tôi chỉ muốn bảo đảm Giáo hội được tự do”


WHĐ (12.11.2012) – Đức hồng y Oswald Gracias, 67 tuổi, Tổng giám mục Tổng giáo phận Mumbai, Ấn độ, hiện là Tổng thư ký Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC), một tổ chức thành lập từ năm 1970, liên kết 19 Hội đồng giám mục Công giáo tại châu Á.
Ngày 1-11 vừa qua, Đức hồng y Gracias đã trả lời phỏng vấn của Gerard O’Connell, phóng viên Vatican Insider tại Roma, về Hội nghị khoáng đại lần thứ X của FABC sẽ diễn ra tại Việt Nam từ ngày 10 đến 16-12-2012, và tầm quan trọng của FABC đối với các Giáo hội tại châu Á, nơi có 60% dân số thế giới sinh sống nhưng chỉ có 3% là Kitô hữu. ĐHY Gracias cũng nói về khả năng có được một giáo hoàng người châu Á.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn đăng trên trang Vatican Insider ngày 5-11-2012 do UCAN chuyển ngữ, WHĐ hiệu đính.

Tìm hiểu sách giáo lý Hội Tháng công giáo (bài 3)



Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 3. TÌM VÀ GẶP THIÊN CHÚA
Một khẳng định đem đến sự ngạc nhiên cho nhiều người: “Hội Thánh dạy rằng chúng ta có thể nhận biết cách chắc chắn sự hiện hữu của Thiên Chúa nhờ ánh sáng tự nhiên của lý trí con người” (GLHTCG số 36). Lý trí của chúng ta có thể dẫn chúng ta tới sự nhận biết chắc chắn rằng Thiên Chúa hiện hữu. Nói cách khác, không qua mạc khải, chúng ta có thể biết “có Thiên Chúa” dựa vào khả năng của tri thức tự nhiên. Lời khẳng định này của Hội Thánh diễn tả sự tin tưởng rất lớn vào con người. Hội Thánh vẫn luôn bảo vệ phẩm giá và khả năng của lý trí mà Thiên Chúa ban cho con người.

Tìm hiểu sách giáo lý Hội Tháng công giáo (bài 2)


Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 2. GIÁO LÝ CÔNG GIÁO LÀ GÌ?
Đức hồng y Christoph Schönborn kể lại một kinh nghiệm: Đầu năm 1993, tại Ấn Độ, ngài được giới thiệu một cuốn sách được bán nhiều nhất lúc đó, có tựa đề: “Bố ơi, con có phải là một người Ấn Giáo không?” Câu hỏi này được thốt ra từ một đứa bé đã đặt ra cho bố nó và tiếp theo là nhiều câu hỏi khác nữa liên quan đến tôn giáo của họ, Ấn Độ giáo. Kết quả đã hình thành nên một quyển sách giáo lý cho người Ấn Giáo được trình bày trong một hình thức quen thuộc hỏi-thưa. Sự kiện như thế cho thấy dạng thức hỏi-thưa của sách giáo lý đã gây hứng thú và sự quan tâm cho rất nhiều người. Nói theo ngôn từ của Công đồng Vaticanô II, đó là cần nhận ra những dấu chỉ thời đại. Rất rõ ràng, trong một thế giới ngày càng thu nhỏ, trong đó các biên giới và khoảng cách được vượt qua bởi kỹ thuật tiên tiến và phương tiện truyền thông, không chỉ các Kitô hữu mới đi tìm kiếm sự hiểu biết sâu xa và rõ hơn về tôn giáo của họ, nhưng ngày càng có nhiều người đang đặt lại câu hỏi về cội nguồn của mình, về câu hỏi đâu là nền móng có thể hỗ trợ cho “căn nhà” là chính cuộc đời của mình được vững chắc. Câu hỏi về ý nghĩa, về mục đích cuộc đời có thể một lúc nào đó bị xao lãng nhưng không bao giờ bị xóa bỏ khỏi tâm thức con người. Thật là ý nghĩa, khi con người bắt đầu tìm lại những nền móng của niềm tin tôn giáo nơi họ, cũng là nền móng cho chính đời sống của riêng họ.
Lên đầu trang