Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Đức Giêsu ở giữa chúng ta

Tác giả Karl Rahner
Giuse Nguy
n Cao Lut OP chuyển dịch
Sur l’eucharistie”,
Paris: 1966, trang 13-45; 65-77

1. Thánh Th, bí tích ca thân phn con người
Trước hết cần đặt câu hỏi: Điều gì xảy ra khi chúng ta cử hành nghi thức Thánh Thể. Câu trả lời thật đơn giản, đó là bữa tiệc của Chúa, đánh dấu khởi điểm việc Người chịu khổ nạn và cuộc khổ nạn ấy đang trở thành một thực tại giữa chúng ta và vì chúng ta. Để hiểu ý tưởng ấy, cần suy nghĩ về hai điểm: bản chất của bữa tiệc đó là gì? Đâu là ý nghĩa của sự hiện-tại-hóa giữa chúng ta và vì chúng ta?
Chúa Giêsu đã làm gì khi Người cùng với các môn đệ cử hành bữa tiệc thánh? Phương thức trình bày đầy đủ nhất giúp hiểu được sự sung mãn và sự xúc tích vô lường về một biến cố như thế còn có thể nói với chúng ta rằng: giờ phút long trọng này là giờ phút Chúa Giêsu chấp nhận cái chết, giờ phó thác hoàn toàn nơi Chúa Cha để trở thành giá chuộc thế gian; đó cũng là giờ phút – dưới hình thức một bữa ăn, Người ban mình cho các môn đệ bằng chính việc chấp nhận cái chết – một việc chứng tỏ sự tín thác hoàn toàn của Người vào Chúa Cha.

Vi Đc Kitô: khai mào cái chết ca Người
Chúa Giêsu ngồi cạnh những môn đệ Người yêu mến được gọi là bạn hữu, những người tạo nên nhân tố đầu tiên của cộng đồng các tín hữu, cộng đồng những người tin tưởng sẽ được cứu thóat nhờ đức tin.
Người ngồi cạnh họ trong bàn tiệc: Như vậy, với tâm tình hiệp thông trung tín và yêu mến, tất cả cùng nhau chia sẻ một tấm bánh, một chén rượu, hoa màu của trái đất – Người mẹ nuôi dưỡng tất cả chúng ta, một việc quây quần như thế lại không tạo nên cảm tưởng thật gần gũi với những người thân yêu sao?
Và khi Người ngồi dùng bữa với những người thân yêu vào buổi chiều ngày hôm ấy, đó là lần cuối cùng: Người biết rằng Người sẽ lìa bỏ họ, một mình bơ vơ tiến sâu vào bóng tối tăm đầy ghê sợ và cô liêu của sự chết. Này, cái chết đã ở trước mặt Người. Phải, cái chết của riêng Người. Huyền nhiệm biết bao. Huyền nhiệm của một biến cố vĩ đại. Bởi vì đó là cái chết của Đấng Hằng Sống. Đó là cái chết của Đấng có sự hiện diện khác với sự hiện hữu của chúng ta, thứ hiện hữu do bản tính bẩm sinh và huyền bí đang đẩy chúng ta đến sự đổ vỡ riêng. Đó là cái chết của Đấng có sự hiện hữu trái với luật lệ thâm sâu của bản tính chúng ta, đang đẩy chúng ta vào cõi hư không này, nơi mà tâm trí chúng ta tin rằng có thể quên được lầm lỗi của mình. Cái chết là hình thức của thân xác do bởi lỗi lầm mang đến. Cái chết là số phận của chúng ta. Cái chết là công trình của chúng ta, đồng thời cũng là nỗi ray rứt của chúng ta. Bởi vì cái chết là hành động duy nhất của riêng chúng ta, nhưng lại là một hành động – do chúng ta – nghiền nát và hư vô hóa chúng ta khi chính chúng ta tạo ra nó, như thế, ai đưa dấu chỉ riêng biệt đó lên một cấp độ cao hơn thì người ấy ngăn cản sự viên thành chính bản tính chúng ta.
Đó là cái chết ấy Chúa Giêsu nhận lấy, và đó cũng là cái chết Người hướng tới, và mặc dù không có gì chung với nó, Người đã chấp nhận để cho sự sung mãn hiệp nhất và tinh tuyền của bản thân Người rơi vào vực thẳm phi lý ấy.
Tại sao Chúa Giêsu lại có một thái độ như thế? Thưa vì đó là ý định khôn thấu của Đấng, vào giờ khắc đó, đang tiếp nối trong việc tôn vinh danh Cha. Bởi vì cái chết như thế biểu tượng cho số mệnh của chúng ta. Ôi – vì huyền nhiệm cao siêu, lòng tuân phục và lòng yêu mến đáng kính thờ! Ngay giữa vực thẳm khôn dò của hư không và hoang vắng của cái chết, Người vẫn giữ được mối hiệp nhất với Thiên Chúa và với chúng ta.
Và với cái chết, Người chấp nhận mọi điều còn lại, chấp nhận tất cả những gì xuất phát từ khoảng không vô định, bất động và hư vong này: Đó là sự u tối tinh thần và yếu kém đức tin nơi các môn đệ, nỗi đau đớn nơi thân xác Người, sự phản bội, sự bỏ rơi của dân Người, sự ngu dốt tàn bạo và ghê sợ của giới cầm quyền, sứ vụ thất bại và công việc dở dang. Trước mặt Đức Giêsu là chén đắng tột cùng của đời Người. Người trân trọng cầm lấy, đưa mắt nhìn vào cõi sâu tăm tối, rồi đưa lên môi. Đó là lúc khởi đầu với đầy đủ ý thức và chấp nhận điều mà chúng ta gọi là khổ nạn, cuộc khổ nạn của Con Người, hay vắn tắt là cái chết. Chính lúc ấy, điều không thể chấp nhận đã được chấp nhận, Sự Sống đồng hóa với cái chết, lỗi lầm được che đậy và phủ lấp nhờ sự tuân phục thánh thiện của tình yêu, đó là lúc ánh sáng không thể tắt đã chìm vào vực sâu thăm thẳm của bóng tối. Tuy nhiên tất cả những điều ấy, mặc dù xảy ra trong cuộc sống thường nhật và không có gì nổi bật do một cuộc sống với ý thức và hoàn toàn hướng về cái chết, lại là giá chuộc thế gian; đó lại là ơn cứu độ của chúng ta, đó là phiên toà nơi chúng ta nơi chúng ta được tha bổng, đó là tỏ cho biết rằng tình trạng tội lỗi không thể đẩy chúng ta vào cảnh khốn cùng, trái lại chúng ta vẫn sống dưới sự bảo trợ của Thiên Chúa, được lòng quảng đại và tình yêu của Người bao bọc.
Bữa tiệc ly là hành động đầu tiên trong cuộc khổ nạn. Nhưng hành động này lại hàm chứa tất cả điều cốt yếu của cuộc khổ nạn cứu độ. Bởi vì Chúa Kitô đã chấp nhận cuộc khổ nạn ấy, và việc chấp nhận ấy đã được công khai hóa bằng một loạt các hành vi và những lời lẽ thánh thiện, đến nỗi tinh thần của hy lễ mà Chúa Kitô sử dụng để nộp mình chịu chết và việc tín thác hoàn toàn theo thánh ý Chúa Cha, không chỉ được diễn tả bằng những cử chỉ bên trong, nhưng còn mặc lấy hình thức của một lễ tế phụng thờ đích thực.
Vi các môn đ: Bí tích v cái chết
Vào giờ phút long trọng này, sự hiện diện của Chúa Giêsu giữa những người thân yêu có một tính cách đặc biệt: đó là sự hiện diện của một lễ vật thiết tha chết cho họ. Chỉ còn thiếu một điều này là: bày tỏ cách rõ ràng giá trị cụ thể mà mỗi người đang có về cái chết đã được chấp nhận bởi Đấng sắp đón nhận nó; bày tỏ cách hữu hình thế nào là biến cố được diễn tả qua cái chết đem lại sự sống này, biến cố xác định chính Chúa thâm nhập vào tâm hồn của từng người, và sau cùng cho thấy thế nào là thực tại sâu xa và kỳ diệu của hiện hữu xuyên qua cộng đoàn do các môn đệ tạo nên, cũng như điều được diễn tả qua bữa tiệc này. Chính ở đó, như là một phiên toà, người ta cân nhắc trách nhiệm vĩnh cửu đồng thời quyết định phải luận phạt hay được ân thưởng muôn đời. Biểu lộ tất cả điều ấy sẽ đồng thời giúp hiểu được sự hiện diện của thực tại được tượng trưng.
Vậy, đó là lúc mà Chúa biểu lộ cách rõ ràng nhất, trong hiện hữu thể lý, qua việc nhấn mạnh đến tính hy tế thực sự trong hiện hữu của Người. Người biểu lộ vừa là Đấng Cứu Độ vừa là sự cứu độ, vừa là sự chết vừa là sự sống. Đó là ý nghĩa đích thực của những lời: Này là mình Thầy bị nộp vì anh em. Đây là máu Thầy đổ ra vì anh em. Và, do sức mạnh của lời sáng tạo, thực tại đã được biến đổi sách sâu xa trong khi kinh nghiệm cảm quan vẫn bình thường, vì thực tại ấy không còn đơn giản chỉ là hình tượng bên ngoài. Người ban cho các môn đệ của Người thân thể và máu Người dưới dạng bánh và rượu, là những dấu chỉ thường xuyên của hiệp nhất và yêu thương. Lúc ấy, trước mắt họ chương trình của Thiên Chúa bừng sáng, và rồi, sự mặc khải này biến thánh ý ấy thành một thực tại trước mặt họ: Nhờ tất cả giá trị của biến cố đã được dâng lên vì ơn cứu độ của họ, Chúa Giêsu đã thực sự trở thành ân điển cho họ và thấm nhập vào trong từng hiện hữu của mỗi người. Đó là ý nghĩa lời mời gọi của Chúa Giêsu: Anh em hãy cầm lấy mà ăn, này là mình Thầy, anh em hãy cầm lấy mà uống, này là máu Thầy, Máu Giao Ước Mới đổ ra cho hết mọi người.
Các môn đệ đã vâng lệnh Chúa, các ông cầm lấy bánh và rượu đã trở nên thân mình và máu Người. Nhưng khi làm việc ấy, đến lượt họ, họ bị nắm giữ, – bởi sức mạnh hoà giải chính là sự tuân phục trong tình yêu của Chúa, bị nắm giữ bởi cái chết của Chúa, mà trong cái hư không kinh khủng, đã phát sinh sự sống; họ tràn đầy ân sủng của Thiên Chúa, ân sủng đưa họ vào cõi khôn lường, vào trong ngọn lửa thánh thiêng, không phải để tiêu diệt nhưng là để cứu độ; từ đó họ nhận được tình yêu; và họ được bao phủ bởi tình yêu sẽ hiệp nhất họ với nhau ngay vào lúc mà mỗi người hoàn toàn cô độc với chính mình, chống cự lại những khủng khiếp của cái chết.
Nhưng trong khi đón nhận – như là của ăn – biến cố Chúa tuyên phán về ân sủng và thương xót, họ bắt đầu mở ra bữa tiệc vĩnh cửu, tại bàn tiệc, khi mà những dấu chỉ trần gian đã biến mất, Thiên Chúa hiến mình làm của ăn Vĩnh cửu cho những người được chuộc lại cách trực tiếp, trong vinh quang trọn vẹn của Người. Và trong khi ăn như thế, họ hướng mắt nhìn về ngày Người trở lại. Được gọi là ngày Quang Lâm, ngày mà Chúa sẽ hiện diện cách trọn vẹn, lúc ấy họ cử hành Giao Ước Mới và vĩnh cửu, ân sủng đã được ban cho họ và việc họ đón nhận cách tự do lại trở thành ân sủng được bảo đạm nhờ việc ăn bánh này, lương thực hiệp nhất họ với Chúa (chính Người là Giao ước) và họ với nhau, để được sống đời đời.
2. C hành Thánh Th
Đây là bữa tiệc, mà nhờ việc cử hành của Giáo hội, Chúa hiện diện đích thực giữa chúng ta và cho chúng ta.
Giáo hội chấp hành lệnh truyền của Chúa: Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy. Việc này, tức là việc Người đã thực hiện trong đêm Người bị nộp.
Mt quá kh không ngng hin din
Giáo hội cử hành việc Chúa đã làm và cũng dùng những lời lẽ như khi Chúa đã thực hiện, dưới hình bánh và rượu, ban cho cho các môn đệ mình và máu Người, tức là chính Người, như là bảo đảm để được sống vĩnh cửu.
Giáo hội cử hành viêc tưởng nhớ, cử hành việc “kỷ niệm” bữa tiệc tạo thành Giao Ước Mới. Nhưng phải ghi nhận rõ ràng rằng trong khi cử hành một chỉ cử cũng như đọc lại cùng những lời lẽ như Chúa Giêsu, Giáo hội không làm mới biến cố đã hoàn tất: thực vậy, sao lại có thể tái thực hiện một biến cố đã qua? Phải nói ngay rằng điều xảy ra trong đêm thánh ấy cũng đang diễn ra tại nơi chúng ta đang sống (lúc này và ở đây), cùng với những hoàn cảnh không gian và thời gian, với một sự hiện hữu sinh động và một sức mạnh cứu chuộc.
Làm sao có thể được như vậy? Nếu táo bạo tìm hiểu chút ít về huyền nhiệm thần linh này, chúng ta sẽ nói rằng: – Bữa tiệc là một điều gì đó hoàn toàn khác với sự kiện quá khứ, – và hành động vâng phục tuyệt đối, lòng yêu mến vô điều kiện và hoàn toàn hiến dâng của Chúa, thay vì biến mất trong cõi bao la của quá khứ, thì trong lúc này đây lại tạo thành một biến cố và mang lấy trong thời gian tính của nó một giá trị chính xác, bền vững và vĩnh cửu. Thực vậy, trong lĩnh vực tự do và lý trí, thời gian luôn là nguồn phát sinh vĩnh cửu. Chắc chắn rằng trong quyết định tự do vẫn có mang một nội dung tất nhiên sẽ qua đi với thời gian, nhưng chính yếu tính của việc quyết định, xét như được ghi lại cách tự do trong trái tim của con người thiêng liêng, đều đạt đến một giá trị vĩnh cửu.
Điều trên đây hoàn toàn đúng với biến cố Tiệc ly của Chúa. Vâng, việc gì được thực hiện một lần cho tất cả, điều ấy luôn “là”, “là” không hơn không kém. Điều này được tháp nhập vào sự vĩnh cửu của Thiên Chúa, điều này từ nay thuộc về sự viên mãn, mà tất cả những gì trong thời gian đã được rút ra khỏi dòng chảy của thời gian, nếu không thì sẽ rơi vào tình trạng không vững vàng. Thật vậy, nếu những hành động tự do của Chúa thực sự phát sinh từ cõi vô bờ của Ngôi Lời vĩnh cửu, và chúng là một thực tại tinh thần của con người xét như là hành động của Đấng là Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa, thì phải nói rằng, trong bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu không làm gì khác hơn là đưa ra một hành động với giá trị vững bền, thiết lập một giao ước mà Người nói rõ là “mới”, hoàn toàn mới mẻ.
Như vậy Chúa Giêsu mãi mãi và muôn đời là Đấng trong cuộc khổ nạn. Vừa là Đấng-chịu-đóng-đinh, vừa là Đấng Phục Sinh, là giá chuộc vĩnh cửu tiêu biểu qua thái độ phó thác theo chương trình huyền nhiệm của Thiên Chúa, là trái tim đầy lòng yêu mến, cho đến giờ vinh hiển, đã đụng chạm đến tận căn nỗi bất lực của con người và đã cảm nghiệm đến tận cùng tính hư không của việc quảng đại trao tặng chính mình.
Vâng, Chúa Giêsu trong hiện tại vẫn luôn là Đấng như Người là trong quá khứ. Vậy khi cử hành việc tưởng nhớ linh thánh, chúng ta loan báo cái chết của Người cho đến khi Người trở lại, câu chuyện mà chúng ta thể hiện, thay vì chỉ là một câu chuyện về một biến cố bị tan đi trong hương khói quá khứ, lại là lời loan báo một sự hiện diện đã đạt được một lần cho tất cả, một sự hiện diện mang đến giá trị vĩnh cửu trong cái chết được đón nhận vào đêm thứ Năm Thánh này, những yếu tố duy nhất thực sự qua đi, và phải qua đi để hành động dâng hiến trở thành một thực tại muôn đời tồn tại.
Chúa Giêsu Phục Sinh và vinh hiển vẫn được nhận biết nhờ lịch sử của Người. Không chỉ theo ý nghĩa mà các dấu vết còn lưu lại, nhưng bởi lịch sử ấy trở thành và tự nó vẫn là một thực tại không ngừng hiện diện, đó là trường hợp cái chết cứu độ của Chúa. Đó là chiến thắng trên cái chết, vì Chúa đã chết và đã phục sinh. Sự vinh thắng ấy vẫn luôn ở giữa cuộc sống hiện tại của chúng ta.
Chắc chắn rằng chúng ta đã có sự hiện diện thường xuyên của biến cố ấy. Trong mọi nơi mọi lúc, toàn bộ cuộc đời chúng ta đều ở dưới dấu chỉ của biến cố này, của cái chết của Đức Kitô, của Đấng đã đón nhận cái chết khi cử hành bữa tiệc Thánh Thể. Mãi mãi chúng ta vẫn là đám đông mà Người là Đấng Duy Nhất đã chết thay. Chúng ta luôn là những người được cứu chuộc, những người được Thiên Chúa tuyên bố tha bổng. Đời sống chúng ta sẽ luôn bắt nguồn từ biến cố này, một Biến Cố vĩ đại của lịch sử loài người. Điều còn lại là biến cố ấy đòi hỏi sự ưng thuận tự do của chúng ta, kêu gọi Đức tin chúng ta tự ý đón nhận. Và đó là lý do tại sao biến cố này được hoàn thành một lần cho tất cả, mãi mãi duy trì cách tốt đẹp giá trị của nó và luôn là quy luật cho đời sống chúng ta, cho cả nỗi vui cũng như nỗi bất hạnh muôn đời của ta, thì biến cố ấy phải được thể hiện sống động trong không gian và thời gian chúng ta đang sống; và rồi biến cố ấy phải vượt qua bề ngoài phiến diện của chính chúng ta, để đạt tới trung tâm của tự do và của lòng tin, ngõ hầu có thể thúc đẩy, duy trì những khả năng và đem lại nâng đỡ cần thiết. Và như thế, qua cử chỉ hữu hình của Nghi thức, chúng ta cử hành bữa tiệc thánh của Chúa Giêsu. Và đó cũng là lý do tại sao chúng ta cử hành bữa tiệc của Chúa chúng ta, qua nghi thức hữu hình bên ngoài. Đó cũng là lý do tại sao khi cộng đồng tín hữu vâng lệnh Chúa mà cử hành điều Người đã lập thì Người luôn hiện diện giữa họ. Đó cũng là lý do tại sao Người ban mình và máu Người làm của ăn cho những ai tin nơi Người, cho những ai yêu mến Người, cho những ai chấp nhận thái độ hiến dâng của Người khi đi vào mầu nhiệm khổ nạn của Người.
Hin din cu đ
Vậy khi Giáo hội cử hành việc Chúa đã thực hiện, việc Chúa muốn Giáo hội làm, và làm theo như ý Chúa muốn, theo nghi thức và phẩm trật, thì Chúa ở đó giữa chúng ta, Người ở đó với thực tại hữu hình của Ngôi Vị; Người ở đó, vị tư tế cao cả của công đồng tín hữu đang dâng lên Thiên Chúa cao cả toàn bộ thời gian và mọi giai đoạn của Lịch Sử; Người ở đó, lễ vật đã được hiến dâng vì chúng ta trước nhan Thiên Chúa uy linh chí thánh và chúng ta có quyền gọi lễ vật đó là lòng vâng phục và yêu mến của Chúa chúng ta. Người ở đó lễ vật được đặt vào tay chúng ta để việc cử hành tế tự, phụng vụ hiến tế đích thực, có thể làm cho hiến lễ chính Người đã dâng lên Thiên Chúa vĩnh cửu, một lần cho tất cả, được trở nên hữu hình. Người ở đó ân sủng được thấm nhập vào chúng ta như là bảo chứng cho đời sống vĩnh cửu. Người ở đó như là sợi dây hiệp nhất và yêu mến giữa chúng ta với nhau. Người ở đó, cùng với cái chết và sự sống của Người, hoa trái của chiến thắng trên sự chết. Người ở đó, như khúc dạo đầu cho cuộc biến đổi của thế giới và bảo chứng cho vinh quang Thiên Chúa vẫn không ngừng chiếu toả trên bóng tối của tội lỗi. Người ở đó, nguồn sinh lực, sức mạnh lôi kéo chúng ta cùng chết với Người để ân sủng của sự sống Người thanh tẩy chúng ta. Người ở đó, bạn đồng hành chia sẻ thân mật số mệnh của chúng ta.
Đó là những tước hiệu về sự hiện diện giữa chúng ta và vì chúng ta do Đức Giêsu đem lại trong việc cử hành Thánh Thể. Nhưng chúng ta còn có cái gì khác hơn nữa ngoài sự hiện diện đơn giản ấy: Đó là ân sủng của chính Chúa. Ân sủng ấy thâm nhập vào cơ cấu đời sống chúng ta, và việc tiếp nhận thân thể Người kết hiệp ta với Người. Giá trị vĩnh cửu của sự sống và sự chết của Người đi vào trong đời sống chúng ta và trở thành bảo chứng chắc chắn cho tương lai chúng ta. Tất cả điều ấy trở thành một trên bình diện Bí tích. Đối với chúng ta, điều đòi hỏi duy nhất là: tiếng Amen của lòng tin và lòng mến về công trình của Chúa hoàn thành nơi chúng ta.
Nếu nói được tiếng vâng như thế, nếu đưa vào trong việc cử hành này một cái gì của chính chúng ta, nếu trong lòng tin và lòng mến, chúng ta để những gì xảy ra giữa chúng ta và vì chúng ta bắt giữ lấy chúng ta, thì lúc ấy chúng ta được kết hợp vào tiếng “Vâng” của Chúa Con trước ý định cao cả khôn thấu của Cha vĩnh cửu, lúc ấy chúng ta bắt đầu bước vào tinh thần ca ngợi, thờ lạy trong chân lý và tạ ơn, lúc ấy chúng ta trở thành người dâng hiến đồng thời là lễ vật, hiến tế từ đôi tay và trái tim chúng ta sẽ hợp với Hy lễ Cao cả, lễ vật duy nhất không bị hoà tan trong cái mong manh và trống không; lúc ấy chúng ta là những người thờ lạy trong tinh thần và trong chân lý; lúc ấy chúng ta được liên kết với nhau nhờ những sợi dây phá tan mọi bất hoà và phân cách; lúc ấy chúng ta trở thành những hữu thể mới, là những người mà luật lệ của sự chết trở thành tự do của tinh thần, sự chết biến thành sự sống và thời gian chuyển thành vĩnh tồn. Một khi đón nhận Chúa như thế, tất cả được thu tóm trong cái vô biên của Thiên Chúa và trong tình yêu của Chúa Kitô, tất cả được giao hoà, mọi chướng ngại đều sụp đổ và mọi nẻo đường đều mở rộng.
Cũng như mọi Bí tích khác, Bí tích Thánh Thể chỉ có thể phát sinh hiệu quả nơi hữu thể tự do là chúng ta, xuyên qua lòng tin. Nhưng ở đây, để đi vào cuộc sống của chúng ta, lời hứa của ân sủng mà không có ân sủng ấy thì không có đức tin đã dùng nẻo đường khả giác, đó chính là nẻo đường bí tích đức tin, nẻo của mầu nhiệm đức tin tức là Bí tích Thánh Thể. Con đường ấy rất tốt đẹp đến nỗi đức tin và bí tích đặt song hành với nhau, và có thể nói, cả hai đều đến do ân sủng, là chính hoa trái của thực tại chứa đựng trong bí tích này: Sự hiện diện của Chúa và cái chết hoà giải của Người.
3. Mu nhim Thánh Th và mu nhim hin hu ca chúng ta
Là Kitô hữu, tức là chấp nhận phải luôn trở thành mới mẻ và xác thực hơn tình trạng mình đang là; đàng khác còn thú nhận rằng mình vẫn luôn ở bước khởi đầu, và quãng đường phía trước còn rất dài.
Điều này cũng phù hợp khi chúng ta tìm hiểu về bữa tiệc thánh thiêng và tế lễ mà Đức Kitô đã để lại cho Giáo hội của Người, và qua đó để lại cho chúng ta việc tưởng niệm thánh thiện cuộc khổ nạn của Người. Nhưng phải nhìn nhận rằng tinh thần và tâm trí chúng ta còn hiểu rất ít về mầu nhiệm này, mầu nhiệm trọng tâm của Kitô giáo. Phải chăng thực tại thần linh vô biên ấy khác hẳn với những giới hạn của chúng ta?
Đ hiu sâu xa hơn Mu nhim Thánh Th
Thật là đáng kinh sợ khi lấy sự hạn hẹp khốn khổ của mình làm thước đo cho hiểu biết, khi phô bày trước trước chân lý và những đòi hỏi vô biên của chân lý ấy thói dửng dưng, sự ngạo mạn, kể cả sự cứng lòng của mình, và khi bảo vệ cái tầm thường trong đời sống thường nhật của mình.
Thật là đáng thương khi chúng ta hài lòng với những điều thô sơ nghèo nàn của mình, hài lòng với những điều đáng khinh bỉ, gần như trò phú phép mà chúng ta đã mang theo từ khi còn được học giáo lý, hay thừa hưởng từ những môi trường giáo dục đầu tiên. Như thế, chắc chắn chúng ta phải mau mắn tìm hiểu về những gì ta thi hành khi tham dự vào cử hành Bí tích Thánh Thể và khi rước lễ. Khi ấy, điều chúng ta cử hành phải là cái gì khác hơn với hành động được thể hiện vì một nhu cầu mơ hồ tìm thấy một bảo đảm nơi Thiên Chúa hoặc trả xong một món nợ, gọi là “giữ luật”, làm đúng những bó buộc của đạo giáo; trong khi cử hành những nghi thức mà chẳng hiểu chút gì về ý nghĩa đích thực của nghi thức ấy. Vì, sau cùng, điều chúng ta có trong Thánh Thể, đó là Mầu nhiệm một Thiên Chúa rất gần gũi với chúng ta, là Mầu nhiệm Đức Kitô, là Bí tích về cái chết của Người, là hiến lễ cho Giáo hội, là sức mạnh đem sự sống, là mối giây hiệp nhất và yêu thương, là ơn tha thứ hết mọi tội lỗi do đời sống thường nhật gây ra, là lời hứa bảo đảm đời sống vĩnh cửu, là sự ngóng trông được sống mãi mãi, là giao ước mới và vĩnh cửu giữa Thiên Chúa và thụ tạo, là biến cố thực hiện cuộc gặp gỡ thân mật giữa tâm hồn với Thiên Chúa các tâm hồn, là sự chấp nhận cái chết và sự sống.
Chắc chắn rằng đời sống chúng ta chan hoà trong những biến cố ấy. Có thể rằng cả cái thường nhật nghèo nàn nhất của chúng ta cũng thấm nhuần những sự kiện ấy: Chẳng hạn đòi ta một lòng trung tín vô điều kiện trong bóng tối của sự chết, hay trong tình thế vui tươi làm nảy sinh tình yêu. Vâng, có thể như thế vì ai dám tự hào biết rõ lúc Thiên Chúa vinh hiển vượt qua những bức tường vô tín của chúng ta? Điều chắc chắn nhất là Bí tích Thánh Thể mặc khải cho ta biết mầu nhiệm sự sống của ta như thế nào. Không có Bí tích này, chúng ta có nguy cơ không nhận ra mầu nhiệm ấy, hay là hiểu sai đi. Chính vì thế, người Kitô hữu chỉ có thể hài lòng khi sự hiệp thông với Thiên Chúa, Đấng đã nối kết cuộc đời của Người với họ, một khi sự hiệp thông đó không miễn chước cho họ khỏi hiệp thông với Thiên Chúa dưới dấu hiệu Bí tích, bởi vì có thể áp dụng thật chính xác cho người Kitô hữu những nhận định đưa ra về mầu nhiệm sự sống của chúng ta. Nỗ lực chính của đời sống Kitô giáo là học hỏi, đồng thời kết hợp cả hai hình thức hiệp thông ấy. Chúng ta phải dành thời giờ để hiểu cách thật trung thực về điều người ta trình bày rất ít xác tín về bí tích này. Chúng ta phải cầu xin Chúa ban cho ta một sự hiểu biết thiên liêng (cảm nghiệm) về điều chúng ta cử hành, cũng xin Người ban cho ta được khôn ngoan và lòng yêu mến có thể giải toả mọi u tối đồng thời mở tâm trí và trái tim chúng ta trước điều mà chúng ta đón nhận trên môi miệng. Thiên Chúa, Đấng ban ơn sủng cho ta, cũng biết rõ ta cần sự hiểu biết đó, vì thiếu điều ấy, ân sủng tự nó sẽ khô héo.
Thánh Th, chìa khóa ca Mu nhim hin hu
Phải chăng là khó đạt đến hiểu biết sâu sắc về Bí tích này? Vậy, hãy trở lại với chính mình và đặt mình trước huyền nhiệm đời sống chúng ta, mầu nhiệm mà chúng ta thường lẩn tránh để buông mình vào nhịp điệu của đời sống hằng ngày hay trong những thú vui êm dịu. Hãy để cho những khát khao vô bờ của trái tim dậy lên từ trong thẳm cung của chính chúng ta, đừng bắt chúng im lặng. Hãy lắng nghe tiếng nói thầm thì của tử thần đang vang vọng trong con người chúng ta. Hãy tự hỏi mình một lần thật kỹ càng, một lần thật nghiêm chỉnh xem chúng ta có vô tâm đối với Thiên Chúa, trong đó có lẽ chúng ta tìm lý lẽ để tố cáo Người, kể cả một chứng cớ được chấp nhận nửa vời là Người không hiện hữu, mà trong chính tận căn con người chúng ta chẳng ủng hộ ý tưởng ấy, đang khi vẫn lo sợ rằng mình là những con người phát sinh từ tình yêu vô biên, là những con người của vĩnh cửu, những con người đặt hạnh phúc của mình ở điểm gặp gỡ Thiên Chúa mỗi ngày một hơn.
Vậy, nếu có đủ can đảm để thành thực tự kiểm điểm như chúng ta hiện có, theo cách thế vừa trình bày (hay tương tự như thế), chúng ta sẽ thấy ngay rằng chính lúc đó chúng ta lại đạt được một nhận biết sâu sắc nhất về Bí tích Thánh Thể. Thực vậy, giáo huấn đức tin sẽ tức khắc cho ta câu giải đáp về vấn đề đã được đặt ra trong ta, tức là vấn đề về chính chúng ta, dưới cái nhìn của chính mình.
Vì xa cách Thiên Chúa, chúng ta lao đao, nhưng Thánh Thể ban cho chúng ta Đấng mà vào lúc bị bóng tối tử thần vây bọc, đã thốt lên: “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha,” và Người ở đó đối diện với cái chết. Chúng ta sầu não vì không thể yêu mến. Nhưng Thánh Thể ban cho ta Đấng mà trong đêm nộp mình (vì tất cả chúng ta) đã yêu thương đến tận cùng tất cả những người thuộc về mình. Chúng ta muốn trung thành với thế giới, mà lại chẳng thấy những công trình do chúng ta xây dựng bị đổ vỡ sao? Nhưng Thánh Thể chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng, trong thân xác vinh quang của Đấng Phục Sinh, thế giới đã được biến đổi, và thân xác ấy khơi mào cho kế hoạch chung cuộc cho vạn vật trên mặt đất, kế hoạch của vinh quang.
Vậy, hồn ta hỡi, hãy cấm lấy và ăn bảo chứng ơn cứu độ và vinh quang cho mọi thân xác.
Phải chăng chúng ta ray rứt vì tính mơ hồ, sự mong manh, và tính hư không của bản tính nhân loại, vì thân phận tội lỗi, vì những thất bại cũng như sự tầm thường đến đáng sợ của bản tính ấy? Nhưng Thánh Thể ban cho ta Đấng, mặc dù không vết tích tội lỗi, đã đón nhận cách đau đớn vào nơi mình cái thực tại sâu thẳm của tội lỗi chúng ta bằng cách tiếp lấy án phạt dành cho chúng ta; Thánh Thể ban tặng Đấng đã hiểu biết chúng ta thật kỹ càng, đã đón nhận, yêu mến và chữa lành chúng ta. Phải chăng nỗi sợ hãi khi nhìn thấy những công trình đã xây dựng đang bị sụp đổ có gây cho ta cuộc tuẫn tiết thực sự không? Nhưng Thánh Thể ban cho ta Đấng đã khai mào tất cả những đổ vỡ, đã chuộc lại chúng, và ban cho ta lòng can đảm đón nhận chúng ngay giữa lúc bất lực nhất.
Thực vậy, Thánh Thể bao gồm tất cả: ý nghĩa của đời sống chúng ta, cả khía cạnh đau thương lẫn hoan lạc. Tất cả điều ấy đều ẩn dấu, và chỉ có thể đạt đến bằng đức tin. Nhưng tất cả những điều ấy đều có thực. Để kết thúc chúng ta cùng đọc lại lời tung hô của Giáo hội: Ôi, yến tiệc Mình và Máu thánh, Chúa Kitô thành lương thực nuôi ta, tiệc nhắc nhớ Người đã chịu khổ hình và đổ đầy ân sủng xuống cõi lòng nhân thế, tiệc bảo đảm cho ta một ngày mai huy hoàng rực rỡ.
Nguồn: daminhvn.net

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang