Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ XXVII

Ngày Quốc Tế giới trẻ tới đây, Chúa nhật Lễ Lá 1-4-2012, được cử hành ở cấp giáo phận. Hôm 27-3-2012, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày này.
”Anh chị em hãy luôn vui mừng trong Chúa!” (Pl 4,4)
Các bạn trẻ thân mến,
Tôi vui mừng vì lại được ngỏ lời với các bạn, nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ XXVII. Kỷ niệm về cuộc gặp gỡ tại Madrid, hồi tháng 8 năm ngoái, vẫn còn ghi đậm trong tâm hồn tôi. Đó là một thời điểm ân phúc đặc biệt, trong đó Chúa đã chúc lành cho các bạn trẻ hiện diện, đến từ các nơi trên toàn thế giới. Tôi cảm tạ Thiên Chúa vì bao nhiêu thành quả mà Ngài đã làm nảy sinh trong những ngày ấy, và trong tương lai những thành quả ấy sẽ tăng thêm nhiều cho các bạn trẻ và các cộng đoàn của họ. Hiện nay chúng ta đã hướng về cuộc hẹn sắp tới tại Rio de Janeiro vào năm 2013, với chủ đề ”Các con hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ” (Xc Mt 28,19).

Ðồng Hành với Chúa Giêsu trên Đường Thập Giá – Bài 10

NƠI THỨ CHÍN: CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ BA
Bàn tay bất lực của Thiên Chúa phải giơ lên để được giúp đỡ (Is 53:8-20)

Khi Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba, Người chất chứa trong thân thể Người tất cả sự cô đơn của một nhân loại tuyệt vọng. Người không đứng lên được nữa nếu không ai giúp Người. Nhưng không ai giơ tay ra giúp Người và nâng Người dậy. Thay vào đó, người ta lại đánh vào bàn tay rộng mở của Người và dùng những bàn tay hung bạo mà kéo Người đứng lên. Chúa Giêsu, Thiên Chúa làm Người, ngã xuống để chúng ta có thể cúi xuống trên Người và tỏ cho Người tình yêu và lòng trắc ẩn của chúng ta, nhưng chúng ta quá bận rộn với những chuyện khác nên không hay biết. Thiên Chúa, mà tay Người nắn thành vũ trụ, ban hình dáng cho Adong và Evà, đã chạm đến tất cả mọi người đau khổ với sự dịu dàng, và Ðấng nâng đỡ mọi sự trong tình thương, trở nên một con người với bàn tay con người để xin bàn tay người ta giúp đỡ. Nhưng đôi tay ấy vẫn còn mở ra và đã bị đâm thủng bởi những cây đinh nhọn.

Ðồng Hành với Chúa Giêsu trên Đường Thập Giá – Bài 8

NƠI THỨ BẢY: CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ HAI
Cơn cám dỗ làm ta thất vọng thì mạnh khi chúng ta quá mệt mỏi đẻ tiếp tục hành trình (TV 6:7)

Khi Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai, thì không phải vì thập giá Người vác quá nặng, nhưng vì toàn thân Người đã hoàn toàn kiệt quệ. Người không còn sức lực. Những năm tháng làm việc ờ quê quán Người, thời gian rao giảng, đi từ thành nọ đến thành kia với các môn đệ, theo sau bởi những đám đông, tất cả đã làm thân thể Người bị hao tổn nặng nề. Và gần đây, Người phải chịu sự chống đối mỗi ngày một tăng về lời kêu gọi ăn năn hối cải của Người: những đe dọa đến sinh mạng Ngưởi, sự đào ngũ của nhiều môn đồ, sự phản bội của Giuđa và sự chối bỏ của Phêrô, những trận đòn, những lời nhạo báng, sự hoàn toàn thiếu hiểu biết của vua Hêrôđê và quan Philatô, những tiếng la gào chống đối của đám đông.
Thật là quá sức cho một người phải chịu đựng.  Vì thế nên Người vấp và ngã xuống. Giấc mơ khởi đầu một vương quốc của tình yêu và thứ tha bây giờ ở đâu? Thọat tiên hình như nhiều người chia sẻ viễn tượng này của Người. Bây giờ Người hoàn toàn cô đơn, thắc mắc tại sao Người không còn được nghe tiếng nói với Người ờ sông Giođăng và trên núi Taborê. Người đã làm điều gì sai lỗi, hay là Người là nạn nhân của một quyền lực ngoài vòng kiểm soát của Người?

Ðồng Hành với Chúa Giêsu trên Đường Thập Giá – Bài 9

NƠI THỨ TÁM: CHÚA GIÊSU AN ỦI PHỤ NỮ THÀNH GIÊSURSALEM
Nước mắt của chúng ta cho thấy tình trạng tan vỡ đau khổ của con người (Ga 11:35)

Khi Chúa Giêsu bị dẫn đi hành quyết, các phụ nữ khóc lóc và xót xa cho Người. Những người phụ nữ này quen khóc than cho những tội nhân bị kết án và cho họ thuốc giảm đau. Họ là những người khóc than chính thức, và sự khóc than của họ được coi như là một việc làm thương người. Nhưng Chúa Giêsu nói với họ: “Ðừng khóc cho tôi; mà tốt hơn hãy khóc cho các bà và con cháu các bà” (Lc 23:28). Chúa Giêsu nói đến việc tàn phá thành Giêrusalem và tất cả các cuộc chiến tranh và bạo động sẽ xảy ra cho nhân loại: “Ngày đó chắc chắn sẽ đến, khi người ta sẽ nói: ‘Phúc thay cho những người son sẻ, những lòng không bao giờ sinh con, những vú không bao giờ cho con bú’; rồi họ sẽ nói với núi non, ‘Hãy rớt trên chúng tôi’, với các đồi, ‘Hãy phủ lên chúng tôi’, vì nếu đây là những gì người ta làm cho cây xanh, thì họ sẽ làm gì khi cây đã khô héo?” (Lc 23:29-31)

Ðồng Hành với Chúa Giêsu trên Đường Thập Giá – Bài 7

NƠI THỨ SÁU: ĐỨC CHÚA GIÊSU GẶP BÀ VERÔNICA
Lạy Chúa, khi nào con sẽ được no thỏa những ước vọng thầm kín nhất trong tim con. (Is 50:6-7)

Bà Verônica đã ở cùng Chúa Giêsu khi Người giảng dạy, chữa người bệnh tật, và công bố Nước Trời. Chúa Giêsu đã trở nên trọng tâm của đời bà. Bây giờ bà thấy Người bị lôi kéo một cách tàn nhẫn khỏi bà. Bà đầy đau khổ và lo âu và muốn làm một cái gì. Khi thấy Người đến gần, bà rẽ đám đông và lấy khăn lau mặt đầy mồ hôi và máu của Người. Chúa Giêsu trả lời cử chỉ yêu thương và đau buồn này bằng cách để lại thánh nhan của Người – khuôn mặt của một nhân loại méo mó. Dung nhan của Chúa Giêsu là khuôn mặt của những người đau khổ vì phân ly, kỳ thị, và bị tẩy chay. Bà Verônica là một phụ nữ của đau buồn, một niềm đau đâm thấu con tim với một nỗi đau đớn khôn lường; một nỗi đau đớn mà phụ nữ thuộc nhiều quốc gia, chủng tộc, và điều kiện xã hội, trên khắp thế giới đang phải chịu đựng. Câu hỏi nhức nhối là: “Tại sao chúng lại bắt con tôi, chồng tôi, bạn tôi?” có thể được nghe như là một tiếng la hét vang rền trên mọi xó góc của thế giới chúng ta.

Ðồng Hành với Chúa Giêsu trên Đường Thập Giá – Bài 6

NƠI THỨ NĂM: ÔNG SIMONG VÁC THÁNH GIÁ ĐỠ ĐỨC CHÚA GIÊSU
Sự trưởng thành tinh thần là lòng sẵn sàng để người khác hướng dẫn và giúp đỡ tôi. (Ga 21:18)

Khi Chúa Giêsu vác thập giá của Người lên Núi Sọ, quân lính gặp một người quê thành Cyrênê, tên là Simong, và chúng bắt ông này vác thập giá vì nó đã trở nên quá nặng nề cho Chúa Giêsu vác một mình. Chúa Giêsu không thể vác nó đến nơi Người sẽ bị hành quyết và cần sự giúp đỡ của một kẻ xa lạ để hoàn thành sứ mạng của Người.

Ðồng Hành với Chúa Giêsu trên Đường Thập Giá – Bài 5

NƠI THỨ BỐN: ĐỨC MẸ GẶP CHÚA GIÊSU VÁC THÁNH GIÁ
Con Ðường Ðau Thương là Ðường Sự Sống (Ga 19:25)
Chúa Giêsu gặp Mẹ Người khi Người bị dẫn đi hành quyết. Ðức Mẹ Maria đã không ngất xỉu; Mẹ không điên cuồng gào thét hoặc thất vọng; Mẹ không cố ngăn cản quân lính để chúng đừng hành hạ Người thêm. Mẹ nhìn thẳng vào mắt Người và biết rằng đây là giờ của Người. Trong tiệc cưới Cana, khi Mẹ xin Người giúp đỡ, Người đã đặt một khoảng cách giữa Mẹ và Người và nói: “Thưa Bà… giờ Con chưa đến” (Ga 2:4). Sự đau khổ của Mẹ đã làm cho Mẹ không những trở thành Mẹ Chúa Giêsu, mà cũng trở thành Mẹ của tất cả con cái đau khổ của Mẹ. Mẹ đứng dưới cây thập giá; Mẹ đứng bất động ở đó và nhìn thẳng vào mắt những người đang muốn đáp lại sự đau khổ của họ bằng hận thù, trả đũa, hay thất vọng. Sự đau đớn của Mẹ đã làm cho Trái Tim Mẹ trở nên một Trái Tim ôm ấp tất cả con cái Mẹ, dù họ ở bất cứ đâu, và đem đến cho họ niềm an ủi và nâng đỡ của Mẹ hiền.

Đồng Hành với Chúa Giêsu trên Đường Thập Giá – Bài 3

NƠI THỨ HAI: CHÚA GIÊSU VÁC THÁNH GIÁ
Tôi phải mang sự đau khổ đặc biệt dành cho tôi, nếu tôi muốn theo Chúa Giêsu (Mt 11:28)
Quan Philatô trao Chúa Giêsu cho lý hình đánh đòn. Quân lính lột áo Người ra rồi choàng một áo đỏ lên Người, và chúng bện vòng gai thành một triều thiên, đặt trên đầu Người, và trao vào tay phải Người một cây sậy. Ðể chế nhạo Người, chúng quỳ trước mặt Người và nói: “Tâu vua dân Do Thái”. Chúng khạc nhổ vào Người, lấy cây sậy đập lên đầu Người. Và sau khi chế nhạo Người xong, chúng cho Người mặc áo lại, và dẫn Người đi đóng đinh vào thập giá. (Mat 27:28-31).

Ðồng Hành với Chúa Giêsu trên Đường Thập Giá – Bài 4

NƠI THỨ BA: CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ NHẤT
Trừ khi các con trở nên giống như trẻ nhỏ, các con sẽ không vào được Nước Trời (Mt 18:3)
Chúa Giêsu ngã dưới cây thập giá của Người. Người tiếp tục ngã. Chúa Giêsu không phải là một anh hùng cái thế trải qua đau khổ với một quyết tâm mãnh liệt và một ý chí sắt đá. Không, Người là Ðấng đã sinh ra như con Thiên Chúa và con của Mẹ Maria, được các mục đồng và các đạo sĩ kính thờ, không bao giờ trở thành một lãnh tụ gan lỳ, kiêu hùng, muốn dẫn đưa nhân loại đến vinh thắng quyền lực tối tăm. Khi Người trưởng thành, Người tự hạ bằng cách cùng với các hối nhân lãnh nhận phép rửa ở sông Giođăng. Chính lúc đó Người nghe tiếng nói thấu suốt tai Người: “Này là Con Ta Yêu Dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng”(Mt 3:17). Tiếng nói này dẫn đưa Người qua cuộc sống và che chở Người khỏi những đắng cay, ghen tương, phẫn uất, và hận thù.  Người luôn luôn vẫn là một em bé và nói với những kẻ theo Người rằng: “Trừ khi các con trở nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không vào được Nước Trời” (Mt 18:3). Chúa Giêsu là một em bé vô tội gục ngã dưới gánh nặng thập giá của thống khổ, bất lực, yếu đuối, và rất dễ bị tổn thương của nhân loại. Nhưng nhờ đó chúng ta có thể chạm đến mầu nhiệm của Trái Tim Nhân Từ của Thiên Chúa đang ôm ấp tất cả con cái chung quanh chúng ta cũng như ở trong chúng ta.

Ðồng Hành với Chúa Giêsu trên Đường Thập Giá – Bài 2

NƠI THỨ NHẤT: CHÚA GIÊSU BỊ KẾT ÁN
Càng thuộc về Thiên Chúa nhiều, tôi càng bị lên án nhiều (Mt 5:10)
Chúa Giêsu đứng trước mặt quan Philatô. Người im lặng. Người không bào chữa cho Người về những lời người ta tố cáo Người. Nhưng khi quan Philatô hỏi Người, “Ông đã làm gì?” thì Người nói, “Tôi đến thế gian để làm điều này, là làm chứng cho chân lý, và những ai đứng về phía chân lý thì nghe tiếng tôi” (Ga 18:35-37).

Ðồng Hành với Chúa Giêsu trên Đường Thập Giá – Bài 1

MỞ ĐẦU: TÔI ĐỒNG HÀNH VỚI CHÚA GIÊSU

Chúa Giêsu đã đi, và Người vẫn còn đi. Chúa Giêsu đi từ làng này sang làng khác, và trên đường đi, Người gặp những người nghèo khổ. Người gặp những người hành khất, những người mù lòa, những người bệnh tật, những người khóc lóc, và những người mất hết hy vọng. Người vẫn rất gần gũi thế gian. Người cảm nhận cái nóng ban ngày và cái lạnh ban đêm. Người biết về những cây cỏ đang héo khô tàn tạ, đất sỏi đá khô cằn, những bụi cây gai góc, những thân cây trơ trụi, những cánh hoa ngoài đồng, và những vụ gặt được mùa. Người biết vì Người đi quá nhiều và cảm thấy nơi chính thân thể Người sự khắc nghiệt và sức sống của bốn mùa.

Bộ Giáo Luật 1983

Bộ Giáo Luật
The Code of Canon Law



Công Đồng Vaticanô II

Thánh
Công Ðồng Chung Vaticanô II


- Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh (Sacrosanctum Concilium)
- Sắc Lệnh về các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội (Inter Mirifica)

TÓM LƯỢC VÀ GIẢI THÍCH SÁCH CHỈ NAM VỀ DẠY GIÁO LÝ

Bài Giáo Lý Mới XX của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô

CÁI CHẾT VÀ DI SẢN CỦA THÁNH PHAOLÔ
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô tại Đại Sảnh Phaolô VI trong buổi triều yết chung vào ngày Thứ Tư 4 tháng 2, 2009. Trong bài nói chuyện tiếng Ý này, ĐTC kết thúc loạt bài Giáo Lý về Thánh Phaolô bằng cách lưu ý chúng ta về cái chết của Thánh Nhân và di sản mà ngài để lại cho chúng ta.
* * *
Anh chị em thân mến,


CHÚA THÁNH THẦN VÀ NGÔI LỜI TRONG SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO

CHÚA THÁNH THẦN VÀ NGÔI LỜI TRONG SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO
Los Angeles Religious Education Congress 2009
CHÚA THÁNH THẦN VÀ NGÔI LỜI TRONG SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO
LỜI MỞ
Tôi xin mở đầu bài thuyết trình bằng những tâm tình này: tôi đến từ Việt Nam, một xứ sở xa xôi với anh chị em ở đây về mặt địa lý, nhưng một chuyến bay khá dài đã đưa tôi đến gần với anh chị em; tôi rất hân hạnh được hiện diện ở đây với anh chị em tại Hội nghị này; và giờ đây tôi cảm nhận thực sự gần gũi với anh chị em về mặt tâm linh. Cám ơn Chúa vì hoàn cảnh xa mà gần này. Cám ơn vì sự hiện diện của anh chị em ở đây, và cám ơn vì anh chị em đã tạo cơ hội cho tôi được hiện diện với anh chị em.

Người nghèo trên thập giá


Đức Giêsu đã mở đầu bài giảng trên núi bằng lời kêu gọi khó nghèo: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3). Đối với khá nhiều người của thời đại hôm nay, lời chúc phúc nghèo khó xem ra là một cung đàn lạc điệu. Trong bối cảnh xã hội mà vật chất được coi như tiêu chuẩn để lượng giá mọi sự, thì lời hứa “Nước Trời” chẳng có chi hấp dẫn. Có nhiều người lập luận: Nước Trời tính sau, lo hiện tại trước đã.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gặp “Mẹ thiêng liêng” của ngài tại Santiago de Cuba


WGPSG -- Trong chuyến tông du Mexico-Cuba vừa qua (từ 23 đến 29 tháng Ba 2012), sau khi cử hành Thánh lễ riêng vào sáng thứ Ba 27-03 tại Santiago de Cuba, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã gặp một nữ tu Ấn Độ, người đã là “Mẹ thiêng liêng” của ngài 20 năm qua.

ĐTC đã cử hành Thánh lễ riêng trong chuyến viếng thăm lịch sử này trước khi khởi hành đến Đền thánh Đức Mẹ Bác ái Cobre ở Cuba. Thánh lễ có sự tham dự của 10 nữ tu thuộc nhánh chiêm niệm Dòng Thừa Sai Bác Ái do Chân phước Têrêsa Calcutta sáng lập.
Lên đầu trang