Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Tiền bạc không phải là mục đích cuối cùng



Rome (Zenit.org) Tiền bạc “không phải chỉ dùng để sinh lợi” và “cũng không phải tự nó là cứu cánh” Đức Cha Buchel, Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Thụy Sĩ trong một thông điệp gởi đi trong dịp lễ quốc khánh của xứ này. Hội đồng Giám mục gởi thông điệp này trong khi đang có khủng hoảng về tài chánh và xác định “tiền bạc để cho con người sử dụng chứ không phải để làm chủ con người.
Tôi có thể rút từ ngân hàng số tiền mà tôi đã dành dụm được. Và tôi có thể đem số tiền đó để sử dụng khi tôi cần đến nó. Tôi có thể dùng để thanh toán các hóa đơn, trả tiền tàu v.v. Tiền bạc có thể dùng để mua sắm đồ dùng cần thiết. Nhưng tiền bạc cũng cần thiết cho việc học hành, cho văn hoá và cho những tiện nghi. Tiền bạc rất cần thiết cho gia dụng hằng ngày trong cuộc sống.

Trái lại, những tin tức của những tháng sau cùng và những năm sau cùng này làm cho tôi rất lo lắng. Có thể nào hệ thống tài chánh của chúng ta không còn hoạt động nữa? Tôi nghe những khủng hoảng tài chánh, những khủng hoảng về những kế hoạch, những khủng hoảng kinh tế thế giới. Những nhà chuyên môn quốc tế cũng vậy và họ tiên đoán rằng hệ thống tài chánh thế giới sẽ có thể sụp đổ.
Chúng ta phải đối diện với tình trạng tài chánh thế giới mà không có một cá nhân nào, một ngân hàng nào và một chính phủ nào mà có thể kiểm soát nổi. Trái lại: dường như có những nhóm tài chánh quốc tế đang kiểm soát chặt chẽ chúng ta.
Điều gì sẽ xảy ra? Và khủng hoảng có xảy ra trong vùng của chúng ta không? Những cơ quan xã hội và quỹ tiền tệ hưu bổng sẽ có ở trong tình trạng nguy hiểm không? Lòng tin cậy của chúng ta về hệ thống tài chánh và kinh tế sẽ bị tổn thương. Và những nỗi lo âu đó được nhiều người chia sẻ. Tại Âu châu cũng như tại nhiều quốc gia. Lòng tin cậy vào chính trị, ngân hàng và những cơ quan tài chánh đang xuống dốc.
Lòng tin cậy rất cần thiết trong địa hạt tài chánh. Hệ thống tài chánh và kinh tế không thể tiến bộ nếu không được tin cậy. Lòng tin cậy là căn bản mọi giao tiếp giữa con người.
Là người của Giáo hội, tôi biết rõ điều đó: lòng tin cậy sẽ mất đi và muốn tạo dựng lại rất là khó khăn. Lòng tin cậy phải được xây dựng với một nền tảng thật vững chắc. Nếu tôi đưa tiền bạc cho một ai, thì tôi hy vọng họ dùng đúng đắn và trách nhiệm. Mối liên hệ với tiền bạc được xem như đúng đắn và trách nhiệm theo quan điểm của người tin Chúa?
Tiền bạc giúp đỡ các giao dịch kinh tế. Một món hàng không thể chế tạo ra hoặc trao đổi mà không có tiền bạc. Theo lối nhìn của người Kitô hữu, điều cần biết về sinh hoạt buôn bán khi đầu tư. Xí nghiệp này có điều kiện lời lãi không? Nó có chú trọng đến những tài nguyên thiên nhiên không? Nó có tôn trọng luật pháp không? Có tôn trọng nhân phẩm của công nhân không? Đó là những vấn nạn mà đòi hỏi chúng ta phải thông suốt. Và như thế người đầu tư tiền bạc vào một xí nghiệp cũng có một phần trách nhiệm.
Tiền bạc không phải được tạo nên để tự nó sinh lợi. Tiền bạc không phải tự nó là cứu cánh. Nếu trong thế giới tài chánh trở nên độc lập, thì tài chánh trở nên vô nghĩa. Ai đầu tư và sinh lời cũng có thể làm cho những người khác hành động vô trách nhiệm đau khổ. Tôi cũng đã gặp gỡ những nhà chuyên môn về tài chánh. Họ đều nói là họ công nhận cảm tưởng của tôi là kẻ không chuyên môn về kinh tế. Những thị trường tài chánh quốc tế luôn thay đổi với hệ thống nội bộ, nhiều khi không dính dáng gì đến những nhu cầu kinh tế và thật sự có thể kiểm soát được.
Chúng ta cần khẩn cấp tìm ra những phương pháp và đường lối để điều chỉnh sự mất quân bình nguy hiểm này. Về kinh nghiệm của những năm cuối này thật là vô trách nhiệm để xảy ra những sự việc như ngày hôm nay. Bởi vậy tôi cầu chúc cho các chính trị gia và những người có trách nhiệm trong thế giới tài chánh, lựa chọn những biện pháp thay đổi cần thiết.
Không nên đầu tư vào những cuộc buôn bán có quá nhiều bất trắc rủi ro. Nhiều xí nghiệp tài chánh quốc tế dù đã thành lập lâu năm đã gom góp lại những tài sản đầy rủi ro để bán lại. Nhưng một ngày nào đó sẽ có người phải trả giá quá đắt. Chúng ta nhớ lại những đầu tư bất động sản ở Hoa Kỳ đã làm cho một số ngân hàng vỡ nợ và kéo luôn các ngân hàng thế giới. Đìều đó được giải thích như thế này, những rủi ro đó được một nhóm tư bản che giấu, lừa dối và cho đến ngày bị bùng nổ.
Tìm mọi cách để có thật nhiều tiền là một điều rất dễ hiểu. Vì tiền bạc đem lại nhiều tiện nghi, tuy vậy cũng rất giới hạn. Giới hạn đó là không nên sống xa xỉ quá trên số tiền mà mình có thể có. Đó là sống triền miên trên nợ nần. Điều này không chỉ nói về cá nhân mà thôi mà còn áp dụng cho quốc gia nữa. Tiền lời cần phải trả nên có nhiều ngân hàng không cho khách hàng vay. Sống làm sao cho vừa đủ là một nghệ thuật. Người tìm được bí quyết này sẽ tìm ra được nhiều nguồn lợi khác nữa.
Có nhiều người không bao giờ suy nghĩ về vấn đề tiền bạc vì họ không có nhiều tiền mà chỉ nghĩ làm sao cho đủ sống. Như vậy người Kitô hữu phải làm thế nào cho việc phân phối tiền bạc cho công bình. Điều đó có thể là có một cử chỉ về chính trị hoặc một dấn thân vào công việc bác ái trong vùng, tích cực đóng góp vào các chương trình cứu trợ và phát triển. Chúng ta không chỉ dành giúp cho những kẻ đang túng thiếu mà còn có viễn ảnh nhìn về tương lai, về vấn đề thất nghiệp nhất là những người đang ở ngoài lề xã hội. Trong lúc đó thì những nhà triệu phú càng ngày càng giàu xụ trong những năm kinh tế khủng hoảng này.
Thánh Basile, là Giám mục của vùng kinh tế Cesarê vào thế kỷ thứ IV, đã diễn tả những sự giàu có với những tư tưởng Á đông của thời đại bấy giờ: “Bánh mì dư thừa chất trong nhà bạn thật là vô ích, đó chính là bánh của những người đang đói; chiếc áo để dành trong tủ áo của bạn, chính là áo của những kẻ đang trần truồng; tiền bạc bạn chôn giấu, chính là tiền của kẻ nghèo; đó là bạn đang chứng kiến những điều mà tình thương xót của bạn không hề rung động, đó là những bất công mà bạn đang vấp phạm”.
Những nhận định của Đức Giám mục Basile luôn hợp thời. Và điều này vẫn mãi có giá trị với chúng ta ngày hôm nay: tiền bạc để cho con người sử dụng, chứ con người không phải là nô lệ cho đồng tiền. Ngày 1 tháng 8 là ngày lý tưởng để mang lại ý niệm rõ ràng cho chúng ta về tiền bạc, và mang lại cho chúng ta môt căn bản vững chắc một hình thức mới về lòng tin cậy.
Trong xứ sở của chúng ta, lòng tin cậy của chúng ta không chỉ dựa trên công nhân. Chúng ta còn phải nhìn về tương lai với một lòng tin cậy hoàn toàn vào Thiên Chúa. Chính trong ý nghĩa đó tôi cầu chúc cho tất cả mọi người với lòng tin tưởng vững chắc, một ngày lễ mồng 1 tháng 8 thật vui vẻ .
Fribourg / St-Gall, juillet 2012
Pt Huỳnh Mai Trác phỏng dịch
(Nguồn: vietcatholic.net)

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang