Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Khoảng cách giàu nghèo ở châu Á đang gia tăng

(13/04/2012 16.25 PM)
  Báo cáo của ADB cho thấy kinh tế phát triển bình thường dù không đều nhưng xã hội gặp khó khăn
Châu Á phát triển nhanh chóng đang bỏ lại hàng triệu người phía sau, theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) phát hành hôm 11-4.
Báo cáo có tựa đề Triển vọng Phát triển châu Á 2012 còn dự đoán kinh tế của Myanmar sẽ tăng trưởng và nước này “cần thực hiện một chương trình cải cách toàn diện để thể hiện tiềm năng của mình và giảm nạn đói nghèo đang tràn lan”.
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn đe dọa sự ổn định trong khu vực, theo báo cáo. “Lẽ ra có thêm 240 triệu người nữa có thể thoát khỏi nghèo khổ trong 20 năm qua nếu ổn định được sự bất bình đẳng thay vì gia tăng như từ những năm 1990”, Changyong Rhee, chuyên viên kinh tế của ADB, nhận định.
ADB dự đoán Myanmar sẽ có mức tăng trưởng GDP là 6% trong năm tài chính 2012, cao hơn so với khoảng 5,5% trong năm 2011. Triển vọng kinh tế của Myanmar được hỗ trợ bởi các chính sách cải cách gần đây và dự kiến tăng xuất khẩu khí đốt.
“Myanmar đang có nhiều động thái đúng đắn để khôi phục nền kinh tế, đặt nền tảng cho việc tăng đầu tư nước ngoài và xuất khẩu hàng hóa kèm theo thay đổi tiền tệ, cải cách đất đai và khuyến khích nộp thuế” – Craig Steffensen, giám đốc quốc gia Thái Lan của ADB, nói.
“Đối với Myanmar, để đảm bảo tăng trưởng bền vững và mang lại lợi ích cho toàn dân, chính phủ sẽ phải gia tăng cải cách và đẩy mạnh đầu tư giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng”.
Báo cáo còn đánh giá kinh tế của các nước khác như:
Mông Cổ : Nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhưng chính sách tài chính phải cân đối nhu cầu ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế lâu dài mang lại lợi ích cho tất cả người dân Mông Cổ.
Indonesia : Phát triển cơ sở hạ tầng chậm chạp, nhất là trong các lĩnh vực vận tải và năng lượng, sẽ tiếp tục là trở ngại chính cho tăng trưởng kinh tế.
Cambodia : Mất cân đối kỹ năng chuyên môn và nguồn vốn nhân lực vốn gia tăng trong vài năm qua, cho thấy cần liên kết trường học và cơ sở đào tạo nghề với cộng đồng doanh nghiệp chặt chẽ hơn, để nâng cao chất lượng và phù hợp với nhu cầu thị trường.
Trung Quốc : Tình trạng thu nhập không đồng đều ngày càng gia tăng và quan ngại về môi trường nhấn mạnh nhu cầu tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh mô hình phát triển thân thiện môi trường và cân đối hơn.
Ấn Độ : Hy vọng nới lỏng chính sách tiền tệ sau một thời gian dài liên tục lạm phát và giá cả tăng cao có thể giúp kích thích đầu tư trong năm tới, nhưng ảnh hưởng của nó có thể bị hạn chế cho đến khi những rào cản như quy định về môi trường và mua bán đất đai, vốn đang cản trở cả nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài, được giải quyết.
Philippines : Các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ chính tiến triển chậm chạp, thu nhập không đồng đều gia tăng, phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu hàng điện tử và tiền gửi về từ nước ngoài, và công nghiệp đình trệ vẫn còn là những trở ngại cho nền kinh tế của nước này. Ngành công nghiệp không thể thúc đẩy hệ thống cung cấp do cơ sở hạ tầng kém và môi trường kinh doanh cồng kềnh làm hạn chế việc tạo công ăn việc làm được trả lương cao vốn cần thiết để giảm nghèo khổ.
Malaysia : Chi phí chính phủ trợ cấp cho nhiêu liệu, lương thực chính, điện, y tế và giáo dục tăng từ 1,3% tổng chi tiêu trong năm 1990 lên 14,3% trong năm 2011. Trợ cấp hạn chế lạm phát, nhưng giảm ngân sách dành cho phát triển kinh tế và xã hội, lạm dụng sự phân phối nguồn lực. Phần lớn tiền trợ cấp nói chung làm lợi cho người tiêu dùng, học sinh sinh viên và công ty, hơn là người nghèo do xác định mục tiêu không thích hợp.
 
Ban đặc trách Á châu của ucanews.com từ Bangkok
(Nguồn: UCAN)

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang