Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ ba Tuần 23 Thường niên 11.9.2012 "Thức suốt đêm cầu nguyện"



Lời Chúa: Lc 6, 12-19
Trong những ngày ấy, Ðức Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Ðến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Ðồ. Ðó là ông Simôn mà Người gọi là Phêrô, rồi đến ông Anrê, anh của ông; sau đó là các ông Giacôbê, Gioan, Philípphê, Batôlômêô, Mátthêô, Tôma, Giacôbê con ông Anphê, Simôn biệt danh là Quá Khích, Giuđa con ông Giacôbê, và Giuđa Ítcariốt, người đã trở thành kẻ phản bội.

Bí quyết của bình an và hoan lạc theo ĐTC Benedict XVI



Một lời mời gọi cầu nguyện hàng ngày
ROME, ngày 5 tháng 9, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Bí quyết của bình an và hoan lạc theo Đức Thánh Cha Benedict XVI là việc cầu nguyện hàng ngày.
Đức Thánh Cha đã tiếp tục các bài giảng về giáo lý về việc cầu nguyện ngày thứ tư, 5 tháng 9, ngày trích dẫn sách Khải Huyền, trong buổi triều kiến tại Sảnh Đường Gioan Phaolô II ở Vatican.
Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích bằng tiếng Pháp là "nếu chúng ta càng cầu nguyện thường xuyên và sốt sắng, chúng ta càng kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô, để Người thực sự bước vào đời sống chúng ta và ban cho chúng ta niềm vui và sự bình an."

Kinh Tin kính của Dân Thiên Chúa



Tông Thư dưới hình thức Tự Sắc
SOLEMNI HAC LITURGIA
 
Của Đức Thánh Cha Phaolô VI
Bế giảng Thánh lễ bế mạc “Năm Đức Tin”
Quảng trường Thánh Phêrô - 30 tháng 6, 1968
Kính thưa anh em đáng kính và các con thân mến,
1. Với phụng vụ trọng thể này chúng ta kết thúc cử hành 1900 năm tử đạo của các thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, và do đó khép lại Năm Đức tin. Chúng ta dâng hiến năm này cho việc kính nhớ các thánh Tông đồ để chúng ta có thể làm chứng cho ý muốn kiên định trung thành với kho tàng đức tin (x. 1 Tm 6,20) mà các ngài đã truyền lại cho chúng ta, và để chúng ta kiện cường khao khát nhờ vào đó mà sống trong mọi hoàn cảnh lịch sử mà Giáo Hội đang tiến bước giữa cuộc lữ hành trần thế này.

Tân phúc âm hóa, ý nghĩa một định nghĩa

Posted on fx.hongan on Tháng Chín 10, 2012
Tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng về Tân Phúc Âm Hóa vừa được công bố gần đây tại Vatican, đã chính thức đưa ra câu định nghĩa sau đây về dự án cấp thiết này của Giáo Hội ngày nay.
Tài liệu cho rằng dù là một trong nhiều dự án nổi danh của Giáo Hội, nhưng “tân phúc âm hóa”, cho đến nay, vẫn còn là một biểu thức và một quan niệm tương đối mới trong nhiều giới của Giáo Hội. Thành thử nghĩa của hạn từ này, đối với họ, vẫn còn mù mờ, chưa chính xác. Thoạt đầu được Đức GH Gioan Phaolô II đưa ra nhân dịp chuyến tông du của ngài tại Ba Lan (1), mà không kèm theo một nhấn mạnh hay một ý niệm đặc thù nào về vai trò tương lai của nó, “tân phúc âm hóa” sau đó đã được sử dụng lại với một sức sống mới trong Huấn Quyền của Đức Thánh Cha dành cho các giáo hội Châu Mỹ La Tinh. Ngài dùng hạn từ này để đánh thức một lần nữa và thúc đẩy các cố gắng mới đối với các sáng kiến truyền giáo và phúc âm hóa tại lục địa này. Về phương diện này, ngài nói với các giám mục Châu Mỹ La Tinh rằng: “việc tưởng niệm nửa thiên niên kỷ phúc âm hóa này sẽ có ý nghĩa đầy đủ nếu, trong tư cách giám mục, cùng với các linh mục và giáo dân của chư huynh, chư huynh dám chấp nhận nó làm việc dấn thân của mình, một cuộc dấn thân không phải để tái phúc âm hóa mà đúng hơn để tân phúc âm hóa; mới (tân) trong nhiệt tình, phương pháp và biểu thức của nó” (2).

Thần Học Về Chúa Thành Thần (tiếp theo)


Posted on thanhdang on Tháng Chín 10, 2012
B. SỰ TIẾN TRIỂN ĐỨC TIN CỦA HỘI THÁNH VỀ CHÚA THÁNH THẦN
Những chặng tiến triển của đức tin và thần học về Thánh Thần, chia thành ba giai đoạn chính: thời giáo phụ, thần học Trung cổ, thời cận đại.
I. Thời giáo phụ
Vào những thế kỷ đầu, tuy Thánh Thần được nhắc tới nhiều trong các bài giảng của các giáo phụ cũng như trong các tín biểu, nhưng có thể nói được là chưa trở thành đề tài thần học. Một đàng bởi vì tất cả sự chú ý được dành cho đức Kitô hoặc cho mối liên hệ giữa đức Kitô với Chúa Cha. Đàng khác bởi vì vào buổi đầu, các giáo phụ (họa theo tư tưởng của Kinh thánh) trình bày Thánh Thần như là sức mạnh của Thiên Chúa tác động trong lịch sử cứu rỗi, hoặc như là hồng ân của Thiên Chúa ban cho tín hữu. Vì thế các vị không bận tâm mấy tới những vấn đề siêu hình.

Thần Học Về Chúa Thánh Thần

Posted on thanhdang on Tháng Chín 10, 2012
Tuy Chúa Thánh Thần đã tác động trong vũ trụ và trong Giáo hội từ lâu lắm rồi, nhưng Ngài ít được thần học (cách riêng trong Giáo hội la tinh) nói đến, trừ khi bàn về bí tích Thêm sức và bảy ơn ban cho các tín hữu. Từ những năm sau công đồng Vaticano II, nhờ đối thoại với thần học Đông phương cũng như  nhờ phong trào canh tân Thánh Linh, một thiên trong thần học đã được khai trương, gọi là Pneumatologia, để học hỏi về Thánh Linh trong tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, cũng như về tác động của Ngài trong lịch sử. Ta có thể coi thông điệp  Domium et Vivificantem của Đức Gioan Phaolo II (18-5-1986) như một mốc đánh dấu sự tiến triển đó. Trước đó 5 năm, Đức Thánh Cha đã thúc đẩy tổ chức một Hội nghị Thần học quốc tế quy tụ các học giả Công giáo, Chính thống, Tin lành tại Vatican (từ ngày 22-26/3/1982) để kỷ niệm 1600 năm công đồng Constatinopoli đã tuyên xưng Đức Chúa Thánh Thần “là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống”.

Các nghĩa của từ “PNEUMA” (Thần Khí, tâm trí, gió…) trong Tin Mừng Gioan

Posted on fx.hongan on Tháng Chín 10, 2012
I. Dẫn nhập
Trong Kinh Thánh, danh từ “THẦN KHÍ” tiếng Hy Lạp: “pneuma”, gốc tiếng Hípri: “ruah”, có nghĩa khởi đầu: “hơi thở”. Danh từ “pneuma” xuất hiện 24 lần trong Tin Mừng thứ tư ở các nơi: 1,32.33a.33b; 3,5.6a.6b.8a.8b.34; 4,23.24a.24b; 6,63a.63b; 7,39a.39b; 11,33; 13,21; 14,17.26; 15,26; 16,13; 19,30; 20,22. Từ “pneuma” có nghĩa là “Thần Khí” (viết hoa) không xuất hiện trong 10 chương (Ga 2; 5; 8–13; 17; 21) và xuất hiện nhiều nhất trong chương 3 (6 lần). Các nghĩa của từ “pneuma” trong Tin Mừng thứ tư có thể phân loại thành 6 nhóm nghĩa.

Yêu thương là điều quan trọng nhất


Posted on fx.hongan on Tháng Chín 10, 2012
Kinh Thánh đề cập rất nhiều đến những mối quan hệ giữa con người với nhau và về việc phải yêu thương nhau. Đó chính là cùng đích của cuộc sống – yêu Chúa và yêu tha nhân. Mục đích cho tất cả mọi việc chính là thể hiện tình yêu thương. Đó chính là điều quan trọng nhất. Có thể bạn có được rất nhiều ơn, tài năng, nhưng nếu bạn không có tình yêu thương, tất cả đều chẳng có ích gì (x. 1 Cr 13,1-3). Và Kinh Thánh không nói đến việc bạn dành tình cảm yêu thương cho công việc hoặc cho chiếc máy vi tính bạn nhìn mỗi ngày, mà nói đến tình yêu dành cho Chúa và cho tha nhân. Và nếu bạn yêu mến Chúa, bạn cũng sẽ yêu mến tha nhân, bởi vì đó chính là cách bạn thể hiện tình yêu của bạn đối với Chúa.

Thần học luân lý căn bản

Posted on thanhdang on Tháng Chín 10, 2012
                   2. Thần học luân lý công giáo
                       > Lời nói đầu
                       > Chương I
                       > Chương II
                       > Chương III
                       > Chương IV
                       > Chương V
                       > Chương VI 

Đức tin Kitô giáo – các chiều kích và đặc tính quy Kitô


Posted on fx.hongan on Tháng Chín 10, 2012
Bài viết này thể hiện mong muốn đáp lại lời Đức Giáo Hoàng Bênêđettô mời gọi các tín hữu gia tăng “suy tư về chính hành vi đức tin” (Porta Fidei, 9). Có nhiều vấn đề cần phải đào sâu để hiểu hơn về đức tin như: đức tin là ân sủng nhưng đồng thời cũng là hành vi nhân linh, đức tin là chắc chắn nhưng cũng gắn liền với “đêm tối”, tính cá vị và tính cộng đoàn của đức tin, diễn tả đức tin bằng ngôn ngữ và bằng hành động, v.v… Với đề tài được đưa ra là nói về đức tin Kitô giáo trong tương quan với Đức Kitô – Đấng là nền tảng và điểm quy chiếu của đức tinđó – người viết bài này chỉ xin trình bày ba chiều kích liên hệ tới lý trí, tâm cảm và thực hành (nói tắt và nôm na là biết, cảm, sống) của đức tin và cho thấy Đức Kitô là nguyên lý của đức tin Kitô giáo thế nào trong ba chiều kích đó.

Lề Luật là dấu chỉ tình yêu hiền phụ của Thiên Chúa


Posted on fx.hongan on Tháng Chín 10, 2012
Lề Luật của Thiên Chúa không phải là một gánh nặng hay một hạn chế áp bức, mà là ơn qúy báu nhất, chứng minh cho thấy tình yêu hiền phụ của Người, là ý muốn gần gũi với dân Người, là Đồng Minh của họ và cùng họ viết lên một lịch sử tình yêu.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo trưa Chúa Nhật 2-9-2012. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Trong Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay nổi bật lên đề tài Lề Luật của Thiên Chúa, điều răn của Người, là một yếu tố nòng cốt của Do thái giáo cũng như của Kitô giáo, nơi nó tìm thấy sự thành toàn trong tình yêu (x. Rm 13,10). Đức Thánh Cha định nghĩa Lề Luật như sau

Đức Thánh Cha tiếp kiến 100 giám mục thuộc các xứ truyền giáo

CASTEL GANDOLFO - ĐTC Bênêđictô XVI mời gọi các giám mục thuộc các xứ truyền giáo tiếp tục tín thác vào sức mạnh của Tin Mừng giữa bao nhiêu nghịch cảnh và khó khăn đang đè nặng trên cuộc sống hằng ngày của dân chúng.
Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 7-9-2012, dành cho khoảng 100 giám mục đến từ các xứ thuộc Bộ Truyền giáo ở Á, Phi, Mỹ Latinh và Úc châu, đang tham dự khoá bồi dưỡng tổ chức tại Học viện Thánh Phaolô ở Rôma. Hiện diện tại buổi kiếp kiến cũng có ĐHY Tổng trưởng Fernando Filoni và 2 vị Tổng Thư ký của Bộ là Đức TGM Savio Hàn Đại Huy, SDB, và Đức TGM Protase Rugambwa.

ĐHY Dolan cầu nguyện cho Sự Sống để kết thúc đại hội Đảng Dân chủ


Vào đêm 6-9-2012, Đức Hồng y Timothy Dolan đã cầu nguyện để bế mạc Đại hội Đảng Dân chủ ngay sau bài phát biểu của Tổng thống Obama. Tuy nhiên, nhiều đài truyền hình, ngoại trừ Hãng FOX, đã cúp chương trình không phát sóng lời cầu nguyện trên truyền hình.

Chúa Giêsu đến để chữa bệnh câm điếc của linh hồn

THỨ HAI, 10 THÁNG 09 2012 00:29 BBT WTGP HN
Chúa Giêsu đến để "mở ra", để giải thoát chúng ta khỏi sự câm điếc nội tâm, và khiến cho chúng ta có khả năng sống tràn đầy tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin chung trưa Chúa nhật 9-9-2012 trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói
Lên đầu trang