Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Truyền giáo




Khi nói về sứ mạng Kitô giáo, hai tiếng “truyền giáo” được dùng thật phổ biến trong ngôn ngữ của chúng ta, đến mức dường như đã trở thành tự nhiên. Người viết mong đóng góp vài ghi nhận về việc dùng từ như thế, không chủ ý săm soi chuyện chữ và nghĩa, mà chỉ muốn nhân chuyện chữ nghĩa để nối tiếp câu chuyện về … một tầm nhìn sứ mạng. Lê Công Đức


Tại thời điểm đầu tháng 11-2009, nếu gõ hai chữ “truyền giáo” vào Google, thì sau 1/3 giây trang tìm kiếm này sẽ trình ra 1.890.000 kết quả. Kiểm tra 50 kết quả đầu tiên, có đến 45 trường hợp thuộc ngữ cảnh Kitô giáo, chỉ 2 trường hợp thuộc các tôn giáo khác (1 Hồi giáo, 1 Phật giáo), 3 trường hợp còn lại thì không kể (vì không phải “truyền giáo” mà là “tuyên truyền giáo dục”!) Như vậy, tỉ lệ là 45/47.
Khi nói về sứ mạng Kitô giáo, hai tiếng “truyền giáo” được dùng thật phổ biến trong ngôn ngữ của chúng ta, đến mức dường như đã trở thành tự nhiên. Người viết mong đóng góp vài ghi nhận về việc dùng từ như thế, không chủ ý săm soi chuyện chữ và nghĩa, mà chỉ muốn nhân chuyện chữ nghĩa để nối tiếp câu chuyện về … một tầm nhìn sứ mạng.


Hai Nghĩa Của “Truyền Giáo”

Truyền giáo là “truyền bá tôn giáo” (Thanh Nghị, Việt Nam Tân Tự Điển Minh Hoạ. Saigon: Khai Trí, 1964, tr. 1437.) Coi như cụm bốn từ rút lại thành hai từ: “truyền” là truyền bá, và “giáo” là tôn giáo. “Tôn giáo” ở đây có thể hiểu là đạo, là con đường sống, là niềm tín ngưỡng. Và “tôn giáo” cũng có thể hiểu theo nghĩa thứ hai, là tổ chức tôn giáo. Như vậy, “truyền giáo,” trong ngữ cảnh Kitô giáo, có hai nghĩa:

- nghĩa thứ nhất: truyền giáo là truyền đạo, truyền một con đường sống, tức là
                            làm cho các giá trị Tin Mừng được thấm nhập sâu rộng –
                            nghĩa này thuộc phẩm tính; 
- nghĩa thứ hai: truyền giáo là làm cho tổ chức tôn giáo của mình, tức Giáo Hội
                            hữu hình, lan rộng ra – nghĩa này thuộc lượng tính.

Hẳn ai cũng mong muốn phẩm tăng theo lượng. Nhưng trong thực tế thì rất có thể, thậm chí rất thường, lượng đi một đàng phẩm đi một nẻo.

Thường Nhắm Nghĩa Nào?

Nói “truyền giáo,” chúng ta thường thiên về nghĩa nào trên đây? Cứ thăm dò, sẽ rõ. Đơn giản thôi, chẳng hạn đặt câu hỏi: Bạn được yêu cầu làm bản báo cáo về thành quả truyền giáo tại giáo xứ bạn trong một năm qua, tự nhiên bạn sẽ nghĩ đến điều gì trước nhất? Kể từ năm 2006 đến nay, người viết bài này đã có dịp thăm dò 4 lần như thế, với 4 nhóm khác nhau ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn (nhóm ít nhất 25 người, nhóm đông nhất 70 người, thuộc thành phần linh mục, tu sĩ, chủng sinh.) Cả 4 lần đều có trên 90% số người nhất trí trả lời rằng “để báo cáo thành quả truyền giáo, tôi sẽ nghĩ trước hết đến con số người lớn được rửa tội tại giáo xứ trong năm qua.” Rõ ràng, “truyền giáo” ở đây thiên về việc mở rộng Giáo Hội theo lượng tính.

Cũng khá dễ hiểu, nếu ta ghi nhận rằng không có tôn giáo nào có đặc tính tổ chức rõ rệt bằng Giáo Hội Công Giáo. Nói đến tôn giáo của mình, chúng ta thường nghĩ ngay đến Giáo Hội Công Giáo hữu hình - một tổ chức với phẩm trật, cơ chế, cơ sở, sinh hoạt rất chặt chẽ. Giáo Hội học của Công Đồng Trentô, nhấn mạnh tính cơ chế của Giáo Hội, có vai trò rất lớn trong việc củng cố ấn tượng này suốt trên 400 năm. Hai tiếng “truyền giáo,” quả thật, dễ gợi liên tưởng tức thời đến việc tăng số tín hữu trong sổ nhân danh, việc thiết lập cộng đoàn mới và xây dựng nhà thờ mới ở nơi chưa có.

Những Hàm Ý Của “Mission”

Trong phần lớn các trường hợp, chúng ta dùng từ “truyền giáo” hoặc để dịch trực tiếp hoặc để chuyển tải hàm ý tương ứng với những từ  như “mission” của tiếng Anh/Pháp, “missio” của La ngữ, vv. Từ “mission,” trước Vatican II, có thể liên hệ đến rất nhiều ý nghĩa khác nhau như: việc gửi các thừa sai đến một vùng đất nào đó, hoạt động của các thừa sai, những vùng đất mà các thừa sai được gửi đến, các dòng thừa sai, và thậm chí “mission” cũng có nghĩa là toàn bộ thế giới ngoài Kitô giáo. Theo thần học truyền thống kể từ thế kỷ 16 thì ý niệm “mission” bao gồm: việc truyền bá đức tin, việc mở rộng triều đại của Thiên Chúa, việc làm cho người ngoại giáo trở lại, việc trồng Giáo Hội tại những miền đất mới.

Như vậy, các hàm ý của “mission” cũng có cả yếu tố phẩm và lượng như “truyền giáo.” Tuy nhiên, có điều đáng lưu ý, đó là từ “truyền giáo” chỉ chuyên biệt có nghĩa là “truyền giáo;” còn từ “mission” ở đây là một từ được vận dụng, dựa vào một nội hàm rộng hơn mà nó vốn có. Thử mở từ điển Lạc Việt, cả Anh lẫn Pháp, ta thấy nghĩa thứ nhất của “mission” là “sứ mệnh, nhiệm vụ,” nghĩa thứ hai là “sự đi công tác,” và nghĩa thứ ba mới là “sự truyền giáo.” Trong ngôn ngữ thần học cho tới thế kỷ 16, từ “mission” chỉ được dùng với nghĩa thứ nhất, là sứ mệnh, để trình bày giáo lý về Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha sai Chúa Con, và Chúa Thánh Thần được sai bởi Chúa Cha và Chúa Con.

Chúa Cha Sai Chúa Con Đi Truyền Giáo?

Với lai lịch của việc dùng từ “mission” như thế, ta dễ hiểu tại sao một luận đề căn bản của sứ mạng học là: Chỉ có một “mission,” đó là “mission” của Thiên Chúa (missio Dei). Không phải “mission” của Chúa Con, vì Chúa Con là nhà thừa sai nhận “mission” từ Cha. Rồi, cũng để thực hiện “mission” độc nhất ấy mà Chúa Thánh Thần được sai đến để cùng với Giáo Hội đi vào thế giới. (Ở đây tưởng cần mở ngoặc để nhấn mạnh rằng Chúa-Thánh-Thần-cùng-với-Giáo-Hội được sai đi để làm sứ mạng, chứ không phải như lời của những bài hát nào đó rằng “Thần Khí Chúa đã sai tôi đi” vốn không chính xác là lời cũng chẳng phải là ý của bản văn Luca 4,18 hay Isaia 61,1.) Chỉ có missio Dei, cho nên “mission” mà Đức Giêsu trao cho các môn đệ để họ đảm nhận trong Thánh Thần, đó là chính “mission” của... Thiên Chúa. Vì thế thật khó mà dịch “mission” là “truyền giáo,” bởi sẽ lủng củng biết bao nếu nói “Thiên Chúa truyền giáo” hay nói “công cuộc truyền giáo của Thiên Chúa”! 

Đức Giêsu – như được trình bày trong các Sách Tin Mừng – xem ra cũng không hề “truyền giáo” theo nghĩa là truyền bá một tổ chức tôn giáo. Nhiều năm sau khi Ngài về trời, người ta mới gọi các môn đệ của Ngài là “Kitô hữu.” Và Kitô giáo, xét như một tổ chức tôn giáo, chỉ tách ra khỏi lòng Do Thái giáo do những yếu tố lịch sử nhất định (mà xem ra không tất định!) Nếu nói rằng Đức Giêsu đã lập ra “Kitô giáo,” thì “Kitô giáo” ấy phải hiểu trước hết là Nước Trời, hay Nước Thiên Chúa, hay Triều Đại Thiên Chúa, với những đặc tính được mô tả rành rọt trong các Sách Tin Mừng. “Kitô giáo” ấy là loan báo Tin Mừng (nhất là cho người nghèo và những kẻ bị bỏ rơi), là yêu thương và phục vụ, là tha thứ và hòa giải, là chữa lành, là giải phóng... Đức Giêsu quan tâm ưu tiên đến phẩm tính của đời sống con người và của các mối tương quan, chứ Ngài không lấy cơ chế hay lấy tổ chức làm cứu cánh, cũng không chạy theo số lượng. “Mission” của Đức Giêsu, vì thế, rất khó mà dịch là “truyền giáo” theo nghĩa mà ta thường nhắm khi nói “truyền giáo”.

Từ Một Phong Trào Trở Thành Một Cơ Chế

Cũng thật khó để nói rằng công việc của các nhóm cộng đoàn tín hữu sơ khai tiên vàn là công việc bành trướng một tổ chức tôn giáo. Ta thấy sau biến cố Lễ Ngũ Tuần, Phêrô và các Tông Đồ đứng lên rao giảng cho các đám đông về Đức Giêsu Kitô, về sự cần thiết của “conversion” theo nghĩa là “hoán cải, trở về với Thiên Chúa.” Mãi sau này mới thấy lộ rõ dần ý nghĩa của “conversion” là “cải giáo, trở thành thành viên của Giáo Hội.” Các Tông Đồ lúc ban đầu vẫn vào ra Đền Thờ cầu nguyện như bất cứ con dân nào của cộng đồng Do Thái. Kitô giáo đã bắt đầu với tính ‘phong trào’ tối đa và tính ‘cơ chế’ tối thiểu.

Và dần dần, tính ‘cơ chế’ của Giáo Hội tăng lên, còn tính ‘phong trào’ giảm xuống. Đâu là những khác biệt giữa một phong trào và một cơ chế? Thật rõ, một phong trào thì tiến bộ, năng động, gây ảnh hưởng; nó nhìn về tương lai và sẵn sàng đón nhận các rủi ro, sẵn sàng vượt qua các biên giới... Trong khi đó, một cơ chế thì thiên về bảo thủ, thụ động, phòng thủ; nó nhìn về quá khứ và cố giữ những vành đai.

Dù sao thì thực tế là Kitô giáo đã khá sớm trở thành một cơ chế, với tổ chức ngày càng chặt chẽ và kích thước ngày càng lớn. Ngay cả dù vấp phải mấy vụ ly khai (Chính Thống Đông Phương hồi thế kỷ 11, Tin Lành và Anh Giáo hồi thế kỷ 16), thì Giáo Hội Công Giáo Rôma vẫn chứng tỏ mình là một cơ cấu vừa bề thế vừa tinh vi mà khó có tôn giáo hay tổ chức nào khác sánh kịp. Trong bối cảnh đó, “mission” của Giáo Hội Công Giáo mặc nhiên là “truyền giáo” hiểu theo cả hai nghĩa của từ này trong Việt ngữ, trong đó nghĩa thứ hai (thiên về lượng tính) mặc nhiên được dành ngày càng nhiều sự quan tâm. Mọi sự diễn ra khá xuôi chèo mát mái trong mười mấy thế kỷ ở Âu Châu, Mỹ Châu và phần nào đó ở Phi Châu, trong đó công việc của sứ mạng Kitô giáo thường đơn giản là “chinh phục và lật đổ.” Kitô giáo trở thành tôn giáo và văn hóa thống trị trên nhiều vùng rộng lớn. Nhưng khi đặt chân đến Á Châu, câu chuyện trở nên hoàn toàn khác.

Câu Chuyện Ở Á Châu

Lần nọ, nói chuyện với một nhóm linh mục và tu sĩ Việt Nam tại hội trường đài phát thanh Veritas Asia ở Manila, nhà thần học Mỹ gốc Việt Peter C. Phan đã hóm hỉnh nhận định rằng: Con số không nói hết chuyện nhưng con số cũng nói được phần nào câu chuyện. Nếu một công ty có sản phẩm rất tốt đến tiếp thị tại một khu vực dân cư đông đúc, và sau hơn 400 năm chào hàng, chưa tới 4 phần trăm dân số ở đó chịu mua sản phẩm, thì chắc chắn công ty ấy đã làm ăn quá dở và cần xem lại cách làm ăn của mình. Đó là một phóng họa lịch sử loan báo Tin Mừng ở Á Châu. Và Việt Nam có phần của mình trong phóng họa này.

Sự kiện Á Châu bướng bỉnh không chịu ‘mua hàng’ chắc hẳn có liên hệ rất nhiều đến cung cách Giáo Hội ‘chào hàng’ trong tâm thức “truyền giáo” hiểu là “mở rộng một tổ chức tôn giáo,” và trong cách thức đã từng tỏ ra hiệu quả ở các nơi khác, đó là “chinh phục và lật đổ”! Tâm thức và cách thức này như bị dội lại khi gặp hai cột trụ sừng sững của các dân tộc Á Châu: tức các tôn giáo lớn và các nền văn hóa kỳ cựu tại lục địa này, kỳ cựu hơn Kitô giáo rất nhiều. Chỉ xét về mặt tâm lý ứng xử thôi, thì một tín đồ cắm sâu trong truyền thống Ấn giáo, Phật giáo, Khổng giáo hay Lão giáo, chẳng hạn, chắc chắn sẽ cảm thấy bị tổn thương và do đó sẽ đề kháng khi họ nhận ra các Kitô hữu đến để “truyền giáo” cho họ, theo nghĩa là để chinh phục họ, để xóa tôn giáo và văn hóa của họ và thay vào đó bằng Kitô giáo. Họ sẽ lịch sự nói cám ơn và quay đi chỗ khác khi nhận ra các Kitô hữu đến với họ trong tư thế của ông nhà giàu tự tôn và trịch thượng chỉ biết dạy và cho mà thôi chứ không hề biết học và nhận.

“Cuộc Tranh Cãi Về Nghi Thức Trung Hoa” hồi đầu thế kỷ 17 và những diễn biến sau đó là một bài học ‘xương máu’ cho sứ mạng của Giáo Hội, không chỉ ở Trung Hoa hay Ấn Độ mà còn tại nhiều nước khác nữa. Phải mất ba thế kỷ, Giáo Hội mới ‘nghĩ lại’ mà chấp thuận cho người Công Giáo Trung Hoa (từ 1939) và Việt Nam (từ 1964) có những thực hành tôn kính tổ tiên, thì ta đừng ngạc nhiên và cũng đừng phiền trách tại sao nhiều anh chị em lương dân ngày nay vẫn còn nghĩ rằng “theo đạo là bỏ ông bà.” Vì đâu mà Giáo Hội phạm sai lầm quá lớn và quá lâu dài như vậy? Vì ảnh hưởng của chế độ thực dân tây phương, và vì cảm thức tự tôn văn hóa nơi người tây phương. Thời ấy, các Kitô hữu tây phương không hề ý thức rằng thần học của họ đã bị điều kiện hóa bởi bối cảnh văn hóa; họ đơn sơ nghĩ rằng thần học ấy có hiệu lực phổ quát và siêu văn hóa. Và vì văn hóa tây phương được coi là văn hóa Kitô giáo, nên rõ ràng là văn hóa này phải được ‘xuất khẩu’ cùng với đức tin Kitô giáo!

Hội Nhập Văn Hóa và Đối Thoại Tôn Giáo

Rất may là Giáo Hội ngày nay đã ‘nghĩ lại’ và - ít ra trên nguyên tắc - đã nhìn nhận nhu cầu khẩn thiết phải hội nhập văn hóa và đối thoại tôn giáo. Về hội nhập văn hóa, Công Đồng Vatican II khẳng định rằng cuộc gặp gỡ giữa truyền thống Kitô giáo với quan niệm về cuộc sống và các cấu trúc xã hội của các dân tộc khác nhau là điều cần thiết để đạt tới một áp dụng sâu xa đời sống Kitô giáo vào các đặc điểm riêng của mỗi nền văn hóa (Ad gentes, 22). Nếu Tin Mừng phải thấm nhập vào trái tim của người ta, thì điều này chỉ có thể xảy ra xuyên qua các giá trị văn hóa và các truyền thống sống động của những con người ấy. Về đối thoại tôn giáo, Vatican II tuyên bố càng hùng hồn hơn nữa: “Giáo Hội Công Giáo không bác bỏ bất cứ điều gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo” (Nostra aetate, 2). Đây là lần đầu tiên, sau ngót hai mươi thế kỷ, Giáo Hội chính thức nhìn nhận giá trị và hiệu lực của các tôn giáo ngoài Kitô giáo.

Những luồng sáng của Công Đồng Vatican II đã thực sự khơi nguồn cảm hứng. Chưa bao giờ hội nhập văn hóa và đối thoại tôn giáo được nói đến nhiều như bốn thập niên qua. Ngay trong thời gian diễn ra Công Đồng, Đức Phaolô VI đã công bố thông điệp Ecclesiam Suam (1964), một giáo huấn chuyên đề về đối thoại, trong đó ngài khẳng định rằng đối thoại là cách thi hành bài sai của Đức Kitô: “Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (x. số 64). Ba năm sau, năm 1967, cũng chính từ nhãn giới mới này về sứ mạng Kitô giáo mà Đức Phaolô VI đã quyết định chính thức đổi Bộ Truyền Bá Đức Tin (hay Bộ Truyền Giáo) thành Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc. Chữ “đức tin” (fide) chẳng có ‘tội’ gì ở đây; hẳn là vị giáo hoàng nhìn thấy vấn đề ở chữ “truyền” (propaganda), nhất là ở cách thức “truyền” vốn không mấy kiến hiệu, cách riêng tại Á Châu là nơi chiếm đến hơn một nửa dân số thế giới. Một sự thay đổi đầy hàm ý của vị giáo hoàng! Tuy nhiên, ở Việt Nam thì cụm từ “Bộ Truyền Giáo” vẫn còn tiếp tục được dùng một cách rất tự nhiên và nhiều khi ngay cả trong các bản văn chính thức, cho đến tận hôm nay. 

Có Những Căng Thẳng, Xôn Xao

Câu chuyện về hội nhập văn hóa và đối thoại tôn giáo là câu chuyện ‘ruột’ của các giám mục FABC (Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu). Đó là hai trong ba cuộc đối thoại mà các ngài xác lập là đường hướng căn bản của mình. Có thể nói, trong bốn mươi năm qua, không ở đâu khác mà đề tài hội nhập văn hóa và đối thoại tôn giáo được suy tư, thảo luận dày công cho bằng ở FABC. Nhưng câu chuyện này cũng không hề đơn giản. Đã có những căng thẳng, trong một bối cảnh mà thẩm quyền cao nhất trong Giáo Hội thường xuyên tỏ ra đặc biệt nhạy cảm và dè dặt đối với hai lãnh vực này. Như người ta còn nhớ những phản ứng mạnh mẽ đối với Lineamenta, hồi chuẩn bị synod 1998, từ phía các hội đồng giám mục của FABC, nhất là các hội đồng giám mục Nhật Bản, Indonesia, và cả Việt Nam. Cũng trong những năm 97 và 98 ấy, đã xảy ra một loạt các vụ cảnh cáo hay phạt vạ đối với một số tác giả linh đạo hay thần học gia viết về ‘tôn giáo’ như Tissa Balasuriya, Perry Schmidt-Leukel, Jacques Dupuis, Anthony de Mello. Mới đây hơn, Roger Haight, Jon Sobrino, Peter C. Phan... nối vào danh sách đó, cũng vì những vấn đề ‘dầu sôi lửa bỏng’ là thần học tôn giáo và Kitô học.

Sứ Mạng Ở Giữa Lương Dân (inter gentes) của FABC

Thật không dễ dàng chút nào! Nhưng từ kinh nghiệm hiện thực, từ niềm xác tín sâu xa, và cả từ sự kiên nhẫn và mềm mỏng cần thiết, các giám mục FABC vẫn tiếp tục định hình ngày càng rõ tầm nhìn sứ mạng của mình. Tầm nhìn này mới đây được Jonathan Yun-ka Tan tổng kết trong cụm từ “missio inter gentes” – và ông ghi nhận:

“Đối với FABC, loan báo Tin Mừng không phải là ‘con đường một chiều’ hay ‘sự rao giảng một chiều’ về những nguyên tắc tín lý hay những chân lý đức tin trừu tượng... Sứ mạng là một cái gì lớn rộng hơn việc trồng một Giáo Hội địa phương mới ở nơi mà nó chưa hiện diện. Các giám mục Á Châu không coi các dân tộc Á Châu như những đối tượng của sứ mạng, theo nghĩa là phải được giúp cải giáo và đưa vào Giáo Hội, mặc dù các Kitô hữu sẵn sàng mời gọi họ như thế. Đúng hơn, đích nhắm của sứ mạng inter gentes của các Giáo Hội địa phương Á Châu được đồng hóa với chính đích nhắm của sứ mạng Đức Giêsu: đem Nước Thiên Chúa đến giữa đồng bào mình.

“Hơn nữa, FABC nghĩ về sứ mạng của Giáo Hội như là được cảm hứng từ hoạt động trước của Thiên Chúa trong thế giới, xuyên qua sứ mạng của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Thực vậy, theo nhận định của FABC, những nền móng cứu độ học sâu sắc của các tôn giáo và triết học Á Châu - vốn truyền cảm hứng cho vô số người Á Châu - không phải là những sự dữ, nhưng xuất phát từ chính Thiên Chúa... Kho tàng khôn ngoan của các triết học và các tôn giáo Á Châu được tác động bởi chính Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động vượt quá các ranh giới của Giáo Hội cơ chế.

“Phương thế chủ yếu của missio inter gentes là đối thọai, một cuộc gặp gỡ hai chiều giữa Tin Mừng Kitô giáo với các thực tại ba mặt của Á Châu: các nền văn hóa, các tôn giáo, và người nghèo. Ở đây, rõ ràng là không chỉ các thực tại xã hội tôn giáo Á Châu được nên phong phú hơn nhờ Kitô giáo, mà Kitô giáo cũng được phong phú hơn nhờ các thực tại này. FABC xem đối thọai và hòa điệu là điều thiết yếu...”

            Điểm chung giữa tầm nhìn missio inter gentes (của FABC) và tầm nhìn ad gentes (truyền thống) là cả hai cùng khẳng định mạnh mẽ sự cần thiết của sứ mạng. Nhưng có những khác biệt trong một số sự nhấn mạnh và trong các mối ưu tiên. Có thể đối chiếu như sau:

missio AD gentes
missio INTER gentes
1. Xaùc nhaän söï caàn thieát cuûa söù maïng.

2. Nhaán maïnh khía caïnh taïi sao, caùi gì, vaø ai cuûa söù maïng.

3. Giaû thieát Aâu Chaâu (hay Roâma) laø trung taâm cuûa chaân lyù – vaø caùc nhaø thöøa sai töø ñoù ñi ñeán vôùi caùc vuøng ngu doát, toái taêm...

4. Khoù chòu vôùi boái caûnh ña nguyeân toân giaùo ôû AÙ Chaâu.

5.Öu tieân rao giaûng baèng lôøi noùi. Phöông thöùc söù maïng coù nhieàu tính ñoái ñaàu.


6. Muïc tieâu söù maïng nghieâng veà troàng Giaùo Hoäi.

7. Coù xu höôùng ño löôøng thaønh quaû söù maïng baèng nhöõng con soá  (löôïng tính).

1. Xaùc nhaän söï caàn thieát cuûa söù maïng.

2. Nhaán maïnh khía caïnh theá naøo cuûa söù maïng. 

3. Nhìn nhaän Thaàn Chaân Lyù voán hoaït ñoäng trong caùc neàn vaên hoaù vaø caùc toân giaùo.


4. Thoaûi maùi vôùi boái caûnh ña nguyeân toân giaùo ôû AÙ Chaâu.

5. Öu tieân rao giaûng baèng chöùng taù. Phöông thöùc söù maïng nhaém laøm cho Tin Möøng Kitoâ giaùo thaám nhaäp vaøo trong caùc thöïc taïi AÙ Chaâu.
6. Muïc tieâu söù maïng laø: xaây döïng Nöôùc Thieân Chuùa.

7. Choïn phöông thöùc phaåm tính ñeå tieáp caän vaø ñaùnh giaù thaønh quaû söù maïng.


Thay Lời Kết

Trong bối cảnh Việt Nam, nếu thêm một mục thứ 8 nữa vào hai cột đối chiếu trên, đề cập về từ ngữ để gọi sứ mạng Kitô giáo, chắc hẳn ta có thể ghi vào cột ad gentes là “truyền giáo,” còn cột inter gentes có thể là “sứ mạng” hay “làm chứng” hay hình tượng hơn: “làm muối,” “làm men,” “làm ánh sáng”... Đó là những hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng khi trao sứ mạng cho các môn đệ. Muối, men, ánh sáng thì không ồn ào áp chế - công việc của nó là âm thầm hiện diện, và chỉ cần hiện diện đúng như bản chất của mình, tự khắc môi trường xung quanh nó sẽ thấm mặn, sẽ dậy men, và sẽ đầy ánh sáng. 
                                                           
                                                                          Linh mục Lê Công Đức
                                                                            (joslcd@yahoo.com)

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang