Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Bài giảng của Đức Thánh Cha vào ngày sinh nhật của ngài



21.04.2012 14:30
Một Thánh Lễ tạ ơn đã được cử hành để đánh dấu hai ngày kỷ niệm mà Đức Thánh Cha kỷ niệm trong tuần này: sinh nhật lần thứ tám mươi lăm của Ngài vào ngày 16 tháng Tư, và kỷ niệm lần thứ bẩy cuộc bầu chọn của Ngài vào ngôi vị Giáo Hoàng ngày 19 tháng Tư. Tham dự Thánh Lễ có có các thành viên Học viện Hồng Y và một phài đoàn giám mục đến từ quê hương Bavaria của Ngài.
Trong bài giàng của mình, Đức Thánh Cha đã hồi tưởng thế nào mà một ngày Ngài được sinh ra và chịu phép rửa nghi thức phụng vụ “được thiết lập bởi ba sự hướng dẫn chỉ cho tôi nơi mà con đường đã đưa và giúp tôi thấy được điều đó”: Lễ kính Thánh Bernadette Lourdes, Lễ kính Thánh Benedict Joseph Labre, và thứ Bẩy Phục Sinh mà vào năm ra đời của Đức Thánh Cha trùng vào 16 tháng Tư.

Thánh Bernadette lớn lên trong “cảnh nghèo nàn chúng ta thấy khó mà tưởng tượng,” Ngài nói. Nhưng “bà có thể nhìn với một trái tim thanh khiết và chân thành, và Mẹ Maria đã chỉ cho bà một mạch nguồn … của dòng nước tinh tuyền, đời đời không bị ô nhiễm, dòng nước của sư sống, dòng nước mà đem đến sự trong lành. Tôi tin chúng ta có thể gặp dòng nước này như một hình ảnh của chân lý đến với chúng ta trong đức tin; một chân lý không mô phỏng, không ô nhiễm … vị thánh hèn mọn này luôn là một dấu chỉ dành cho tôi, chỉ cho tôi nơi mà dòng nước hằng sống chúng ta cần đi đến, dòng nước thanh tẩy và cho ta sự sống.. Bà là một biểu tượng chỉ cho tôi biết mình phải sống như thế nào. Với tất cả nhận thức và khả năng của chúng ta, là mạch nguồn thiết thực, chúng ta không được đánh mất … cái nhìn đơn giản của con tim, khả năng nhận thức yếu tố cần thiết. Và chúng ta luôn phải nguyện cầu Thiên Chúa trợ giúp chúng ta để mãi mãi giữ được sự khiêm nhường điều mà cho phép con tim thấy được vẻ đẹp đơn sơ và thiết yếu cùng sự nhân từ của Thiên Chúa, và để thấy được mạch nguồn dòng nước tinh tuyền ban sự sống chảy đến.”

Tiếp đến Đức Thánh Cha chuyển sự chú ý của Ngài đến Thánh Benedict Joseph Labre, người mà sống vào thế kỷ mười tám. “Ngài là vị thánh khá đặc biệt, người mà lang thang như một kẻ hành khất từ thánh đường này sang thánh đường khác, không mong muốn điều gì ngoài cầu nguyện và vì vậy duy nhất đặt niềm tin vào những gì là quan trọng trong cuộc đời này: Thiên Chúa. …Ngài chỉ cho chúng ta rằng, … hơn hết và trên hết những gì có thể tồn tại trên thế gian này, hơn hết và trên hết nhu cầu và khả năng của chúng ta, … những gì là thiết yếu phải là nhận biết Thiên Chúa. Một mình Người là đủ.” Cuộc đời của vị thánh ấy, người mà đã đi đến những thánh đường đây đó khắp Âu châu, “cho thấy rằng người mà biết tự mình cởi mở với Thiên Chúa thì không phải là người xa lạ đối với thế giới loài người, chắc chắn ngài thấy được những người an hem … Duy nhất Thiên Chúa mới có thể loại bỏ mọi ranh giới, bởi nhờ Người chúng ta tất cả đều là an hem.”

“cuối cùng là mầu nhiệm Lễ Vượt Qua. Ngày đó tôi được ra đời, tạ ơn song thân của tôi, tôi cũng được tái sinh với nước của Thánh Thần. …Đời sống sinh học tự thân nó là một món quà, vì nó khẩn khoản một nghi vấn quan trọng. Nó trở nên món quà đích thực duy nhất nếu, chan hòa với đời sống đó, chúng ta được ban một lời hứa chắc chắn hơn bất kỳ một rủi ro nào mà nó có thể đe dọa chúng ta, nếu cuộc đời được chìm đắm trong một sức mạnh mà bảo đảm rằng đó là một điều tốt để nên người, và rằng con người ấy, và rằng con người ấy là một lợi ích mà bất cứ điều gì tương lai có thể mang đến. Bằng con đường này sự tái sinh được kết hợp với sự khai sinh, điều chắc chắn rằng nó là một điều tốt để tồn tại bởi hứa hẹn ấy quan trọng hơn sự đe dọa. Đấy là những gì mà nó mang ý nghĩa để được tái sinh từ nước và từ Thánh Thần … Sự tái sinh chúng ta được ban cho trong Phép Rửa, nhưng chúng ta phải tiếp tục trưởng thành ở đó, chúng ta phải liên tục và tiếp nối theo chân Chúa để chúng ta được chìm đắm trong sự hứa hẹn của Người, để thực sự được tái sinh trong đại gia đình mới mẻ của Thiên Chúa, mà mạnh mẽ hơn sự yếu đuối của tất cả chúng ta và mọi sức mạnh tiêu cực đe dọa chúng ta. Đó là lý do tại sao hôm nay là ngày lễ tạ ơn.”

“Ngày mà tôi được rửa tội … là thứ Bẩy Phục Sinh. Lúc ấy vẫn theo tập quán tổ chức phụng vụ Phục Sinh vào buổi sáng, theo sau bóng tối của thứ Bẩy phục Sinh không có Allelujah. Nghịch lý đơn giản này, sự mong đợi ánh sáng trong ngày của bóng tối này, hầu như có thể để được trông thấy như một hình ảnh của lịch sử thuộc thời đại của chính chúng ta. Mặt khác có sự im lặng của Thiên Chúa cùng sự vắng mặt của Người, vì sự phục sinh của Đức Ki-tô chứa đựng một tiên đoán “khẳng định” của Thiên Chúa. Chúng ta sống trong sự mong chờ, thông qua sự im lặng của Thiên Chúa chúng ta nghe được lời Người, và qua bóng tối của sự vắng mặt Người, chúng ta nhìn thấy ánh sáng của Người.. sự mong chờ phục sinh giữa lịch sử đang mở ra báo hiệu con đường mà chúng ta phải bước theo và giúp chúng ta tiếp tục cuộc hành trình.”

“Tôi đang sống trong giai đoạn cuối cùng của cuộc hành trình đời tôi và tôi không biết được những gì đang đợi tôi. Tuy nhiên tôi chắc chắn rằng ánh sáng của Thiên Chúa hằng hiện diện, rằng Người đã sống lại, rằng ánh sáng của Người mạnh hơn cả bóng tối, rằng sự nhân từ của Thiên Chúa mạnh mẽ hơn tất cả tội ác thế gian. Điều này giúp tôi tiếp tục cậy tin. Điều này giúp chúng ta để tiếp tực, và tôi xin chân thành cảm ơn mọi người, những người mà đã tạo cho tôi ý thức về sự “khẳng định” của Thiên Chúa.”
Jos. Tú Nạc, NMS 4/20/2012

(Theo vietcatholic.net)

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang