Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ bảy trong Tuần Bát nhật Phục sinh 14.4.2012 "Vẫn không tin"

Lời Chúa: Mc 16, 9-15
Sau khi sống lại vào lúc tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần, Đức Giêsu hiện ra trước tiên với bà Maria Mácđala, là kẻ đã được Người trừ cho khỏi bảy quỷ. Bà đi báo tin cho những kẻ đã từng sống với Người mà nay đang buồn bã khóc lóc. Nghe bà nói Người đang sống và bà đã thấy Người, các ông vẫn không tin. Sau đó, Người tỏ mình ra dưới một hình dạng khác cho hai người trong nhóm các ông, khi họ đang trên đường đi về quê. Họ trở về báo tin cho các ông khác, nhưng các ông ấy cũng không tin hai người này. Sau cùng, Người tỏ mình ra cho chính Nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa. Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy. Người nói với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.”

Abba! Cha Ôi (số 20)

                               TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
Sáng Chúa nhật ngày 25-3-2001 vừa qua, chúng tôi đọc được trên mạng lưới toàn cầu một bài viết về ý nghĩa của gia đình. Người đưa nó lên "xa lộ thông tin" đã không ghi tác giả là ai. Mời bạn thưởng thức câu chuyện qua bản chuyển ngữ sau đây:
Tôi đã đụng phải một người lạ đi ngang qua mình, rồi tôi nói: "Ông vui lòng tha lỗi cho tôi". Người ấy đáp: "Xin bà cũng tha lỗi cho tôi nữa; tôi đã không ngó chừng bà". Chúng tôi rất là lịch sự, người lạ này và tôi. Chúng tôi từ giã nhau, tiếp tục con đường mình đi. Nhưng tại gia đình chuyện lại xảy ra khác. Chúng ta cư xử thế nào với những người thân yêu, cụ già, người trẻ của mình. Chiều hôm ấy, khi tôi nấu cơm tối, con trai tôi im lặng đứng bên cạnh tôi.  Quay lưng lại, tôi đã đụng phải nó gần ngã xuống đất. Tôi giận dữ quát lên: "Tránh xa ra!" Con tôi đi ra, trái tim nhỏ bé của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận biết mình đã nói khe khắt thế nào. 

Abba! Cha Ôi (số 19)

TÌNH YÊU THA THỨ
     Có một chàng thanh niên nọ, nghe theo bạn bè xấu bỏ   nhà đi hoang. Sau một thời gian ăn chơi trác táng, anh ta hồi tâm lại và muốn quay trở về, nhưng lại sợ bố mẹ không tha thứ. Suy nghĩ hồi lâu, anh ta quyết định viết thư cho bố mẹ. Bức thư có đoạn viết: "Bố mẹ ơi! con vô cùng ân hận vì đã bỏ nhà ra đi. con đã tự dứt bỏ tình cảm thân thương mà bố mẹ dành cho con; con đã bỏ đi cuộc sống êm đềm bên cạnh bố mẹ. Nay con chân thành muốn trở lại nhà và sống những ngày còn lại trong tình cảm ấm êm bên cạnh bố mẹ. Nếu bố mẹ tha thứ cho con, xin lấy một miếng vải trắng và cột trên cành táo trước nhà để làm dấu…"

Abba! Cha Ôi (số 18)

                                                                                    THÁNH KINH LÀM CHỨNG
Phương Nhung sống trong một gia đình Công giáo lâu lắm rồi, nhưng cô thấy không có lý do chính đáng để mình theo đạo. Hàng xóm cô có bao nhiêu người Công giáo cũng cãi nhau, cũng ly dị, cũng nói dối, thề gian. Ngay những người Công giáo cô đang sống chung cũng chẳng thánh thiện cho lắm.
Nghề thợ may buộc Nhung phải tiếp xúc với đủ loại người, mặc dù cô chỉ thích sống một mình. Bất chợt cửa hàng của cô đón một ông Mỹ đến may đồ. Đối với Nhung, ông Mỹ này cũng không có gì đặc biệt, nhưng hình như ông kia lại thấy nơi cô thợ may nhỏ nhắn này có cái gì, nên ông trở lại may liên tục và có những lần ông ghé chỉ để nói chuyện đôi ba câu mà chẳng hề may đồ. Cứ mỗi lần có dịp ghé Việt Nam là ông Mỹ ấy lại đến (nói ông Mỹ, vì lúc đầu Nhung chỉ gọi như vậy, nhưng thực ra anh ta chỉ mới hơn 30 tuổi một chút).

Abba! Cha Ôi (số 17)


Chủ bút: - Hình ảnh đoàn người diểu hành diễn tả một sức sống đang vươn tới, đang thành toàn. Đó cũng là hình ảnh lữ hành của Giáo Hội. Một đàng vẫn đi vào thế giới như một sứ mạng mang hạnh phúc cho muôn người; một đàng ra đi khỏi thế giớiđang cố tìm cách trì hoãn niềm vui của con người bằng bất công, áp bức và phi tự do. Cùng một nhịp bước nhẹ nhàng ấy mà lại cần ghi dấu ấn ở cả hai phương diện quả là khó. Điều đó chỉ có thể thực hiện được nơi những người đã chiến thắng.

Abba! Cha ôi (số 16)


Chủ bút:- Sự sống con người vừa rất cụ thể vừa rất trừu tượng. Cụ thể vì vắng nó người ta nhận ra ngay,, còn trừu tượng vì không ai có thể thâu tóm được toàn bộ sự sống. Có một lúc nào đó, chung ta đã nghĩ đến cái chết, nhưng không phải để tìm sự hủy diệt mà để có thể thấy được mút cùng sự sống, nhưng rồi lại nghĩ có chắc sự ra đi đó sẽ làm cho ta chiêm nghiệm hết về sự sống? Nếu sự sống rốt cùng chỉ là "đi đâu loanh quanh cho đời mõi mết" như một người mới đi xa đã viết và người ta đã hát thì sự sống càng kéo dài càng đáng lo âu.
Nhưng hình như đâu phải sự sống là thế hay chỉ có thế. Cuộc sống mà mọi người sống đang ôm chặc một hy vọng của mần sống mới. Mầm sống ấy làm cho người ta trẻ mãi không già, làm người ta đi vào bất tử. Mầm sống ấy hôm nay đối với những người Công Giáo đang trở nên một sự sống chắc chắn, vì chính Giêsu, Người đã chết và đã trỗi dậy từ đó. Từ nay sự chết không còn mang dấu ấn của bế tắc vĩnh viễn, và sự sống bắt đầu đeo vòng nguyệt quế vĩnh hằng. Sự sống ấy đang được Giêsu trao ban tặng tay cho những ai ước mong biết rõ giá trị sự sống này.

ĐTC: Cầu cho các gia đình mang gánh nặng đau khổ tìm thấy sức mạnh nơi thập giá


Rôma (AsiaNews) - Bị đè nặng bởi sự hiểu lầm, xung đột, lo lắng cho tương lai của trẻ em, bệnh tật và những vấn đề của mỗi người, nhiều gia đình hiện tìm thấy chính mình trong tình huống "trở nên tồi tệ hơn bởi các mối đe dọa của nạn thất nghiệp và những ảnh hưởng tiêu cực khác của cuộc khủng hoảng kinh tế". Trong những trường hợp như vậy, họ có thể tìm thấy nơi thập giá của Chúa Kitô sự can đảm để tiếp tục, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cho hay vào lúc kết thúc nghi thức Đàng Thánh Giá tối thứ Sáu 06/04, theo truyền thống được thiết lập sẽ kết thúc tại Hí trường Coliseum.

Ủy ban giáo hoàng về Kinh Thánh họp Đại hội thường niên




13.04.2012 16:30

    WHĐ (13.04.2012) / VIS – Hôm qua 12-04, Tòa Thánh đã ra thông cáo cho biết: Ủy ban giáo hoàng về Kinh Thánh sẽ họp Đại hội thường niên từ ngày 16 đến ngày 20 tháng Tư 2012 tại Domus Sanctae Marthae (nhà thánh Martha) bên trong thành Vatican, dưới sự chủ tọa của Đức hồng y William Joseph Levada, Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin.
Hội nghị do cha Klemens Stock S.J., Tổng thư ký Ủy ban, chủ trì và các tham dự viên sẽ tiếp tục suy tư về chủ đề “Linh hứng và Chân lý trong Kinh Thánh”.Trong giai đoạn đầu,Ủy ban đã chọn tập trung xem xét cách thức mà linh hứng và chân lý biểu lộ trong Kinh Thánh. Theo chuyên môn cá nhân, mỗi tham dự viên sẽ đưa ra một bản tường trình và sau đó toàn thể hội nghị sẽ thảo luận.
Minh Đức

Linh mục người dân tộc Oraon đầu tiên


(13/04/2012 16:30 PM)
  NEPAL (UCANews, 12-4-2012) – Ngày 11-4-2012, một người dân tộc Oraon đầu tiên được thụ phong linh mục tại Gx Damak qua nghi thức đặt tay của ĐGM Anthony Sharma, cùng đồng tế có hơn 20 linh mục.
Phó tế Promod Toppo được thụ phong linh mục tại trường trung học Suryodaya, đây cũng là Nhà thờ Vô Nhiễm và nữ tu viện Thánh Giuse Cluny.
LM Toppo, 34 tuổi, sinh trưởng tại Damak, nói rằng ngài cảm ơn về cơ hội phục vụ cộng đoàn mà ngài được giáo dục.

Chuyện tình Tôma và Lòng Thương Xót Chúa

(13/04/2012 16.26 PM)
 Sau khi Thầy mình bị người ta giết chết, các môn đệ rất sợ hãi nên vào trong phòng đóng kín cửa lại, chốt cửa rất cẩn thận vì sợ người Do Thái. Họ mới giết Thầy mình, bây giờ không khéo họ lại xơi tái mình luôn!
Giữa lúc tâm trạng đang hoang mang, giao động, sợ hãi như vậy các môn đệ cần điều gì nhất? Thưa sự bình an. Bình an cả trong lẫn ngoài. Chúa Giêsu hiểu thấu tâm trạng này của các đồ đệ, nên quyết định hiện đến với các ông, đứng giữa phòng kín và nói ngay câu đầu tiên: bình an cho anh em. Họ ngơ ngác không hiểu Chúa Giêsu vào bằng cách nào: Bẻ khoá? Chui kẽ hở? Rỡ mái nhà?! Lạ quá nhỉ. Một sự bất ngờ đáng hoài nghi nhưng cũng đầy sửng sốt mà không một vị tông đồ nào dám nói câu gì. Chúa Giêsu tiếp tục làm công việc thứ hai là cho các ông xem tay và cạnh sườn vẫn còn vết thương để đừng ai hồ nghi, ngờ vực gì nữa. Không ai ý kiến gì cả. Chúa Giêsu tiếp tục làm công việc thứ ba: nói lại câu bình an cho anh em và trao cho họ lệnh truyền sai họ đi làm chứng cho Chúa. Không ai ý kiến gì cả. Im lặng là đồng ý. Chúa Giêsu tiếp tục làm công việc cuối cùng: thổi hơi vào các ông và trao ban Chúa Thánh Thần, trao quyền tha tội cho các ông. Ôi sao mà sướng thế! Suốt từ nảy đến giờ có khoảng vài phút thôi mà Thầy cho nhiều thứ thế. Quả là Thầy mình quá rộng rãi, dễ tính!

Khoảng cách giàu nghèo ở châu Á đang gia tăng

(13/04/2012 16.25 PM)
  Báo cáo của ADB cho thấy kinh tế phát triển bình thường dù không đều nhưng xã hội gặp khó khăn
Châu Á phát triển nhanh chóng đang bỏ lại hàng triệu người phía sau, theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) phát hành hôm 11-4.
Báo cáo có tựa đề Triển vọng Phát triển châu Á 2012 còn dự đoán kinh tế của Myanmar sẽ tăng trưởng và nước này “cần thực hiện một chương trình cải cách toàn diện để thể hiện tiềm năng của mình và giảm nạn đói nghèo đang tràn lan”.

Bài giáo lý ngày thứ tư lễ chúa phục sinh (8A 12)


TNCG - Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 11.04.2012. 

LỄ CHÚA PHỤC SINH 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI 
Anh Chị Em thân mến, 
sau những cuộc trọng thể cử hành Phục Sinh, buổi gặp gỡ của chúng ta hôm nay tràn đầy niềm vui thiêng liêng, mặc dầu bầu trời đang màu xám, chúng ta đang mang trong tâm hồn niềm vui Phục Sinh, lòng xác tín sự Phục Sinh của Chúa Kitô, Đấng đã vĩnh viễn toàn thắng trên sự chết. 

Trước hết tôi xin lập lại cho mỗi người trong Anh Chị Em lời thân tình chúc mừng phục sinh: Ước gì trong mọi tâm hồn và trong mọi gia thất đều trỗi dậy lời loan báo vui tươi Phục Sinh Chúa Kitô, như vậy làm tái sinh lại niềm hy vọng. 

Ý cấp trên! Cấp trên nào?


VRNs (12.04.2012) – Nghệ An – Sự vịệc Phái đoàn điều tra phong Chân phúc cho Hồng y Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận bị thu hồi visa, khiến dư luận xôn xao và đặt ra nhiều nghi vấn. Nhiều người cho rằng, lý do Toà đại sứ Việt Nam tại Italia cản trở chuyến mục vụ này vì Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam vốn dĩ không hoan nghênh chuyến viếng thăm này và lo ngại việc điều tra, gặp gỡ các nhân chứng liên quan tới những năm tháng Đức Hồng Y Thuận bị Tù tội, quản thúc tại Việt Nam trong quá khứ, sẽ bất lợi cho uy tín của đảng cộng sản Việt Nam trong thời điểm “nhạy cảm” này.


Nguồn tin từ Bộ ngoại giao Việt Nam đính chính và giải thích việc cản trở phái đoàn điều tra của Roma vào Việt Nam rằng “Việt Nam không nhận được yêu cầu của phía Vatican về việc muốn vào Việt Nam để làm công tác. Ông Lương Thanh Nghị phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam còn nhấn mạnh rằng phía Hà Nội luôn sẵn sàng tạo điều kiện cho phái đoàn từ Vatican để làm việc dưới sự đồng thuận của cả hai bên”, nhưng xem ra đó chỉ là những thông tin mang tính đối phó công luận. Trong thực tế việc “bất thường” này đã xảy ra từ phía Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Những vết sẹo

Trong mùa Phục Sinh, các bài đọc sách Tin Mừng và Công vụ Tông đồ thuật lại: mỗi lần Chúa Giêsu hiện đến với các môn đệ, Ngài đều trao ban bình an: "bình an cho các con" và "cho các ông xem tay chân và cạnh sườn" là những vết thương cuộc khổ nạn của Ngài.
Điều quan trọng được Thánh Kinh ghi nhận là thân xác phục sinh của Chúa Giêsu vẫn còn mang thương tích của cuộc khổ nạn, vẫn còn lỗ đinh ở chân tay và vết giáo đâm ở cạnh sườn. Tin Mừng phục sinh là Tin Mừng về các vết thương đã lành nay thành những vết sẹo.Tôma muốn sờ đến để biết chắc Thầy đã sống lại. Khi Chúa Phục Sinh mời gọi Tôma: "hãy đặt ngón tay vào lỗ đinh và hãy đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn", chắc hẳn Tôma đã nhìn thật lâu những dấu đinh. Khi ấy, Tôma khám phá thật sâu một Tình Yêu.Tình yêu hy sinh mạng sống và đủ mạnh để lấy lại.Tình yêu khiêm hạ cúi xuống để chinh phục ông. Các vết sẹo của Thầy đã chữa lành vết thương hoài nghi của Tôma. Lòng ông tràn ngập niềm cảm mến tri ân. Ông thoát ra khỏi sự cứng cỏi, khép kín, tự cô lập, để bước vào thế giới của lòng tin. Tôma đã tin vượt quá điều ông thấy. Ông chỉ thấy và chạm đến các vết sẹo của Thầy, nhưng ông tin Thầy là Chúa, là Thiên Chúa của ông.
Tại sao thân xác phục sinh của Chúa Giêsu vẫn còn mang các thương tích của cuộc khổ nạn? Các vết sẹo ấy có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

Nhà nguyện bằng xương


Đó là một nhà thờ ở Bồ Đào Nha. Cấu trúc bên trong hoàn toàn bằng xương người. Bạn tin hay không thì đó cũng vẫn là một nơi thờ phượng. Đó là nhà nguyện Capela dos Ossos (tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là Nhà Nguyện Bằng Xương), tọa lạc gần Nhà thờ Thánh Phanxicô ở TP Evora, từ thế kỷ XVI. Nhà nguyện này làm bằng xương của 5.000 tu sĩ.
Quyết định làm nhà nguyện bằng xương là ý tưởng "lạ", nhưng có nguyên nhân của nó. Thế kỷ XVI, TP Evora có khoảng 43 nghĩa trang chiếm mất nhiều đất. Khi người ta quyết định bỏ các nghĩa trang, thi hài của 5.000 tu sĩ được khai quật. Thế là người ta quyết định dùng xương của các tu sĩ để xây dựng Capela dos Ossos. Tuy nhiên, người ta muốn xương được nhìn thấy để nhắc nhở cái chết, chính vì vậy mà nhà nguyện này có một đặc điểm độc đáo.

Tài liệu tông huấn "Đời sống thánh hiến"

Mục lục
Dẫn nhập
Mở đầu

CHƯƠNG I - CONFESSIO TRINITATIS
        I. CA NGỢI THIÊN CHÚA BA NGÔI
        II. TỪ PHỤC SINH ĐẾN THỜI VIÊN MÃN
        III. TRONG GIÁO HỘI VÀ CHO GIÁO HỘI
        IV. ĐƯỢC TINH THẦN THÁNH THIỆN HƯỚNG DẪN
CHƯƠNG II - SIGNUM FRATERNITATIS
  
     I. NHỮNG GIÁ TRỊ THƯỜNG HẰNG
        II. TIẾP TỤC CÔNG TRÌNH CỦA THÁNH THẦN : TRUNG THÀNH TRONG ĐỔI MỚI
        III. NHÌN VỀ TƯƠNG LAI
CHƯƠNG III - SERVITIUM CARITATIS
        I. YÊU THƯƠNG TỚI CÙNG
        II. MỘT CHỨNG TÁ MANG TÍNH NGÔN SỨ TRƯỚC NHỮNG THÁCH ĐỐ LỚN
        III. VÀI LÃNH VỰC TRUYỀN GIÁO
        IV. DẤN THÂN ĐỐI THOẠI VỚI MỌI NGƯỜI
KẾT LUẬN
Phần Chú Thích

Giáo dục thiên niên kỷ thứ ba (Tập III)

13-Trường Kitô có sứ mạng hiệp hòa một nền văn hóa với đức tin Kitô.
Hoặc là đức tin Kitô thấm nhuần văn hóa của từng xứ sở, từng đất nước dân tộc để thanh lọc và siêu nhiên hóa theo đạo Phúc Âm của Chúa Kitô là Thày Thiên Hạ, là Ánh Sáng thế gian, là Chân Lý, là Đàng và là Sự Sống. Kitô-giáo là muối, là men: làm cho một nền văn hóa dân tộc trỡ nên tinh tuyền và được thánh hóa. Chúa Giêsu đã phán cùng các Tông Đồ vả những tín hữu của Ngài: Hãy là ánh sáng thế gian.

Giáo dục thiên niên kỷ thứ ba (Tập II)


10-Trường Kitô lâm nguy ở thời đại chúng ta, ở giữa xã hội hiện tại với cách sinh họat và tư tưởng của thế hệ này.
Lâm nguy vì những gía trị của trường Kitô bị lu mờ, lâm nguy vì những gía trị căn bản của trường Kitô để tồn sinh bị chôn vùi, chê bai, loại bỏ. Thế nhưng chính những gía trị ấy mới là lý do tồn sinh của sứ mạng truyền bá đức tin của trường Kitô.

Giáo dục thiên niên kỷ thứ ba (Tập I)


1-Thời gian săp bước vào thiên niên thứ ba của lịch sử Giáo Hội Kitô, vấn đề giáo dục được nêu lên:
Giáo dục Kitôphải đối phó với nhiều vấn đề xã-hội-chính-trị, và văn hóa của các dân tộc trên mặt địa cầu:

Sống Và Chia Sẻ Niềm Tin

Thiên Phúc
Đức Tổng Giám Mục Helder Camara của Brazil, có lần đã chia sẻ kinh nghiệm như sau:
Tôi có người anh lớn hơn tôi 5 tuổi, đã rửa tội từ lúc mới sinh, và từng theo học nhiều năm trong trường dòng. Nhưng lớn lên anh bắt đầu bê trễ, bỏ đọc kinh, bỏ dự lễ, và cuối cùng là bỏ... đạo. Sau khi tôi thụ phong linh mục, anh cùng với tôi sống chung với người chị độc thân. Mỗi lần biết tôi sắp đi giảng tĩnh tâm, anh lại hỏi:

Quà Tặng và Cách Tặng Quà


Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều phải trải qua việc tặng quà và nhận quà tặng từ người khác. Một năm 365 ngày, có bao nhiêu là dịp để tặng quà cho nhau, nào dịp sinh nhật, nào dịp lễ tết, nào dịp kỷ niệm hay thậm chí đơn giản tặng quà chỉ để làm vui lòng ai đó. Tặng quà là cách chúng ta thể hiện sự quan tâm đến nhau. Có một điểm chung mà ta dễ dàng nhận thấy được khi tặng quà là, món quà luôn làm cho người nhận cảm thấy vui vẻ.

Tại sao Giáo hội bị ghét?

TGM Fulton Sheen là nhà giảng thuyết lừng danh
vào thập niên 1960s
 
Tôi hân hạnh thuộc về một Giáo Hội người ta ghét. Đã hẳn, kẻ nhận biết bản tính thần linh của Giáo Hội thì yêu Giáo Hội. Nhưng, kẻ tưởng Giáo Hội là lỗi thời, lạc hậu, dị đoan, ma thuật thì ghét Giáo Hội. Kẻ chịu ơn thiêng liêng của Giáo Hội, thì mến Người như Mẹ vậy. Các kẻ khác thì xua đuổi Người, hoặc ít là làm ngơ vậy. Các môn phái chia rẽ nhau về nhiều điều, nhưng hợp nhau trong sự coi Giáo Hội là kẻ thù chung.

Thế gian đối xử với Giáo Hội y hệt như đã đối xử với Đức Kitô. Ngài cũng được yêu mến, nhưng cũng bị ghét bỏ. Không có ai được quí trọng như Ngài, nhưng cũng không có ai bị khinh dể như Ngài.

Người ta tự hỏi: “Tại sao Phật Giáo không bị ghét, mà Công Giáo lại bị? Tại sao Đức Phật không bị bêu nhục mà Đức Kitô lại bị?

Ta hãy nói về sự yêu ghét đối với Đức Kitô, rồi sẽ nói về sự yêu ghét đối với Giáo Hội.

Trong cuộc đời Chúa chúng ta, sự yêu và sự ghét đã tỏ lộ cách mãnh liệt, hơn bất cứ trong cuộc đời người nào khác. Ngài báo trước mình sẽ được yêu mến cũng như bị ghét dơ. Ngài nói người ta sẽ thờ phượng Ngài cũng như sẽ khinh dể Ngài. Ngài sẽ được yêu mến nhiệt tình và bị ghét dơ cực độ. Ngài bảo cho biết cuộc song đấu ấy sẽ kéo dài cho đến ngày thế mạt; người ta sẽ dựng cho Ngài một cây thập giá, nhưng treo trên đó rồi, Ngài sẽ kéo những tấm lòng yêu mến lên với Trái Tim đầy bác ái của Ngài: “Khi nào Tôi bị treo lên, Tôi sẽ kéo mọi sự lên cùng Tôi.

Ngài bảo người ta sẽ mến Ngài hơn cha mẹ yêu con cái, hơn con cái yêu cha mẹ. Như thế không có nghĩa là cha mẹ thôi yêu con cái, hoặc con cái thôi yêu cha mẹ. Nhưng có nghĩa là họ phải yêu nhau trong Ngài. Ngài không bảo ta phải bớt lòng yêu nhau, nhưng chỉ bảo phải mến Ngài trên hết. Như vậy, chẳng hợp lý sao? Nào toàn thể chẳng hơn cá phần? Ngọn lửa chẳng hơn tia sáng? Vòng tròn chẳng hơn cánh cung? Đền thờ chẳng hơn cây cột? Đấng Tạo Hóa chẳng hơn các tạo vật? Thiên Chúa chẳng đáng mến hơn mọi người sao?

Hãy đi ngược dòng lịch sử, xem có người nào khi đã chết, còn được người ta yêu mến đến mức tế tự, cầu đảo chăng ? Trong mọi thời đại, Thánh Giá Chúa Giêsu vẫn thấm đầm nước mắt tình yêu… Các thế hệ đã hăm hở chạy đến cùng Cây Thánh Giá, và tuyên xưng như Thánh Phaolô xưa: “Ai sẽ tách biệt chúng tôi ra khỏi tình yêu Đức Kitô? Tôi tin rằng dù sự sống hay sự chết, dù Thiên thần, lãnh thần hay quyền thần; dù tương lai hay sức mạnh; dù sự cao sâu hay bất cứ sự vật nào, có sức tách biệt chúng tôi ra khỏi tình yêu Đức Giêsu Kitô Chúa chúng tôi!

Điều ấy, Napoléon đã nhận ra, như các bậc vĩ nhân trước ông đã từng chân nhận. Trong cảnh cô đơn tại đảo Hélène, ông suy nghĩ về sự phù du đời mình cũng như đời vua Louis XIV, khi ông viết “Đại đế này chết đã từ lâu, quần thần bỏ mặc, có khi còn bị khinh rẻ, nay nằm to vo một mình trong lăng mộ. Ông không còn là chủ tể của họ nữa. Chỉ còn là cái thây trong quan tài. Đó cũng là số phận của tôi. Chẳng bao lâu nữa, sắp tới nơi rồi. Thật xa cách nghìn trùng, giữa số phận khốn khổ của tôi so với Vương Quyền Chúa Giêsu hằng được cao rao, yêu mến, tôn thờ khắp vũ trụ.

Hoặc bạn có muốn thêm chứng cứ nữa chăng? Thì hãy đặt tay lên ngực mấy người quen rước lễ hằng ngày, tất sẽ thấy ngọn lửa tình yêu Chúa Giêsu nhóm lên tại đó. Hãy đến gõ cửa các Dòng nữ ẩn tu, như Dòng Cát Minh, Dòng Clara, để hỏi: “Tại sao các chị vào Dòng, có phải vì thất tình chăng?” Lập tức các Chị trả lời: “Không, tôi vào đây không phải vì thất tình. Tôi chưa bao giờ thất bại về tình yêu. Mối tình đầu, cũng là mối tình duy nhất của tôi, đó là lòng kính mến Thiên Chúa, là Chúa của tôi.”

Tưởng không cần thêm chứng cứ nào nữa.

Chính sự khát khao một tình yêu toàn hảo, là cái dẫn ta đến Đấng đã dựng nên ta vì Ngài, và thiếu Ngài ta không thể hạnh phúc được. Ngài đã tìm kiếm trái tim hèn yếu của ta. Khác tất cả các trái tim đã từng sống động, Thánh Tâm Ngài đã được yêu mến trên hết mọi sự, hơn cả sự sống nữa. Ta có thể theo văn hào Pascal mà kết luận: “Chúa Giêsu đã muốn được người ta yêu mến. Ngài đã đạt, vậy Ngài là Thiên Chúa.”

Bây giờ, ta xét mặt khác về cuộc đời Chúa Giêsu: chính sự người ta ghét Ngài cũng minh chứng Ngài là Thiên Chúa. Ngài nói Ngài sẽ bị thế gian ghét bỏ cho đến ngày tận thế. Thế gian đây, phải hiểu là tinh thần thế tục, mâu thuẫn với tinh thần Phúc Âm.

Hãy nhớ lại các giai đoạn đời sống của Chúa. Ngài vừa sinh ra được bốn mươi ngày, Cụ già đáng kính Simêon đã nói với Đức Mẹ rằng Ngài sẽ là dấu hiệu gây sự chống đối. Điều ấy, Thánh Gioan sẽ diễn tả sau này: “Ngài đã đến trong thế gian, nhưng thế gian không tiếp nhận.” Ngài chưa được hai tuổi, thì quân lính vua Hêrôđê tuốt gươm hạ sát các Anh Hài vô tội, mà không hạ sát được Ngài. Đến tuổi trưởng thành, trước khi chịu nạn, Ngài nhìn thăm thẳm về những thế hệ tương lai, mà tiên báo là thế gian sẽ ghét Ngài. Mối thù ghét ấy theo sát bản thân Ngài, đến nỗi tất cả những kẻ yêu mến Ngài, cũng sẽ bị thế gian ghét bỏ nữa. Ngài nói: “Nếu thế gian ghét các con, thì hãy biết rằng, nó đã ghét Thầy trước. Nếu các con thuộc về thế gian thì thế gian đã yêu các con như kẻ thuộc về nó. Nhưng vì các con không thuộc về thế gian, và Thầy đã kéo các con ra khỏi thế gian, nên nó ghét các con. Hãy nhớ lời Thầy bảo các con: đầy tớ không hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, thì cũng sẽ bắt bớ các con… Họ sẽ làm mọi điều ấy vì cớ d anh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy.”

Vậy, Ngài sẽ bị người ta thù ghét. Thật là một lời tiên tri kỳ dị !


Ngài đã làm gì nên tội chứ ?

Ngài hiền hoà, khiêm nhượng hết lòng. Ngài hiến mạng để cứu dộ muôn dân. Phúc Âm của Ngài rao giảng sự thương yêu, đối với cả kẻ thù. Lúc hấp hối, Ngài tuyên bố tha thứ cho những kẻ giết hại Ngài. Người ta đã ghét Ngài vô cớ, như Ngài đã nói trước. Ngài chữa các thương tật, lại bị đả thương. Ngài cho kẻ chết sống lại, lại bị giết chết. Ngài cải ác khuyến thiện,mà lại bị đóng đinh thập giá. Ngài đem sự sống thần linh hoà giải loài người, mà bị kẻ thù hạ sát vũ nhục.

Còn những kẻ yêu mến Ngài, tại sao cũng bị ghét nữa?

Họ phải sống nghèo như Ngài đã sống nghèo.Họ ước ao nên hoàn thiện như Cha trên Trời, và khiêm nhượng như Chúa Giêsu, là Đấng đã rửa chân cho họ. Họ vui mừng khi bị bách hại. Họ chúc phúc cho người trù rủa. Lời trù rủa ấy dường như chứng minh cho sự lương hảo của họ. Bùn nhơ kẻ xấu ném họ, dường như lại công nhận họ là người trong sạch.

Một đời sống như thế, một giáo lý như vậy, thật không có gì là đáng ghét. Vậy phải tìm lý do sự ghét dai dẳng ấy ở nơi khác.

Có kẻ cho Chúa Giêsu là phỉnh gạt, và Phúc Âm là gian dối. Nếu quả như thế, thì chúng tôi đã lầm, và kẻ kia có lý. Nếu sự ghét Chúa là chính đáng, thì nó phải canh tân xứ sở, cải hoá nhân tâm, làm nên những điều vĩ đại. Thành tích mỹ hảo của nó ở đâu? Nó đã giải thoát dân nào khỏi đồi phong bại tục ? Nó đã khích lệ, an ủi được bao nhiêu tâm hồn? Đâu là Nữ Tu bác ái, Nữ Tu người nghèo của nó? Sự ghét Chúa có sản sinh anh hùng tuẫn nghĩa, thiếu nữ đồng trinh, gia đình hạnh phúc chăng?

Có biết bao người chết sầu não, bao linh hồn đói Bánh Trường Sinh, bao linh hồn tội lỗi cầu ơn tha thứ. Sự ghét Chúa có đem lại sự an ủi, nhân ái, an bình chăng? Không !

Người ta gán cho Chúa Giêsu sự lừa gạt để ghét Ngài. Nhưng đó chưa phải là cội gốc đâu. Trải qua các thời đại, đã có quá nhiều nhà trí thức nghiên cứu về Đức Kitô và thờ lạy Ngài; nên không thể chấp nhận Ngài là kẻ lường gạt được.

Vậy giải thích sự hiềm khích kia thế nào?

Phải tìm lý do trong một đức tính, mà chỉ một mình Ngài sở đắc. Chưa hề có người nào bị ghét cay ghét đắng cho bằng Chúa Giêsu. Chưa có Vị Giáo Tổ nào báo trước mình sẽ bị ghét, và thực tế đã bị ghét bỏ. Người ta không ghét Đức Phật, Đức Khổng hay Ông Mahômet. Một ít người bị ghét lúc sinh thời như Neron, Hốt Tất Liệt, hay Bismark. Nhưng ngày nay, còn có ai nghĩ đến ghét họ nữa!

Chẳng còn ai xúc phạm mộ Neron. Cũng chẳng còn ai sỉ mạ Bismark nữa. Họ chết là hết bị ghét. Cả hoàng đế nước Đức, sau thế chiến thứ I, bị nhân dân và thế giới vũ nhục, nay cũng không còn ai ghét nữa.

Sự thù ghét đối với mọi người đã tiêu tan, mà sao đối với Chúa Giêsu vẫn tồn tại? Đâu là lý do?

Vậy, căn nguyên sự ghét là gì? Đó là những cái ngăn cản thị dục người ta.

Tại sao người ta ghét hoàng đế Neron khi ông ta còn sống? Là vì sự phóng dật của ông ta, ngăn cản dân Rôma thiết lập nền công bằng xã hội. Nay sự phóng dật ấy đã nát trong mồ, nên không ai ghét ông ta nữa.

Chẳng còn ai ghét, ai khinh Tibère, Domitien, Ivan và Nestorius nữa. Bởi vì không còn ai là những chướng ngại vật.

Nhưng về Chúa Giêsu thì khác hẳn.

Hai mươi thế kỷ đã qua, sự ghét Ngài vẫn chưa nguôi. Lý do: vì Ngài còn là một chướng ngại vật làm cản trở tội lỗi, tính ích kỷ, thuyết vô thần và tinh thần thế tục.

Tinh thần Đức Kitô còn tiếp tục hoạt động nơi những kẻ mến Ngài.

Ngài phản đối các dân không muốn nhìn nhận Thên Chúa.

Ngài quở trách kẻ ơ hờ bỏ việc cầu nguyện, kẻ tội lỗi không chịu sửa mình.

Ngài là Đấng Thiên Chúa, không chịu xuống khỏi thập giá, để được hoan hô nhất thời.

Ngài là tiếng nói thúc giục những tâm hồn bất an, từ bỏ tinh thần thế tục, để thủ đắc sự tự do của con cái Thiên Chúa.

Đức Kitô còn, thì sự thù ghét Ngài vẫn còn.

Nếu Ngài còn mãi, sống mãi, thì Ngài phải là Thiên Chúa.

Vì thế, môn đệ của Ngài còn bị bách hại, bao lâu tinh thần thế tục chưa bị tiêu trừ. Nhưng khi tinh thần ấy bị tiêu trừ thì chúng ta toàn thắng.

Trong thế gian, các con sẽ đau khổ, nhưng hãy trông cậy, vì Thầy đã thắng thế gian.” Đó là lý do Giáo Hội bị người ta ghét.

Chúa chúng ta được yêu mến nồng nhiệt và ghét bỏ dữ dội, vì Ngài là Thiên Chúa. Người ta ghét Ngài, là bởi người ta ghét tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa. Giáo Hội là tổ chức thông ban sự sống của Thiên Chúa, nên mới bị thù ghét đến như vậy.

(…) Thời nay, nếu Bạn muốn gặp Chúa Giêsu, xin hãy tìm đến Giáo Hội, và Giáo Hội không chịu thích nghi với thế gian đâu.

Hãy tìm đến Giáo Hội mà thế gian ghét bỏ như nó ghét bỏ Chúa Giêsu. Giáo Hội bị tố cáo là lạc hậu như Chúa Giêsu bị tố cáo là vô học.

Hãy tìm đến Giáo Hội mặc dù Giáo Hôi bị khinh khi, vì Giáo Dân không có địa vị cao trong xã hội. Như người xưa đã chế nhạo Chúa Giêsu, vì là người Nadarét.

Hãy tìm đến Giáo Hội, mặc dù Giáo Hội bị tố cáo là quỷ ám, cũng như Chúa Giêsu bị tố cáo là đồ đệ của quỷ vương.

Có kẻ cuồng tín, chủ trương phải nhân danh Thiên Chúa mà huỷ Giáo Hội đi; cũng như xưa kẻ đóng đanh Chúa Giêsu tưởng làm như vậy là phụng sự Thiên Chúa.

Thế gian chối bỏ Giáo Hội khi Giáo Hội công bố mình bất khả ngộ, cũng như Philatô chối bỏ Chúa Giêsu, khi Ngài tuyên bố Mình là Chân Lý. Thế gian xua đuổi Giáo Hội như đã xua đuổi Chúa Giêsu. Nhưng Giáo Hội được con cái yêu mến, ngang với Chúa Giêsu, mặc dầu họ rất khác nhau về tư kiến.

Tiếng nói của Giáo Hội là tiếng nói của Đấng Sáng Lập.

Bạn hãy vâng nghe. Rồi bạn sẽ hiểu. Thế gian ghét Giáo Hội, vì Giáo Hội không thuộc về thế gian. Và nếu Giáo Hội không thuộc về thế giới này, thì thuộc về một thế giới khác. Và bởi Giáo Hội thuộc về thế giới khác, thì Giáo Hội được yêu mến vô cùng và cũng bị ghét bỏ vô cùng, như chính Đức Kitô vậy.

Nhưng chỉ có sự gì thuộc về Thiên Chúa, mới được yêu mến vô cùng, hoặc bị ghét bỏ vô cùng.

Vậy phải kết luận: Giáo Hội thuộc về Thiên Chúa, Giáo Hội là cuộc sống Đức Kitô kéo dài trong thế giới. Vì thế, chúng tôi yêu mến Giáo Hội, chúng tôi hy vọng được chết trên cánh tay lành thánh của Giáo Hội.

(Trích chương XII “Yêu và ghét” trong tác phẩm Người Galilê muôn thuở của TGM Fulton Sheen)

(Nguồn: Blog Phạm Kông)

Abba! Cha Ôi (số 15)

Chủ bút:- Hôm qua giới trẻ khắp nơi hát vang bài theo Chúa giữa một nhân loại đang muốn chạy theo lợi nhuận. Hôm nay, giới trẻ cùng với Giáo Hội bước vào tuần lễ Vượt qua của Chúa, mặc cho dòng đời vẫy gọi với những biểu ngữ và quyền lợi. Vì hơn ai hết, người trẻ hôm nay biết mình đang cần gì. "Chúng tôi cần một niềm tin, chúng tôi cần một con người để hy vọng. Chúng tôi không cần những lời hứa suông và cũng chẳng cần sự tâng bốc". Kỳ vọng của người trẻ hôm nay chỉ có thể được đáp ứng và làm tròn đầy bằng vinh quang của Thập giá Đức Kitô.

Abba! Cha Ôi (số 14)

Chủ bút:- Một thực tại mà người tin hữu lẫn người vô tin đều thấy mình khó vượt qua được, đó là chấp nhận mất mình, mà ngôn ngữ ngày nay gọi là sợ vong thân. Nhưng đi đến kỳ cùng thì cái chúng ta lo lại không có gốc, vì ngay từ khi con người chấp nhận để cho tội lỗi chi phối thì con người đã là vong thân rồi. Nên rất có thể sự vong thân mà chúng ta đang sợ lại là một cơ hội để chúng ta tìm lại chính mình. Điều này đã khiến bao tâm hồn phiêu lưu tìm kiếm và sách vở và báo chí vẫn thường nói đến.

Abba! Cha Ôi (số 13)

Chủ bút:- Người Việt ta đôi khi vẫn nói với nhau "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn". Để khuyến cáo những kẻ đua đòi, để an ủi những người "lỡ vận", để xác quyết với nhau cội nguồn. Giữa cảnh tan bòng của thất vọng và oán thù, chúng ta mong mình có một nơi gọi là "ao nhà" thật an vui, để về, để ẩn, để nung nấu sức mạnh. Nhưng quanh đi quẩn lại ta hơi sợ vì nơi ấy đâu rồi? Gia đình là nơi đầm ấm nhất mà sao hôm nay cũng lành lạnh làm sao. "Ao nhà" có đó nhưng hình như thiếu một chút gì rất quan trọng, thiếu một ngọn lửa tình yêu hay thiếu một sự hiện diện của Đấng mà ta nhận làm Chúa.

Abba! Cha Ôi (số 12)


Chủ bút:- Hôm nay Hội Thánh Công Giáo nói chung và Hội Thánh Việt Nam nói riêng hân hoan mừng vị bổn mạng của mình: Thánh cả Giuse. Con đường nên thánh của Ngài là tin và đón nhận mọi điều Chúa gởi đến. Con đường ấy tưởng dễ, nhưng lại quá gập gềnh với con người chỉ muốn làm chủ chính mình hiện này. Nói làm chủ chính mình là nói một cách nể vì nhau, còn nếu phải nói đúng thì là những con người muốn làm chủ người khác. Biểu hiện rõ nhất mà chúng ta thấy nơi chính mình là thường thấy người chung quanh phạm lỗi và không chịu nghe lời ta.
Những ngày cao điểm của mùa chay này, vị Cha chung mời gọi chúng ta tiến đến hoà bình bằng con đường tha thứ, mà tha thứ trước tiên chẳng phải là chấp nhận tha nhân cách vô điều kiện đó sao. Kinh nghiệm của chị Nguyệt cho ta thấy, người ta không dẽ tha thư cho đến khi được ở lại trong tình yêu của Chúa. Nên sám hối đích thực không phải là từ bỏ mình như thể dồn nén, chịu đựng mà trở về với miền yêu thương do do chính CHA và CON thêu dệt lên là Thánh Khí.

Abba! Cha Ôi (số 11)


Chủ bút:- Cả một đời người có khi chỉ dành để tìm hiểu sự thật về đời mình, ấy vậy mà có không ít người trước lúc tạ thế đã chẳng biết thật về đời mình. Cám ơn Chúa, vì sự thật không phải không bao giờ có, mà luôn hiện diện trong Người. Chính Thiên Chúa cho ta một cơ hội làm người, rồi cũng chính Đấng ấy cho ta một cơ hội giả từ dĩ vãng tối mịt, để bước vào cõi sáng đầy tình yêu thương. Do đó, đứng ở bất kỳ đâu và bất kỳ hoàn cảnh nào, nhất là trong mùa chay này, chúng ta cũng phải làm một chọn lựa, cái chọn lựa tâm linh, chứ không chỉ là chọn lựa nhân sinh.
Chọn lựa để sống hay để chết; để hạnh phúc hay để hư đi; để có sự thật hay ở lì trong gian dối. Mỗi cá nhân có quyền làm cho cuộc đời mình lên mới mẻ và vững mạnh nhờ quyết định này.
Lên đầu trang