Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Mối hiểm nguy của việc hỏi Thiên Chúa: Tại sao lại là con?


Người đăng: DangTrinh | 20.08.2012
 
Khi tôi được chẩn đoán bị ung thư, câu hỏi “Sao lại là tôi?” là một câu hỏi tự nhiên.
Về sau,khi tôi sống sót, nhưng những người khác cũng với loại ung thư đó, bị chết, tôi cũng đã phải hỏi “Sao lại là tôi?”.
Đau khổ và cái chết dường như ngẫu nhiên, vô nghĩa.
Vụ xả súng bắn giết Aurora, Colorado vừa qua – trong đó một số người thoát chết, còn một số thiệt mạng – là ví dụ sinh động gần đây nhất của điều nầy, nhưng có rất nhiều những ví dụ như thế hằng ngảy: từ những thương vong trong cuộc nổi dậy ở Syria cho tới các nạn nhân những vụ tai nạn trên đường sá ở Mỹ. Sóng thần, lốc xoáy, tai nạn ở nhà – danh sách nầy dài lắm.
Với tư cách một thừa tác viên [mục sư.ND], tôi đã trải qua vô số giờ với những người chịu đau khổ kêu gào: “Tại sao Thiên Chúa để điều nầy xảy ra?”. Nói chung, tôi nghe bốn câu trả lời cho câu hỏi nầy. Mỗi câu trả lời đều sai hoặc chí ít không thỏa đáng

CÂU TRẢ LỜI THỨ NHẤT là “Tôi đoán điều nầy chứng minh rằng không có Thiên Chúa”. Vấn nạn với cách suy nghĩ nầy là vấn nạn của việc chịu đau khổ vô nghĩa không rời đi nếu bạn từ bỏ niềm tin vào Thiên Chúa.
Trong thư của Ông từ Nhà Tù Birmingham, mục sư Martin Luther King Jr nói rằng nếu không có luật của Chúa cao hơn,thì sẽ chẳng có cách nào để nói bất kỳ luật con người đặc biệt nào là bất công được. Tương tự như vậy,nếu không có Thiên Chúa, thì tại sao chúng ta lại có ý thức về sự xúc phạm và ghê tởm chán ghét khi đau khổ và bi kịch xảy ra? Kẻ mạnh nuốt kẻ yếu, không có ý nghĩa gì, vậy tại sao lại không?
Friedrich Nietzsche là ví dụ điển hình cho ý tưởng nầy. Khi người vô thần Nietzsche nghe rằng một thảm hoạ thiên nhiên đã phá huỷ đảo Java năm 1883,ông viết cho một người bạn: “200.000 người bị quét chỉ với một cú – ấn tượng biết bao!”. Bởi vì không có Thiên Chúa, Nietzsche nói, tất cả mọi suy đoán đáng giá đều dựa trên cảm hứng cá nhân. Mọi định nghĩa về công lý chỉ là kết quả của văn hoá hoặc tính khí của bạn.
Dù là khác biệt nhau, mục sư King và triết gia vô thần Nietzsche đồng ý về điểm nầy. Nếu không có Thiên Chúa, thì bạo lực hay ác liệt hoàn toàn là do thiên nhiên.Vì vậy từ bỏ niềm tin vào Thiên Chúa chẳng giúp gì cho vấn nạn của đau khổ.
CÂU TRẢ LỜI THỨ HAI cho sự chịu đau khổ là: “Dù cho có một Thiên Chúa, thì Người không hoàn toàn kiểm soát được mọi thứ. Người đã không thể ngăn chặn điều nầy”.
Nhưng loại Thiên Chúa ấy không thực sự thích hợp với định nghĩa “Thiên Chúa” của chúng ta. Vì vậy cách suy nghĩ ấy khó mà giúp chúng ta làm cho tương thích Thiên Chúa và đau khổ.
CÂU TRẢ LỜI THỨ BA cho loại đau khổ xấu xa nhất – có vẻ là cái chết vô nghĩa – là: “Thiên Chúa cứu một số người, còn để cho một số khác phải chết,vì người ưu ái và thưởng cho kẻ lành”.
Nhưng Kinh Thánh mạnh mẽ bác bỏ ý tưởng rằng những người chịu đau khổ nhiều hơn,là những người xấu hơn là những kẻ được miễn chịu đau khổ.
Đó là tiền đề cho lập luận tự cao tự đại của các bạn Ông Job  trong Cựu Ước. Họ ngồi chung quanh Ông Gióp, người đang trải nghiệm hết đau buồn nầy đến đau buồn khác,và nói: “Lý do việc nầy xảy đến với ông,mà không xảy ra với chúng tôi, là vì chúng tôi sống ngay lành,còn ông thì không”.
Và ở cuối cuốn sách nầy,Thiên Chúa biểu lộ cơn thịnh nộ của Người với “những kẻ khuyên giải khốn nan” của ông Gióp. Thế giới nầy quá sa ngã và suy sụp sâu xa đền độ rơi vào những khuôn mẫu tài tình của những người lành có cuộc sống tốt lành và những người xấu có cuộc sống xấu xa”.
CÂU TRẢ LỜI THỨ TƯ cho sự chịu đau khổ trước long nhan của một Vị Thiên Chúa tòan năng, là Thiên Chúa biết Người đang làm gì, vì vậy hãy bình tĩnh và tín thác nơi Người. Điều nầy đúng một phần, nhưng không thoả đáng. Nó không thoả đáng vì nó lạnh lùng và vì Kinh Thánh cho chúng ta nhiều hơn với những gì cần để đối mặt với những nỗi kinh hoàng của  cuộc sống.
Thiên Chúa không dựng nên một thế giới với sự chết và sự dữ trong nó. Đó là kết quả của việc nhân loại ngoảnh mặt với Người. Chúng ta đã được đặt vào trong thế giới nầy để sống tròn đầy vì Người,và khi thay vì thế chúng ta bắt đầu sống vì chính chúng ta,thì mọi sự trong thực tại được tạo dựng của chúng ta bắt đầu vỡ ra từng mảnh, về thể lý, về xã hội và về tinh thần. Mọi thứ đã chịu cảnh suy tàn.
Nhưng Thiên Chúa đã không bỏ rơi chùng ta. Chỉ có Kitô giáo trong tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới dạy rằng Thiên Chúa đến với thế gian trong Chúa Giêsu Kitô và chính Người đã chịu đau khổ và sự chết, hấp hối trên thánh giá để nhận lấy những hình phạt mà tội lỗi chúng ta đáng chịu, sao cho một ngày nào đó Người có thể trở lại thế gian để kết thúc mọi khổ đau mà không tiêu diệt chúng ta.
Các bạn có thấy điều nầy nói lên cái gì không? Chúng ta không biết lý do Thiên Chúa cho phép sự dữ và khổ đau tiếp tục, hoặc tại sao nó lại ngẫu nhiên dến vậy,nhưng nay ít ra chúng ta biết lý do cái gì là không,cá gì là có thể. Điều không thể có, là Chúa không yêu chúng ga. Điều không thể có, là Người không quan tâm. Người  tận tụy vì hạnh phúc tối thượng của chúng ta, đến nỗi Người đã tự nguyện lao mình xuống những vực thẳm lớn nhất của khổ đau chính Người gánh chịu.
Ai đó có thể nói: “Nhưng đó chỉ mới là trả lời một nửa cho câu hỏi ‘Tại sao?’ nầy”. Đúng vậy, nhưng đó là một nửa mà chung ta cần đến. Nếu Thiên Chúa thực dự giải thích tất cả mọi lý do tại sao Người để cho những việc xảy ra, thì sẽ quá mức đối với trí não hạn chế của chúng ta.
Điều chúng ta thật sự cần đến là những gì các em nhỏ cần. Chúng không thể hiểu phần lớn những gì cha mẹ chúng cho phép và không cho phép chúng làm. Chúng cần biết rắng cha mẹ chúng yêu thương chúng và chúng có thể tín thác nơi họ. Chúng ta cần biết điều tương tự  như vậy về Thiên Chúa (CNN 06/08/2012).
 Timothy Keller (CNN)
Timothy Keller là một mục sư uy tín của Giáo Hội Trưởng Lão Đấng Cứu Chuộc ở New York và là tác giả của cuốn sách best-selling của tờ The New York Times “Lý do đến với Thiên Chúa”. Cuốn sách dành cho các nhà lãnh đạo giáo hội “Giáo Hội Trung Tâm” sẽ được phát hành vào tháng 9.

Theo xuanbichvietnam

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang