Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Môi trường sống có ảnh hưởng tới Thánh Phêrô và Phaolô

Ngày nay, người ta nói tới “môi trường” ảnh hưởng tới con người sống trong môi trường đó rất nhiều: sức khỏe, đạo đức v.v…, ngày xưa vẫn có.
Câu truyện chọn “đất cho con sống” của bà mẹ Thầy Mạnh Tử thời xưa vẫn con nóng hội đối với thời nay: bà sống ở gần nghĩa trang, bé Mạnh Tử bắt chước người ta đào huyệt, bắt chước người ta lăn ra khóc thảm thương, dời nhà đi sống gần chợ, bé Mạnh Tử bắt chước buôn bán, ăn nói gian dối, lại dời nhà đến bên cạnh trường học, bé Mạnh Tử bắt chước người ta sống lễ phép, học hành chữ nghĩa, bà mừng…
Thánh Barnaba sống ở Sip (Chypre), thánh Phaolô sống ở Tarxô vùng đất dân ngoại đối với Do thái mặc dầu cũng có người Do thái sống ở đó. Phải tiếp xúc với dân ngoại thờ nhiểu thứ thần, đời sống luân lý của dân ngoại đầy thứ “dâm ô” v.v…, nhưng các ngài đã sống là “sống với người ta” nên phải chấp nhận con ngừời của họ. Chắc chắn là không thể gọi họ là “đồ chó”, coi họ như chó mà Chúa Kytô cũng thỉnh thoảng nhắc đế: “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con”(Mt 15, 26).

Đi giảng cho dân ngoại, các ngài đã tiếp đón dân ngoại, không bắt họ phải chịu “cắt bì” nghĩa là theo đạo Do thái trong khi một số Biệt phái trở lại chống lại các ngài nghĩa là bắt dân ngoại trở lại phải giữ luật Do thái. (x. CVTD 15,5). Vấn để hết sức lớn lao đối với Hội Thánh thời đó .
Tuy nhiên các ngài vẫn ý thức phải tủng phục quyền Tông đồ do Chúa Kytô thiết lập. Và sách Công đồ Công vụ đã cho biết các ngài về Gierusalem xin chỉ thị của các Thánh Tông đồ. Các Tông đồ họp Công đồng và đưa ra quyết định: “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điếu cần thiết nầy: kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, không ăn huyết, không ăn thịt con vật máu còn chứa trong con vật, tránh gian dâm” (xem CVTD 15, 28-29). Sau nầy thánh Phaolô còn giúp giải quyết nốt của cúng: Tất cả những gì bán ngoài chợ, anh em cứ việc ăn ‘bởi vì trái đất và muôn vật muôn loài trên trời dưới đất đều là của Chúa (I Cor 10,25). Và một sáng kiến táo bạo: “Nếu có ngườì ngoại nào mời anh em (tới nhà) anh em cứ ăn tất cả những gì người ta dọn ra” (I Cor 10, 27) .
Nếu so sánh thánh Phaolô, thánh Banaba với thánh Phêrô chẳng hạn, sống ở quê nhà “rặt Do thái”, ta thấy thánh Phêrô phải cố gắng nghe theo Chúa Thánh Thẩn mới tiếp xúc với dân ngoại: “Phêrô thấy trời mở ra và một vật gì sà xuống trông như một tấm khăn lớn buộc bốn góc thả xuống đất. Trong đó có mọi giống vật bốn chân va rán rít sống trên đất, cùng mọi thứ chim trời. Có tiếng phán bảo ông: “Phêrô, đứng dậy làm thịt mà ăn! Phêrô thưa: “Lạy Chúa, không thể được vì không bao giờ con ăn những gì ô uế và không thanh sạch”. Lại có tiếng phán bảo ông lần thứ hai: “Những gì Thiên Chúa đã tuyên bố là thanh sạch thỉ ngươi chớ gọi là ô uế”… Ông Phêrô còn đang phân vân tự hỏi thị kiến ông vừa thấy có ý nghĩa gì thì những người ông Cornelio sai đi đã hỏi ra được nhà ông Phêrô ở… (CvTđ 10,11-17). Vào nhà Cornelio, “Phêrô nói với họ thì Thánh Thẩn đã ngự xuống trên tất cả những người đang nghe Lời Thiên Chúa, những tín hữu thuộc giới cắt bì cũng đến đó với ông Phêrô đều kinh ngạc vì thấy Thiên Chúa cũng ban Thánh Thần xuống trên các dân ngoại nữa bởi họ nghe những người nầy nói các thứ tiếng lạ và tán dương Thiên Chúa. Bấy giờ, Phêrô nói rằng: “Những người nầy đã nhận được Thánh Thần cũng như chúng ta thì ai có thể ngăn cản chúng ta lấy nước làm phép rửa cho họ? Rồi ông truyền làm phép rửa cho họ nhân danh Đức Giêsu Kytô” (CvTd 10, 44-48). Và chắc chắn thánh Phêrô đã ăn uống với dân ngoại .
Nhưng khi đến Antiokia, Phêrô bị Phaolô phê bình rất mạnh: “Nhưng khi ông Kêpha đến Antiokia, tôi đã cự ông ngay trước mặt vì ông đã làm điều đáng trách. Thât vậy, ông thường dùng bữa với người gốc ngoại giáo trước khi có những người của ông Giacôbê đến, nhưng khi những người nầy đến, ông lại né tránh và tự tách ra vì sợ những người cắt bì. Những người Do thái khác cũng theo ông mà giả hình giả bộ khiến cả ông Banaba cũng bị lôi cuốn mà giả hình như họ” (Galata 2, 11-12).
Nhưng thánh Phaolô không cứng nhắc như ta tưởng đâu bằng chứng là: “Ông Phaolo muốn Timotê cũng lên đường với mình nên đã đem ông đi làm phép cắt bì, vì nệ các người Do thái ở nơi ấy” (TdCv 16, 3).
Từ bài học môi trường ảnh hưởng tới cuộc sống, ông bà ta khuyên “nhập gia tùy tục” và các nhà thừa sai ngoại quốc đã cố gắng sống như vậy, nhưng còn ta với ta có một thực tế, người ở tại địa phương dễ dàng phục vụ người sống ở địa bản đó.

Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô 2012
Lm Fx Nguyễn Hùng Oánh

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang