Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Tổ chức công quyền trong tư tưởng ki-tô giáo


NGUYỄN HỌC TẬP  - Con người, trung tâm điểm của tổ chức quyền lực Quốc Gia.

Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội đặt con người ở địa vị tối thượng của mọi tổ chức quyền lực Quốc Gia. Mỗi định chế xã hội chính đáng phải đặc tâm lưu ý đến con người và nhằm tạo được lợi ích cho con người, con người như cá nhân hay con người như thành phần cộng đồng xã hội,


Nhưng muốn đạt đến mục đích vừa kể, những ai suy tư và thiết định định chế xã hội cho con người,

- phải biết con người là ai

- và hạnh phúc của con người là gì.

Con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa (St 1, 26-27).

Con người là con Thiên Chúa, có quyền gọi Thiên Chúa bằng Cha ( Mt 6,9 ).

Con người có đinh mệnh là được tham dự vào bản tính Thiên Chúa, tham dự vào chính đời sống mà Thiên Chúa đang sống (2 Pt 1,4)

Phẩm giá của con người là vậy, bởi đó không ai được khinh rẻ, đàn áp, bốc lột, tha hoá, đối đải với con người hèn hạ như súc vật.

Bởi đó một định chế xã hội có quan niệm sai lầm hay khiếm khuyết về con người không thể thực hiện gì khác hơn là tai hại cho chính con người

Lý trí cho chúng ta biết khá nhiều điều về con người, nhưng không có khả năng trả lời xác quyết những câu hỏi căn bản về con người, ví dụ như

- nguồn gốc của con người từ đâu

- và định mệnh nào con người gặp phải sau khi chết.

Điều thiếu sót về tính cách chắc chắn và hoàn hảo mà lý trí chúng ta không có được, chúng ta được Lời Chúa nói cho chúng ta, và chúng ta biết được trong đức tin, sửa đổi và soi sáng những gì không chắc chắn và còn u tối mà lý trí không có khả năng đưa ra những lời giải đáp thoả đáng.

Qua những gì vừa kể, Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội

- không phải chỉ là một định chế xã hội,

- mà là những lời huấn dạy duy nhứt cho định chế xã hội,

bởi vì nhờ Đức Tin, là định chế duy nhứt thiết thực biết được con người trong thực thể và trong định mệnh của con người.

Cộng đồng xã hội cho con người.

Quyền tự nhiên, từ luôn luôn được Giáo Hội nhận biết và bênh vực, xác định điều tốt lành cho con người, cùng đích của mỗi lề luật xã hội..

Hình thức xã hội tự nhiên đầu tiên, được thiết lập nên bởi sự hiệp nhứt của một người nam và một người nữ trong hôn nhân. Đó là gia đình.

Gia đình được hưởng mọi quyền của con người.

Khi nhiều con người hay nhiều gia đình cùng hợp nhau lại trên một lãnh thổ, theo một định chế, nhằm đạt được lợi ích của cả cộng đồng (hay công ích), chúng ta có được một xã hội hay một cộng đồng nhân loại, trong đó

- các quyền của mỗi cá nhân

- và của mỗi gia đình thành viên đều phải được tôn trọng

Nhưng con người có quyền ưu tiên hay cộng đồng?

Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội trả lời rằng ưu tiên là con người,

- bởi vì hạnh phúc của mỗi con người là cùng đích,

- trong khi đó thì cộng đồng chỉ là phương tiện để giúp cho con người đạt được hạnh phúc của chính mình.

Bởi đó Công Quyền chỉ có mục đích duy nhứt là giúp mọi con người cá nhân, thành viên của Công Đồng đạt được mục đich cá nhân của mình.

Điều đó phải xảy ra bằng cách thực hiện

- nguyên tắc Liên Đới Hổ Tương

- và nguyên tắc Phụ Túc Bảo Trợ.

* Nguyên tắc Liên Đới Hổ Tương đòi buộc Công Quyền phải tạo được các điều kiện thiết thực làm cho mọi người có thể thực hiện được ơn gọi của chính mình trong lãnh vực kinh tế, văn hoá, tôn giáo. Các điều kiện hiện thực đó, cần thiết cho việc phát triển các cá nhân con người, đó là công ích. bởi vì trên thực tế là lợi ích chung cho tất cả mọi người là thành viên của công đồng.

* Nguyên tắc Phụ Túc Bảo Trợ đòi buộc Công Quyền không được làm những gì mà cá nhân riêng rẻ với sáng kiến của mình có thể làm được.

Công Quyền chỉ can thiệp khi nào các cá nhân, vì nhiều lý do khác nhau, tự mình không thể thực hiện được.

Theo Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội, các con người cá nhân, trong lãnh vực và được công ích trợ lực, có quyền có sáng kiến trong kinh tế, văn hoá, phục vụ và tôn giáo (học đường, bệnh viện, sản xuất và buôn bán các sản phẩm tiêu dùng...). Trong khi đó, thì Công Quyền chỉ có bổn phận

- "kích thích, định hướng, phối hợp" các hoạt động của tư nhân,

- và cả "bổ khuyết và hoàn hào hóa" ở đâu và lúc nào cần thiết, khi tư nhân hay các tổ chức xã hội trung gian không đủ sức (Mater et Magistra, n. 39).

Của cải vật chất là cho con người.

Trên thế giới có cả một khối lượng của cải vật chất không lồ .

Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội xác nhận rằng tất cả những của cải đó được Chúa dựng nên cho mọi người, không ai bị loại trừ.

Như vậy mỗi người đều có quyền dùng các của cải đó cho mình với chỉ bị hạn chế trong một lằn mức giới hạn: đó là không được vi phạm cũng chính quyền được dùng của tất cả mọi người khác, ngang hàng với mình.

Chối bỏ một cách cưỡng bức quyền tư hữu đó đối với con người (như những gì đã xảy ra trong chế độ Cộng Sản), là một điều bất công chống lại con người, bởi vì điều đó cũng là tước bỏ đi điều mà con người cần có để sống và để đạt được cùng đích của mình.

Tuy nhiên, sau khi xác nhận mỗi người đều có quyền tư hữu, trên của cải vật chất, Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội tuyên bố rằng, về vấn đề, cần phải tôn trọng hai điều kiện:

a) Phân phát công bằng của cải vật chất đối với tất cả mọi người.

Về phương diện thuần lý, của cải vật chất nên được phân chia đồng đẳng giữa mọi người.

Nhưng con người là những con người tự do, không có cách hành xử đồng nhứt rập khuôn như nhau, bởi đó điều không thê tránh được là có những con người có tài năng hơn, chuyên cần làm việc và tiêu xài cần kiệm hơn, nên họ chiếm hữu được nhiều hơn người khác và nhiều người khác chiếm hữu được ít hơn.

Giáo Hội chấp nhận sự khác biệt đó, miễn sao dù khác biệt, nhưng vẫn dựa trên "công bằng", tức là

- không làm cho ai thiếu hụt những gì thiết yếu để sống được

- và đạt được mục đích của chính mình.

Đó là điều có thể chấp nhận được trong xã hội có những người với việc làm chuyên cần gắng công gắng sức và dùng trí nảo của mình có thể tăng trưởng thêm và gìn giữ bảo toàn gia tài của mình; trong khi đó thì có những người khác không dùng đủ tài năng và sức lực, có thể bị giảm thiểu của cải của mình, miễn là không đến dưới mức độ cần thiết cho đời sống của mình và gia đình mình.

Do đó việc phân phát của cải,

- mặc dầu không đồng đẳng,

- nhưng luôn luôn phải công bình, nghĩa là chính đáng theo công lý,

miễn là quyền của những người đã ra công gắng sức làm việc chiếm hữu được nhiều hơn, cũng như quyền của những ai mặc dầu có được ít hơn, nhưng vẫn có đủ phương tiện cần thiết dể sống và phát triển con người của mình, xứng đáng với phẩm giá con người.

Trái lại đối với Giáo Hội là điều bất công và không chính đáng, việc phân chia của cải vật chất hiện nay giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới, giữa các Quốc Gia giàu có (Âu Châu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Úc Châu) đang chiếm hữu gần như 80% mức giàu có trên thế giới, mặc dầu tổng số dân chúng các Quốc Gia vừa kể chưa đến được 28% dân số thế giới.

b) "vai trò xã hội" của quyền tư hữu: ai có của cải nhiều hơn, phần dư thừa của mình, nên ban tặng, bố thí cho những ai không có đủ.

Như Thông Điệp Laborem Exercens đã xác nhận:

- "Quyền tư hữu tùy thuộc vào quyền được dùng cho công ích, vào định chế phổ quát của của cải".

Nói cách khác, quyền tư hữu không phải là quyền ưu tiên, mà là quyền đến sau quyền của tất cả mọi người đều có được phần của cải cần thiết để sống và triển nở con người của mình.

Phương thức làm cho của cải giàu có dư thừa của mình vào lợi ích cho cộng đồng,

- trong một vài trường hợp được để tự do cho sáng kiến cá nhân,

- trong những trường hợp khác bị luật pháp Quốc Gia bắt buộc bằng cách đánh thuế theo phần trăm cao hơn (hay cả theo phương thức lủy tiến) đối với những ai có của cải nhiều hơn, nhưng không bao giờ Công Quyền nhằm triệt hạ, băng hoại, vô sản hoá, bần cố nông bần tiện như trong một chế độ bất hạnh nào đó.

Hành xử như vừa kể, Công Quyền làm cho một phần của cải của những ai giàu có dư thừa tuôn chảy vào đáp ứng lại mức túng thiếu cần thiết của những ai có nhu cầu.

Đánh thuế theo lủy tiến, Công Quyền không những không làm lụng bại sáng kiến và chuyên cần của những ai có tài năng trong xã hội, mà còn khuyến khích gia tăng thêm: người giàu có thêm, bị đánh thuế lủy tiến càng nặng hơn, nhưng đồng thời mức giàu có cũng gia tăng thêm (lủy tiến không có nghĩa là chặt đầu, chặt đuôi, biến thành mạt rệp, vô sản, bần cố nông, hy vọng chúng ta sẽ có dịp trở lại với đề tài).

Như vậy với mức đánh thuế theo phần trăm, nhứt là theo phương thức lủy tiến, Công Quyền có thể tiết kiệm được công qủy để giúp người nghèo, cũng như đánh thuế nhẹ tay hơn trên thành phần không có mấy dư thừa.

Làm khác hơn, san bằng mạt rệp, vô sản hóa, bần cố nông phá sản là cách hành xử của Công Quyền để giết chết sáng kiến cá nhân là suối nguồn của sự phát triển giàu có cho cộng đồng Quốc Gia (cfr. Chủ thể tính và người nghèo trong Thông Điệp Centesimus annus).

Ngoài ra cơ quan Công Quyền cần thận trọng và công bình trong việc đánh thuế, cũng như không được xử dụng công quỷ vào những việc không chính đáng.

Con người và việc làm

Việc làm dưới bất cứ hình thức khách thể nào, tay chân hay trí thức, việc làm có phẩm giá của mình thoát xuất từ người làm việc là một con người.

Trong việc làm của con người, có ba yếu tố chính yếu: các yếu tố vật chất, con người và việc làm, liên hệ nhau theo một bậc thang giá trị chính xác:

1 - Con ngưòi có giá trị hơn các của cải vật chất,

2 - Con người có giá trị hơn việc làm của mình,

3 - Việc làm có giá trị hơn của cải vật chất, và

4 - Việc làm và sản phẩm vật chất được dùng để phục vụ con người.

Hai quan niệm sai trái đối ngược nhau, đó là quan niệm tư bản chủ nghĩa cứng rắn của thế kỷ vừa qua, coi việc làm của con người như đơn sơ chỉ là một món hàng và người làm việc đơn sơ chỉ là người sản xuất ra món hàng việc làm.

Kế đến là cộng sản chủ nghĩa - núp bóng dưới bức màn xã hội sai lầm- đặt con người vào hạng chót của bậc thang giá trị - nhân danh nghĩa "chuyên chế vô sản", đối xử với con người không thua gì súc vật.

Các kết quả thảm đạm của quan niệm sai lầm vừa kể, ngày nay ai chúng ta đang có trước mắt, đang tạo bất công và những phản ứng bạo lực, gây nên không biết bao nhiêu đau khổ cho nhân loai.

Trong các thể chế dân chủ tây phương, tư tưởng Kitô giáo về phẩm giá con người và về giá trị của việc làm con người đều được khắp đó đây chấp nhận, đang tạo được lợi ích cao cả về hòa bình xã hội mà ai trong chúng ta cũng thấy được.

NGUYỄN HỌC TẬP - thanhnienconggiao

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang