Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Cái Tâm


Người đăng: DangTrinh | 31.08.2012
Buổi trưa, tại sân ga của một thành phố lớn, một người phụ nữ tầm ngoài 30 tuổi đang mướt mồ hôi để vác lên vai túi hành lý lỉnh kỉnh của mình. Trên khuôn mặt của người phụ nữ ấy hằn lên sự vất vả, cực nhọc của một người lao động từ xa đến tỉnh này. Chị đang đưa ánh mắt dường như vô vọng của mình khắp sân ga như để tìm kiếm một thứ gì đấy nhưng sau đấy lại tỏ vẻ thất vọng. Trông chị rất đáng thương.

Chú giải và chia sẻ Tin mừng Chúa Nhật XXII TN – năm B


Người đăng: hoctran | 31.08.2012

A. BẢN VĂN (Mc 7, 1-8a. 14-15. 21-23):

Khi ấy, những người biệt phái và mấy luật sĩ từ Giêrusalem tụ tập lại bên Chúa Giêsu, và họ thấy vài môn đệ Người dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch, nghĩa là không rửa trước. Vì theo đúng tập tục của tiền nhân, những người biệt phái và mọi người Do-thái không dùng bữa mà không rửa tay trước, và ở nơi công cộng về, họ không dùng bữa mà không tắm rửa trước. Họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa, như rửa chén, rửa bình, rửa các đồ đồng. Vậy những người biệt phái và luật sĩ hỏi Người: “Sao môn đệ ông không giữ tập tục của tiền nhân mà lại dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch?” Người đáp: “Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói tiên tri rất chí lý về các ngươi, như lời chép rằng: ‘Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng ở xa Ta. Nó sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người’. Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người”.

Bộ ngoại giao Israel bác bỏ sự chống đối đức tân sứ thần tòa thánh


JERUSALEM. Bộ ngoại giao Israel bác bỏ lập luận của báo chí tại đây chống lại việc bổ nhiệm Đức TGM Giuseppe Lazzarotto làm Tân sứ thần Tòa Thánh tại nước này.
Đức TGM Lazzarotto đã từng làm Sứ thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Ai Len, rồi tại Australia, trước khi được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Israel trong những ngày qua.
Sau khi có tin bổ nhiệm này, một nhật báo lớn ở Israel là tờ Yediot Aharonot, qua ngòi bút của ký giả Manachem Gantz, phái viên thường trú ở Roma, cho rằng việc bổ nhiệm Đức TGM Lazzarotto làm Sứ thần Tòa Thánh là “một cái tát vào mặt chính phủ Israel”, làm nhục cho đất nước này, đồng thời cho thấy rõ quan hệ căng thẳng giữa Nhà nước Israel và Tòa Thánh, xét vì Đức TGM Lazzarotto có liên lụy đến những vụ xì căng đan giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên ở Ai Len, vị này biết rõ những vụ đó mà cứ im lặng!

Tại sao nhiều "lời nguyện mở đầu" không còn sử dụng?


Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: "Ở đây, trong Tổng Giáo Phận Manila, chúng tôi đang dần dần sử dụng Phiên bản thứ ba của Sách Lễ Rôma, vốn sẽ được thực hiện đầy đủ trong tháng 12.2012. Trong ấn bản mà chúng tôi đang sử dụng hiện giờ (phiên bản xuất bản ở Mỹ) cho Thánh Lễ Chúa Nhật, trong Lời nguyện mở đầu có hai kinh (bao gồm cả một kinh tùy chọn). Kèm theo phần đầu của Lời nguyện mở đầu, một chủ đề kinh đề nghị được đưa ra (trong ngoặc vuông), và có một khoảng dừng ngắn để cầu nguyện thinh lặng. Bản văn của Lời nguyện mở đầu là như thế. Tuy nhiên, ở Phiên bản thứ ba mà chúng tôi sẽ sử dụng từ tháng 12.2012, không có lời nguyện thay thế được đưa ra, và thuật ngữ "Lời nguyện nhập lễ” (Collecta) được sử dụng thay cho “Lời nguyện mở đầu”. Tôi phỏng đoán rằng thuật ngữ "Lời nguyện nhập lễ” giả định rằng đã có các lời cầu nguyện thinh lặng được thu thập. Nhưng không có chủ đề cầu nguyện gợi ý được nêu ra, và không có gợi ý thinh lặng chốc lát để cầu nguyện riêng, trước khi "Lời nguyện nhập lễ” được chủ tế đọc. Phải chăng có sự quên sót của các vị chịu trách nhiệm bản văn lời nguyện này? Liệu linh mục chủ tế có thể dùng sự thận trọng của mình để cung cấp điều mà bản văn không nêu ra không? Liệu ngài được tự do đưa thêm những gì rõ ràng là còn thiếu không?" - Một độc giả, Philippines.

Hiểu và tin (4)


THỨ SÁU, 31 THÁNG 08 2012 13:04 BBT WTGP HN 
 
ĐỨC GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA VÀ THỬ THÁCH
Đức Giê-su là Thiên Chúa bằng cách làm con người và cứu độ bằng cách làm con người tầm thường trải qua bao gian nan khốn khổ. Điều này còn được thấy rõ hơn nữa qua hai sự kiện đánh dấu ngày Ngài trưởng thành hay đánh đấu ngày Ngài vào đời : chịu phép rửa và chịu thử thách.
Cần nhắc lại hoàn cảnh lịch sử của người Do-thái lúc ấy để hiểu rõ việc Đức Giê-su chịu phép rửa bởi tay ông Gio-an. Hơn hai thế kỉ qua, người Do-thái hết làm nô lệ cho người Hi-lạp thì lại làm tôi cho người Rô-ma. Đang khi đó, không thấy một bóng dáng ngôn sứ nào xuất hiện để giúp họ đọc ra ý nghĩa của các sự kiện lịch sử ấy và giúp họ có thái độ xứng hợp, hầu được Thiên Chúa thương tình tha thứ và cứu độ.

Năm phút mỗi ngày: Suy niệm Lời Chúa tháng 09/2012





01/09/12 THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 21 TN
Mt 25,14-30

SIÊNG NĂNG VIỆC ĐỨC CHÚA TRỜI, CHỚ LÀM BIẾNG

“Cũng như có người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ riêng của mình đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tùy khả năng riêng mỗi người.” (Mt 25,14-15)

Suy niệm: Một trong những bản văn Tin Mừng “dễ đọc” nhất cho con người hiện đại. Nghe như câu chuyện đăng trên chuyên mục kinh doanh của một tập san tạp chí nào vậy! Chúa nói về những chuyện “thời sự,” nào là tiền bạc, vốn, đầu tư, nào là ngân hàng, sổ sách kế toán… Càng “dễ đọc” vì điểm nhấn của nó cũng chính là mối quan tâm đệ nhất của con người: sinh lời! Tuy nhiên, mục đích của dụ ngôn này không phải là ở đó, mà là mời gọi chúng ta đầu tư vào cuộc kinh doanh với Chúa, đó là: ra sức làm việc, tuỳ theo khả năng Chúa ban, để sinh lời cho Nước Trời.

Mời Bạn: Sứ điệp ấy thật “hợp thời” cho chúng ta tại thời điểm đầu tháng chín này, thời điểm bắt đầu một năm học mới, một quí mới, một tài khoá mới. “Hợp thời” để cảnh báo cho chúng ta đề phòng những lời dỗ ngọt của con ma lười biếng. Có khi chúng ta cũng “ra công làm việc” thật đấy, nhưng chỉ để tìm kiếm “lương thực mau hư nát” (x. Ga 6,27). Đừng quên “Ai không làm việc thì không đáng ăn!” (2Tx 3,10). Nhất là đừng quên rằng Chúa Giêsu luôn xác nhận Cha của Ngài làm việc liên lỉ và Ngài cũng vậy (Ga 5,17).

Sống Lời Chúa: Thực hành lời dạy trong kinh Bảy Mối Tội Đầu: “Siêng năng việc Đức Chúa Trời chớ làm biếng.”

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con biết siêng năng làm việc theo khả năng, dù ít hay nhiều, mà Chúa ban cho chúng con để xây dựng Nước Chúa.

Đạo vào đời – Chương III: Thực hiện nước Trời thuộc về những người nghèo (1)

Người đăng: DangTrinh | 31.08.2012 
Nguyễn Đăng Trúc
Tin Mừng cho con người trần thế, Lời của Thiên Chúa nói với nhân loại, là chính Chúa Giêsu-Kitô đã nhập thể làm người, đã chịu khổ nạn và đã được Chúa Cha phục sinh.
Nước Trời là chính Chúa Giêsu-Kitô, Đấng đã thực hiện sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa nơi trần thế.
Mang thân phận con người trần thế như chúng ta, Chúa Giêsu-Kitô loan báo Hạnh phúc của thân phận làm người là Kẻ Nghèo, người đói khát Thiên Chúa.

Trái tim không ngủ yên


Giả như ngài rơi vào một hoàn cảnh chỉ có thể đem theo mình một vài cuốn sách, ngài sẽ đem những sách gì?” Khi được hỏi như thế, nhà thần học Joseph Ratzinger – nay là Đức Bênêđictô XVI – đã không ngần ngại trả lời: Kinh Thánh và cuốn Tự Thú (Confessio) của thánh Augustinô. Sẽ không lấy gì làm lạ khi biết rằng tâm hồn của Ratzinger đã gắn bó với thánh Augustinô từ rất lâu. Luận án tiến sĩ thần học của ngài năm 1950 mang tựa đề Dân Thiên Chúa và Nhà của Chúa trong giáo thuyết của Augustinô về Giáo Hội. Và trong suốt quá trình nghiên cứu, giảng dạy thần học – nhất là ngày nay, trong tư cách một vị giáo hoàng – ảnh hưởng của thánh Augustinô trên Đức Bênêđictô XVI thật rõ nét.

Thứ sáu Tuần 21 Thường niên 31.8.2012 "Vừa mang đèn, vừa mang dầu"


Lời Chúa: Mt 25, 1-13
Một hôm, Ðức Giêsu kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này: “Nước Trời cũng giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể. Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn. Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả. Nửa đêm, có tiếng la lên: “Kìa chú rể, ra đón đi!” Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. Các cô dại nói với các cô khôn rằng: “Xin các chị cho chúng em chút dầu của các chị, vì đèn của chúng em tắt mất rồi!” Các cô khôn đáp: “Sợ không đủ cho chúng em và các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn”. Ðang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: “Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho chúng tôi với!” Nhưng Người đáp: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô!” Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.”

Vài ky niệm về công đồng chung Vatican II của ĐHY Roger Etchegaray


Phỏng vấn Đức Hồng Y Roger Etchegaray, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình
Ngày 11 tháng 10 tới đây, Thượng Hội Đồng Giám Mục về truyền giảng Tin Mừng sẽ khai diễn tại Roma, nhân kỷ niệm 50 năm khai mở Công Đồng Chung Vatican II và 20 năm công bố cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Gợi lại các biến cố và các kỷ niệm cách đây nửa thế kỷ, cũng là một cách giúp chúng ta hiểu biết tầm quan trọng và hoa trái mà Công Đồng đã dem lại cho Giáo Hội.
Sau đây là bài phỏng vấn Đức Hồng Y Roger Etchegary, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, về một số kỷ niệm Công Đồng. Chính trong thời Công Đồng mà linh mục Etchegaray đã có dịp tiếp xúc với các thần học gia Pháp nổi tiếng như: Henri de Lubac, Gustave Martelet, Henri Rondet, Marie Dominique Chenu, Yves Marie Congar vv...

Nên dùng chữ nào cho Thiên Chúa: "Ngài" hay "Người"?

THỨ NĂM, 30 THÁNG 08 2012 10:37 BBT WTGP HN
I. Lời dẫn nhập:
Hồi còn nhỏ, nghe và hát: ''Ta hãy nguyện xin cho Đức Giáo Hoàng Phaolô*, Chúa gìn giữ người tăng gấp sinh lực và ban cho người đời này hạnh phúc. Đừng trao người cho ác tâm quân thù, đừng trao người cho ác tâm quân thù!'', tôi thắc mắc tại sao mình ''lại được phép'' dùng trong lời nguyện chữ ''người'' để nhắc đến ''Đức Thánh Cha''* là Chủ Chăn Giáo Hội, là đại diện Chúa Giêsu!!! (* Đức GH Phaolô Đệ Lục; Đức Thánh Phapha)
Lần kia, bà cụ nọ trong giáo xứ hỏi tôi: ''Có biết Cha Sở đang ở đâu không?'' Để thử xem phản ứng của ''người'' hỏi, tôi trả lời thế này: ''Người đang ngồi tòa giải tội.'' Thế là tôi bị mắng cho một trận: ''Người há? Người như mi thì có! Ai cho phép mi ăn nói hỗn láo? Mi phải nói: Dạ, Ngài đang ngồi Tòa giải tội!''

Cái nết đánh chết cái đẹp (CN XXII TN B)


Có người nhìn đời mà ngao ngán bảo rằng: sao Thiên Chúa không tạo dựng “thế  thật”, mà lại tạo dựng “thế gian”? Thế gian, nên lắm gian tà. Thế gian, nên con người hay sống gian dối, lừa lọc với nhau và thiếu hẳn lối sống đơn sơ, chân thành.
Thực ra, thế gian ở đây không phải là thế giới gian tà, mà là trần thế, dương gian. Thiên Chúa đã tạo dựng mọi sự đều tốt đẹp. Sự xấu do ma quỷ gieo vào thế gian qua tâm hồn con người. Trước tiên, nó gieo vào trong con người sự ngờ vực Thiên Chúa. “Cứ ăn đi chẳng chết chóc gì đâu! Cứ ăn đi ngươi sẽ bằng Thiên Chúa”. Con người đã để cho hạt giống ước muốn phản bội Thiên Chúa lấn chiếm vị trí số 1 trong tâm hồn. Thay vì bình an vô tư sống trong sự che chở của Thiên Chúa, con người lại nuôi dưỡng sự ngờ vực và ấp ủ những toan tính bất trung, phản bội. Hậu quả là sự xấu đã đi vào trần gian. Sự xấu chìm sâu trong bản tính con người. Sự xấu có thể bộc phát và thống lĩnh con người, nếu con người buông mình theo thói đam mê dục vọng và sống lười biếng ươn hèn. Quyền lực của sự dữ đã thống trị con người đến nỗi con người dễ làm điều xấu hơn điều thiện. Từ ngày nguyên tổ nghi ngờ Thiên Chúa cho đến hôm nay, con nguời vẫn luôn nghi ngờ lẫn nhau. Từ nghi ngờ, đến lối sống “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, và tệ hại nhất là sống giả hình với nhau.

Sống trung thành với Tin Mừng là tử đạo mỗi ngày


Cuộc sống Kitô đòi hỏi sự “tử đạo” của lòng trung thành hằng ngày với Tin Mừng, nghĩa là lòng can đảm để cho Chúa Kitô lớn lên trong chúng ta và để chính Người hướng dẫn tư tưởng và các hành động của chúng ta.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với khoảng 5.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung tại Castel Gandolfo sáng Thứ Tư 29.8.2012. Trước hết Đức Thánh Cha đã ban huấn dụ cho 3.000 tín hữu tụ tập tại quảng trường trước nhà nghỉ mát, sau đó ngài chào 2.000 trẻ em Giúp lễ người Pháp ở trong sân nhà nghỉ mát. Hiện diện trong buổi tiếp kiến có 20 Giám Mục bạn của Phong trào Tổ Ấm, 5 Giám Mục người Pháp hướng dẫn các trẻ em giúp lễ hành hương Roma, và Đức Tổng Giám Mục Piero Parolin, Sứ Thần Tòa Thánh tại Venezuela.

Bổn phận gửi các thừa sai đi truyền giáo và trợ giúp các Giáo Hội nghèo


Trong tháng 9 tới đây, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mời gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu Công giáo toàn thế giới cầu xin cho các cộng đoàn Kitô sẵn sàng gửi các thừa sai linh mục và giáo dân đi truyền giáo và gia tăng trợ giúp cụ thể cho các Giáo Hội nghèo nhất.

Ngay từ thời khai sinh, Kitô giáo đã mang sắc thái đại đồng, vì bao gồm các tín hữu thuộc mọi chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, không phân biệt và kỳ thị ai. Mọi người đều là anh chị em với nhau, con của cùng một Thiên Chúa là Cha, đều là môn đệ của và là em của Đức Giêsu Kitô Trưởng Tử, và đều sống Tin Mừng yêu thương. Do đó, việc chia sẻ với nhau và cho nhau đã được Kitô hữu thực thi ngay từ ban đầu như kể trong sách Công vụ Tông đồ: "Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu" (Cv 2,44-45).

Hội nghị Rimini bàn về tự do tôn giáo


WHĐ (29.08.2012) – Tự do tôn giáo là một trong những chủ đề được đề cập tại Hội nghị Rimini lần thứ 33 do phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng tổ chức.
Đây là một phong trào Công giáo do linh mục Luigi Giussiani thành lập từ năm 1954. Phong trào này hiện diện tại 70 quốc gia, đa số thành viên ở Italia.
Tham dự Hội nghị lần này –kéo dài từ ngày 19 đến 25 tháng Tám 2012– có ông Nassir Adulaziz al-Nasser, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc; ông Giulio Terzi, Bộ trưởng ngoại giao Italia, và Đức hồng y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn.

Với cả tâm tình


Truyện thiền kể có hai nhà sư xuống núi. Dọc đường các ngài gặp một thiếu nữ đứng bên vũng nước sâu. Thiếu nữ muốn đi qua mà không sao đi được. Thấy vậy, một nhà sư liền bế thiếu nữ vượt qua vũng nước. Trở về gần đến chùa, nhà sư kia trách bạn: “Sao anh lại bế một thiếu nữ như thế?” Nhà sư trả lời: “Tôi đã để cô ta lại bên vũng nước, sao anh còn mang cô ta về đến tận chùa”.
Câu chuyện ý nhị trên đã minh họa rõ nét về hai lối sống đạo. Lối sống đạo theo hình thức và lối sống đạo theo nội tâm. Nhà sư trọng hình thức không dám động đến thiếu nữ, nhưng tâm hồn ông lại nặng vấn vương. Thế mà ông vẫn yên tâm cho rằng mình đã giữ trọn luật giới sắc. Ông tự hào về mình và trách móc bạn đã vi phạm luật tu hành. Ông đã hoàn toàn giữ luật theo hình thức bề ngoài mà không xét đến nội tâm của mình.

Cô đơn


1. Cô đơn đang trở thành một hiện tượng càng ngày càng phát triển trong thế giới càng ngày càng văn minh.
Giữa đám đông người ta vẫn có thể rất cô đơn. Cô đơn ngay trong gia đình. Cô đơn cả trong đời sống vợ chồng. Thậm chí cô đơn chính giữa cộng đoàn bác ái và cộng đoàn đức tin.
Cô đơn không là một sự việc. Cũng không là một sự kiện thiên nhiên. Nó là một tình trạng của con người. Tình trạng này được cảm nhận như một sự thiếu vắng, mất mát, đứt lìa những dây liên đới, mà mình tha thiết.

Đại kết, một chủ đề trung tâm của công đồng Vatican II


WHĐ (29.08.2012) / ZENIT – “Đại kết là một ‘chủ đề trung tâm’ của Công đồng Vatican II”, Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh cổ vũ việc Hiệp nhất các Kitô hữu đã tuyên bố như trên trong một cuộc trao đổi mới đây được thuật lại trên tờ L’Osservatore Romano ngày 03.08.2012, ấn bản tiếng Ý. ĐHY nhắc nhở là các văn kiện của Công đồng có tính quy tắc, kể cả sắc lệnh về việc Đại kết.
Đức Hồng Y cũng cho biết: Hội đồng Tòa Thánh cổ vũ việc Hiệp nhất các Kitô hữu cùng với Liên hiệp các Giáo hội Luther thế giới đang chuẩn bị một bản tuyên bố chung nhân dịp kỷ niệm năm trăm năm cuộc Cải cách vào năm 2017 tới đây. Các Hội đồng Giám mục địa phương cũng sẽ có các hoạt động riêng nhân dịp này. 

Câu chuyện của một tù nhân Nhật và Chân phước Têrêsa


Mẹ Têrêsa truyền cảm hứng cho một phạm nhân Nhật giúp đỡ tha nhân
Con đường Hiroshi Igarashi đến với Giáo hội bắt đầu từ trong tù, nơi anh được giới thiệu về Kitô giáo – và nhất là Mẹ Têrêsa thành Calcutta.
Anh có lòng sùng kính sâu sắc nữ thánh nhân này kể từ đó, và trong những ngày này anh dọn chỗ trên vách tường căn hộ nhỏ ở Tokyo để treo những bức ảnh của thánh nhân.
Một số ảnh trước đây được anh treo trong phòng giam. Thường thì phạm nhân không được phép treo ảnh, nhưng Igarashi nài xin ban quản giáo và cuối cùng được phép.

ĐTC kêu gọi giáo dân lãnh trách nhiệm trong giáo hội


Ngài nói: cần thay đổi não trạng.
WGPSG.ZENIT -- Castel Gandolfo, nước Ý, ngày 24.8.2012 -- ĐTC Bênêđictô XVI nói rằng giáo dân cần được xem như thực sự "đồng trách nhiệm" trong Giáo Hội, và không chỉ là "cộng sự viên" của hàng giáo sĩ.
ĐTC đã diễn tả như thế trong một sứ điệp đề ngày 10.8 được Tòa Thánh Vatican phổ biến vào ngày thứ Năm. Sứ điệp được gửi đến Đại hội lần thứ 6 của Diễn đàn về Hoạt động Công giáo quốc tế. Đại hội năm ngày này đang diễn ra đến hết ngày Chúa Nhật tại Rumani.

Đức Gioan Phaolo I có thể được phong chân phước trong vòng 3, 4 năm


ROMA. Đức Gioan Phaolô I, vị giáo hoàng 33 ngày, có thể được phong chân phước trong vòng 3 hoặc 4 năm tới đây.
Trên đây là lời tuyên bố của cha Giorgio Lise, Phó Thỉnh nguyện viên án phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô I, với Đài truyền hình Công Giáo TV2000 ở Italia hôm 26-8-2012.
Năm nay là kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Đức Cố Giáo Hoàng (1912-2012), tục danh là Albino Luciani và ngày 26-8-2012 là kỷ niệm 34 năm ngài được bầu làm Giáo Hoàng (26-8-1978). Ngài qua đời đột ngột ngày 28-9-1978.

Thứ tư. Thánh Gioan Tẩy giả bị trảm quyết 29.8.2012 "Đầu Gioan Tẩy giả"


Lời Chúa: Mc 6, 17-29
Hồi ấy, vua Hêrôđê sai đi bắt ông Gioan và xiềng ông trong ngục. Lý do là vì vua đã lấy bà Hêrôđia, vợ của người anh là Philípphê, mà ông Gioan lại bảo: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài!” Bà Hêrôđia căm thù ông Gioan và muốn giết ông, nhưng không được. Thật vậy, vua Hêrôđê nể sợ ông Gioan vì biết ông là người công chính thánh thiện; vua che chở ông. Khi nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe. Một ngày thuận lợi đến: nhân dịp mừng sinh nhật của mình, vua Hêrôđê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các thân hào miền Galilê. Con gái bà Hêrôđia vào biểu diễn một điệu vũ, làm cho nhà vua và khách dư tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái: “Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con.” Vua lại còn thề: “Con xin gì, ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được.” Cô gái đi ra hỏi mẹ: “Con nên xin gì đây?” Mẹ cô nói: “Ðầu Gioan Tẩy Giả.” Lập tức cô vội trở vào đến bên nhà vua và xin rằng: “Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gioan Tẩy Giả, đặt trên mâm.” Nhà vua buồn lắm, nhưng vì lời thề, và khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô. Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gioan tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục, bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ. Nghe tin ấy, môn đệ đến lấy thi hài ông và đặt trong một ngôi mộ.

Chỉ có một thôi!


Khi bạn 1 tuổi, mẹ cho bạn ăn và tắm cho bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc ròng cả đêm.
Khi bạn lên 2, mẹ dạy bạn cách đi bộ. Và bạn cảm ơn mẹ bằng cách chạy mất dạng khi nghe mẹ gọi.
Khi bạn được 3 tuổi, mẹ làm tất cả mọi bữa ăn cho bạn với một tình yêu vô hạn. Và cách bạn cảm ơn mẹ là hất tất cả xuống sàn nhà.
Khi bạn lên 4 tuổi, mẹ cho bạn vài cái chì màu. Và bạn cảm ơn mẹ bằng cách tô đầy lên bàn ăn.

Việc độ vong trong Kitô giáo và Phật giáo


Người đăng: hoctran | 28.08.2012 
 
Người Công giáo coi tháng 11 dương lịch hàng năm là tháng cầu nguyện cho những người quá cố, còn gọi là tháng các linh hồn mà cao điểm là ngày 2-11, là ngày lễ cầu hồn. Nhưng người Phật tử và người theo «đạo tổ tiên» lại coi tháng 7 âm lịch hàng năm mới là tháng để tưởng nhớ, cúng kiến và chú nguyện cho những người đã khuất, mà cao điểm là lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7, hay ngày Xá tội vong nhân.

Bài học “Đức tin” mẹ dạy


Người đăng: hoctran | 28.08.2012    
 
Mở đầu những bài văn viết về người mẹ, người ta thường viết rằng: “Trái tim mẹ là kì quan tuyệt vời nhất…” hay “Tình mẹ là đại dương bao la…” v.v… Quả thật, kì quan, đại dương đều là những điều vĩ đại, lớn lao và có lẽ tình mẹ đối với nhiều người là như thế. Nhưng với con thì khác và con cũng sẽ chẳng bao giờ diễn tả tình yêu của mẹ đối với con bằng những mỹ từ ấy. Vậy nên, con xin phép được mở đầu bài viết này bằng một câu: “Tình yêu mà mẹ dành cho con nhỏ bé, bình thường lắm!”

Bao la tình Mẹ


Người đăng: hoctran | 28.08.2012
Tháng Bảy lại về. Một chút nắng vàng ươm, một chút gió heo may chuyển mùa sang Thu, một chút bâng khuâng ngọt lòng thơm thảo. Nhìn các Phật tử chuẩn bị lễ gần cả tháng trời, tôi cũng náo nức lòng theo tháng Bảy Vu Lan.
Dẫu tất bật mưu sinh, dẫu nặng mang kiếp người trần thế, lòng tôi vẫn vang lên điệu Bông Hồng Cài Áo. Dẫu là người ngoại đạo, nhưng mỗi khi nghe lời bài hát, tôi luôn thấy bóng dáng Mẹ hiền. Mẹ như chuối chín cây, Mẹ như mây như gió, Mẹ như ánh nắng trời, như biển Đông ngời ngời của lục bát ca dao…

Chúa Giêsu sắp giáng lâm


Người đăng: Fx. Nguyễn | 28.08.2012
Tác giả ARTHUR POLICARPIO
Lời người dịch:
Trong những năm qua đã từng có nhiều tin đồn về ngày tận thế, về “sự kiện” tối 3 ngày và 3 đêm, về ngày này, tháng nọ sẽ tận thế, cụ thể nhất là ngày 12-12-2012. Nghe thật “khôi hài” quá! Thế mà nhiều người đã “rúng động”, nhưng rồi “đâu lại vào đấy”. Cũng với “tinh thần” đó, trước năm 1975 có một nhạc sĩ đã viết ca khúc “Năm 2000” đã thành “hiện tượng” một thời, với ca từ thế này: “Năm hai ngàn năm, anh còn lại gì, em còn lại gì?… Còn chăng đó là bóng hư không, còn chăng đó tuổi đá mênh mông…”. Các tôn giáo cũng có nhiều tin đồn về “ngày ấy”.

Tòa án Hàn Quốc ra quyết định chống phá thai


Quyết định cho phép truy tố nhân viên y tế và các bà mẹ phá thai
Bác bỏ đơn kiếu nại của một nữ hộ sinh và hôm 23-8 Tòa án xác nhận nhân viên y tế có thể bị truy tố vì tội tổ chức phá thai.
Nữ hộ sinh làm đơn khiếu nại một điều khoản trong Bộ luật hình sự quy định bác sĩ, bà đỡ hay nhân viên y tế thực hiện phá thai theo yêu cầu sẽ bị phạt tù hoặc phạt hành chánh.
Điều khoản này còn nêu rõ thai phụ tự làm sẩy thai cũng có thể bị truy tố.
Trong khi ra phán quyết này, tòa án nói "quyền được sống là quyền căn bản nhất trong các quyền về con người" - và quyền tự quyết của phụ nữ "không bao giờ quan trọng hơn quyền được sống của thai nhi".

Tấm Khăn Liệm Thánh thành Torino (3)


Phỏng vấn giáo sư Bruno Barberis
Vào hạ tuần tháng 5 năm nay giáo sư Bruno Barberis, chuyên viên nghiên cứu Tấm khăn liệm thành Torino, đã thuyết trình các bài cuối cùng trong chương trình khóa học lấy bằng chuyên môn về khoa nghiên cứu Tấm Khăn Liệm, do đại học giáo hoàng Nữ Vương các Tông Đồ ở Roma tổ chức.
Giáo sư Barberis đã bắt đầu nghiên cứu Tấm Khăn Liệm thành Torino năm 1975, và từ năm 1977 giáo sư là thành viên “Huynh đoàn Tấm Khăn Liệm Rất Thánh thành Torino” và của “Trung tâm quốc tế Khoa Tấm Khăn Liệm học”, là cơ quan tổ chức các cuộc nghiên cứu và tìm hiểu Tấm Khăm Liệm. Giáo sư là tác giả của hơn 20 cuốn sách và hơn 150 bài viết về Tấm Khăn Liệm trên bình diện khoa hoc cũng như trên bình diện phổ biến kiến thức đại đồng. Các bài nghiên cứu này được đăng trên các tạp chí khoa học và nhật báo Italia và quốc tế. Giáo sư cũng đã chủ tọa 2.000 buổi diễn thuyết về Tấm Khăn Liệm tại Itaia cũng như tại hải ngoại.

Đức Thánh Cha Benedict XVI: giả dối là dấu hiệu của tà thần


Vatican, 26, tháng 8, 2012 (CNA/EWTN News).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói ngày Chúa Nhật rằng một sự thiếu chân thật trong đời sống là "dấu hiệu của tà thần" như đã được thấy trong quyết định của Giuđa Ítcariốt là tiếp tục đi theo chân Chúa Giêsu Kitô mặc dầu hắn đã hết còn tin tưởng nơi Người.
Đức Thánh Cha trong bài nói chuyện với các khách hành hương tại Castel Gandolfo ngày 26 tháng 8, lúc đọc Kinh Truyền Tin buổi trưa đã nói: “Vấn đề là Giuđa không bỏ đi, và lỗi lầm nghiêm trọng nhất của hắn là giả dối, và đó là dấu hiệu của quỷ dữ. Chính vì thế mà Chúa Giêsu đã nói với Mười Hai Môn Đệ: Một trong các con là một ác quỷ."

PORTA FIDEI Tông thư – Tự sắc của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, công bố Năm Đức Tin 2012 – 2013


1. “Cánh cửa đức Tin” (x. Cv 14, 27) dẫn vào đời sống kết hiệp với Thiên Chúa, đồng thời mở ra con đường bước vào Giáo hội, vẫn luôn mở rộng cho chúng ta. Chúng ta có thể bước qua ngưỡng cửa đó khi Lời Chúa được loan báo và để cho ơn biến đổi uốn nắn tâm hồn. Bước qua cánh cửa đó là dấn bước vào một cuộc hành trình kéo dài suốt đời. Hành trình này bắt đầu bằng bí tích Rửa Tội (x. Rm 6, 4), nhờ đó chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha, và hoàn tất với việc vượt qua cái chết, tiến đến sự sống đời đời, là hoa quả sự phục sinh của Chúa Giêsu, Đấng đã dùng ơn Chúa Thánh Thần mà muốn cho tất cả những ai tin nơi Người đều được thông phần vào vinh quang của Người (x. Ga 17, 22). Tuyên xưng niềm tin nơi Chúa Ba Ngôi – Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần – chính là tin vào một Thiên Chúa duy nhất, Đấng là Tình yêu (x. 1 Ga 4, 8): Chúa Cha, khi đến thời viên mãn, đã sai Con của Người đến cứu độ chúng ta; Chúa Giêsu Kitô đã chuộc tội trần gian trong mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Người; Chúa Thánh Thần dẫn dắt Giáo hội qua các thời đại, đang khi mong chờ cuộc quang lâm vinh hiển của Chúa.

Thứ ba Tuần 21 Thường niên 28.8.2012 "Bên trong, bên ngoài"


Lời Chúa: Mt 23, 23-26
Khi ấy, Đức Giêsu khiển trách các kinh sư và người Pharisêu rằng:“Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công bình, lòng nhân và thành tín. Phải làm các điều này mà không được bỏ các điều kia. Quân dẫn đường mù quáng! Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà. Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người rửa sạch bên ngoài chén đĩa, nhưng bên trong thì đầy những chuyện trộm cắp và vô độ. Hỡi người Pharisêu mù quáng kia, hãy rửa bên trong chén đĩa cho sạch trước đã, để bên ngoài cũng được sạch.”

Người giáo dân đồng trách nhiệm trong việc loan báo Tin Mừng cho thế giới


WHĐ (26.08.2012) – Hội nghị thường lệ lần thứ 6 của Diễn đàn Công giáo tiến hành quốc tế đang diễn ra tại Iaşi, Romania (từ ngày 22 đến ngày 26 tháng Tám 2012) với chủ đề “Thành viên giáo dân Công giáo tiến hành: đồng trách nhiệm trong Giáo Hội và xã hội”.
Trong một thông điệp gửi đến Hội nghị, Đức Giáo Hoàng đã trình bày suy tư của ngài về trách nhiệm của giáo dân đối với Giáo hội và Xã hội.
“Đồng trách nhiệm đòi hỏi một sự thay đổi trong não trạng, đặc biệt là về vai trò của giáo dân trong Giáo Hội, những người được coi, không phải như những cộng tác viên của hàng giáo sĩ, nhưng là những con người thực sự ‘đồng trách nhiệm’ về sự hiện diện và hoạt động của Giáo Hội”.

Chúa Thánh Thần và kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa


Posted on fx.hongan on Tháng Tám 27, 2012
 
Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần không chỉ nằm trong giáo lý đức tin. Sự hiện diện của Ngài còn được cảm nghiệm, trong truyền thống Giáo Hội, như một kinh nghiệm sống, ngang qua nhiều hình thái biểu hiện đa tạp, không ngừng đổi mới.
Muốn làm quen với các kinh nghiệm muôn hình muôn vẻ ấy, chúng ta cần phải tìm hiểu xem làm thế nào mà Thiên Chúa lại có thể tự tỏ lộ nơi trần thế và đâu là ý nghĩa của những hình thức tỏ lộ ấy. Để làm công việc này, chúng ta cần can đảm ra khỏi những phạm trù của trí não, ra khỏi ngữ vựng khuôn thước hàng ngày để nói bằng một thứ ngôn ngữ giản dị và trực tiếp của kinh nghiệm sống

Tín hữu giáo dân “liên đới trách nhiệm” với Giáo Hội


GH Biển Đức XVI mời gọi “thay đổi suy nghĩ” về vai trò của các tín hữu giáo dân

Anne Kurian – Mai Khôi lược dịch - Rôma, ngày 23/08/2012 (ZENIT.org) – Tín hữu giáo dân là những người liên đới trách nhiệm về bản thể cũng như về hành động của Giáo Hội, ĐGH Biển Đức XVI xác định, khi ngài đã ban ra giống như một cuốn “cẩm nang” về vai trò của họ, và kêu gọi họ dấn thân trong việc cáng đáng “mục đích tông đồ của Giáo Hội” và “hiệp thông” với các đấng chăn dắt.

Giáo chủ Công giáo Ucraine Đông phương hy vọng hoà giải với Chính Thống Nga


KOLYMYYA - Đức TGM trưởng Sviatoslav Shevchuk, Giáo chủ Công giáo Ucraine Nghi lễ Đông phương, hy vọng tiến trình hoà giải với các vị lãnh đạo Chính Thống Nga, theo sau Sứ điệp hoà giải giữa Ba Lan và Nga.

Hôm 17-8-2012, trong cuộc viếng thăm lịch sử tại Ba Lan, Đức Thượng phụ Kirill I, Giáo chủ Chính thống Nga, đã ký một tuyên ngôn chung với Đức TGM Michalik, Chủ tịch HĐGM Ba Lan, kêu gọi dân tộc Ba Lan và Nga loại bỏ mọi phẫn nộ và thành kiến đối với nhau từ nhiều thế kỷ và cộng tác với nhau để duy trì căn tính Kitô của đất nước liên hệ.

Ngày 27/08 Thánh Monica (332-387)


Thánh nữ Monica sinh năm 332 trong một gia đình đạo hạnh làng Sucara bên Phi Châu. Với bầu khí đạo đức, Monica sớm trở thành một cô bé ngoan ngoãn và sốt sắng: mỗi bữa ăn cô thường dành một phần cho người nghèo và những lúc nhàn rỗi thường tìm nơi vắng vẻ để cầu nguyện.

Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Ai Len kêu gọi hy vọng về tương lai


DUBLIN. Đức TGM Charles Brown, Sứ thần Tòa Thánh tại Ailen, kêu gọi các tín hữu hy vọng khi nhìn về tương lai Giáo Hội Công Giáo tại đây.
Đức TGM Brown người Mỹ, nguyên là một chức sắc của Bộ giáo lý đức tin, được bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Ai Len hồi tháng 11 năm 2011. Ngài đưa ra lời khích lệ trên đây trong bài giảng thánh lễ hôm 22-8-2012, kết thúc tuần cửu nhật thường niên tại Đền thánh Đức Mẹ Knock ở mạn tây bắc Ailen.

Đức Thánh Cha góp phần tái thiết Đền thờ thánh Augustino

THỨ HAI, 27 THÁNG 08 2012 09:34 BBT WTGP HN
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 góp phần tái thiết Vương cung thánh đường thánh Augustino ở thành phố Annaba bên Algérie, gần nơi xưa kia là Tòa GM giáo phận Hippone do thánh nhân coi sóc.
Đức Thánh Cha đương kim vốn là một học giả nghiên cứu về thánh Augustino và rất mộ mến đạo lý của thánh nhân. Trên huy hiệu Giáo Hoàng của ngài có vẽ hình vỏ sò để nhắc nhớ sự tích thánh Augustino gặp thiên thần dưới hình một trẻ em dùng vỏ sò múc cả nước biển đổ vào lỗ con dã tràng, một điều "dễ dàng hơn cả nỗ lực của thánh nhân muốn giải thích mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi".

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: quyết tâm theo Chúa hằng ngày

THỨ HAI, 27 THÁNG 08 2012 09:30 BBT WTGP HN
CASTELGANDOLFO - Trong buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng ngàn tín hữu tại Castelgandolfo trưa Chúa nhật 26-8-2012, ĐTC Biển Đức 16 mời gọi các tín hữu tái quyết tâm hằng ngày bước theo Chúa.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã giải thích về bài Tin Mừng Chúa nhật thứ 21 thường niên năm B, kể lại phần kết bài diễn văn của Chúa Giêsu về "bánh sự sống", trong đó nhiều môn đệ từ khước việc Chúa Giêsu mời gọi ăn mình và uống máu Ngài, và họ rút lui, không còn đi với Ngài nữa (Ga 6,66)

Sự dị biệt giữa Chúa Giêsu và Muhammad


Người đăng: DangTrinh | 27.08.2012
Điều gì khác nhau giữa Chúa Giêsu và Muhammad?
Mặc dù có một số điểm tương tự giữa Chúa Giêsu và Muhammad – như lãnh đạo tôn giáo vĩ đại và ảnh hưởng thế giới, nhưng có những điểm rất khác nhau. Đó là khác nhau về lời tuyên bố, tính cách, quyền phép, ủy thác, quyền năng và sứ điệp. Chúng ta hãy cùng điểm qua các điểm dị biệt này.

Đối chất ma quỷ


Người đăng: DangTrinh | 27.08.2012
Với những câu chuyện thật của những người và những ngôi nhà bị “ma ám”, cuốn “Exorcism: Encounters with the Paranormal and the Occult” (Trừ quỷ: Đọ sức với Siêu linh và Huyền bí) là sách mà bạn không thể bỏ xuống sau khi đọc vài trang. Nhưng khác với những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu về ma quái, ma cà rồng, và những ngôi nhà ma ám, cuốn sách này hoàn toàn đáng tin vì là sách được viết bằng ngòi bút “sắc bén” của LM Jose Francisco C. Syquia, giám đốc Văn phòng Trừ quỷ của TGP Manila (Archdiocese of Manila Office of Exorcism), và được viết theo giáo lý Công giáo.

Quả tim biết yêu thương


Giữa đời thường
Một linh mục đã hơn sáu mươi tuổi tâm sự rằng: “Nhiều người nói cha đổi tánh một cách kỳ lạ. Ngày xưa lúc còn trẻ cha rất khó tánh. Bây giờ cha rất mềm dẻo và sống rất tình cảm. Cha bảo đó không phải là một sự thay đổi ngẫu nhiên. Càng trải nghiệm cuộc đời cha thấy mình đã sai lầm trong việc giáo dục và ứng xử với người khác. Trước đây cha thường áp đặt người khác theo nguyên tắc và lý trí. Lúc về già cha thấy mình đã sai. Lẽ ra, cha cần áp dụng nguyên tắc của trái tim yêu thương trong việc huấn luyện một con người. Khi người khác cảm nhận được sự yêu thương họ sẽ dễ dàng để yêu thương người khác...”

Đời sống cần có một tấm lòng

Chuyện đời thường
Trên tờ báo Phụ Nữ số 96, Thứ tư 22.08.2012 có đăng bài viết “Những Người Hùng Thầm Lặng”. Bài viết có kể về tấm lòng của chị Tư Bến Tre (tên gọi trìu mến mà bạn bè, hàng xóm đặt cho chị Nguyễn Kiều Hoa, 48 tuổi, ngụ tại TP. HCM). Tấm lòng ấy được thể hiện bằng những nghĩa cử đăng ký hiến thận, hiến tim cho Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, và hiến xác cho Đại học y dược TP.HCM. Tác giả viết bài báo này nhận định: “Nhờ những người hiến nội tạng thầm lặng như chị mà bao nhiêu cuộc đời tưởng đã khép lại, lại được mở ra.”

Chúa nhật 21 Thường niên, năm B 26.8.2012 "LỜI BAN SỰ SỐNG"


Lời Chúa: Ga 6, 54a.60-69
Khi nghe Ðức Giêsu tuyên bố: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời”, nhiều môn đệ của Người liền nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” Nhưng Ðức Giêsu tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông: “Ðiều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? Thế thì anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống. Nhưng trong anh em có những kẻ không tin”.

Bài giáo lý ngày thứ tư (8A 25)


Nguyễn Học Tập - Điện Tông Đồ Castel Gandolfo, buổi yết kiến ngày thứ tư 22.08.2012.

ĐỨC TRINH NỮ ĐƯỢC CHÚC PHÚC, MARIA NỮ VƯƠNG.
ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI
Anh Chị Em thân mến,
hôm nay phụng vụ nhắc lại ngày kính nhớ Đức Trinh Nữ Được Chúc Phúc Maria, được cầu xin với tước hiệu "Nữ Vương".
Đây là một ngày lễ mới được thiết lập gần đây, mặc dầu có nguồn gốc và lòng tôn kính xa xưa. Thật vậy, được thiết định bởi Đấng Đáng Kính Pio XII, năm 1954, nhân vào lúc cuối Năm Kính Mẹ Maria, được thiết lập ngày 31 tháng 5 (cfr Lettera enciclica Ad caeli Reginam, 11.10.1954: AAS 46 (1954), 625-640).

Nhà xuất bản Vatican liên kết với Hãng Apple


VATICAN - Nhà Xuất bản Vatican và Hãng Vi tính Apple liên kết trong việc phổ biến các tác phẩm huấn giáo của ĐTC Bênêđictô XVI dưới dạng kỹ thuật số (digital), qua các máy tablet và smartphone.
ĐTC Bênêđictô XVI là một trong những nhà thần học Công giáo được đọc nhiều nhất trên thế giới. Các sách của ngài đã được dịch ra hàng chục ngôn ngữ và một số trở thành sách bán chạy nhất. Danh mục các sách của ngài gồm hơn 100 tựa đề, không kể những tuyển tập các bài diễn văn, sứ điệp, bài giảng hoặc các bài phát biểu của ngài.

Bổn phận gửi các thừa sai đi truyền giáo và trợ giúp các Giáo Hội nghèo


Trong tháng 9 tới đây Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu công giáo toàn thế giới cầu xin cho các cộng đoàn Kitô sẵn sàng gửi các thừa sai linh mục và giáo dân đi truyền giáo và gia tăng trợ giúp cụ thể cho các Giáo Hội nghèo nhất.
Ngay từ thời khai sinh, Kitô giáo đã mang sắc thái đại đồng, vì bao gồm các tín hữu thuộc mọi chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, không phân biệt và kỳ thị ai. Mọi người đều là anh chị em với nhau, con của cùng một Thiên Chúa là Cha, đều là môn đệ của và là em của Đức Giêsu Kitô Trưởng Tử, và đều sống Tin Mừng yêu thương. Do đó, việc chia sẻ với nhau và cho nhau đã được kitô hữu thực thi ngay từ ban đầu như kể trong sách Công Vụ: “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu” (Cv 2,44-45).

ĐTC đề cao tinh thần đồng trách nhiệm của giáo dân


VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 đề cao tinh thần đồng trách nhiệm của giáo dân trong đời sống và hoạt động của Giáo Hội.
Ngài nhắc lại lập trường trên đây trong Sứ điệp gửi các tham dự viên Đại hội kỳ 6, quen gọi là “Diễn đàn quốc tế” của Phong trào Công Giáo tiến hành, nhóm tại thành phố Iasi bên Rumani từ ngày 22 đến 26-8-2012 với sự tham dự của các Đại biểu phong trào đến từ 35 nước thuộc 4 đại lục trên thế giới. Diễn đàn có chủ đề “Giáo dân Công Giáo tiến hành: đồng trách nhiệm trong Giáo Hội và xã hội”, nhằm cổ võ sự tham gia của giáo dân vào đời sống giáo xứ và cộng đoàn, nhất là qua việc học hỏi và thi hành các nguyên tắc Giáo huấn xã hội Công Giáo.

Tình đời thay trắng đổi đen!


Con người thường đổi trắng thay đen. Lòng người thường thay lòng đổi dạ khiến cho nhiều người đã chua chát nhìn đời mà bảo rằng: “Còn tiền còn bạc còn đầy tớ. Hết tiền hết bạc hết ông tôi”. Người ta gắn bó với nhau thường là vì tình, vì tiền và quyền lợi. Và một khi quyền lợi của mình bị lung lay, họ liền thay lòng đổi dạ để rồi “gió chiều nào xuôi theo chiều đó” để được an toàn bản thân. Xem ra tình cảm giữa con người với nhau thật mong manh. Mọi quan hệ đều được liên kết với nhau bằng những quyền lợi và nghĩa vụ phải thi hành với nhau. Tình đời thường thay trắng đổi đen nên mới có chuyện “ông ăn chả bà ăn nem”. Bất trung và phản bội với lời đoan hứa thường là sự mất tín nhiệm nơi nhau và hậu quả là chẳng ai tin ai, ai cũng lo cho chính mình để khỏi bị thiệt hại bản thân.

Tấm Khăn Liệm thành Torino (2)


Phỏng vấn giáo sư Bruno Barberis
Vào hạ tuần tháng 5 năm nay giáo sư Bruno Barberis, chuyên viên nghiên cứu Tấm Khăn Liệm thành Torino, đã thuyết trình các bài cuối cùng trong chương trình khóa học lấy bằng chuyên môn về khoa nghiên cứu Tấm Khăn Liệm, do đại học giáo hoàng Nữ Vương các Tông Đồ ở Roma tổ chức.
Giáo sư Barberis đã bắt đầu nghiên cứu Tấm Khăn Liệm thành Torino năm 1975, và từ năm 1977 giáo sư là thành viên “Huynh đoàn Tấm Khăn Liệm Rất Thánh thành Torino” và của “Trung tâm quốc tế Khoa Tấm Khăn Liệm học”, là cơ quan tổ chức các cuộc nghiên cứu và tìm hiểu Tấm Khăm Liệm. Giáo sư là tác giả của hơn 20 cuốn sách và hơn 150 bài viết về Tấm Khăn Liệm trên bình diện khoa hoc cũng như trên bình diện phổ biến kiến thức đại đồng. Các bài nghiên cứu này được đăng trên các tạp chí khoa học và nhật báo Italia và quốc tế. Giáo sư cũng đã chủ tọa 2.000 buổi diễn thuyết về Tấm Khăn Liệm trong nước Itaia cũng như tại hải ngoại.

Niềm hy vọng


THỨ BẢY, 25 THÁNG 08 2012 09:10 BBT WTGP HN
Đây là câu chuyện có thật do chính tác giả kể lại. Mời bạn cùng cảm nghiệm...
Tôi là Carlos Sievert Callejo, 63 tuổi, bác sĩ chẩn đoán bị ung thư gan hồi tháng 1-1999. Sau một năm buồn bã, đau khổ, tuyệt vọng, tôi lại tin vào THIÊN CHÚA. Tôi thoát "án tử" mà bác sĩ đã tiên báo. Tôi vui sống và kể lại "kinh nghiệm đau thương" cho các bệnh nhân ung thư nghe để họ không tuyệt vọng về cái chết được báo trước. CHỈ CÓ THIÊN CHÚA BIẾT MỌI SỰ.
Hồi trẻ, tôi rất khỏe mạnh và đầy sức sống. Tôi là đội trưởng đội bóng rổ và bóng đá Don Bosco, tôi khá hầu hết các môn thể thao và các hoạt động ngoại khóa.
Giữa năm 1998, vợ tôi thấy có điều gì đó khác ở tôi và nói tôi lưu ý. Nàng cảm thấy tôi không còn như trước nên nhận biết khi tôi sụt cân, yếu sức và hay cáu gắt. Vợ tôi cương quyết bắt tôi đi xét nghiệm.

Trong Thánh lễ có được thay đổi vị chủ tế không?


THỨ BẢY, 25 THÁNG 08 2012 09:08 BBT WTGP HN
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Khi một linh mục được cử làm cha xứ mới, tôi thấy một điều mà tôi chưa hề thấy trước đó – các cha thay nhau làm chủ tế trong Thánh lễ. Bối cảnh: Khi vắng mặt Giám mục, Đức Ông A đại diện cho ngài. Bắt đầu lễ, Đức ông A là chủ tế, mang y phục phụng vụ, trong khi linh mục V không mang áo lễ. Sau khi Đức ông A giảng xong, chúng tôi có một nghi lễ nhận chức của cha xứ. Đức ông A yêu cầu chúng tôi đưa bàn tay ra; sau khi ngài đọc lời nguyện, ngài cởi áo lễ; và từ lúc ấy, cha V là chủ tế. Nếu có Giám mục ở đó, tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu ngài chuyển giao vai trò chủ tế trong Thánh Lễ. Tôi muốn hỏi thêm điều khác. Vào chủ nhật kế tiếp, cha rước sách Bài đọc trước khi đọc sách, ngay sau phần thú tội. Chúng tôi không có sách Tin Mừng, cũng không có Phó tế trong giáo xứ. Người đọc bài đọc thứ hai rước sách từ cuối nhà thờ đi lên, dẫn đầu là hai người giúp lễ, cúi đầu trước bàn thờ, rồi đi tới bục đọc sách, nâng cao sách trước cộng đoàn, sau đó đưa cho người đọc bài thứ nhất đang đứng chờ để đọc. Mới đây, chúng tôi ngưng việc rước sách, khi cha xứ nói rằng việc rước sách Tin Mừng phải do một phó tế thực hiện. - J.V., Auckland, New Zealand

Vấn đề Đức Tin


THỨ BẢY, 25 THÁNG 08 2012 09:07 BBT WTGP HN
(Chúa nhật XXI TN, năm B)
Tin hay không tin là "chấp nhận" hoặc "từ chối". Một "biên độ" rất mong manh. Rất đơn giản, nhưng cũng rất phức tạp. Sự giằng co đó luôn xảy ra, thế nên cần phải đứt khoát mau mắn. Chỉ trong tích tắc mà các vị tử đạo dám dứt khoát khước từ sự sống để bước theo Đức Kitô. Bởi vì "chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa" (Ep 4:5). Bổn phận của chúng ta là TIN YÊU và THỜ KÍNH chỉ MỘT THIÊN CHÚA mà thôi!

Thứ bảy Tuần 20 Thường niên 25.8.2012 "Là anh em với nhau"


Lời Chúa: Mt 23, 1-12
Một hôm, Ðức Giêsu nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng: “Các kinh sư và các người pharisêu ngồi trên tòa ông Môsê mà giảng dạy. Vậy, những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là “rápbi”. Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là “rápbi”, vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Ðức Kitô. Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.

Chú giải và chia sẻ Tin mừng Chúa Nhật XXI TN – năm B

Người đăng: DangTrinh | 24.08.2012
A. BẢN VĂN (Ga 6, 54a. 60-69):
Khi ấy, có nhiều môn đệ của Chúa Giêsu nói rằng: “Lời này chói tai quá! Ai nghe được!” Tự biết rằng các môn đệ đang lẩm bẩm về chuyện ấy, Chúa Giêsu nói với họ: “Ðiều đó làm các con khó chịu ư? Vậy nếu các con thấy Con Người lên nơi đã ở trước thì sao? Chính thần trí mới làm cho sống, chứ xác thịt nào có ích gì? Nhưng lời Ta nói với các con là thần trí và là sự sống. Nhưng trong các con có một số không tin”. Vì từ đầu Chúa Giêsu đã biết ai là những kẻ không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. Và Người nói: “Bởi đó, Ta bảo các con rằng: Không ai có thể đến với Ta, nếu không được Cha Ta ban cho”. Từ bấy giờ có nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Người nữa. Chúa Giêsu liền nói với nhóm Mười Hai rằng: “Cả các con, các con có muốn bỏ đi không?” Simon Phêrô thưa Người: “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Ðấng Kitô Con Thiên Chúa”.
Lên đầu trang