Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Những giới luật của người Kitô hữu ngày hôm nay

Tòa Thánh Vatican đã phổ biến nhiều bản văn về “Et verbum carta factum est” (Và Ngôi Lời đã làm người).
Đối với tôi điều cần thiết là phổ biến để mọi người chú ý về bài thuyết trình của Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên Tôn đọc tại Rouen vào ngày 2 tháng 6 vừa qua.
Dựa vào câu chuyện của thánh Jeanne d’Arc, Đức Hồng Y đã tả ra những nét chính suy tư về đời sống hành động của người Kitô hữu:
Mỗi người chúng ta, một ngày nào đó phải đứng trước sự đau khổ, trước sự phản bội, trước bệnh tật, trước sự chết, và chính vào lúc đó, chúng ta cần phải tin tưởng rằng, chúng ta vẫn được yêu thương và tất cả những điều đó đều có mang một ý nghĩa.”
Trong một thế giới đầy bạo lực và vô cảm mà chúng ta đã được tạo dựng nên, chúng ta những người Kitô hữu, nếu chúng ta có thi hành một quyền lực, điều mà tôi gọi đó là “quyền lực của con tim”, là lòng trắc ẩn. Chúa của chúng ta là Cha, và trong căn bản, Đức Maria đã ban cho Chúa Giêsu hai điều mà Đức Chúa Cha không thể ban cho Ngài, đó là nụ cười và nước mắt.. Khi người ta hỏi văn sĩ Heminway có tin Thiên Chúa không, ông đã trả lời rất thành thật: Có, đôi lúc trong đêm tối, nhưng tôi đã rất sợ hãi”
Tất cả các đấng thánh, trong đó có thánh Jeanne d’Arc, đều cảm thấy sự sợ hãi đó, Khi thánh Jeanne d’Arc chết Ngài mới 20 tuổi, Mười hai tháng đi đánh trận, mười tám tháng im lặng trong nhà tù, Chính trong sức mạnh của sự im lặng của Bà, đã phát sinh ra một lương tâm chân thật của một quốc gia được ra đời. Chúng ta được mời gọi trở về với Thiên Chúa mà Chúa Giêsu Kitô đã mặc khải cho chúng ta khi mà tất cả dường như vượt khỏi tầm tay của chúng ta, và tất cả mọi tính toán và lý luận của chúng ta đều vô ích. Và chúng ta cần phải có một niềm tin là Thiên Chúa luôn nhìn ngó đến chúng ta (…)
Nhưng con đường chúng ta vạch ra là những con đường của con người. Jeanne d’Arc đã cầu nguyện, nhưng Bà còn là một người chỉ huy. Không có gì mà vô ích cho bằng việc làm chứng cho Kitô giáo ngày hôm nay là có những người Kitô hữu đã khép kín lại đời sống của chính mình. (. . .)
Giáo Hội là chúng ta, là mỗi người trong chúng ta, với những giá trị đạo đức và những tội lỗi, những thấp hèn và những xấu xa của chúng ta. Nhưng chúng ta có một kho tàng quý báu đó là Phúc Âm, những Bí Tích, sự thánh thiện của những anh chị em của chúng ta trong quá khứ và ngày nay, một kho tàng chứa đựng trong những chiếc bình bằng đất; còn sở thích về đời sống của chúng ta như thế nào? Và con người sẽ ước muốn gì và hành động như thế nào? Nhưng chúng ta đừng để cho sự sai lạc của một số người làm lu mờ đi sinh khí lạ lùng của Giáo Hội ngày hôm nay. (. . .)
Nhà vô thần Jean Rostand suốt cả cuộc đời đi tìm Thiên Chúa đã viết trong cuốn sách của ông “niềm lo lắng của nhà sinh vật học”; “Ngày mai ra thể nào không cần thiết: hình dạng của những đô thị, hình dáng nhà cửa sẽ như thế nào, xe cộ sẽ nhanh đến mức độ nào... nhưng quan trọng chính là sở thích về đời sống như thế nào? Và vì những lý do nào con người ước muốn và hành động như thế nào? Con người tìm kiếm sự can đảm trong cuộc sống ở đâu? Họ muốn được yêu thương hơn là được thông cảm hiểu biết, còn tôi thì tôi lựa chọn lòng bác ái hơn là sự thông thái.”
Như vậy chúng ta đừng quá rắc rối. Đừng quá lo lắng khi có những khác biệt, đi ngược lại trào lưu. Chúng ta không thể là ánh sáng trong đêm tối mà không làm cho những kẻ khác nêu lên những câu hỏi, thắc mắc. Chúng ta không thể là những Kitô hữu mà thỏa hiệp với bóng tối. Và trong nhiều địa hạt trong cuộc sống con người mà ở đó có sự lựa chọn, những chương trình có sự cần thiết cấp bách được soi sáng bởi tình yêu của Chúa Kitô đã ban phát trong chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta được sáng tỏ và sáng suốt như Bà Jeanne d’Arc.
Điều không đúng là trong những cuộc tranh luận chính trị, không phải là bôi xấu đối thủ là đúng đắn và là thực sự yêu nước.
Cũng không đúng như trong thương mại, mục tiêu chính là tiền bạc và kỷ thuật là chính yếu, mà phải hướng về mục tiêu kinh tế, cũng như về yếu tố con người.
Cũng không đúng khi bạo lực làm tổn thương, chết chóc, tàn phá là con đường dẫn đến hòa bình và làm giá trị cho những quyền lợi.
Cũng không đúng khi nói về sự mỏng manh của tình yêu con người khi thỏa lỏng theo dục vọng và bản năng là cách lối yêu đương của con người.
Cũng không đúng là chúng ta có thể hạnh phúc mà không có kẻ khác hay với lý do là chống lại những kẻ khác, khi chúng ta loại trừ khỏi bàn ăn của chúng ta những kẻ nghèo đói vì lý do văn hóa và nhân phẩm.
Các bạn nhìn thấy và nhớ đến Jeanne để chúng ta suy tư về chúng ta, về những xác tín cũng như về những sự mong manh dòn mỏng của chúng ta. Đức Tin không chỉ là một ngôn từ, đức tin là một điểm khởi đầu.” Federick Mounier (Trích dịch tù Báo La Croix ngày 4 tháng 6 năm 2012)
Pt Huỳnh Mai Trác
(Nguồn: vietcatholic.com)


Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang