Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ Năm Tuần Thánh 5.4.2012 "Phải rửa chân cho nhau"


Lời Chúa: Ga 13, 1-15
Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng. Ma quỷ đã gieo vào lòng Giuđa, con ông Simôn Ítcariốt, ý định nộp Đức Giêsu. Đức Giêsu biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa, nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy, Người đến chỗ ông Simôn Phêrô, ông liền thưa với Người: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?” Đức Giêsu trả lời: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu.” Ông Phêrô lại thưa: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” Đức Giêsu đáp: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy.” Ông Simôn Phêrô liền thưa: “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa.” Đức Giêsu bảo ông: “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu!” Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói: “Không phải tất cả anh em đều sạch.” Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giêsu mặc áo vào, về chỗ và nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.”

Giới trẻ và khả năng đề kháng



Lam Hồng - Biểu tượng của Ngày Quốc tế giới trẻ là Thánh Giá. Gắn với Thánh Giá là lời mời gọi hi sinh và từ bỏ. Hoàn toàn đối nghịch với những cám dỗ ngọt ngào của chủ nghĩa cá nhân và hưởng thụ đang vẫy gọi người trẻ từng giây phút, qua các phương tiện truyền thông cũng như qua lối sống hiển hiện trước mắt. Từ đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào người trẻ có thể cưỡng lại những cám dỗ và đáp lại tiếng gọi của Thánh Giá?

Sứ điệp của thời gian


Năm cùng tháng hết, ai ai cũng vội vã trong dòng chảy cuộc đời. Người người hối hả lo mua sắm, nhà nhà ngược xuôi đón tết về. Những ngày cuối năm, người ta chạy đua với thời gian, dù vẫn biết rằng chạy đua cũng chẳng làm gì, vì tết năm nào chẳng đến. Người ta vội vã với ngày tháng, dù vẫn biết chẳng đi đến đâu, vì năm nào xuân chẳng về. Vẫn biết mỗi năm đều tết đến, mà trong lòng thấy bâng khuâng khi những tờ lịch cuối cùng xuất hiện. Sự bâng khuâng ấy như một cuộc tìm kiếm về quá khứ, hay nói cách khác, tìm kiếm thời gian. Thật thế, tết đến nhắc ta đi tìm lại quá khứ, xuân về gợi những kỷ niệm đã qua. Những ồn ào qua lại của dòng đời không thể ngăn ta nhìn lại dĩ vãng; những bon chen vội vã của cuộc sống không thể cản ta nghĩ tới hôm qua.

Kitô hữu và Phật tử – Đối thoại và giáo dục


            Sứ điệp của Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn
gửi các Phật tử
           nhân dịp đại lễ Phật Đản Vesakh 2012 (Phật lịch 2556)
WHĐ (04.04.2012) – Như mọi năm, vào dịp đại lễ Phật Đản Vesakh/Hanamatsuri của Phật giáo, Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn đều gửi một Sứ điệp cho các Phật tử trên thế giới để chúc mừng và chia sẻ tâm tình, suy nghĩ về một đề tài. Sứ điệp năm nay 2012 vừa được công bố ngày 03 tháng Tư với chủ đề: Kitô hữu và Phật tử: chia sẻ trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ về công lý và hòa bình qua việc đối thoại liên tôn”.
Đại lễ Phật Đản Vesakh là lễ hội chính của các Phật Tử nhằm ghi dấu 3 biến cố trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, đó là ngày Đức Phật đản sinh, ngày Đức Phật giác ngộ đại thành chính quả và ngày Đức Phật tịch diệt trong cùng ngày. Theo truyền thống, đại lễ này thường mừng vào ngày rằm tháng tư âm lịch hằng năm. Năm nay, Đại lễ Phật Đản Vesakh nhằm ngày 05 tháng Năm dương lịch.
Sứ điệp mang chữ ký của Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại liên tôn và Đức Tổng Giám mục Pier Luigi Celata, Tổng Thư ký của Hội đồng. Sau đây là toàn văn Sứ điệp:

Đi tìm chân dung Đức Giêsu

VRNs (04.04.2012) – Đức Giêsu “đã” chết trên thập giá. Đó là tất cả những gì mà người yếu đức tin và những người tự mãn của thời hiện đại thấy rõ. Ngoài ra họ không hiểu tại sao một người đã chết như vậy lại cứu được toàn thể nhân loại. Từ đó cả một rừng luận giải về chân dung Đức Giêsu được đưa ra. Ở đây chúng ta không bận tâm về những biện giải của nhóm vô thần Richard Dawkins, vì chủ đích của họ chỉ là bài bác Kitô giáo. Đối với những nhóm nghiên cứu đa dạng khác, chúng ta thấy có hai khuynh hướng: hướng tục hóa và hướng thần học. Học giả Martin Kähler dùng hai danh xưng “Đức Giêsu của lịch sử” và “Đức Giêsu của đức tin” để cụ thể hóa hai hướng nhìn này. Chân dung “Đức Giêsu của lịch sử” là chủ đề thuộc sử học, trong khi “Đức Giêsu của đức tin” thuộc về thần học. Cùng một sự kiện nhưng ý nghĩa dị biệt bởi hai hướng nhìn khác nhau. Chẳng hạn sử học thấy: “Đức Giêsu bị chết bởi án tử hình”, nhưng thần học thấy: “Đức Giêsu chịu chết cho tội lỗi của nhân loại”. Vào thời duy lý ngày nay, càng ngày càng có nhiều khuynh hướng tục hóa, dùng phương pháp phê bình sử học (Historical critical method) để nghiên cứu chân dung Đức Giêsu. Công trình đầy thuyết phục của họ đã tạo ra não trạng mặc cảm đức tin cho nhiều Kitô hữu. Đó là vấn đề chúng ta phải thành thật đối diện để biết những gì đang xảy ra cho giáo hội.

Lịch sử Đàng Thánh Giá

Những chặng đường Thánh giá đã có lâu đời mãi từ thế kỷ thứ IV

Columbus, Ohio (CNA).- Những chặng đường Thánh giá, theo hình thức đa số các tín hữu Công giáo thấy ngày nay, còn là tương đối chưa phải là xưa cũ theo thuật ngữ của Giáo hội. Tuy nhiên, lịch sử hình thành nghi thức phụng tự này đã bắt đầu rất lâu, từ những ngày khi các người hành hương đầu tiên được công khai tới Giêrusalem và đi theo bước chân Chúa Giêsu trong ngày thứ Sáu Tuần thánh.

Đại hội FABC sắp tới tại Việt Nam sẽ nêu lên các vấn đề quan trọng

Linh mục Bonnie Mendes
Năm nay kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican II (1962-1965). Vatican II rất quan trọng, nhất là đối với Giáo hội tại châu Á.
Sau Công đồng Vatican II, các Giáo hội tại châu Á nhận thức được mình thuộc về châu Á. Trước đó, họ tiếp xúc với các Giáo hội ở phương Tây nhiều hơn. Chẳng hạn, khi Đức cố Hồng y Valerian Gracias của Bombay từ Rôma trở về sau Công đồng Vatican II, ngài nói ngài nhận thấy các giám mục châu Á có nhiều bạn bè ở châu Âu và Bắc Mỹ hơn ở châu Á, vì các ngài đi học ở nước ngoài.

Đức Thánh Cha tiếp kiến 5 ngàn bạn trẻ Madrid, Tây Ban Nha

DTC_Le_La_2012VATICAN. ĐTC khuyến khích các bạn trẻ Tây Ban Nha trở thành tông đồ của Chúa trong gia đình, môi trường học hành và làm việc.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 2-4-2012, dành cho 5 ngàn bạn trẻ tổng giáo phận Madrid và các giáo phận phụ cận, dưới sự hướng dẫn của Đức TGM Antonio Maria Roucou và các GM khác, về Roma hành hương nhân dịp Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 27 hôm chúa nhật vừa qua.

Sau 800 năm, sứ điệp của Thánh Clara vẫn mang tính thời sự


WHĐ (4.04.2012) /VIS – Năm nay, các tu sĩ Dòng  Phan Sinh và các nữ tu Dòng Thánh Clara trên khắp thế giới tổ chức “Năm Thánh Clara”, kỷ niệm 800 năm ngày thánh nữ được ơn kêu gọi và tận hiến cho Chúa vào Lễ Lá năm 1211 (hoặc 1212).
Nhân Lễ Lá 2012, kỷ niệm 800 năm sự kiện trọng đại diễn ra tại Assisi trong cuộc đời Thánh Clara, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã gửi thư đến Đức cha Domenico Sorrentino, Giám mục giáo phận Assisi (Italia).
Lên đầu trang