Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

“Ai cởi mở cho Thiên Chúa không xa lánh thế gian cũng như loài người”


ROME, Thứ sáu 16.11.2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định: “Ai cởi mở cho Thiên Chúa, không xa lánh thế gian cũng như loài người, nhưng lại tìm được nhiều người anh em”.
Thực vậy, Đức Thánh Cha đã gửi một điện văn bằng tiếng Bồ Đào Nha ngày 13 tháng 11 cho các tham dự viên chương trình “Khuôn Viên Dân Ngoại” (Parvis des gentils) được tổ chức trong hai ngày 16 và 17 tháng 11 tại Bồ Đào Nha, quy tụ cả người tín hữu lẫn ngoại đạo bằng “ước vọng chung là khẳng định giá trị của đời sống con người” trước “nền văn hóa của sự chết” ngày càng gia tăng.

Đức Thánh Cha khẳng định: “Ai cởi mở cho Thiên Chúa, không xa lánh thế gian cũng như loài người, nhưng lại tìm được nhiều người anh em. Trong Chúa tất cả các bức tường ngăn cách đều bị phá hủy, tất cả chúng ta đều là anh em.”
Đối với Đức Thánh Cha Benedict XVI, “ý thức về tính cách thiêng liêng của sự sống đã được trao phó cho chúng ta không phải là một điều gì có thể bỏ qua dễ dàng, mà là một ân sủng phải trung thành gìn giữ”, vì trực thuộc vào “di sản luân lý của nhân loại.”
Đức Thánh Cha khẳng định: “Chúng ta không phải là một sản phẩm của thuyết biến hóa, nhưng mỗi người chúng ta đều là kết quả của một ý tưởng của Thiên Chúa: chúng ta được Người yêu mến.”
Nhưng, ngài nhận xét: “nếu luận lý không có thể dành cho sự sống nhiều giá trị,” thì tại sao lại trách Thiên Chúa?
Ngài trả lời bằng “kinh nghiệm của nhân loại”: qua “cái chết của một người thân” đối với những người yêu mến họ, là một biến cố “vô lý” nhất vì người này xứng đáng được sống vô điều kiện.”
Đức Thánh Cha tiếp: đồng thời, cái chết của người này đối với những ai không yêu mến họ, thì lại là một biến cố tự nhiên, “hợp lý”: như vậy thì ai có lý?
Đức Thánh Cha Benedict XVI nhận xét là một người thân yêu có một “quyền lực vô biên”, và chính là lý do chúng ta kêu cầu Chúa thương chữa lành: “ai yêu mến không muốn người mình yêu phải chết; và nếu có thể, sẽ cố gắng ngăn không cho người này chết.”
Nhưng, Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp: “tình yêu hạn hẹp thì hoàn toàn bất lực”, trong khi “tình yêu vô biên lại toàn năng”, chính điều này đã được Giáo hội khẳng định. Đúng thế, Thiên Chúa yêu mến mỗi người chúng ta và vì thế tất cả chúng ta đều xứng đáng được sống vô điều kiện.”
Đức Thánh Cha giải thích: Nhưng ngày nay, con người tân tiến mong muốn “thay thế Đấng Tạo Hóa và Cứu Chuộc” và tự tin nơi mình thay vì vào “quyền năng thiêng liêng.”
Đối với Đức Thánh Cha, cần “mở ra những cửa sổ mới, để nhìn thấy sự vô biên của thế giới, để nhìn trời và đất thêm một lần nữa và học biết cách sử dụng tất cả thiên nhiên một cách công chính.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đề nghị một kinh nghiệm và nhắc lại thách đố của Pascal: “Thực vậy, giá trị của đời sống chỉ trở nên hiển nhiên nếu Thiên Chúa hiện hữu. Vì thế, tốt hơn là những người không tin nên sống “như là Thiên Chúa hiện hữu”. Mặc dầu họ không có sức để tin, họ phải sống dựa trên nền tảng của giả thuyết này: nếu không thì thế gian không thể nào hoạt động được.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định: “Có biết bao nhiêu vấn đề cần được giải quyết, nhưng sẽ không bao giờ được giải quyết hoàn toàn, nếu Thiên Chúa không ở chính giữa, nếu Thiên Chúa không lại trở nên hiện hữu giữa thế gian và ngự trị trong đời sống chúng ta.”
Đức Thánh Cha nhắc đến sứ điệp của Vatican II gửi những người trí thức và khoa học gia ngày 8 tháng 12, 1965: "Phúc cho những ai, sở hữu chân lý, vẫn tiếp tục tìm kiếm, để cải tiến, để đào sâu, và trao ban cho người khác.”
Đức Thánh Cha kết luận: “Đó là tinh thần và mục tiêu của “Khuôn Viên Dân Ngoại”
Bùi Hữu Thư
(Nguồn: vietcatholic.net)

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang