Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Cuộc thương khó của Đức Giêsu Thành Nazareth trong vòng 24 tiếng đồng hồ


la-passion-du-christCuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là mục đích chính yếu của mầu nhiệm Nhập Thể (x. Dt 9,26; 2,14-15; Mc 10,45). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là nền tảng của Tin Mừng (1Cr 15, 1.3b). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là rất cần thiết cho ơn cứu độ chúng ta (x. Ga 3,14-15; 12,24). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là đối tượng quan trọng trong Nước Trời (x. Lc 9,30-31; Kh 5,8-9). Như thế, cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là nền tảng cơ bản cho Kitô giáo. Tất cả các tôn giáo khác đều dựa vào cuộc đời của vị sáng lập, còn Kitô giáo dựa vào cái chết của Con Thiên Chúa.

Cùng Mẹ bước theo Đức Giêsu trên Đường Thập Giá


LM Đan Vinh biên sọan
www.hiephoithanhmau.com

1. LỜI DẪN: Người hướng dẫn (NHD) đọc chậm rãi tâm tình.
Hôm nay là ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Giờ đây mọi người chúng ta sẽ cùng nhau suy niệm chặng đàng Thánh Giá của Đức Giê-su để tỏ lòng ăn năn sám hối về những tội lỗi và những thiếu sót chúng ta đã phạm, chuẩn bị mừng Đại Lễ Phục Sinh. Chúng ta sẽ cùng nhau bước theo chân Đức Giê-su trên đường thương khó. Chúng ta sẽ theo dõi cuộc khổ nạn với từng ý nghĩ xót xa, từng hơi thở đứt quãng, từng bước đi lọang chọang và từng giọt máu đau thương của Đức Giê-su Chúa chúng ta. Để khi đã cảm nghiệm được những đau khổ và tình yêu tột cùng của Người, chúng ta sẽ dễ dàng ăn năn sám hối tội lỗi của chúng ta và quyết tâm cảm thông chia sẻ với những người bất hạnh đang bị đói khát, trần trụi, bệnh tật và bị bỏ rơi trên đường đời hôm nay.

Thứ Ba Tuần Thánh 3.4.2012 "Trời đã tối"

Trời đã tối 
Lời Chúa: Ga 13, 21-33.36-38
Khi ấy, Ðức Giêsu tâm thần xao xuyến. Người tuyên bố: “Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai. Trong số các môn đệ, có một người được Ðức Giêsu thương mến. Ông đang dùng bữa, đầu tựa vào lòng Ðức Giêsu. Ông Simon Phêrô làm hiệu cho ông ấy và bảo: “Hỏi xem Thầy muốn nói về ai?” Ông này liền nghiêng mình vào ngực Ðức Giêsu và hỏi: “Lạy Thầy, ai vậy?” Ðức Giêsu trả lời: “Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy.” Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giuđa, con ông Simon Ítcariốt. Y vừa ăn xong miếng bánh, Xatan liền nhập vào y. Ðức Giêsu bảo y: “Anh làm gì thì làm mau đi!” Nhưng trong số các người đang dùng bữa, không ai hiểu tại sao Người nói với y như thế. Vì Giuđa giữ túi tiền, nên có vài người tưởng rằng Ðức Giêsu nói với y: “Hãy mua những món cần dùng trong dịp lễ”, hoặc bảo y bố thí cho người nghèo. Sau khi ăn miếng bánh, Giuđa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối.

5 phút cho Lời Chúa - Tháng 4/2012

Truyen_giao_copyÝ chung: Cầu xin cho có nhiều bạn trẻ biết nghe tiếng gọi của Đức Kitô và bước theo Ngài trong ơn gọi linh mục và tu sĩ.
Ý truyền giáo: Cầu xin Chúa Kitô Phục Sinh trở nên dấu chỉ của niềm hy vọng vững chắc cho hết thảy mọi người tại lục địa Phi Châu.





Đức Thánh Cha chủ sự Lễ Lá tại Quảng trường Thánh Phêrô

DTC_Le_la_2012_1VATICAN. Lúc 9 giờ rưỡi sáng Chúa nhật 1-4-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự nghi thức làm phép lá, rước lá và thánh lễ tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu, trước sự tham dự của hơn 60 ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời thoạt đầu bị mây phủ nhưng rồi trở thành nắng đẹp.
Nghi thức làm phép lá diễn ra tại chân cây Tháp Bút ở giữa quảng trường. Theo một truyền thống từ nhiều năm nay, Hợp Tác xã Dự Án 2000 cùng với Phòng thương mại thành Bari cùng với miền Puglia ở miền nam Italia đã đảm trách phần trang trí hoa tại Quảng trường. Theo văn hóa vùng Địa trung hải, đặc biệt là đối với nông dân miền Puglia, Ôliu là cây được yêu mến và tôn trọng, và cũng là một biểu tượng hòa bình được mọi người công nhận. Các cơ quan nói trên đã cung cấp 200 ngàn ngành Ôliu cho các tín hữu và các Hồng y tham dự lễ lá. Ngoài ra họ cũng bố trí 13 cây ôliu cổ thụ hàng trăm năm cạnh cây tháp bút.

Cuba: Thứ Sáu tuần thánh sắp tới là lễ của cả nước




VOA - Chính phủ cộng sản Cuba đã chiều theo lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô, tuyên bố thứ Sáu tới, mà người Công giáo gọi là thứ Sáu tuần thánh, là ngày lễ của cả nước.

Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời kêu gọi này nhân dịp đến Cuba mới đây.
Thứ Sáu tuần thánh là ngày mà người Công giáo kỷ niệm Chúa Giêsu chịu nạn, ngày quan trọng của mùa Phục Sinh.

Bài phỏng vấn Linh mục Giáo sư George Coyne, một nhà thiên văn học Dòng Tên

Linh mục George Coyne, SJ
Linh mục giáo sư George Coyne, thuộc tỉnh Dòng Tên Maryland, Hoa Kỳ, là cựu Giám đốc Đài thiên văn Vatican từ 1978 đến 2006. Sau đó ngài đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Quỹ Thiên văn Vatican đến cuối năm 2011, hiện Cha đang là Trưởng khoa Triết học tôn giáo tại Đại học Dòng Tên Le Moyne ở Syracuse, New York, Hoa Kỳ. Cha cũng giảng dạy nhiều lớp về thiên văn và chủ trì các buổi tọa đàm về đối thoại khoa học – đức tin.

Với tư cách là một linh mục và là một nhà thiên văn, cha Coyne là người đã bắc nhịp cầu giữa thế giới của đức tin với khoa học. Mới đây Tạp chí Công Giáo Hoa Kỳ đã có cuộc phỏng vấn Cha về đề tài xoay quanh đức tin Công Giáo, khoa học và kinh nghiệm nhân sinh.

Xin giới thiệu bản lược dịch cuộc phỏng vấn cùng độc giả.

Cuba chấp nhận thứ Sáu Tuần Thánh 06/04 /2012 là ngày lễ

Giáo Hoàng Benedicto XVI trong buổi thánh lễ trên
quảng trường Cách mạng tại thủ đô La Habana
hôm 28/3/2012. REUTERS/Osservatore Romano
Theo báo Cuba Granna, số ra ngày hôm qua, 31/03/2012, Chủ tịch Raul Castro đã ban một sắc lệnh đặc biệt, chấp nhận thứ Sáu Tuần Thánh, 06/04 năm 2012, trước ngày Chúa Nhật Phục sinh, là ngày lễ, người lao động được nghỉ làm, theo như đề nghị của Đức Giáo hoàng Benedicto 16.

Một thông cáo của Quốc hội cho biết cụ thể “để vinh danh Đức chí tôn và kết quả đáng mừng của chuyến viếng thăm đất nước, vài giây phút trước lúc chia tay, chủ tịch Cuba đã bày tỏ với Ngài, thiện chí của mình, đặc biệt cho phép nghỉ ngày thứ Sáu Tuần Thánh 06/04 trong năm nay”. Sắc lệnh đặc biệt của chủ tịch Cuba chỉ được áp dụng trong năm nay, 2012.

Nhiệt thành của thập giá


Tuần Thánh bắt đầu với Chúa nhật Lễ Lá và Phụng vụ Lễ Lá lại tiến hành với hai nhịp tương phản. Bắt đầu là cử hành việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem trong tư cách một vị vua, được dân chúng đón tiếp trọng thể, ngập tràn tiếng reo vui. Rồi ngay sau đó trong Thánh Lễ, thay cho bài Tin Mừng lại là bài tường thuật cuộc thương khó của Chúa, cuộc thương khó đầy máu và nước mắt. Hội Thánh có ý gì khi liên kết hai sự kiện tương phản này? Tại sao không đợi đến Thứ Sáu Tuần Thánh để công bố bài thương khó mà phải đọc ngay từ Chúa nhật Lễ Lá? Đã hẳn có nhiều ý nghĩa phong phú hàm chứa ở đây cần được khai triển. Một trong những nội dung đáng quan tâm là Hội Thánh muốn làm nổi bật đường lối cứu thế của Chúa Giêsu và mời gọi con cái mình bước theo Thầy.

Bằng chứng lớn nhất


Trong thư thứ I gởi cho đồ đệ Timôthê, Thánh Phaolô nhắc lại rằng Chúa Giêsu Kitô, trong cuộc thương khó, đã làm chứng trước mặt tổng trấn Philatô “bằng một lời tuyên xưng cao đẹp” (1 Tm 6,13). Làm chứng về điều gì? Khi nghe Người khẳng định Người có một vương quốc, ông tổng trấn rất đỗi ngạc nhiên, đã hỏi lại ngay: “Vậy ông là vua sao?” Người đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích làm chứng cho sự thật” (x. Ga 18, 36-37). Sự thật nào? Không phải là sự thật về cuộc sống và về sự nghiệp của mình. Nhiều người đã chết và vẫn còn chết hiện nay cho một sự nghiệp bất chính mà vẫn nghĩ rằng nó là chính đáng. Nhưng sự phục sinh, –vâng, chính sự phục sinh làm chứng cho sự thật về Chúa Kitô, như sau này Thánh Phaolô sẽ nói trước Hội đồng Arêopagô ở thành phố Athen: “Thiên Chúa đã cho mọi người một bảo đảm về Đức Giêsu khi cho Người sống lại từ cõi chết” (Cv 17,31).
Lên đầu trang