Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Lễ hiện xuống khởi nguyên xây dựng nên Giáo Hội

+ Hồng y L. J. Suenens
Người dịch
Nguyễn đăng Trúc
Nhu cầu khẩn thiết nhất của Giáo Hội luôn là sống Ngày Hiện Xuống (Đức Phaolô VI)

Khi từ giã các tông đồ để về trời, Chúa Giêsu dặn dò các vị đừng đi xa khỏi Giêrusalem, nhưng đợi chờ lời hứa của Chúa Cha; Ngài nói với họ: “Anh em đã từng nghe Thầy nói: Gioan làm phép rửa bằng nước, còn anh em trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần”. (Cv. 1,4-5)
Vâng lời Thầy, các tông đồ trở lại Giêrusalem, đến Nhà Hội, nơi “Phòng Cao”, là chỗ họ thường gặp gỡ nhau. Họ ở đây chờ đợi lời hứa ấy được thực hiện; họ chung lòng kiên trì cầu khẩn, mong chờ và hy vọng, hiệp thông với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu.
Sách Tông đồ Công vụ kể lại sự kiện Chúa Thánh Thần xuất hiện cho nhóm tiên khởi gồm một trăm hai mươi môn đệ, trong ngày Hiện Xuống, qua một cơn gió mạnh làm rung chuyển ngôi nhà, và qua những lưỡi lửa giống nhau đổ xuống trên đầu mỗi người.

Sự khả tín của Sứ Điệp Fatima

Với biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, người ta có thể nói được một cách chắc chắn rằng kỷ nguyên của Mẹ Maria đã đạt tới điểm cao tột đỉnh. Và tất nhiên, cũng không một ai có thể cho rằng đó là một việc tình cờ hay một sự ngẫu nhiên được, khi những biến cố siêu nhiên lạ lùng xảy ra từ ngày 13 tháng 5 cho tới ngày 13.10.1917 tại Fatima, lại xảy ra hoàn toàn trùng hợp cùng một thời điểm với cuộc cách mạng Bon-sờ-vít, cuộc bùng nổ của phong trào cộng sản vào tháng 10 năm 1917 tại Mạc-tư-khoa, khởi đầu cho kỷ nguyên cộng sản quốc tế vô thần, chủ trương duy vật và hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa cũng như toàn bộ công trình sáng tạo vũ trụ của Người. Từ đây hai kỷ nguyên mới đại diện cho hai thế lực hoàn toàn đối lập nhau đã bắt đầu.

Điều gì làm nên con người?

Bạn có biết übermensch (siêu nhân – Đức ngữ) của Nietzsche? Hơi khó để xác định điều đó thực sự có ý nghĩa gì, nhưng để bắt đầu thì phải nói đến một siêu nhân – và theo triết lý của ông, siêu nhân là người tạo nên các giá trị mới – những điều xuất hiện khi Chúa chết hoặc ngừng hiện hữu.
Tôi không biết có nên lắng nghe một triết gia vô thần hay không, hoặc có nên tin ông ta nói về con người hay không. Ngày nay, những gì tạo nên một con người thì thường bị che khuất bởi các ý tưởng của con người theo lối sống tình dục và ưa mua sắm. Không phải là không có gì sai với điều đó.
Vấn đề là yếu tố cá nhân của con người hiện đại đã che giấu những gì mình theo đuổi sự hiệp nhất với Thiên Chúa. Giống như một người theo đuổi khái niệm trở thành “siêu nhân cá thể”, quên chính trách nhiệm của mình là một Kitô hữu. Con người hiện đại nghĩ rằng Kitô giáo làm nên con người!

Các bài suy niệm LỄ HIỆN XUỐNG – Năm B

Lời Chúa: Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23
  MỤC LỤC
1. Chúa Thánh Thần
2. Ra đi-tha thứ – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
3. Ý nghĩa cuộc sống
4. Chúa Thánh Thần
5. Nói được các thứ tiếng
6. Hãy nhận lấy Thánh Thần
7. Người thổi hơi vào các ông
8. Lửa Thánh Thần – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
9. Đấng đổi mới - ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
10. Đấng ban Sự Sống - ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
11. Niềm vui bởi Chúa Thánh Thần - Achille Degeest
12. Chúa và nguồn sinh khí
13. Chân lý đòi hỏi rất nhiều - Achille Degeest
14. Thần Khí đổi mới
15. Hơi thở của Thiên Chúa
16. Vai trò của Thần Khí – McCarthy

Chôn sống

“Chôn một người đang còn sống có là tội ác không?”
Giữa dòng đời đang trôi chảy với mọi sự được coi là bình thường, nó tự hỏi như thế vì chợt giật mình nhận ra một vấn đề, một vấn đề rất thường nhưng lại rất hại, có chi tiết nhỏ nhưng hậu quả lại to. Nó thấy rợn người dẫu rằng đối với một kẻ vô tâm thì cái rợn người ấy chỉ là biểu hiện của một sự nhạy cảm quá đáng. Ngày xưa nó cũng thế. Nhưng gần đây, chứng kiến một biến cố, nó chợt nhận ra điều quý giá nhất của cuộc đời một con người và từ đó nó hạ quyết tâm sống nghiêm túc cái gọi là tương quan.

Đức Giêsu và những người trẻ (3)

THỨ NĂM, 24 THÁNG 05 2012 09:02 BBT WTGP HN  
 
Bài 3
Người trẻ hiếu động
(x. Lc 10, 38-42)

marta-maria

Câu chuyện Tin Mừng
Trong khi thầy trò đi đường, Đức Giê-su vào làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mác-ta đón Người vào nhà. Cô có người em gái tên là Ma-ri-a. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. Còn cô Mác-ta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói : "Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay !" Chúa đáp : "Mác-ta ! Mác-ta ơi ! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá ! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi".

Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần dạy chúng ta kêu lên ”Abba, Cha ơi!” khi cầu nguyện


Kitô giáo không phải là một tôn giáo của sự sợ hãi, mà là tôn giáo của lòng tin tưởng và của tình yêu thương đối với Thiên Chúa Cha, là Đấng yêu thương chúng ta. Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần dạy chúng ta kêu lên "Abba, Cha ơi!" khi cầu nguyện.

 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với hơn 50.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 23-5-2012. Ngoài các đoàn hành hương Bắc Mỹ và Âu châu còn có các đoàn hành hương Á châu như Ấn Độ, Philippines và Nam Hàn. Từ Phi châu có đoàn hành hương đảo Mauritius. Trong khi từ châu Mỹ Latinh có tín hữu các nước Argentina, El Salvador, Mêhicô và Brasil.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha tiếp tục đề tài lời cầu nguyện theo các thư của thánh Phaolô. Thánh Phaolô là bậc thầy cầu nguyện lớn lao dạy chúng ta hướng tới Thiên Chúa với các từ vựng trìu mến của con cái bằng cách gọi Thiên Chúa là "Abba, Cha ơi". Đó đã là điều Chúa Giêsu làm; cả trong lúc thê thảm nhất trong cuộc sống dương thế của Người, Chúa Giêsu đã không bao giờ đánh mất sự tin tưởng nơi Thiên Chúa Cha, và đã luôn luôn khẩn nài Người với sự thân tình của Con yêu dấu. Trong vườn Giệtsêmani, khi cảm thấy nỗi âu lo của cái chết, lời cầu của Người là "Abba, Cha ơi! Mọi sự đều có thể, xin cất chén này xa con! Nhưng xin đừng theo ý Con, mà theo ý Cha" (Mc 14,36).

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử


Giới thiệu Bộ Sưu tập Thơ Công giáo “Có một Vườn thơ Đạo” 
Ngày 22-9-2012 tới đây sẽ là kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử. Đây là một niềm vui cho giới Công giáo vì nhà thơ được công chúng biết đến rộng rãi nhất và được thương mến nhiều nhất này là một tín hữu Công giáo trẻ, chết lúc mới 28 tuổi. Sự kiện này đồng thời cũng khiến chúng ta nhớ đến những khó khăn rất lớn mà Giáo hội Công giáo Việt Nam đang gặp phải trên lãnh vực văn hóa.
Lên đầu trang