Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ năm Tuần 3 Phục sinh 26.4.2012 "Chúa Cha lôi kéo"


Lời Chúa: Ga 6, 44-51
Khi ấy, Đức Giêsu nói với dân chúng rằng: “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha, là Ðấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Ðấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Ðấng ấy đã thấy Chúa Cha. Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”.

GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM NỖ LỰC LOAN BÁO TIN MỪNG CÁCH MỚI MẺ

Ngày 21 tháng Tư 2012, Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin (UBGLĐT) trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tổ chức một Hội thảo thần học tại Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận TP. HCM, do Đức Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Ủy ban, chủ tọa.
Chủ Đề cho Buổi Hội thảo Thần Học
Chủ Đề cho Buổi Hội thảo Thần Học

Buổi Hội thảo lần này quy tụ khoảng 80 người, bao gồm các Linh Mục thuộc các Dòng Tu và hai Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn và Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc, cũng như một số bề trên và các nữ tu thuộc các dòng nữ trên địa bàn Gp. Sài gòn và Xuân Lộc. Đặc biệt, cuộc hội thảo lần này có sự tham dự của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám Mục Phụ tá Gp. Sài Gòn  vào buổi sáng và Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giáo Đốc ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc vào buổi chiều.

Làn Sóng Lớn Thứ Hai của Công Cuộc Loan Truyền Tin Mừng sau Các Cuộc Xâm Chiếm của Những Người Man Di

Đáp lời Đức Thánh Cha kêu gọi thực hiện những nỗ lực mới cho công cuộc loan truyền Tin Mừng và để chuẩn bị Thượng Hội đồng các Giám mục năm 2012 trên cùng chủ đề đó, vị giảng thuyết phủ Giáo hoàng, cha R. Cantalamessa đã trình bày bốn làn sóng của công cuộc loan truyền Tin Mừng, tựa như bốn giai đoạn trong lịch sử Giáo hội được ghi dấu việc xúc tiến hay sự dấn thân trong sứ vụ. Sau đây là các giai đoạn đó:

1.  Ba thế kỷ đầu, tính tới sắc lệnh của Constantin, Kitô giáo lan rộng. Những tác nhân chính trước hết là những ngôn sứ dong duổi trên các nẻo đường, kế đến là các Giám mục;
2.  Thế kỷ thứ 6 đến 9, nhờ các đan sĩ, người ta tham gia vào cuộc loan truyền Tin Mừng mới cho Châu Âu sau các cuộc xâm chiếm của những người man di;
3.  Thế kỷ 16 với sự khám phá “thế giới mới” và sự hoán cải vào Kitô giáo của các dân tộc thuộc “thế giới mới” nhờ hoạt động của các tu sĩ;
4.  Đương thời Giáo hội dấn thân trong công cuộc loan truyền Tin Mừng mới cho Châu Âu đã bị thế tục hóa với sự tham gia đáng kể của giáo dân.

Ở mỗi thời kỳ, cha đã làm sáng tỏ điều mà ta có thể rút kinh nghiệm cho Giáo hội ngày nay: đâu là những lầm lỗi cần tránh, những gương lành cần noi theo, những đóng góp của các đan sĩ, những tu sĩ hoạt động tông đồ và các giáo dân.
Lịch sử là kho tàng tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta học hỏi lịch sử và trong ơn soi dẫn của Chúa Thánh Thần chúng ta chu toàn Thánh Ý Chúa trong sứ vụ của chúng ta.

TÌNH YÊU GIÁO HỘI TRONG THỜI KHỦNG HOẢNG

TÌNH YÊU GIÁO HỘI TRONG THỜI KHỦNG HOẢNG Đôi dòng suy nghĩ nhân vụ các linh mục bị tố cáo lạm dụng tình dục trẻ em Trong mấy năm vừa qua, nhất là trong những tháng cuối này, qua việc một số linh mục phạm tội xách nhiễu tình dục các em bé vị thành niên, Giáo Hội của Chúa, đặc biệt Đức Thánh Cha bị chửi bới, bị xỉ nhục, như thể Giáo Hội là một đoàn thể xấu xa, gớm ghiếc; như thể các linh mục, tất cả chỉ là phường giả dối, một đoàn ngũ nguy hiểm cho giới trẻ; như thể Đức Thánh Cha và các giám mục là những người bao che những kẻ phạm pháp để giữ thể diện… Nói tóm lại, các phương tiện truyền thông, nhất là những hãng thông tấn và nhật báo lớn như BBC, New York Times…, đã đồng loạt đưa ra những thông tin, như những đợt sóng tấn công liên tục có chiến thuật vẽ ra một hình ảnh rất tiêu cực về Giáo Hội.
Giáo Hội và khủng hoảng
Giáo Hội và khủng hoảng
Trong hoàn cảnh này, nhiều con cái của Giáo Hội đâm ra nao núng và ngờ vực về Giáo Hội, có khi về chính Đức Tin của mình; người khác thì mang mặc cảm tội lỗi không dám nhận mình và không dám tỏ mình ra là người công giáo, là linh mục tu sĩ; người khác nữa thì vào hùa để chỉ trích và kết án Giáo Hội nói chung, các chủ chăn nói riêng. Một bản tin mới đây nói là có một số giáo dân người Đức muốn rút tên khỏi Giáo Hội.
Chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho Giáo Hội, đặc biệt cho Đức Thánh Cha trong hoàn cảnh khó khăn này. Chúng ta cũng cầu nguyện cho các nạn nhân của những lỡ lầm trầm trọng do các linh mục gây ra trong vấn đề lạm dụng tình dục.
Cùng với lời cầu nguyện, chúng ta cũng cần suy tư để tìm lấy ánh sáng của Tin Mừng, chiếu soi cho đời sống Đức Tin, cho hành trình dấn thân trong ơn gọi linh mục và cho thái độ mục vụ của chúng ta.
Dưới đây là một số tâm tình và thái độ của Đức Tin chúng ta cần phải có.

ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN TRONG ƠN GỌI LINH MỤC

Thế giới hôm nay đang trải qua một cuộc chuyển mình vô cùng rộng lớn và hết sức sâu đậm, làm rúng động các giá trị và cơ cấu văn hóa, xã hội và ngay cả cơ cấu và giá trị tôn giáo. Chúng ta chỉ cần kể ra một số trào lưu đã gặm nhấm các xã hội tây phương và cũng đang thấm nhập vào xã hội Việt Nam là đủ thấy vấn đề: ly dị, hôn nhân thử, con cái từ từ bị coi là gánh nặng chứ không phải là ơn phúc nên chẳng còn ai đi chúc cho bạn hữu được “con đàn cháu đống”; những cặp cùng phái (nam – nam; nữ - nữ) cũng đòi phải được coi như hôn nhân và gia đình;
St. Gioan Vianey-Bổn mạng các linh mục
St. Gioan Vianey-Bổn mạng các linh mục
nạn phá thai không những đang lan tràn và tăng thêm, nhưng còn được coi là truyện thường và là quyền lợi của người đàn bà… Có những sự kiện khác, xem ra nhẹ nhàng hơn, nhưng không kém phần quan trọng. Chẳng hạn, vì lợi lộc, người ta nói dối và lừa đảo nhau để chiếm đoạt của cải, đất đai, tài sản cách bất công, gây ra một bầu khí nghi kỵ, kèn cựa, mâu thuẫn. Sống hạnh phúc thế nào được khi người ta không còn tin tưởng nhau và sợ hãi, giữ miếng với nhau. Vấn đề còn trầm trọng hơn nữa vì người ta coi tất cả những điều đó là bình thường, không có vấn đề gì. Thế là người ta đang coi thường hay đánh mất những giá trị căn bản và nền tảng nhất của cuộc đời nên vô số người đang sống vật vờ và sầu thảm, nhiều khi ngay cả giữa những đống vàng bạc cao ngất ngư.

Vatican và Nhật Bản: 60 năm thiết lập ngoại giao

  Tokyo (AsiaNews) - Sáng ngày 20 tháng Tư, khu vườn của Tòa Khâm Sứ ở Tokyo đông đúc các đại sứ và đại diện giới văn hóa đến đây theo lời mời của Đức Tổng Giám Mục Joseph Chennoth, Sứ thần Tòa Thánh tại Nhật Bản để kỷ niệm bảy năm triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và 60 năm quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và Nhật Bản (1952-2012).
Trong số khách mời danh dự có 2 vị xứng đáng được đặc biệt đề cập đến là Ông Jun Yanagi, Giám đốc Bộ phận Âu Châu của Bộ Ngoại giao Nhật Bản: ông đã đại diện khách mời đưa ra bài phát biểu tại sự kiện. Người thứ hai là nhà văn Sadako Ogata, nổi tiếng ở Nhật Bản và nước ngoài vì các hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao và văn học, quan trọng hơn, bà là chứng tá hữu hình của đức tin Công Giáo trong hơn 10 năm (1991-2000) khi là thành viên của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, một vai trò mà bà đã đeo đuổi không chỉ giới hạn ở văn phòng tại Geneva, mà còn thăm viếng các nhóm người tị nạn ở bất cứ nơi nào họ sinh sống, nhất là ở Phi Châu.

MỨC ĐỘ CHIA SẺ TRONG HÔN NHÂN

 
Nghiên cứu mới đây của công ty an ninh máy vi tính Norton công bố rằng càng ngày càng có nhiều cặp vợ chồng chia sẻ password của email và của các trang mạng xã hội – với 20% trong số các đôi vợ chồng tham gia đều nhận rằng họ đã từng vào tài khoản email của vợ/chồng và các trang mạng xã hội mà không cho biết, trong số đó có 15% nói rằng nhờ vậy mà vợ chồng giải hòa.
Sự riêng tư và sự độc lập được coi là "linh thiêng", vậy bạn đã thực sự chia sẻ với người bạn đời về lĩnh vực này tới mức độ nào? Ngày nay, chữ "tôi" không còn được đưa vào chữ "chúng ta". Các mã số của mối quan hệ đã thay đổi và khái niệm về một đôi vợ chồng liên hiệp cũng không còn là lý tưởng. Trước đây, đi ăn ngoài với bạn bè hoặc "tám" chuyện qua điện thoại với "cố nhân" là điều không tưởng, nhưng ngày nay đã hoàn toàn khác.

ĐỀ TÀI 2: LOAN BÁO TIN MỪNG CÁCH MỚI MẺ (Tân Phúc Âm hóa) DƯỚI CHIỀU KÍCH: GIÁO HỘI NHƯ LÀ DÂN THIÊN CHÚA



Loan báo Tin Mừng: một nhu cầu cấp bách của Giáo Hội trong thời đại hôm nay
Ước muốn sửa chữa lại tính cách phiếm diện của hình ảnh Giáo Hội trong suốt 400 năm qua, Công đồng Vatican II đã trình bày một Giáo Hội tồn tại trong hai khía cạnh, một đàng Công đồng tiếp tục củng cố qui hướng Giáo Hội về nguồn gốc Thánh Kinh và Tông truyền của mình và đàng khác Công đồng không quên nhấn mạnh đến tính chất hiện thực của Giáo Hội trong một thế giới trần thế. Công đồng đã cố gắng làm sáng tỏ căn tính của Giáo Hội như là “Dân Chúa” lữ hành. Trên con đường lữ hành này, Giáo Hội  phải nỗ lực chu tất sứ vụ của mình như là “bí tích cứu độ phổ quát” (LG 9), có nghĩa là Giáo Hội phải làm thế nào để qui tụ mọi người vào trong Vương quốc của Thiên Chúa Cha. Chỉ khi nào Giáo Hội đồng nhất với toàn thể nhân loại đã được hòa giải, Giáo Hội mới thực sự tìm thấy căn tính trọn hảo của mình, tức Giáo Hội phổ quát” (ecclesia universalis).

HỘI THẢO THẦN HỌC ĐỀ TÀI 1: LOAN BÁO TIN MỪNG, TÁI LOAN BÁO TIN MỪNG, LOAN BÁO TIN MỪNG CÁCH MỚI MẺ:NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ

 
UBGLĐT: Sáng thứ Bảy, ngày 21 tháng 4 năm 2012, hơn 80 giảng viên tại các Đại chủng viện và Học viện công giáo đã về Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Tp.HCM, 6 bis Tôn Đức Thắng, Q. 1, tham dự Hội nghị Thần học với chủ đề: GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM: NỖ LỰC LOAN BÁO TIN MỪNG CÁCH MỚI MẺ.
Ngày hội thảo diễn ra từ 8g00 đến 17g15. Buổi sáng gồm 2 bài thuyết trình 1 và 2. Buổi chiều là 2 bài còn lại. Trang web giaolyductin xin lần lượt giới thiệu với quý độc giả 4 đề tài dưới đây. Kính mời quý vị cùng theo dõi:
1. Loan báo Tin Mừng, Tái loan báo Tin Mừng, Loan báo mới Tin Mừng cách mới mẻ: những bài học lịch sử. Thuyết trình viên: Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.
2. Loan báo Tin Mừng cách mới mẻ dưới chiều kích: Giáo Hội như là Dân Thiên Chúa. Thuyết trình viên: Lm. Antôn Hà Văn Minh.
3. Loan báo Tin Mừng cách mới mẻ dưới góc độ: Giáo Hội như là Thân Mình Chúa Kitô. Thuyết trình viên: Lm. Phaolô Vũ Chí Hỷ, SSS.
4. Loan báo Tin Mừng cách mới mẻ theo góc nhìn Giáo Hội như là Đền thờ Chúa Thánh Thần. Thuyết trình viên: Lm Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn.
----------------------------------------

Con gái hiếu thảo ngày ngày đưa mẹ câm điếc cùng đi làm

 
(Zing) - Trong suốt hai năm ròng, bất kể nắng hay mưa, Trương Hiểu Văn đều đạp xe đưa người mẹ câm điếc của mình cùng đi làm để tiện bề chăm sóc bà.
Câu chuyện cảm động về lòng hiếu thuận của cô gái người Đài Loan Trương Hiểu Văn được ví như truyện cổ tích trong xã hội hiện đại, với những giá trị cuộc sống đôi khi bị lãng quên giữa dòng đời hối hả.
Cha mẹ Trương Hiểu Văn chỉ có một mụn con duy nhất. Cha cô đã qua đời cách đây vài năm, và dù đã 30 tuổi nhưng Hiểu Văn vẫn chưa lập gia đình, bởi với cô người thân yêu duy nhất còn lại trong cuộc đời mình chính là người mẹ câm điếc luôn cần cô ở bên chăm sóc.

Hội nghị về Giáo Hội Công giáo tại Trung Quốc

 
WHĐ (24.04.2012) / Agenzia Fides – Từ ngày 23 đến 25 ​​tháng Tư 2012, Ủy ban Giáo hoàng Bênêđictô XVI – được thành lập năm 2007 để nghiên cứu các vấn đề quan trọng của đời sống Giáo Hội Công giáo tại Trung Quốc– sẽ nhóm họp tại Vatican.
Tham gia hội nghị này có các vị đứng đầu các cơ quan Giáo triều Rôma, các chuyên gia trong lĩnh vực này, và một số đại diện của hàng giám mục Trung Quốc và các dòng tu.

Trung Quốc sắp có thêm tân giám mục

 
Tân giám mục sẽ được tấn phong có sự chấp thuận của Tòa Thánh và Nhà nước trong tuần này
Linh mục Methodius Qu Ailin sẽ được tấn phong làm giám mục của giáo phận Hồ Nam trong tuần này, theo các nguồn tin Giáo hội địa phương.
Vị linh mục 51 tuổi đã được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chấp thuận và được chính phủ Trung Quốc công nhận, các nguồn tin cho biết.
Buổi lễ dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25-4 tại nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở thành phố Trường Sa, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, miền nam Trung Quốc.

Hội nghị về Giáo Hội Công giáo tại Trung Quốc


Nhà thờ Thánh Phanxicô ở Phượng Tường - tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc
WHĐ (24.04.2012) / Agenzia Fides Từ ngày 23 đến 25 ​​tháng Tư 2012, Ủy ban Giáo hoàng Bênêđictô XVI –được thành lập năm 2007 để nghiên cứu các vấn đề quan trọng của đời sống Giáo Hội Công giáo tại Trung Quốc sẽ nhóm họp tại Vatican.
Tham gia hội nghị này có các vị đứng đầu các cơ quan Giáo triều Rôma, các chuyên gia trong lĩnh vực này, và một số đại diện của hàng giám mục Trung Quốc các dòng tu.
Tuyên bố của Văn phòng Báo chí Tòa thánh Vatican đưa ra cho biết chủ đề trong các cuộc họp trước đây vấn đề đào tạo chủng sinh, tu sĩ và linh mục; còn năm nay hội nghị sẽ quan tâm đến việc đào tạo giáo dân theo tình hình cộng đồng Công giáo ở Trung Quốc và Năm Đức Tin, sẽ được cử hành trong Giáo Hội từ ngày 11 tháng Mười 2012 đến 24 tháng Mười Một 2013.

Ngày 25 Tháng Tư Thánh MARCÔ, tác giả sách Phúc Âm (+ 67)



Chúng ta không biết nhiều về quãng đời niên thiếu của thánh nhân. Chỉ biết rằng ngài là một trong bốn vị thánh sử đã ghi chép Phúc Âm.
Người ta quen vẽ hình ngài là một con sư tử, một trong bốn con vật được tiên tri Ezekiel xem thấy trong thị kiến.
Thánh nhân là người Do Thái, thuộc dòng họ Lêvi. Sau khi Chúa Giêsu về trời, ngài theo thánh Phêrô sang giảng đạo tại La Mã. Ngài đã được vị Giáo Hoàng tiên khởi yêu quý cách đặc biệt do lòng hăng say rao truyền đạo Chúa. Số người trở lại càng ngày càng tăng mà không có tài liệu nào để họ học hỏi. Ðồng thời họ cũng ao ước được một bản chép đầy đủ về cuộc đời Chúa Cứu Thế. Vì những lý do đó, thánh Marcô đã ghi chép mạch lạc thành những chương mục về cuộc sống của Chúa Giêsu, dựa theo những lời giảng dạy của thánh Phêrô. Chính thánh Phêrô đã duyệt y và cho phép dùng trong giáo đoàn.

Đức Chân Phước Gioan Phaolô II bàn về sự ác


CGVN Trước những thông tin dồn dập hàng ngày trên báo đài, internet về đủ loại vụ án, đủ loại bạo động, đặc biệt là những cú ra chiêu tuyệt tình của những sát thủ máu lạnh, sử dụng côn đồ để hành hung người vô tội chỉ biết một đời phục vụ và làm việc thiện, những chiến tranh và những chuẩn bị và kích động chiến tranh của “trục ác”, của những kẻ độc tài tham quyền cố vị…, chúng ta có cảm tưởng như quyền lực của sự dữ, “mầu nhiệm ác tà” đang mặc sức tung hoành.

Tuy nhiên, trong cái nhìn đức tin, nhất là qua suy gẫm Mầu nhiệm Phục sinh, thì đó chẳng qua chỉ là những cú giãy chết của tên Đại Ác Tà. Xin mời các bạn hãy cùng đọc với chúng tôi tư tưởng của Đức Chân phước Gioan Phaolô về Mầu nhiệm Ác tà, được diễn tả trong Sứ điệp Hoà bình năm 2005, là sứ điệp hoà bình cuối cùng của ngài, được viết mấy tháng trước khi ngài được Chúa gọi về.

Abba! Cha Ôi (số 80)

CÁI NGƯỢC ĐỜI CỦA ĐẠO CHÚA
Trên một chuyến xe đò nắng nóng, mọi người ngủ gà ngủ gật, chỉ có hai thanh niên vẫn nói chuyện. Câu chuyện của họ là bàn tán về buổi xem video tối hôm qua. Điều họ quan tâm là khi mua vé vào cửa có hai em nhỏ xin ké vào, nhưng người soát vé không cho dù hai anh cố gắng nài nỉ. Họ liền bảo nhau rằng giá như hai em nhỏ mặc được những bộ quần áo sạch sẽ tươm tất hơn chắc chắn người bảo vệ đã cho vào rồi. Đúng là người nghèo ít được người khác quan tâm. Tuy nhiên, theo hai anh, điều làm hai anh đau xót hơn cả là có một cặp trai gái ăn mặc rất bảnh bao đi sau đã thốt ra một câu nói vừa dạy đời vừa mỉa mai: "Mình thương người ta, còn ai thương mình". Hai anh liền nghĩ nếu tuổi trẻ ai cũng chủ trương sống như cặp trai gái kia có ăn học, có tiền của, có địa vị, nhưng lại không có tình thương đối với tầng lớp nghèo hèn khốn cùng thì thử hỏi tương lai đất nước dân tộc sẽ đi về đâu.
Câu chuyện chẳng những là một cảnh báo thức tỉnh đối với lối sống vô tâm vô tình của nhiều người mà còn là dịp thuận tiện thúc đẩy mỗi người chúng ta cố gắng hơn trong việc bắt chước gương của Chúa Giêsu thương yêu kẻ nghèo khổ khốn cùng…

Abba! Cha Ôi (số 79)

HAI CỘT TRỤ
(Bạn J.B xin phép tác giả THANH PHƯƠNG được trich bài thơ này từ www.simonhoadalat.com gửi tặng mừng lễ Bổn Mạng đến tất cả các đọc giả ABBA mang thánh hiệu Phêrô và Phalô…)
Hai cột trụ chống trời
Trời Rôma hiển thánh
Hai cột trụ đỡ đời
Chở che đoàn dân Thánh.
Miệng chối, tim hãi sợ
Lòng đau, mắt lệ nhoà
Đá mềm tuôn thống hối
Niềm tin vang câu ca.
Dong duổi đường Damas
Tìm Chúa bao hung hăng
Nhiệm mầu đời ngã ngựa
Tình yêu giăng bẫy vương.
Đời thật thà tính toán
Bỏ Ngài con theo ai ?
Xin ngàn lần khẳng định
Nên Đá tảng cho Ngài.
‘’Không còn là tôi sống
Mà Chúa sống trong tôi…
Dù thế nhân vu khống
Ai tách tôi khỏi Ngài…’’
Phêrô, người đánh cá
Lại là kẻ chăn chiên
Tay quyền uy tháo mở
Tim yêu thương hiền hoà.
Người chiến sĩ tù đầy
Khách lữ hành phong ba
Phaolô, vì dân ngoại
Tin yêu đời nở hoa.
Hiệp lòng cùng Hội Thánh
Mừng Cột Trụ hiển vinh
Xin đưa đoàn dân Thánh
Về Cõi sáng uy linh.
THANH PHƯƠNG

Abba! Cha Ôi (số 78)

TIẾNG KÊU TRONG SA MẠC
Chúa cứu thế sắp đến
Hãy lấp đầy hố sâu
Hãy san bằng đồi núi
Dọn đường cho Chúa đi.
Đó là tiếng kêu vang
Trong hoang địa vắng vẻ
Thánh Gio-an Tiền hô
Tiếng kêu trong đơn lẻ.
Tin Mừng Chúa cứu thế
Hằng thế kỷ mong chờ
Biết bao người đón nhận
Sao ta vẫn hững hờ ?
QUỲNH HOA (ÚC CHÂU)
(Bài thơ này bạn Quỳnh Hoa gửi tặng tác giả gửi bài với bút hiệu Vô Danh trong số ABBA 77 và quý đọc giả nhận Thánh quan thầy Gioan Baotixita. ABBA thay mặt tác giả Vô Danh cùng quý đọc giả ABBA cám ơn bạn Hoa Quỳnh!)

Abba! Cha ÔI (số 77)

SỨ MỆNH TÔNG ĐỒ
Sau khi tuyển chọn mười hai tông đồ, Đức Giêsu đã sai các ông đi truyền giáo.
… Họ là những con người bình dân, quê mùa và ít học. Họ không có địa vị, không có chức quyền… nhưng Chúa nhìn thấy nơi họ một tấm lòng thật thà chất phác, và một tinh thần hăng say phục vụ. Ngài chọn họ và ban cho họ quyền năng để hành động như Ngài để các ông ra đi rao giảng Tin Mừng, chữa lành mọi bệnh tật về thể xác cũng như tinh thần và để thăng tiến cuộc sống con người. Ngài căn dặn các ông hãy làm mọi việc với một tinh thần phục vụ và thật trân trọng những người mà các ông sẽ gặp trên bước đường rao giảng, bất kỳ họ là ai và họ như thế nào.
Là những người Kitô hữu, chúng ta đã được lãnh nhận Bí tích Rửa tội để trở thành những chi thể trong Hội Thánh. Chúng ta cũng được tham dự vào chức vụ ngôn sứ của Đức Kitô, "Đấng đã dùng chứng tá đời sống và sức mạnh của lời nói để công bố Nước Thiên Chúa Cha" (24). Chúng ta đã được đón nhận Tin Mừng trong lòng tin, thì chúng ta cũng phải dùng lời nói và việc làm để loan báo tin Mừng đó. Người chứng nhân cho Chúa hôm nay không được sống đạo với những hình thức phô trương bên ngoài, nhưng cần sống tâm tình đạo đức bên trong, sống bác ái yêu thương, tha thứ trong chính khu xóm của mình. Chúng ta cần phải sống tinh thần người chứng nhân một cách triệt để vì chúng ta đã được kêu gọi để làm sáng lên nét mới mẻ và sức mạnh của Tin Mừng trong đời sống hằng ngày, trong gia đình và ngoài xã hội…
J.B (Trích trong Tông Huấn Người Kitô Hữu. GD.26)

Abba! Cha ÔI (số 76)

NGÀY NÀY NĂM XƯA
Tháng 6/1862 – CÁC THÁNH TỬ ĐẠO BỊ ÁN THIÊU
Đọc "Thiên hùng sử các Thánh tử đạo Việt Nam", tôi phám phá ra một điều đặc biệt, là trong số 117 vị thánh tử đạo đất Việt, chỉ có 6 vị mang bản án thiêu sinh, và tất cả đều diễn ra trong tháng 6/1862.
Hai vị thánh đầu tiên bị án thiêu là Đaminh Toại (sinh 1812)Đaminh Huyên (sinh 1817). Hai vị là ngư phủ người xứ Đông Thành, Thái Bình, thuộc địa phận Tây Đàng Ngoài. Khi vua Tự Đức ra chiếu chỉ Phân sáp, 8/1961, quân lính đã theo chiếu chỉ này được phép tràn vào các làng Công Giáo để thu tài sản và bắt giáo hữu giải lên huyện, khắc hai chữ "Tả Đạo" lên má để khỏi trốn và giam ngục. Ông Đaminh Toại vì bệnh tật có thể đóng tiền chuộc để được tự do nhưng ông đã từ chối vì không muốn để mất cơ hội quý báu hiến dâng mạng sống minh chứng cho niềm tin và tình yêu vào Thiên Chúa. Suốt thời gian chín tháng bị giam ngục, hai ông Toại và Huyên phải chịu bao cực hình: đói khát, đòn vọt nhưng hai ông vẫn luôn vững lòng can đảm và kiên cường ngay cả khi nhận bản án tử hình. Trong tù, hai ông luôn khích lệ các bạn tù kiên trì giữ vững niềm tin. Ông Toại thường nói: "Nào anh em, hãy can đảm lên! Chúng ta chịu khổ hình vì Đức Kitô, nên chúng ta phải đón nhận đau khổ cách nhẫn nại. Chúng ta phải bền chí đến cùng, sẵn sàng hy sinh mạng sống vì Chúa". Sau nhiều lần bắt ép hai ông chà đạpThánh Giá không được, quan thấy khó lòng lay chuyển được niềm tin của hai ông nên đã kết án thiêu sinh. Hai vị hân hoan cảm tạ Chúa và vui vẻ rảo bước đến giàn hỏa thiêu dành sẵn cho mình sáng ngày 5/6/2962, để trở thành của lễ toàn thiêu dâng lên Thiên Chúa.
Lên đầu trang