Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Chúa nhật 21 Thường niên, năm B 26.8.2012 "LỜI BAN SỰ SỐNG"


Lời Chúa: Ga 6, 54a.60-69
Khi nghe Ðức Giêsu tuyên bố: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời”, nhiều môn đệ của Người liền nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” Nhưng Ðức Giêsu tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông: “Ðiều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? Thế thì anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống. Nhưng trong anh em có những kẻ không tin”.

Bài giáo lý ngày thứ tư (8A 25)


Nguyễn Học Tập - Điện Tông Đồ Castel Gandolfo, buổi yết kiến ngày thứ tư 22.08.2012.

ĐỨC TRINH NỮ ĐƯỢC CHÚC PHÚC, MARIA NỮ VƯƠNG.
ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI
Anh Chị Em thân mến,
hôm nay phụng vụ nhắc lại ngày kính nhớ Đức Trinh Nữ Được Chúc Phúc Maria, được cầu xin với tước hiệu "Nữ Vương".
Đây là một ngày lễ mới được thiết lập gần đây, mặc dầu có nguồn gốc và lòng tôn kính xa xưa. Thật vậy, được thiết định bởi Đấng Đáng Kính Pio XII, năm 1954, nhân vào lúc cuối Năm Kính Mẹ Maria, được thiết lập ngày 31 tháng 5 (cfr Lettera enciclica Ad caeli Reginam, 11.10.1954: AAS 46 (1954), 625-640).

Nhà xuất bản Vatican liên kết với Hãng Apple


VATICAN - Nhà Xuất bản Vatican và Hãng Vi tính Apple liên kết trong việc phổ biến các tác phẩm huấn giáo của ĐTC Bênêđictô XVI dưới dạng kỹ thuật số (digital), qua các máy tablet và smartphone.
ĐTC Bênêđictô XVI là một trong những nhà thần học Công giáo được đọc nhiều nhất trên thế giới. Các sách của ngài đã được dịch ra hàng chục ngôn ngữ và một số trở thành sách bán chạy nhất. Danh mục các sách của ngài gồm hơn 100 tựa đề, không kể những tuyển tập các bài diễn văn, sứ điệp, bài giảng hoặc các bài phát biểu của ngài.

Bổn phận gửi các thừa sai đi truyền giáo và trợ giúp các Giáo Hội nghèo


Trong tháng 9 tới đây Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu công giáo toàn thế giới cầu xin cho các cộng đoàn Kitô sẵn sàng gửi các thừa sai linh mục và giáo dân đi truyền giáo và gia tăng trợ giúp cụ thể cho các Giáo Hội nghèo nhất.
Ngay từ thời khai sinh, Kitô giáo đã mang sắc thái đại đồng, vì bao gồm các tín hữu thuộc mọi chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, không phân biệt và kỳ thị ai. Mọi người đều là anh chị em với nhau, con của cùng một Thiên Chúa là Cha, đều là môn đệ của và là em của Đức Giêsu Kitô Trưởng Tử, và đều sống Tin Mừng yêu thương. Do đó, việc chia sẻ với nhau và cho nhau đã được kitô hữu thực thi ngay từ ban đầu như kể trong sách Công Vụ: “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu” (Cv 2,44-45).

ĐTC đề cao tinh thần đồng trách nhiệm của giáo dân


VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 đề cao tinh thần đồng trách nhiệm của giáo dân trong đời sống và hoạt động của Giáo Hội.
Ngài nhắc lại lập trường trên đây trong Sứ điệp gửi các tham dự viên Đại hội kỳ 6, quen gọi là “Diễn đàn quốc tế” của Phong trào Công Giáo tiến hành, nhóm tại thành phố Iasi bên Rumani từ ngày 22 đến 26-8-2012 với sự tham dự của các Đại biểu phong trào đến từ 35 nước thuộc 4 đại lục trên thế giới. Diễn đàn có chủ đề “Giáo dân Công Giáo tiến hành: đồng trách nhiệm trong Giáo Hội và xã hội”, nhằm cổ võ sự tham gia của giáo dân vào đời sống giáo xứ và cộng đoàn, nhất là qua việc học hỏi và thi hành các nguyên tắc Giáo huấn xã hội Công Giáo.

Tình đời thay trắng đổi đen!


Con người thường đổi trắng thay đen. Lòng người thường thay lòng đổi dạ khiến cho nhiều người đã chua chát nhìn đời mà bảo rằng: “Còn tiền còn bạc còn đầy tớ. Hết tiền hết bạc hết ông tôi”. Người ta gắn bó với nhau thường là vì tình, vì tiền và quyền lợi. Và một khi quyền lợi của mình bị lung lay, họ liền thay lòng đổi dạ để rồi “gió chiều nào xuôi theo chiều đó” để được an toàn bản thân. Xem ra tình cảm giữa con người với nhau thật mong manh. Mọi quan hệ đều được liên kết với nhau bằng những quyền lợi và nghĩa vụ phải thi hành với nhau. Tình đời thường thay trắng đổi đen nên mới có chuyện “ông ăn chả bà ăn nem”. Bất trung và phản bội với lời đoan hứa thường là sự mất tín nhiệm nơi nhau và hậu quả là chẳng ai tin ai, ai cũng lo cho chính mình để khỏi bị thiệt hại bản thân.

Tấm Khăn Liệm thành Torino (2)


Phỏng vấn giáo sư Bruno Barberis
Vào hạ tuần tháng 5 năm nay giáo sư Bruno Barberis, chuyên viên nghiên cứu Tấm Khăn Liệm thành Torino, đã thuyết trình các bài cuối cùng trong chương trình khóa học lấy bằng chuyên môn về khoa nghiên cứu Tấm Khăn Liệm, do đại học giáo hoàng Nữ Vương các Tông Đồ ở Roma tổ chức.
Giáo sư Barberis đã bắt đầu nghiên cứu Tấm Khăn Liệm thành Torino năm 1975, và từ năm 1977 giáo sư là thành viên “Huynh đoàn Tấm Khăn Liệm Rất Thánh thành Torino” và của “Trung tâm quốc tế Khoa Tấm Khăn Liệm học”, là cơ quan tổ chức các cuộc nghiên cứu và tìm hiểu Tấm Khăm Liệm. Giáo sư là tác giả của hơn 20 cuốn sách và hơn 150 bài viết về Tấm Khăn Liệm trên bình diện khoa hoc cũng như trên bình diện phổ biến kiến thức đại đồng. Các bài nghiên cứu này được đăng trên các tạp chí khoa học và nhật báo Italia và quốc tế. Giáo sư cũng đã chủ tọa 2.000 buổi diễn thuyết về Tấm Khăn Liệm trong nước Itaia cũng như tại hải ngoại.

Niềm hy vọng


THỨ BẢY, 25 THÁNG 08 2012 09:10 BBT WTGP HN
Đây là câu chuyện có thật do chính tác giả kể lại. Mời bạn cùng cảm nghiệm...
Tôi là Carlos Sievert Callejo, 63 tuổi, bác sĩ chẩn đoán bị ung thư gan hồi tháng 1-1999. Sau một năm buồn bã, đau khổ, tuyệt vọng, tôi lại tin vào THIÊN CHÚA. Tôi thoát "án tử" mà bác sĩ đã tiên báo. Tôi vui sống và kể lại "kinh nghiệm đau thương" cho các bệnh nhân ung thư nghe để họ không tuyệt vọng về cái chết được báo trước. CHỈ CÓ THIÊN CHÚA BIẾT MỌI SỰ.
Hồi trẻ, tôi rất khỏe mạnh và đầy sức sống. Tôi là đội trưởng đội bóng rổ và bóng đá Don Bosco, tôi khá hầu hết các môn thể thao và các hoạt động ngoại khóa.
Giữa năm 1998, vợ tôi thấy có điều gì đó khác ở tôi và nói tôi lưu ý. Nàng cảm thấy tôi không còn như trước nên nhận biết khi tôi sụt cân, yếu sức và hay cáu gắt. Vợ tôi cương quyết bắt tôi đi xét nghiệm.

Trong Thánh lễ có được thay đổi vị chủ tế không?


THỨ BẢY, 25 THÁNG 08 2012 09:08 BBT WTGP HN
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Khi một linh mục được cử làm cha xứ mới, tôi thấy một điều mà tôi chưa hề thấy trước đó – các cha thay nhau làm chủ tế trong Thánh lễ. Bối cảnh: Khi vắng mặt Giám mục, Đức Ông A đại diện cho ngài. Bắt đầu lễ, Đức ông A là chủ tế, mang y phục phụng vụ, trong khi linh mục V không mang áo lễ. Sau khi Đức ông A giảng xong, chúng tôi có một nghi lễ nhận chức của cha xứ. Đức ông A yêu cầu chúng tôi đưa bàn tay ra; sau khi ngài đọc lời nguyện, ngài cởi áo lễ; và từ lúc ấy, cha V là chủ tế. Nếu có Giám mục ở đó, tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu ngài chuyển giao vai trò chủ tế trong Thánh Lễ. Tôi muốn hỏi thêm điều khác. Vào chủ nhật kế tiếp, cha rước sách Bài đọc trước khi đọc sách, ngay sau phần thú tội. Chúng tôi không có sách Tin Mừng, cũng không có Phó tế trong giáo xứ. Người đọc bài đọc thứ hai rước sách từ cuối nhà thờ đi lên, dẫn đầu là hai người giúp lễ, cúi đầu trước bàn thờ, rồi đi tới bục đọc sách, nâng cao sách trước cộng đoàn, sau đó đưa cho người đọc bài thứ nhất đang đứng chờ để đọc. Mới đây, chúng tôi ngưng việc rước sách, khi cha xứ nói rằng việc rước sách Tin Mừng phải do một phó tế thực hiện. - J.V., Auckland, New Zealand

Vấn đề Đức Tin


THỨ BẢY, 25 THÁNG 08 2012 09:07 BBT WTGP HN
(Chúa nhật XXI TN, năm B)
Tin hay không tin là "chấp nhận" hoặc "từ chối". Một "biên độ" rất mong manh. Rất đơn giản, nhưng cũng rất phức tạp. Sự giằng co đó luôn xảy ra, thế nên cần phải đứt khoát mau mắn. Chỉ trong tích tắc mà các vị tử đạo dám dứt khoát khước từ sự sống để bước theo Đức Kitô. Bởi vì "chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa" (Ep 4:5). Bổn phận của chúng ta là TIN YÊU và THỜ KÍNH chỉ MỘT THIÊN CHÚA mà thôi!
Lên đầu trang