Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ năm Tuần 34 Thường niên 29.11.2012 "Sắp được cứu chuộc"



Lời Chúa: Lc 21, 20-28
Khi ấy, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Khi anh em thấy thành Giêrusalem bị các đạo binh vây hãm, bấy giờ anh em hãy biết rằng đã gần đến ngày khốc hại của thành. Bấy giờ, ai ở miền Giuđê, hãy trốn lên núi; ai ở trong thành, hãy bỏ đi nơi khác; ai ở vùng quê, thì chớ vào thành. Thật vậy, đó sẽ là những ngày báo oán, ngày mà tất cả những gì đã chép trong Kinh Thánh sẽ được ứng nghiệm. Khốn thay những người mang thai và những người đang cho con bú trong những ngày đó! Vì sẽ có cơn khốn khổ cùng cực trên đất này, và cơn thịnh nộ giáng xuống dân này. Họ sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, sẽ bị đày đi khắp các dân các nước, và Giêrusalem sẽ bị dân ngoại giày xéo, cho đến khi mãn thời của dân ngoại. Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.”

"Thời Thơ Ấu của Chúa Giêsu": một sự "điều chỉnh" các dữ kiện lịch sử


Bài phân tích của Đức Giám Mục Gerhard Müller
ROME, ngày 23.11.2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Giám mục Gerhard Müller tuyên bố: Trong cuốn sách "Thời Thơ Ấu của Chúa Giêsu" Đức Thánh Cha Benedict XVI đã "thành công trong việc điều chỉnh các dữ kiện lịch sử".
Bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã bình luận trên đài phát thanh Vatican, về việc xuất bản tập sách thứ ba của Đức Joseph Ratzinger-Benedict XVI về cuộc đời Giêsu thành Nazareth (xem Zenit ngày 20.11.2012).

Quảng Trường Thánh Phêrô: Vòng Quay Ngựa Gỗ và Rạp Múa Rối



Hành Hương của các nghệ sĩ các đoàn trình diễn lưu động (les gens du spectacle itinérant) đến với Năm Đức Tin
ROME, Thứ ba 27.11.2012 (Le Monde vu de Rome) – Một lều cho gánh xiếc, một vòng quay cho ngựa gỗ, và một rạp hát múa rối sẽ được dựng lên ngay tại Quảng Trường Thánh Phêrô từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12. 2012.
Các biểu tượng này sẽ đánh dấu cuộc hành hương của các nghệ sĩ các đoàn trình diễn lưu động đến với các sinh hoạt nhân dịp Năm Đức Tin: các gánh xiếc, hội chợ, các nghệ sĩ đường phố, các nhóm trình diễn cổ truyền, v..v... Đây là sáng kiến của Hội Đồng Giáo Hoàng về mục vụ di dân và những người bị di tán, cùng với tổ chức cho Người Di Dân và Giáo phận Rôma, đã dự trù có sự xuất hiện của Đức Thánh Cha Benedict XVI ngày 1 tháng 12, theo lời tuyên bố của Radio Vatican.

Đức Thánh Cha Benedict XVI, Giáo Hoàng của thời đại kỹ thuật số và các mạng xã hội


Những lời kêu gọi của @BenedictusPPXVI trên Twitter
ROME, thứ ba 27.11.2012 (Le Monde vu de Rome) – Sự hiện diện của Đức Thánh Cha Benedict XVI trên mạng Twitter - @BenedictusPPXVI - và các phương thức truyền thông mới của Vatican sẽ được giới thiệu ngày thứ hai 3 tháng 12. Đức Thánh Cha Benedict XVI, Giáo Hoàng của thời đại số học và các mạng xã hội, là vị Giáo Hoàng đầu tiên đã gửi đi các điện văn điện tử "sms". Ngài cũng là Giáo Hoàng đầu tiên gửi các điện văn và những lời kêu gọi trên mạng Twitter.

Các bài suy niệm & chú giải Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm C


Posted on fx.hongan on Tháng Mười Một 28, 2012
Lời Chúa: Gr 33, 14-16; 1Tx 3,12–4,2; Lc 21, 25-28. 34-36
Tin Mừng Lc 21,25-28.34-36
Hôm ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc”…Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người”.

Khoa học và Đức tin



Người đăng: Fx. Nguyễn | 27.11.2012

MỤC LỤC

* Li nói đu
1. Cơn Khng Hong Đc Tin Trong Giáo Hi
2. Thn Hc Vi Vic Tìm Chng Lý
3. Có Vt Hay Không Vt?
4. T Vt Lý Hc Đến Tâm Linh Hc
5. Đo Đc Tin
6. Đo Gii Thoát
7. Đo Chúa Vi Đnh Lut Nhân Qu
8. Đc Maria Trong Vai Trò Làm M
9. Thc Hành Tâm Linh Như Mt Khoa Hc
10. Đo Công Giáo Vi Vic Gii Thoát Sinh T

Giải đáp phụng vụ: Có thể thắp nến Vòng hoa mùa Vọng trong nghi thức Sám hối không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi do dự trình bày thêm về các nghi thức đầu lễ trong mùa Vọng; Giáo hội bỏ kinh Vinh Danh (Gloria) trong Mùa Vọng để nhắc nhở chúng ta về sự đơn giản của mùa Vọng và thậm chí tính chất sám hối trong mùa này. Tuy nhiên, vòng hoa Mùa Vọng đã trở thành một biểu tượng quan trọng trong nhiều giáo xứ. Việc thắp sáng các ngọn nến của Vòng hoa mùa Vọng trong lễ Chủ nhật, mà không thắp vào các ngày trong tuần ít tạo ý nghĩa cho các tín hữu, vì họ thường chỉ tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Tôi đã giải quyết việc này bằng cách bảo người giúp lễ thắp nến trong nghi thức Sám hối. Chúng tôi dùng hình thức thứ ba, bởi vì trong ba Chúa nhật đầu của mùa Vọng, chúng tôi dùng hình thức thứ nhất: "Chúa đến để qui tụ các dân nước..." Vào ngày Chúa Nhật cuối của mùa Vọng, và vào dịp lễ Giáng sinh, chúng tôi dùng hình thức thứ hai: "Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Thiên Chúa uy hùng và Hoàng tử hòa bình..." Vì vậy, có câu được đọc hay hát đi kèm việc thắp nến, chứ không phải việc thắp nến là làm cho có lệ. Vào các ngày thường, nến được thắp sáng trước Thánh Lễ. Cha có ý kiến nào về việc này không? - T. D., Tây Úc.

Bài Giáo Lý của ĐTC về Năm Đức Tin: Tính Hợp Lý của Đức Tin vào Thiên Chúa


“Nhờ Đức Tin chúng ta đạt được sự hiểu biết chân thật về Thiên Chúa và chính mình”
Dưới đây là bản dịch Bài Giáo Lý thứ sáu của Đức Thánh Cha (ĐTC) Bênêđictô XVI về Năm Đức Tin, được ban hành tại Đại Sảnh Phaolô VI hôm thứ tư ngày 21.11.2012. Hôm nay ĐTC tiếp tục dạy loạt Bài Giáo Lý về Đức Tin.
  * * *
Anh chị em thân mến,
Chúng ta tiến bước vào Năm Đức Tin này bằng cách mang trong tâm hồn niềm hy vọng tái khám phá ra tất cả niềm vui khi tin và tìm thấy sự nhiệt tình để truyền thông tất cả chân lý của đức tin. Các chân lý này không phải là một sứ điệp đơn giản về Thiên Chúa, một phần kiến thức về Ngài. Trái lại, chúng diễn tả biến cố của cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và loài người, một cuộc gặp gỡ cứu độ và giải thoát, làm thỏa mãn những khát vọng sâu xa nhất của con người, những khao khát hòa bình, tình huynh đệ và tình yêu của họ. Đức tin dẫn đến việc khám phá ra rằng cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa tăng gia, thanh lọc và nâng cao những gì là chân thiện mỹ nơi con người. Như vậy, nhờ Thiên Chúa tự tỏ mình ra và cho chúng ta biết về Ngài mà con người biết Thiên Chúa là ai, và vì biết Ngài, họ khám phá ra chính mình, nguồn gốc và số phận của mình, sự cao quý và phẩm giá của sự sống con người.

Giáo hội Đức và các thách đố trong Năm Đức Tin


Phỏng vấn Đức Ông Wilhelm Imkamp, sử gia lịch sử Giáo hội
Ngày 11.10.2012 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chủ sự thánh lễ khai mạc Năm Đức Tin trong khuôn khổ Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới kỳ thứ XIII về đề tài tái truyền giảng Tin Mừng. Một số báo chí nêu bật sự kiện Đức Giáo hoàng là người Đức, vị Hồng Y Tân Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng là người Đức, nhưng Giáo hội Đức cũng là một trong các Giáo hội bị tục hóa nhất Bắc Âu. Thật vậy, từ khi Đức Josef Ratzinger lên làm Giáo hoàng đã xảy ra nhiều biến cố chứng minh cho bầu khí tục hóa đó. Điển hình là bức thư của 143 thần học gia Đức, Áo và Thụy Sĩ tựa đề “Giáo hội năm 2011, một khúc rẽ cần thiết”, phản đối khuynh hướng trung ương tập quyền Roma và đòi hỏi các thay đổi sâu rộng như: hủy bỏ luật độc thân linh mục của Giáo hội Latinh, truyền chức linh mục cho các người có gia đình, áp dụng các cơ cấu có tính cách công nghị hơn trên tất cả mọi cấp bậc trong Giáo hội, cho phép giáo dân tham dự việc chọn các cha sở và các giám mục, rộng mở chức thừa tác cho nữ giới, tiếp nhận các cặp đồng tính và các người đã ly dị tái lập gia đình. Các thần học gia cho rằng chỉ khi rộng mở cho các cải cách này, nghĩa là đưa ra “một khúc quanh cần thiết”, Giáo hội mới có thể lấy lại được sức mạnh và nói chuyện được với con người thuộc thế kỷ XXI.

Sự thinh lặng thật sự



Bản thân tôi đang đối mặt với một tình cảnh vượt quá khả năng giải quyết của mình. Một mình giữa sự thinh lặng của đêm tối, tôi không ngừng suy nghĩ và cố tìm giải pháp. Tôi cầu nguyện lời nguyện thật tha thiết xin Chúa giúp đỡ.
Tôi nằm yên trên giường, chờ đợi câu trả lời. Nhưng tiếng của Chúa dường như cũng yên lặng như mọi thứ xung quanh tôi. Tôi biết Chúa không điếc. Tôi cũng biết Chúa đánh giá cao sự kiên nhẫn và muốn dạy chúng ta biết kiên nhẫn. Nhưng sự kiên nhẫn của tôi lúc này đây đã cạn kiệt. Ngài ở đâu trong khoảnh khắc tôi cần Ngài nhất? Tôi đã kêu xin Ngài. Tôi nhớ Lời Ngài hứa sẽ đáp trả trước khi chúng ta xin. Vậy lúc này đây, lời đáp trả của Ngài đang ở đâu? Tôi đã rất yên lặng, giữ thinh lặng rất nhiều - không nói lời nào, không gây ra tiếng động nào, thậm chí không hề cử động. Còn điều gì tôi chưa làm?

Tiền bạc không phải là mục đích cuối cùng



Rome (Zenit.org) Tiền bạc “không phải chỉ dùng để sinh lợi” và “cũng không phải tự nó là cứu cánh” Đức Cha Buchel, Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Thụy Sĩ trong một thông điệp gởi đi trong dịp lễ quốc khánh của xứ này. Hội đồng Giám mục gởi thông điệp này trong khi đang có khủng hoảng về tài chánh và xác định “tiền bạc để cho con người sử dụng chứ không phải để làm chủ con người.
Tôi có thể rút từ ngân hàng số tiền mà tôi đã dành dụm được. Và tôi có thể đem số tiền đó để sử dụng khi tôi cần đến nó. Tôi có thể dùng để thanh toán các hóa đơn, trả tiền tàu v.v. Tiền bạc có thể dùng để mua sắm đồ dùng cần thiết. Nhưng tiền bạc cũng cần thiết cho việc học hành, cho văn hoá và cho những tiện nghi. Tiền bạc rất cần thiết cho gia dụng hằng ngày trong cuộc sống.

Những Câu Chuyện Suy Ngẫm Phần 7



Câu Chuyện từ  1 - 10
Câu Chuyện từ 11 - 20
Câu Chuyện từ 21 - 30
Câu Chuyện từ 31 - 40
Câu Chuyện từ 41 - 50
Câu Chuyện từ 51 - 60
Câu Chuyện từ 61 - 70
Câu Chuyện từ 71 - 80
Câu Chuyện từ 81 - 90
Câu Chuyện từ 91 - 100
Câu Chuyện từ 101 - 110

Mười Chuyện Đơn Sơ về Giáo Lý và Giáo Dục 7



60. Hãy cho tôi đủ tiền!
61. Chúa muốn ta dâng tội lỗi cho Chúa để Chúa thứ tha
62. Chạy theo của cải để được bằng an?
63. Chúa muốn tôi sống để cứu ông.
64. Thánh Phanxicô Xaviê giảng đạo bằng gương tốt
65. Có Chúa! Có Chúa!
66. Ông không tin vào Lời Chúa, ông được những ích lợi nào?
67. Linh mục nổi bật về đức vâng phục
68. Những lời khuyên hay cho những ai đi truyền giáo
69. Tìm tòi và suy nghĩ

Tìm hiểu Sách GLHTCG – Bài 18. Xác và hồn

Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 18. XÁC VÀ HỒN
Sự khác biệt giữa các thực tại thể lý và tâm lý là kinh nghiệm quen thuộc đối với mọi người. Chẳng hạn, đau răng là một điều khác biệt đối với dằn vặt tâm lý. Suy tư là điều khác biệt đối với tiêu hóa. Nhưng cả hai loại này gắn liền với một nhân vị. Chúng ta nói rất chính xác: “Tôi” bị nhức đầu, hoặc “tôi” thưởng thức âm nhạc. Như Công đồng Vatican II trình bày: “Con người là một chủ vị duy nhất gồm có thể xác và linh hồn” (Gaudium et spes, số 14; GLHTCG số 364).
Con người là một nhân vị gồm thể xác và tinh thần trong đó thế giới vật chất và thế giới tinh thần được liên kết với nhau, đó là một chân lý có thể hiểu được nhờ lý trí của chúng ta. Tuy nhiên, những nhận thức sai lầm về con người dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm vẫn thường xuyên được lặp lại. Thí dụ, chủ nghĩa duy vật chất từ chối sự hiện hữu của linh hồn và chỉ thấy con người là một phần của thế giới vật chất. Ngược lại, Ngộ đạo thuyết và những giáo phái bí truyền đang lan rộng mạnh ngày nay, dạy rằng: con người, trong yếu tính, là một thần linh bị đày đọa vào trong thế giới vật chất, xa lạ.
Ở đây, đức tin trợ giúp cho lý trí khẳng định trong cách nhìn chính xác: con người gồm tinh thần và vật chất. Trình thuật Thánh Kinh về tạo dựng diễn tả điều này bằng ngôn ngữ hình ảnh: Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người và thổi vào mũi nó sinh khí của sự sống: “Và con người trở nên một sinh vật” (St 2,7). Thân xác và sinh khí của sự sống: cả hai là công trình của Thiên Chúa, nhưng chính “linh hồn” là điều trước hết làm cho con người là người: qua linh hồn, con người tương tự với Thiên Chúa, hiện hữu theo hình ảnh của Thiên Chúa (St 1,27).
Đó là lý do tại sao linh hồn có giá trị hơn thân xác (GLHTCG số 363). Điều này được biết đến nơi các thánh tử đạo xuyên qua các thời đại. Trung thành với Thiên Chúa thì quan trọng hơn duy trì sự sống thân xác với cái giá của sự phản bội. Do đó ngay từ trong Cựu Ước, cụ già Eleazar đã kháng cự lại những nỗ lực bắt ông bất tuân giới răn của Thiên Chúa, ông nói: “Tôi vẫn cam chịu những lằn roi gây đau đớn dữ dằn trong thân xác, còn trong tâm hồn tôi vui vẻ chịu khổ vì lòng kính sợ Người” (2Mcb 6,30). Chính Đức Kitô dạy chúng ta: “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục” (Mt 10,28).
“Con người không được khinh miệt sự sống thân xác” (số 364). Không có khẳng định nào mạnh mẽ hơn về giá trị thân xác cho bằng mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa. Đức Kitô sinh ra trong một thân xác, phục sinh trong thân xác. Ngài ngự bên hữu Chúa Cha với thân xác vinh quang của Ngài. Và chúng ta được gắn bó với Chúa Giêsu trong thân xác qua các bí tích (số 1116), đặc biệt qua bí tích Thánh Thể. Chúng ta hình thành một thân thể với Đức Kitô, chúng ta được phép trở thành những chi thể trong thân mình Ngài (số 789). “Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là đền thờ của Thánh Thần sao?” (1Cr 6,19)
Cả thân xác và linh hồn được tạo dựng cho Thiên Chúa. “Thân xác con người không phải để gian dâm mà để phụng sự Chúa” (1Cr 6,13). Do đó, chúng ta buộc phải tôn trọng thân xác: thân xác của chúng ta và thân xác của anh chị em, đặc biệt thân xác của những người đau khổ. “Như thế, anh em tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em” (1Cr 6, 20).
 
ĐHY Christoph Schönborn

Lên đầu trang