Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Abba! Cha Ôi (số 108)

THEO ĐẠO HAY LÀM HIỆU TRƯỞNG?
Câu chuyện chúng ta sắp kể nhau nghe cứ như là chuyện của tháng năm bắt đạo của Nhà Nguyễn, chứ ai ngờ lại là chuyện "thường ngày ở huyện".
Anh Rmah Nguc, sinh năm 1966 đã được rửa tội từ nhỏ, vì cha của anh đã từng là người đi giúp đồng đạo thời Đức cha Kim Paul Seizt. Sau năm 1975, tình hình xã hội mới ập đến quá nhanh, ngăn chặn mọi liên lạc tôn giáo của người dân tộc Jrai với các mục tử. Từ đó, mọi sự đều là mê tín. Cả những nét văn hóa oai hùng như tiếng coòng chiêng cũng bị chung số phận và bị cấm sử dụng. Chỉ tôn kính một mình bác Hồ là không mê tín.
Một cậu bé chín mười tuổi được khuyến khích đi học "cái chữ" () để giúp làng.
Trong khi đó, ông bố quá sợ hãi trước những đe dọa của những người có quyền nên không dám nói với ai về đạo nữa, kể cả nói cho con cái. Khi nghe điều này, có nhiều người trách ông bố đã bỏ đạo quá dễ dàng. Ở đây như một người kể chuyện, tôi không bênh vực, và cũng chẳng kết án, mà cung cấp thêm thông tin để mọi người rõ. Ở vùng sát biên giới Cambodia này, tối 24/12/2002 vừa qua, có một cộng đoàn ở một làng đã xin phép tổ chức cầu nguyện Giáng Sinh hẳn hoi và đã được cho phép, nhưng chỉ được phép cầu nguyện trong vòng 15 phút mà thôi!

Cậu bé Rmah Nguc lớn lên và hoà nhập nhanh với đời sống xã hội. Cậu đã nhanh chóng được những người lãnh đạo chú ý, vì thông minh, hoạt bát. Khi học xong lớp chín, cậu được đưa đi học sơ cấp sư phạm và về làm hiệu trưởng của trường tiểu học của cả huyện. Chỉ mới 20 tuổi, Rmah Nguc được kết nạp đảng và trở thành cán bộ chủ trốt. Một người trong giới lãnh đạo lúc đó cho biết: "Thằng Nguc đã được đưa vào kế hoạch đào tạo để chuẩn bị làm bí thư đảng ủy xã".
Khi làm hiệu trưởng, thầy giáo Nguc đã hết lòng với dân làng và với các em học sinh của mình. Rồi năm 1990, cha của Rmah Nguc chết. Anh Nguc nói: "Tôi tiếc là ông cụ chưa gặp cha để xưng tôi trước lúc chết!" Nhưng chẳng rõ biến cố ấy có liên quan gì đến thao thức của anh, mà kế từ đó, anh quyết tâm trở lại với Chúa. Lúc đầu những người lãnh đạo chưa biết, vẫn để anh làm việc, nhưng dần dần, nhờ "hệ thống công an nhân dân" (), họ đã biết anh đang theo đạo. Họ gọi anh lên cảnh cáo, đe dọa và cả mang những lợi ích kinh tế và xã hội ra làm mồi nhử, nhưng anh bảo: "Tôi theo đạo từ nhỏ, nên tôi sẽ giữ đạo". Thế là anh bị cho nghĩ việc một cách mặc nhiên, không được hưởng bất cứ một chế độ thâm niên nào và ngay quyết định thôi việc cũng không có. Anh bị người ta đuổi!
Lúc đầu anh cũng buồn lắm, vì ruộng lúa nhà chẳng có, chỉ có vài sào đất khô cằn. Nhưng từ ngày không đi làm nữa, anh có nhiều giờ hơn đọc Thánh Kinh và cầu nguyện. anh bắt đầu liên lạc lại được với các cha ở những vùng quanh đó và bắt đầu trao đổi giáo lý với các kokhul của Yaly, Pleikly. Hiện nay nhà anh trở thành nơi sớm tối cộng đồng Công Giáo Jrai lui tới cầu nguyện. Theo những kokhul thường xuyên giúp ở vùng này cho biết thì làng Plei-ia-ba, thuộc huyện Đức Cơ là có những sinh hoạt cộng đoàn tốt nhất. Hàng tháng, Rmah Nguc tổ chức cho các ami (các bà mẹ) tĩnh tâm, các ama (các ông bố) và Lắc-ai (ca đoàn) tĩnh tâm. Mỗi giới một ngày riêng. Chúa Nhật thì cùng nhau chia sẻ Lời Chúa và học giáo lý.
Anh Rmah Nguc kể: "Vừa rồi gặp mấy người bên chính quyền, họ bảo đi làm hiệu trưởng tháng 1,5 triệu không muốn lại đi theo đạo!" Nhưng anh cười rồi nói: "Mình thấy gia đình anh ta lãnh 1,5 triệu tháng, mà đời sống có dư giả gì đâu, nhiều khi còn đi mượn nợ nhiều hơn mình nữa!" Những anh chị em trong cộng đoàn cho biết, anh Nguc đang sống độc thân. Anh muốn phục vụ Chúa trọn vẹn. Tuy thế, vài người trong làng không chấp nhận việc đó, mà kết án anh vì không chịu cho người ta cưới làm chồng. Nhưng khi được giải thích về ơn gọi sống độc thân giữa đời và ơn gọi tu trì, anh đã bình an và cho biết mình vẫn sống như thế, để làm tiếp công việc của cha anh là một giáo phu.
Cũng như anh Nguc, nhiều người Jrai theo Chúa, tin Chúa thì những khó khăn của đời thường vẫn không hết một cách tức thời, mà ngược lại những khó khăn xã hội có thể sẽ tăng lên, nhưng họ thật sự không còn bị những khó khăn đó đe dọa, không còn có quá đau khổ vì mình bị ngược đãi như trước kia nữa. Anh Nguc và những người Công Giáo thấy cuộc đời vẫn cứ có cái để hy vọng, và nhất là họ biết trong bất cứ hoàn cảnh nào thì Chúa Giêsu vẫn ở với họ, vẫn có cách làm cho họ hạnh phúc.
Phải chăng đây là một hiện tượng chính Chúa Giêsu đã thực hiện như Người đã cam kết với Chúa Cha: "Những ai Cha đã ban cho Con, Con sẽ không để hư mất" (x. Ga 17).
Pleiku, cuối mùa Giáng Sinh, 2002 - 2003 _ NGUYỄN LÊ PHAN ANH.
ĐIỀU GÌ CẦN HƠN
Rảo một vòng Sài Gòn, tôi lấy làm ngạc nhiên vì người ta nói nhiều đến tệ nạn xã hội trong giới trẻ và có cơ sở thông kê hẳn hoi. Nhiều nhà hảo tâm, nhiều cơ sở tôn giáo, các dòng tu các tổ chức xã hội… đã nổ lực đưa ra những giải pháp, những hành động cụ thể, thiết thực nhằm giúp đỡ "nạn nhân trẻ". Tất cả những việc làm trên thật đáng khăm phục và khen ngợi. Tắt một lời, đó là "việc làm đúng đắn". Nhưng vấn đề được đặt ra là: có nên đề cập mãi đến "tệ nạn" hay chỉ lo đầu tư cho việc khắc phục các tệ nạn trong giới trẻ? Xoá tệ nạn là việc tối cần, nhưng có nên chăm chú vào khía cạnh này mà quên đi một số đông bạn trẻ khác? Mọi biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, giáo dục điều có lợi cho bạn trẻ. Có điều, chỉ cần nêu hoài mặt trái xã hội, chẳng khác nào công khai "trình diễn" thói xấu, vẽ lên một bức tranh cuộc sống "xám xịt", và vô tình gợi trí tò mò, "cổ suý" cho giới trẻ những thứ chẳng hay ho gì. Có người cho rằng không nên thoái hoá bất cứ điều gì, cần phải "quân bình". Tuy nhiên trong cuộc sống có thứ nổ lực thực hiện hoài mà không nên ngừng đó là đầu tư cho cuộc người trẻ sống lành mạnh có văn hoá. Nếu cần đầu tư cho "nạn nhân trẻ" là điều cần thiết thì việc đầu tư cho những nạn nhân lành mạnh lại càng cần thiết hơn. Đào tạo con người lúc họ còn tốt, vẫn hay hơn mất nhiều công sức và tiền của để đào tạo một người đã tha hoá. Cứ tập trung thật nhiều vào việc giúp bạn trẻ trưởng thành, khôn ngoan hữu ích cho xã hội… chắc chắn tệ nạn sẻ giảm thiểu.
Xin được nêu lên một thiện ý, chứ không giám chỉ trích. Bởi đa số các bạn trẻ vẫn thích được khen ngợi, cổ vũ, khích lệ thích được chứng tỏ mình là người hữu dụng cho cuộc sống, thích được xã hội nêu lên những tích cực mà họ đã đóng góp, và thích được xã hội xem mình là đối tượng rất quan trọng. Thế nên, xin đừng vì một số "nhỏ nhoi" vướng vào những tệ nạn, mà quên đi đa số bạn trẻ lành mạnh đang rất cần được quan tâm.
N.H (TÂM NGÔ chuyển bài trích từ "LỬA HỒNG 10" _ MVGT Tp.HCM)
NGỌN ĐUỐC SÁNG
Trong thời Hy Lạp cổ, vận động viên thi chạy chiến thắng trong cuộc đua không phải là người về đích trong thời gian ngắn nhất, mà là người đã băng qua lằn mức đó trong thời gian tối thiểu, với ngọn đuốc vẫn còn cháy sáng.
Vì quá bận rộn trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta để mặc cho ngọn đuốc của đời sống thiêng liêng bi tắt ngấm.
Trong cuộc hành trình của mình, chính lúc Môisê đang nghỉ chân thư giãn, mà ông đã nghe được giọng nói của Thiên Chúa, chứ không phải lúc ông đang bận rộn công việc.
SÓCCON trích từ "Quà Tặng Cho Bạn".
NGÀY CỦA CHÚA
Ngày nay, người ta thường không chịu tuân giữ ngày của Chúa, một nhà truyền giáo người Trung Hoa đã sử dụng câu chuyện minh họa sau đây:
Một người đi chợ mang theo 7 đồng xu. Lúc nhìn thấy người ăn xin, ông đã cho người ăn xin 6 đồng, chỉ để lại cho mình 1 đồng mà thôi. Nhưng thay vì cám ơn, người ăn xin đó lại bám theo và cướp nốt đồng xu cuối cùng. Quả thật anh ta là một con người xấu xa!
Phải chăng chúng ta cũng đã cướp mất của Thiên Chúa ngày cuối tuần sau khi người đã ban cho chúng ta 6 ngày kia rồi…
SÓCCON trích từ "Quà Tặng Cho Bạn".


Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang