Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

THÁNH THỂ

Các cuộc tấn công của Tin lành nhắm vào Giáo hội Công giáo thường tập trung vào Bí tích Thánh Thể. Điều này chứng tỏ rằng các đối thủ của Giáo hội Công giáo – chủ yếu là phái Tân giáo (Evangelical) và phái Tin lành chính thống (Fundamentalist) – nhận thấy một trong các giáo lý chủ yếu của Công giáo. Vả lại, các cuộc tấn công cho thấy rằng phái Fundamentalist không luôn luôn là những người giải thích Kinh thánh theo nghĩa đen (literalists). Điều này có trong bản dịch của đoạn Kinh thánh chính, chương 6, Tin Mừng theo Thánh Gioan, trong đ ó Chúa Giêsu nói về bí tích sẽ được thiết lập trong Bữa Tiệc Ly, khảo sát nửa cuối của chương này.

Ga 6:30 bắt đầu một cuộc đ à m đạo xảy ra tại hội đường Capernaum. Người Do Thái hỏi Chúa Giêsu về dấu hiệu có thể thấy để tin Ngài. Như một thách thức, họ nói: “Tổ tiên chúng tôi đ ã ăn manna trong sa mạc và đ ã chết”. Chúa Giêsu nói với họ rằng bánh thật từ trời đến từ Chúa Cha. Họ nói: “Xin cho chúng tôi bánh đ ó ”. Chúa Giêsu trả lời: “Tôi là bánh hằng sống, ai đến với Tôi sẽ không bao giờ đ ó i, và ai tin Tôi sẽ không bao giờ khát”. Về điểm này, người Do Thái hiểu Ngài nói ẩn dụ.
Lặp đi lặp lại
Trước tiên Chúa Giêsu lặp lại điều Ngài đ ã nói, rồi tóm lại: "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đ â y, để cho thế gian được sống. Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?" (Ga 6:512–52).
Những người lắng nghe Ngài sửng sốt vì họ hiểu Chúa Giêsu theo nghĩa đen – và đ ú ng. Ngài lặp lại các chữ đ ó , nhưng với mức nhấn mạnh hơn, và giới thiệu về việc uống Máu Ngài: "Đức Giêsu nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn Thịt và uống Máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi, thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì Thịt Tôi thật là của ăn, và Máu Tôi thật là của uống. Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy" (Ga 6:532–56).
Không chấn chỉnh
Lưu ý rằng Chúa Giêsu không cố gắng làm nhẹ những điều Ngài đ ã nói, cũng kh ô ng sửa sai "những sự hiểu lầm", vì chẳng có gì cả. Những người lắng nghe Chúa đều hiểu đ ú ng về Ngài. Họ không nghĩ Ng à i n ó i ẩn dụ. Nếu có, và nếu bị hiểu sai, sao lại không có chấn chỉnh?
Khi có sự hiểu lầm, Chúa Giêsu chỉ giải thích ý Ngài nói (x. Mt 16:52–12). Ở đ â y, khi có hiểu lầm nghiêm trọng, Chúa Giêsu không hề cố gắng sửa sai, mà Ngài chỉ lặp lại để nhấn mạnh.
Thậm chí ngay cả các môn đệ cũng chau m à y: "Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?" (Ga 6:60). Các môn đệ là những người đ ã từng thấy Sư Phụ làm nhiều điều kỳ diệu mà còn vậy đ ó . Ngài cảnh báo họ đừng nghĩ theo bản tính xác thịt, mà phải nghĩ theo t â m linh: "Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống" (Ga 6:63; x. 1 Cr 2:12–14).
Ngài biết rõ một số người không tin. Khi khước từ Thánh Thể, Giuđa đ ã sa ngã (x. Ga 6:64). Thánh Gioan cho biết: "Từ lúc đ ó , nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa" (Ga 6:66).
Đ â y là hồ sơ duy nhất chúng ta có về những người theo Chúa Giêsu đ ã bỏ Ngài vì những lý do giáo lý. Nếu điều đ ó gây hiểu lầm, và nếu sai lầm trong việc dùng ẩn dụ theo nghĩa đen, tại sao Ngài không gọi họ lại và nói thẳng vấn đề? Cả những người Do Thái nghi ngờ Ngài và các môn đệ chấp nhận mọi thứ theo điểm này vẫn ở với Ngài, nhưng Ngài nói Ngài chỉ dùng dụ ngôn.
Ngài không sửa sai những người chống đối. 12 lần Ngài nói Ngài là bánh từ trời xuống, 4 lần Ngài nói người ta "ăn Thịt Ngài và uống Máu Ngài". Tin Mừng theo Thánh Gioan, chương 6, là lời hứa về những gì được thiết lập trong Bữa Tiệc Ly – và đ ó là lời hứa không thể minh nhiên hơn nữa. Đối với người Công giáo cũng vậy. Nhưng giáo phái Fundamentalist nói gì?
Chỉ là ẩn dụ hoặc văn hoa?
Họ nói rằng trong Ga 6, Chúa Giêsu không nói về ẩm thực vật chất mà nói về ẩm thực tâm linh. Họ viện chứng Ga 6:35: "Đức Giêsu bảo họ: "Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với Tôi, không hề phải đ ó i; ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ!". Họ cho rằng Chúa Giêsu là bánh, là thức uống. Như vậy, ăn thịt và uống máu chỉ là tin vào Đức Kitô.
Nhưng có vấn đề trong cách hiểu đ ó . LM John A. OBrien giải thích: "Câu nói ăn thịt và uống máu được dùng theo nghĩa b ó ng trong những người Do Thái, cũng như trong người Ả Rập ngày nay, nghĩa l à bắt một người phải chịu tổn thương nghiêm trọng, nhất là bằng cách vu khống hoặc kết án oan sai. Hiểu câu này theo nghĩa b ó ng sẽ khiến Chúa hứa sự sống vĩnh hằng đối với thủ phạm đ ã vu cáo Ngài và ghét Ngài, làm giảm cả đoạn văn tới mức vô nghĩa" (OBrien, The Faith of Millions, 215).
Những người theo giáo phái Fundamentalist phê bình đoạn Ga 6 rằng người ta có thể chứng tỏ Đức Kitô chỉ nói ẩn dụ bằng cách so sánh các câu như "Tôi là Cửa" (Ga 10:9), và "Tôi là Cây Nho thật" (Ga 15:1). Vấn đề là không có liên quan gì tới "Tôi là Bánh Hằng Sống" (Ga 6:35). "Tôi là Cửa" và "Tôi là cây nho thật" mang ý nghĩa ẩn dụ vì Đức Kitô như Cửa – chúng ta lên trời qua Ngài, và Ngài cũng như Cây Nho – chúng ta tiếp nhận "nhựa tâm linh" nhờ Ngài. Nhưng Chúa Giêsu trong Ga 6:35 còn vượt xa ngoài biểu tượng bằng cách nói: "Thịt Tôi thật là của ăn, Máu Tôi thật là của uống" (Ga 6:55).
Ngài nói tiếp: "Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đ ã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy" (Ga 6:57). Trong tiếng Hy Lạp, động từ "ăn" (trogon) rất thẳng thừng và có nghĩa l à "nhai" hoặc "gặm nhấm". Đ â y không là ngôn ngữ ẩn dụ.
Tranh luận
Đối với giáo phái Fundamentalist, việc tranh luận Kinh thánh bị chụp mũ bằng cách phản đối Ga 6:63: "Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống". Họ nói điều này có nghĩa là việc ăn thịt thật thì vô lý. Nhưng điều này có ý nghĩa kh ô ng?
Chúng ta có hiểu Đức Kitô đ ã yêu cầu các môn đệ ăn Thịt Ngài, rồi nói họ làm vậy là vu vơ? "Thịt không có lợi" nghĩa l à g ì ? "Ăn thịt tôi, nhưng bạn sẽ thấy đ ó là lãng phí thời gian" – Ngài nói gì? Hầu như không.
Sự thật là Thịt Chúa Giêsu có sẵn! Nếu không có sẵn, Con Thiên Chúa nhập thể là vô lý, sự chết và sự phục sinh của Ngài cũng v ô í ch. Thịt Chúa Giêsu đem lại lợi ích cho chúng ta hơn bất cứ thứ gì khác trên thế gian này. Nếu Thịt Ngài không đem lại lợi ích cho chúng ta, việc giáng sinh, tử nạn và phục sinh của Đức Kitô là vô ích, như Thánh Phaolô nói: "Lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em. Hơn nữa, cả những người đ ã an nghỉ trong Đức Kitô cũng bị tiêu vong" (1 Cr 15:17b–18).
Trong Ga 6:63, "thịt không đem lại lợi ích" nói đến khuynh hướng của nhân loại nghĩ l à chỉ dùng những gì theo lý lẽ của loài người sẽ cho họ hiểu hơn những gì Thiên Chúa nói với họ. Như vậy trong Ga 8:15–16, Chúa Giêsu nói về các đối thủ của Ngài: "Các ông xét đoán theo kiểu người phàm; phần tôi, tôi không xét đoán ai cả. Mà nếu tôi có xét đoán, thì sự xét đoán của tôi vẫn đ ú ng sự thật, vì không phải chỉ có mình tôi, nhưng có tôi và Đấng đ ã sai tôi". Phán đoán tự nhiên của con người, không được ơn Chúa giúp đỡ, là không đ á ng tin; nhưng phán đoán của Thiên Chúa luôn xác thực.
Các tông đồ có hiểu "những lời Thầy đ ã nói với anh em là Thần Khí và Sự Sống" hay là một "uẩn khúc" (circumlocution) về tính biểu tượng? Không ai có thể hiểu nếu không đứng ở vị trí của giáo phái Fundamentalist và nghĩ điều đ ó cần thiết để tìm ra một cơ sở hợp lý (rationale), dù bị ép buộc thế nào, để ngăn chặn cách hiểu của Công giáo. Trong Ga 6:63, "nhục thể" không có ý nói đến xác thịt của Đức Kitô – bản văn làm rõ điều này – nhưng loài người lại có khuynh hướng nghĩ theo bản chất phàm tục tự nhiên. "Những lời Thầy đ ã nói với anh em là Thần Khí và Sự Sống" không có nghĩa l à "Điều Thầy nói mang tính biểu tượng". Chữ "thần khí" KHÔNG BAO GIỜ được dùng theo cách đ ó trong Kinh thánh. Câu này nghĩa l à điều Đức Kitô nói sẽ chỉ hiểu được nhờ đức tin, bằng sức mạnh của Chúa Thánh Thần và sự thu hút của Chúa Cha (x. Ga 6:37, 44-45, 65).
Thánh Phaolô xác nhận
Thánh Phaolô viết trong thư gởi giáo đoàn Corintô: "Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đ ó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?" (1 Cr 10:16). Vậy khi chúng ta rước lễ, chúng ta thực sự tham dự vào Mình và Máu Đức Kitô, không chỉ ăn và uống biểu tượng của Mình và Máu Chúa. Thánh Phaolô đ ã xác định: "Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình" (1 Cr 11:27 & 29). Trả lời về "mình và máu" của ai đ ó nghĩa l à phạm trọng tội như tội giết thân nhân. Sao chỉ ăn bánh và uống rượu "bất xứng" là trọng tội? Phê bình của Thánh Phaolô tạo ý nghĩa nếu bánh và rượu thực sự trở thành Mình và Máu Đức Kitô.
Các Kitô hữu đầu tiên nói gì?
Những người chống Công giáo cũng cho rằng Giáo hội sơ khai đ ã coi chương này chỉ mang tính biểu tượng. Thật vậy sao? Chúng ta hãy xem một số Kitô hữu đầu tiên nghĩ g ì , nhớ rằng chúng ta có thể biết nhiều về cách Kinh thánh được hiểu bằng cách xem xét các bản văn của các Kitô hữu thời sơ khai.
Thánh Inhaxiô thành Antiôkia là môn đệ của tông đồ Gioan và đ ã viết thư cho người Smyrnaean vào khoảng năm 110 (trước Công nguyên), nói đến "những người có ý kiến không chính thống", rằng "họ không lãnh nhận Thánh Thể và không cầu nguyện, vì họ không tin Thánh Thể là Mình Máu của Đấng cứu độ Giêsu Kitô, Thánh Thể Ngài đ ã chịu khổ nạn vì tội lỗi chúng ta, và Ngài đ ã phục sinh".
Bốn mươi năm sau, Thánh Justin Tử đạo viết: "Không như ẩm thực bình thường chúng ta tiếp nhận, mà vì Đức Giêsu Kitô đ ã nhập thể bởi Lời Thiên Chúa và có cả máu và thịt để cứu độ chúng ta, như chúng ta được dạy, thực phẩm này đ ã trở thành Thánh Thể nhờ Lời Nguyện Thánh Thể, và sự thay đổi của máu thịt để nuôi dưỡng,... Đ ó là Mình và Máu của Chúa Giêsu nhập thể" (Lời Xin Lỗi Đầu Tiên 66:1–20).
Origen, trong một bài giảng khoảng năm 244 (trước Công nguyên), đ ã chứng thực niềm tin trong bài "Hiện Hữu Thật" (Real Presence): "Tôi muốn khuyên bạn bằng các ví dụ của tôn giáo. Người ta quen tham dự các mầu nhiệm thánh, vậy bạn hiểu thế nào rồi, khi bạn lãnh nhận Mình Máu Chúa, bạn phải cẩn trọng đừng để rơi một phần nhỏ nào của Thánh Thể. Bạn tự thấy mình có tội, và tin đ ú ng như vậy, nếu khinh suất làm mất một chút Thánh Thể nào" (Bài Giảng về Xh 13:3).
Thánh Cyril thành Giêrusalem, trong một bài giảng giữa thập niên 300, nói: "Đừng coi bánh và rượu chỉ đơn giản như thế, vì đ ó là Mình Máu Đức Kitô, theo cách giải thích của Thầy Chí Thánh. Cho dù thế nào thì cũng h ã y để đức tin xác nhận. Đừng phán đoán theo bản tính phàm tục, hãy tin tưởng bằng đức tin, đừng nghi ngờ Mình Máu Đức Kitô" (Diễn Văn Giáo Lý: Truyền Phép 4:22:9). Thật vậy, Giáo hội dạy: "Đ â y là mầu nhiệm đức tin".
Trong bài giảng hồi thế kỷ XV, Thánh Theodore thành Mopsuestia như muốn nói với giáo phái Evangelical và Fundamentalist ngày nay: "Khi [Đức Kitô] trao bánh, Ngài không nói Đ â y là biểu tượng của Mình Thầy mà Ngài nói Đ â y là Mình Thầy. Cũng vậy, khi Ngài trao chén, Ngài không nói Đ â y là biểu tượng của Máu Thầy mà Ngài nói Đ â y là Mình Thầy vì Ngài muốn chúng ta liếp nhận Thánh Thể, sau khi nhận hồng ân và Thánh Thần, không theo bản tính tự nhiên, nhưng tiếp nhận chính Mình Máu Chúa" (Bài Giảng Giáo Lý 5:1).
Chứng cớ đồng nhất
Người ta có thể cho rằng Giáo hội sơ khai đ ã hiểu Ga 6 theo nghĩa đen. Thật vậy, không có tài liệu nào từ những thế kỷ đầu nói đến các Kitô hữu nghi ngờ cách hiểu của Công giáo. Không có tài liệu nào được hiểu theo nghĩa đen bị phản đối và chỉ được chấp nhận theo ẩn dụ.
Tại sao giáo phái Fundamentalist và Evangelical phản đối cách hiểu thẳng thừng theo nghĩa đen về Ga 6? Đối với họ, các bí tích Công giáo là sai lầm vì họ hàm ý một thực tế tâm linh (ân sủng) được chuyển tải bằng vật chất. Đối với họ, điều này có vẻ là vi phạm kế hoạch của Thiên Chúa. Đối với nhiều người Tin Lành, vật chất không phải không được sử dụng, mà nên tránh.
Bánh và rượu đ ã được thánh hóa để trở thành Mình và máu của Đức Giêsu Kitô Nhập Thể.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Catholic.com)
Nguồn: WTGPHN

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang