Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Giáo dục thiên niên kỷ thứ ba (Tập I)


1-Thời gian săp bước vào thiên niên thứ ba của lịch sử Giáo Hội Kitô, vấn đề giáo dục được nêu lên:
Giáo dục Kitôphải đối phó với nhiều vấn đề xã-hội-chính-trị, và văn hóa của các dân tộc trên mặt địa cầu:

Vấn đề thứ nhất:
Chúng ta phải đối phó với cơn khủng hoảng về gía trị của mọi sự việc liên quan đến đời sống của loài người, một cách riêng là phải nhận định rõ ràng về cách sinh hoạt của nhân loại chi phối bởi ảnh hưởng của kỹ thuật truyền thông xã hội. Cách sinh sống của nhân loại đang được truyền bá khắp nơi là mỗi cá nhân sống tùy thời, tùy xu hướng, tùy sở thích của cá nhân mình; cái thuyết luân lý tùy thời, tùy sở thích cá nhân, chiều theo chủ-nghĩa vô-tính (nihilism).
Chủ nghĩa vô tính hoặc hư vô dạy rằng: trên đời chẳng có gì gọi được là bất biến, là trật tự, là luật pháp, là công bằng bác ái, là thiện là ác, mà cũng chẳng có linh hồn bất diệt, chẳng có cõi trường sinh ... nihilism... chẳng có chi hết! Nôm na mà nói là chủ nghĩa sống trên đời mà chẳng tin có linh hồn bất diệt, chẳng tin có thần thánh, chẳng tin có Thiên Chúa Tạo Hóa muôn loài, chẳng có sự sống đời sau trường cửu. Nghĩa là: chẳng còn cần có tôn giáo, cũng chẳng có thiện, có ác, chẳng cần gì có giáo hội nọ, giáo hội kia, đạo này đạo nọ... chỉ có cá nhân mình muốn làm gì thì làm, muốn sống thế nào tùy ý mình ... rồi chết đi là hết chuyện làm người.
= Nihilism: một thứ dịch tả tinh thần nguy hiểm hơn tất cả mọi thứ thuốc độc giết ngưới vì nihilism giết đức tin, giết tôn giáo, giết luân thường đạo lý, đi ngược với lý trí và lương tri con người, nihilism không nhìn nhận con người có một linh hồn bất diệt.
= Nihilism không tin có một Thiên Chúa Tạo Hóa muôn loài.
= Nihilism phát sinh ra cái tà thuyết vô thần, vô và vô... chỉ còn có vật chất mà thôi (materialisme athée): chủ nghĩa vô thần và duy vật chủ nghĩa.
Thuyết đa dạng: (pluralism)
Đa dạng thái qúa thấm nhập xã hội lòai người hiện tại dẫn đến những kiểu sống đối nghịch lẫn nhau, tiêu diệt quan niệm xã hội, xóa bỏ cái đặc tính của từng xã hội, của từng dân tộc. Sự biến đổi qúa mau lẹ trong kết cấu xã hội, kỹ thuật tiến những bước khổng lồ phi thường, luôn luôn có những khám phá tân tiến, tinh vi, và hiện tượng kinh tế bao qúat hoàn cầu, tất cả những bước tiến đó trong xã hội, trong kỹ thuật và khoa học ảnh hưởng sâu xa đến đời sống con người khắp hoàn cầu.
Những bước tiến đó rất tốt đẹp, nếu toàn thể nhân loại được hưởng thụ: tân tiến hữu ích cho mọi người; trái lại những bước tiến đó đã đào hố sâu chia rẽ người giàu có triệu phú với đám quần chúng nghèo đói, không nhà ở, không của ăn.
Những bước tiến khoa học, và kỹ thuật tân thời đã tạo nên hiện tượng khổng lồ chưa từng thấy của những đám dân di tản, mạo hiểm đi tìm nơi trú ngụ, từ biệt những xứ sở kém mở mang đến những nước mở mang cao độ.
Hiện tượng có nhiều nền văn hóa,và có nhiều dân tộc, nhiều nước đã theo đạo Phúc Âm, và có nhiều dân nhiều nước có tôn giáo riêng biệt , hiện tượng đó vừa là nguồn làm giàu cho nhau nhưng cũng là nguyên nhân đẻ ra nhiều xích mích, chống đối, oán thù lẫn nhau và gấy chiến tranh. Đó là những vấn đề gai góc muôn dân trên mặt địa cầu phải giải quyết với nhau trong hòa bình và tình huynh đệ trong cùng một nhân loại.
Chúng ta nên nhìn vào tình trạng các dân tộc, các quốc gia đã nghe giảng và tin theo Phúc Âm của Chúa Giêsu qua cả ngàn thế hệ, nhưng nay đã càng ngày càng xa biệt những tín lý đúng ra thì phảitrở nên như ánh sáng soi lối đi trên cõi đời và thông ban một ý nghĩa cho cuộc sống thực tế trần gian.
2-Trong phạm vi ngành giáo dục, một cách riêng nhiệm vụ giáo dục đã bành trướng rộng rãi, đã trở nên phức tạp,và chuyên nghiệp hơn.
Khoa sư phạm, thuở trước đã chăm chú vào sự hiểu biết trẻ con , học sinh, và việc đào tạo giáo chức. Nay đã trở nên rộng rãi hơn bao bọc những giai đoạn tăng trưởng , tuổi tác của một đời người, và gồm nhiều khu vực và tình trạng vượt qúa phạm vi nhà trường.
Có nhiều đòi hỏi mới vì có nhiều nhu cầu mới lạ, có nhiều khả năng tân tiến, và nhiều kiểu cách gíao dục hợp thời vẫn có thể tiếp nối với những cách giáo dục truyền thống. Sứ mạng giáo dục đặt ra nhiều điều kiện nghề nghiệp hơn trước và trở nên khó nhọc hơn xưa.
3- Cách nhìn xét giáo dục ở thời đại mới như vậy đòi hỏi một nỗ lực để canh tân các trường học Kitô.
Gia sản qúi báu của cái vốn kinh nghiệm sẵn có và đã thu thập được qua nhiều thế kỷ đã diễn tả cho ta thấy sức sống qúi báu của nền giáo dục Kitô để khuyến khích những cuộc canh tân một cách thận trọng trong các trường Kitô ở thời đại này và những thời đại sẽ đến.
Như vậy hiện bây giờ cũng như trong qúa khứ, nhà trường Kitô có thể nói lên sức sống của mình và khả năng mình có thể đổi mới. Đây chẳng phải chỉ là một sự thích ứng với thời đại, nhưng là một đòi hỏi của sứ mạng,một bổn phận phải thi hành để truyền bá Phúc Âm của Chúa Giêsu đến với những con người sống ở mỗi tầng lớp xã hội, và trong mỗi giai đoạn tuổi tác để giúp họ nhận lấy ơn cứu rỗi.
4-Vì những lý do ấy, Thánh Bộ đảm trách nhiệm vụ giáo dục Kitô, trong thời gian chuẩn bị Đại Ân Toàn Xá năm 2000, và cũng để mừng ba mươi năm thành lập Học Đường Vụ và hai mươi năm tưởng niệm Nhà Trường Kitô, đã công bố ngày 19 tháng 3 năm 1977, và dề nghị chú ý đến bản chất và tính cách đặc loại của Nhà Trường có cơ may tự diễn tả mình là một Nhà trường Kitô với những đặc tính gọi được là Trường Kitô.
Cũng vì những lý do ấy Thánh Bộ đảm trách Sứ Mạng Giáo dục Kitô chuyển Bản Tin này đến cùng những vị có trách nhiệm điều khiển trường Kitô để trao cho họ lời khuyến khích và khuyên nhủ họ nuôi lòng cậy trông.
Một cách riêng, qua bức thư này, Thánh Bộ đảm trách giáo dục Kitô, chia sẻ niềm vui mà các trường Kitô đã thưởng thức vì đã hái được những qủa tốt trong sứ mạng giáo dục, và đồng thời cũng chia sẻ nỗi lo âu của các bậc làm thày dạy dỗ tuổi trẻ, vì biết rằng: Trường Kitô sẽ phải đương đầu với bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu trở ngại tương lai trên đường thi hành sứ mạng dạy dỗ con em.
Vả lại :
- đã có những huấn giáo của Công Đồng Vatican 2,
- đã có rất nhiều lần Đức Giáo Hoàng can thiệp và trao những huấn từ của Ngài liên quan đến nền giáo dục Kitô
- đã có những cuộc hội họp và những lần các Gíam Mục cùng nhau trao đổi ý kiến và lấy quyết định về nền giáo dục Kitô và các ngài đã ban bố những chỉ thị liên quan đến các trường Kitô trong giáo phận của các Ngài,
- đã có những cuộc hội họp quốc tế để trao đổi ý kiến, sáng kiến và nhắc nhở đến sứ mạng giáo dục thanh niên thiếu nữ theo đạo Phúc Âm của Chúa Kitô.
+ Tất cả những tổ chức ấy đều nói lên nỗi băn khoăn của các dân các nước thế gian đối với một nền giáo dục Kitô chân chính;
+ Tất cả những tổ chức ấy đều ủng hộ nỗi lòng xác tín của chúng tôi rằng:nhà trường công giáo phải chú ý đặc biệt đến những đặc tính căn bản của trường học Kitô: là nơi phải có một nền giáo dục toàn vẹn con người căn cứ vào giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô trong Bản Tin Mừng của Ngài gửi đến cho nhân loại qua mỗi thời đại.
    a+ Đặc tính của một nền giáo dục Kitô ắt phải có cá tính Giáo Hội nghĩa là luôn luôn phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo căn cứ trên nền tảng Phúc Âm của Chúa Kitô;
    b+ Đặc tính thứ hai của một học đường Kitô đòi phải thi hành một sứ mạng yêu thương;
    c+ Đặc tính thứ ba của một nhà trường Kitô đòi phải là một lò luyện tình người đối với toàn thể nhân loại nói chung và đối với cái xã hội thu hẹp là quê hương mình và gia đình mình nói riêng;
    d+ Đặc tính thứ tư: trường Kitô là lò luyện những tâm hồn nồng cháy bác ái, sẵn sàng cứu giúp tha nhân và dấn thân làm việc xã hội. Trường Kitô giáo dục con em biết đón nhận mọi người anh em chị em, không kỳ thị màu da , tiếng nói, tôn giáo, hoăc quê hương đất nước.
Tất cả những đặc tính kể trên đều là dấu hiệu của một nhà trường Kitô: kể như một lò luyện những con người có đức tin vào Thày Giêsu Kitô và theo huấn giáo của Ngài.
Những mối hỉ hoan và những gian nan khổ đau của Trường Học Kitô:
5-Chúng tôi vui lòng nhắc lại những bước tiến thành công của nhà trường Kitô trong những thập niên vừa qua.
Trước hết, chúng tôi ghi nhận sự giúp đỡ của nhà trường Kitô đã làm cho việc truyền bá Phúc Âm được thấm nhập các quốc gia trên hòan cầu, kể cả những địa hạt đóng kín mà chỉ có nhà trường Kitô mới có thể họat động được ở đấy mà thôi. Thêm nữa là mặc dù gặp nhiều cản trở, trường Kitô vẫn tiếp tục hoạt động để chia sẻ sứ mạng mở mang, cải thiện nếp sống dân chúng trong các nước và các dân tộc khép kín đối với Công Giáo.
Trường Kitô chia sẻ nhứng mối hân hoan và hy vọng, những nỗi khổ đau, những khó khăn, của các dân tộc kém mở mang; trường Kitô nỗ lực làm cho các dân chậm tiến bước trên đường nhân đạo và dạy quần chúng biết họat động công cộng, giúp đỡ lẫn nhau trong một đòan thể.
Cũng trong sự nhận xét công lao của trường Kitô chúng ta phải đề cập đến việc làm quan trọng của trường Kitô là đã giúp rất nhiều vào công trình khai tâm mở trí về đời sống đạo đức, đời sống siêu-nhiên trong ơn nghĩa với Thiên Chúa Ba Ngôi, cũng như đã đóng góp vào việc khai triễn đời sống vật chất trong các nước chậm tiến về đủ mọi mặt.
Chúng ta còn phải công bình nhìn nhận công trạng trường Kitô trong lãnh vực sư phạm, và việc học hành khai tâm mở trí cho con em của đám quần chúng lao động và khó nghèo. Chúng ta nhìn nhận công nghiệp của những tu sĩ nam hoặc nữ thuộc các dòng chuyên giáo dục trẻ thơ và thanh niên thiếu nữ và người trưởng thành. Họ là những người dấn thân làm việc tông đồ, bác ái trong những nhà trường, họ thi hành một nhiệm vụ đầy tình thương. Nhà trường, lớp học của họ là những trung tâm truyền giáo đích thật. Cuộc đời họ là một cuộc đời thi hành sứ mạng truyền bá Phúc Âm của Chúa Kitô cho các linh hồn con trẻ non nớt, và cho thanh niên thiếu nữ và cho người trưởng thành nữa.
Sau cùng chúng tôi không quên công lao của những nhà trường Kitô giúp đỡ những gia đình qua sứ mạng dạy dỗ con em bất trị của họ. Việc làm của các tu sĩ nam nữ chuyên giáo dục trẻ nít và thanh niên thiếu nữ là nhiệm vụ rất hữu ích: phụ giúp các gia đình để cho cha mẹ an tâm vì họ có thể gửi gắm con em họ trong những trường Kitô có tổ chức chăm lo cho con cái non dại hoặc thanh niên thiếu nữ bất trị mà gia đình không có đủ thời giờ để lo lắng chăm sóc việc học hành và hạnh kiểm tốt cho chúng.
Việc làm giúp đỡ các gia đình giáo dục con cái càng ngày càng thấy cần thiết và hữu ích trong các nước tiền tiến và kỹ nghệ hóa. Những tu sĩ chuyên nghiệp giáo dục thanh niên thiếu nữ là những bậc ân nhân cần thiết cho các gia đình bận việc làm ăn hoặc phân ly tan vỡ.
6-Nhà trường là nơi rất thích hợp để gặp gỡ nhau trao đổi ý kiến, bàn bạc và giải quyết những vấn đề gai góc liên quan đến giáo dục con cái và tuổi trẻ ở cuối thiên niên kỷ thứ hai này và đầu thiên niên kỷ thứ ba.
Hiện nay Trừơng Kitô phải đương đầu với những cô cậu học sinh bất trị hoặc hư hỏng. Có những cô cậu lười biếng không thích nỗ lực học hành, có những cô cậu bướng bỉnh, cha mẹ chẳng biết đối phó cách nào với những đứa con hư thân mất nết như vậy. Hư thân kể được như một chứng bệnh truyền nhiễm lây đến cả đám thanh niên thiếu nữ trong một vùng ,một phố phường, một quận, một đô thị.
Chúng hư vì chúng không gặp được những gương mẫu tốt lành, đạo đức, có sức hướng dẫn, lôi cuốn chúng trên đường lành. Tại gia đình chúng cũng không gặp những mẫu mực đạo đức để dìu dắt chúng trên đường làm lành lánh dữ. Càng ngày càng gặp nhiều trường hợp thanh niên thiếu nữ không giữ đạo, không ăn ở theo luân thường đạo lý, nhưng còn tệ hơn nữa chúng không được dạy dỗ để phân biệt thiện ác, đức với tội.
Chúng ngu dốt về luân thường đạo lý, chúng không gặp những gương lành đạo đức. Chúng sống vô đạo,không biết gì về Thiên Chúa Tạo Hóa, không biết gì về tôn giáo...vậy thì: không lạ gì nếu chúng ăn ở ngạo ngược, bất trị vì chúng đã hư hỏng, lớn lên trong vô kỷ luật, và chúng kết bè kết lũ với những đứa bạn hư hỏng suy đồi hơn chúng để mà làm loạn phá phách gia đình phố xá, đô thị... Xã hội loạn vì tuổi trẻ không được giáo dục để nên người sống theo lương tri.
Chưa hết, chúng ta còn phải thêm chi tiết này nữa: trong thực tế và theo dư luận: cha mẹ và con cái của họ ngày định cho con nhập học một trường Kitô thì đã có ý định là con mình học để có bằng cấp và có bảo đảm lúc ra trường được thu nhập làm việc trong một sở kỹ nghệ, thương mại, nhà thương.. nào đó... để kiếm tiền mua xe hơi, thuê nhà ở, có bánh thịt nuôi sống, có tiền đầy túi để đi du lịch ăn chơi... thế là đầy đủ lắm rồi. Chẳng mơ ước gì thêm và cũng chẳng đòi hỏi gì thêm ở nhà trường.
Chính trong những hoàn cảnh đó, trong hòan cảnh xã hội, và tâm lý quần chúng hiện nay, như chúng ta vừa diễn tả, là vô thần, là vô đạo, là nhửng nhưng đối với luân thường đạo lý , là duy vật, là sống để hưởng đời, không tin có linh hồn bất diệt và cõi trường sinh, Đức tin chẳng có, đức cậy cũng không, lòng mến yêu trút cả cho bản thân và tiền bạc và vui thú trên đời.
Vậy thì thử hỏi: Trường Kitô có chỗ đứng không, trường Kitô còn có thể hoạt động được không, và còn có giá trị gì không?
- Đáp: có chứ sao lại không?
Mặt trời vẫn còn cần thiết cho mọi sinh vật, cho cây cối, cụm cỏ, nụ hoa.. Trường Kitô là như mặt trời sưởi ấm và soi sáng, và là niềm hỉ hoan và cậy trông.. Trường Kitô là như ngọn hải đăng giữa phong ba bão táp... tàu bè ngoài khơi vẫn nhìn vào và định hướng đi để cho con tàu cập bến bình an nơi Thiên Chúa Hằng Sống.
Điều quan trọng là trường Kitô phải thật là trường có Chúa Giêsu Kitô làm Thày: những thày cô dạy học ở đấy phải thật là những người có đức tin, những người cầu nguyện và sống đạo Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô, làm gương sáng cho học trò, trong mọi cử chỉ và lời nói. Thày giáo và cô giáo chính là ngọn đèn soi sáng trong đêm tối.
Học sinh có mắt, có tâm và có trí... biết nhận định đâu tốt, đâu xấu, đâu thiện, đâu ác. Một lời nói của thày cô đánh động tâm trí học sinh. Học sinh sẽ nhớ suốt đời, và đúng lúc sẽ đốt sáng lương tâm của học sinh trong cuộc đời.
Nghĩ vậy thày cô sẽ tự tin và tin vào sứ mạng của mình trong nghề dạy học, và tin ở sứ mạng của trường Kitô. Có Chúa ở cùng nhà trường Kitô... là có tất cả.
7-Còn một chướng ngại vật đặt trước cổng vào trường Kitô.
Đó là những mối khó khăn nêu lên bởi : chính trị, xã hội, văn hóa những thứ ấy dựng lên những bức tường ngăn cản con em gia nhập trường Kitô. Nghèo đói, tai họa nhiều nơi trên thế giới, những nước bị quẫn bức bởi giặc dã, chiến tranh nội địa, đô thị bị tàn phá bởi nước lụt, động đất, núi lửa, bão tố... cướp phá, bạo động giết người gây nguy hiểm cho trẻ con cũng là những mối lo âu và ngăn cản không cho nhà trường Kitô hoạt động đều đặn, và cũng không cho trẻ em, học sinh đến trường thường xuyên để thụ huấn và để được giáo dục một cách liên tục.
Có những nước cấm trường Kitô họat động: Trường Kitô không được mở cửa tiêp nhận học sinh; có những chính phủ vô thần, duy vật chơi trò chơi ác chúa tịch thu nhà trường Kitô, ngăn cấm tu sĩ là những bậc giáo sư dạy học, dìu dắt thanh niên thiếu nữ trên đường lương thiện, trên đường đạo đức.
Có những nước, luật lệ giựa trên nguyên lý, gọi là quảng đại, tôn trọng quyền tự do cá nhân, chính phủ duy nhất có quyền giáo dục quần chúng, mở trường học, điều khiển nhà trường. Trường Kitô bị tướt đoạt, đất đai bị tịch thu. Tu sĩ chuyên giáo dục tuổi trẻ bị như tê liệt hóa.
Kinh tế eo hẹp túng thiếu cũng là một nguồn khó khăn cho trường Kitô họat động đều đặn. Tại nhiều quốc gia chính phủ chỉ đài thọ cho những trường nhà nước mà thôi. Trường tư không được nhìn nhận và không được một đồng xu chính phủ thí cho. Như vậy thì tiền nong mà nhà trường cần để điều khiển nhà trường các phụ huynh đem con đến học phải đảm trách, phải thường xuyên đóng góp cho nhà trường để trường Kitô tiếp tục sinh họat.
Chính vì thế mà các gia đình bị thiệt thòi, mặc dù họ đã đóng thuế cho nhà nước như mọi công dân khác. Nhưng họ lại còn phải chi thêm một món tiền phải đóng cho con em đi học tại những trường tư, trường Kitô.
Vấn đề kinh tế trong những trường hợp bất công ấy cũng là một mối nguy đe dọa trường Kitô-gíao phải đóng cửa, ngưng họat động. Vấn đề kinh tế cũng là một mối đe dọa không cho tất cả các trẻ em ghi danh học trường Kitô vì cha mẹ thiếu tiền , và nhà trường cũng vì tiền nong mà phải đau lòng từ chối không nhận những con em không tiền đóng góp.
Đấy là một tai họa khiến trường Kitô đi ngược lại nguyên tắc : Trường Kitô mở cửa tiếp rước tất cả mọi trẻ em cần được giáo dục.
Hãy nhìn về tương lai:
8-Việc chúng ta vừa làm: nhìn nhận những mối hỉ hoan và những mối lo âu, những chướng ngại, những đe dọa sự tồn tại của trường Kitô.
Những khó khăn và đe dọa ấy không thể ngăn chúng tasuy tư về tương lai, và nuôi cậy trông và lạc quan: Trường Kitô sẽ vẫn sống, vẫn hoạt động được dưới nhiều hình thức, nhiều cách nhiều kiểu... trong thiên niên kỷ thứ ba của lịch sử nhân loại và Giáo Hội Công Giáo.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết: "Tương lai của hoàn cầu và của Giáo Hội nằm trong tay những thế hệ tương lai, trong tay những người trẻ sinh ra trong thế kỷ của chúng ta và những người trẻ sẽ sinh ra trong năm 2000; những người trẻ ấy sẽ trưởng thành trong thế kỷ đầu tiên của thiên niên mới".
Với sự kiện ấy, nhìn về tương lai của thế hệ đến sau,Trường Kitô phải có thể hiến cho thế hệ trẻ những phương tiện để trưởng thành, để học hỏi cách sinh sống và sống khôn ngoan với những tài khiếu và đức hạnh và phẩm chức của những con người. Và có thể sinh sống trong những xã hội xử dụng những kỹ thuãt tân kỳ, với những khoa học càng ngày càng tinh vi sắc sảo . Và đồng thời những người trẻ hiện tại cần được dạy dỗ khuyên bảo về nhân phẩm, về luân thường đạo lý, về đức tin công giáo.
Và trường Kitô là một phương tiện giáo dục những người trẻ; chúng tôi xác tín rằng: những đức tính căn bản mà trường Kitô phải có thì phải được duy trì và củng cố một cách nghiêm chỉnh. Trường Kitô là công trình của Thiên Chúa: Thiên Chúa làm chủ thời gian và không gian. Ngài sẽ biết gìn giữ Nhà trường Kitô, vì trường Kitô làm việc cho Ngài: xây dựng những đền thờ thiêng liêng trong tâm hồn những người trẻ. Chúa Giêsu đã phán:" Hãy để trẻ nít đến cùng Ta."
Trường Kitô làm nhiệm vụ dạy dỗ khuyên răn, hướng dẫn trẻ nít về cùng Chúa Giêsu. Trường Kitô chia sẻ lời hứa của Chúa Giêsu với Giáo Hội: "Ta sẽ xây dựng Giáo Hội của Ta trên Đá này và cửa hỏa ngục không lay chuyển phá đổ nổi."
Con người là một nhân vị, cần được giáo dục để sống xứng hợp với nhân phẩm của mình. Thánh Kinh viết:"Thiên Chúa đã tạo con người giống như Hình Ảnh Ngài". Vì thế, thày giáo cô giáo khi dạy học cần phải có đức tin để nhìn nhận Thiên Chúa hiện diện trong học sinh của mình: tôn trọng và cầu nguyện Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trong linh hồn học sinh của mình.
9-Trường Kitô-giáo được tạo nên bởi những con người cho con người.
Nhân vị trong mọi cá nhân đều có những nhu cầu với tính nết riêng của mình. Và chính con người ấy là trung tâm điểm trọng đại của Lời Giảng Dạy của Chúa Yêsu Kitô. Nhớ rằng Thiên Chúa đã Tạo Nên từng linh hồn một và mỗi linh hồn con người có trách nhiệm cá biệt đối với chính bản thân. Và mỗi một con người có riêng cái cá tính của mình. Đó là điểm trọng đại trong sư phạm Kitô. Thày giáo cô giáo phải tôn trọng con người trong từng học trò hoặc sinh viên của mình là vì lý do đó. Và thày cô phải biết tính tình, tâm lý từng người học trò của mình mới hòng giáo dục và dạy bảo được người học trò của mình.
Vì vậy cho nên Ngôi vị của mỗi cá nhân được tôn trọng và đề cao trong trường học Kitô. Mỗi cá nhân đều là một con người đã được Thiên Chúa dựng nên giống Hình Ánh Ngài. Chân lý ấy đã được đề cao và xác tín: là chân lý nền tảng của giáo dục Kitô vậy.
Qủa quyết như vậy về con người tạo nên mối liên hệ với Chúa Kitô, và trong Chúa Kitô chúng ta mới tìm thấy đầy đủ chân lý về con người. Vì thế, giáo dục Kitô nỗ lực giúp con người, từng cá nhân một, được phát triển toàn diện và được tăng trưởng liên tục cho đến mức trọn hảo do Chúa Kitô đã chỉ định:"Hãy trở nên trọn lành hòan hảo như Cha trên trời là Đấng trọn lành hoàn hảo hoàn thiện"(Mt. 5:48). "Nếu ngươi muốn nên trọn lành....." (Mt.19:21; Luke:1:17 ; 6:40; 8:15; John:4:34; 5:36)
Và còn nhiều huấn dụ khác trong Kinh Thánh, trong các Thánh Thư...cũng nói đến sự trọn lành, hoàn hảo chỉ định cho thế nhân. Lòng xác tín ấy về sự hoàn hảo trong con người trở nên một khẩu hiệu cho trường Kitô. Và theo nguyên lý ấy thì trường Kitô là lò luyện những con người có một nhân vị can trường,hướng thượng, luôn luôn chiều về sự thiện, sẵn sàng giúp đỡ tha nhân và là những công dân hảo hạng cho đất nước dân tộc và cho tòan thể nhân loại.


Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang