Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Dâng hiến cho Thiên Chúa, phải trả với giá nào?

 
Chọn theo Chúa trên con đường thánh hiến hoàn hảo đòi hỏi phải từ bỏ và hy sinh nhiều. Nhưng đó cũng là một con đường được dệt với nhiều niềm vui và ân sủng mà Thiên Chúa dành cho những người Chúa đã tuyển chọn. Chúng tôi đã hỏi trực tiếp một tu sĩ và đây là lời chứng của Thầy về đời sống thánh hiến.
Thưa Thầy, đâu là ý nghĩa của sự cô đơn trong đời Thầy?
Cô đơn là một phúc lành và đồng thời cũng là một thử thách. Một tu sĩ trẻ của Dòng chia sẻ: "Sa mạc là một ngọn lửa thanh tẩy. Trong cô đơn, tất cả những cái chúng ta là thì thực sự diễn ra trước mắt chúng ta. Ở đây, các công trình xây dựng dở dang bị bỏ hoang, những bức tường dày mà chúng ta dựng lên để bảo vệ chúng ta, tạo nên một con đường dốc đứng, đi trong bóng tối, một cách mò mẫm, nhưng đó là con đường của sự thật. Tất cả sự an toàn cá nhân dựa trên những lồi lõm của con đường đấy và đó là sự chắc chắn duy nhất, còn chúng ta cũng chẳng thể làm gì."

Cô đơn là sự thử thách của Chúa Kitô trong sa mạc, một cái gì đó cần thiết vì đó là do Thần Khí dẫn vào sa mạc. Sự hiện diện của Thiên Chúa mang lại hiệu quả, nhưng sự hiện diện đó không bao giờ thấy được, nó được kinh nghiệm trong bóng tối. Và để sinh hoa trái, sự cô đơn phải được sống trong một thời gian dài. Nhiều người muốn sống cô đơn, nhưng trở thành một ẩn sĩ mỗi ngày một tuần hoặc cho một năm duy nhất thì không có nhiều ý nghĩa, ngay cả khi họ cảm thấy một sự bình an và sự sâu sắc nội tâm. Nếu như một cách tiếp cận có thể chứng minh là rất có lợi, thì sự tiếp cận này đương nhiên là không thể thay thế trải nghiệm thực sự của một ẩn sĩ, trải nghiệm này bao trùm toàn bộ cuộc sống và con người của ẩn sĩ trong mọi chiều kích của nó.
Đức tin nhất thiết có phải là một cuộc chiến không, thưa Thầy?
Cần phải có khả năng chịu đựng để đi đến tận cùng của Niềm tin. Đức tin là một nhân đức đối thần, để sống được trong đời sống thánh hiến, nhất thiết phải liên quan đến một phần quan trọng của sự cô đơn, từ bỏ và sự xa cách.
Người ta vừa mới phát hành bức thư tinh thần của Mẹ Têrêsa. Ban đầu, đó là một khoảnh khắc rực rỡ khi Mẹ gặp một người đàn ông chết trên một đường phố ở thành phố Calcutta: Mẹ nhìn thấy nơi anh ta khuôn mặt của Chúa Kitô, và sau đó, năm mươi năm kiên trì và trong một đêm từ sâu thẳm của tâm hồn, không một lời an ủi, không một lời xác nhận! Chúng ta không thể thống trị bầu trời. Điều đó không thuộc về chúng ta phải lấp đầy sự thiếu thốn đời đời cho những người đã khuất, hoa trái của chúng ta làm ra hoặc sự nhạy cảm của chúng ta. Nếu chúng ta cố gắng lấp đầy khoảng trống của Đức tin bởi cảm giác thì chúng ta sẽ xa rời con đường của Thiên Chúa.
Vậy thì làm thế nào để tìm thấy Thiên Chúa?
Đừng tìm kiếm Ngài bằng cảm giác. Chỉ có Đức tin sẽ mở ra sự viên mãn. Các điểm nổi bật của Tin Mừng dạy chúng ta tìm kiếm: Đức Trinh Nữ Maria đón nhận lời Truyền Tin, Chúa Kitô bị đóng đinh trên Thập giá... v.v. Chúng ta phải cam kết bản thân của chúng ta cho Thiên Chúa và dâng hiến cho Người, cũng như Đức Maria khi Sứ Thần vào nhà Trinh Nữ truyền tin cho Mẹ. Kinh nghiệm, lời mời và sự vâng phục của Mẹ được dành cho mỗi người chúng ta, lúc này hay lúc khác. Chúng ta chỉ biết Thiên Chúa bằng cách chấp nhận như là một sự hiện diện không thể đoán trước được trong cuộc đời mình. Thiên Chúa không ai khác như là Người đỡ nâng tôi, dẫn tôi vào Cuộc Sống, nhưng chính Ngài cùng một lúc cũng làm tôi lạc hướng trong tất cả các dự đoán của tôi.
Tại sao Thầy lại nuôi dưỡng được bí mật này?
Chúng tôi không có điều gì phải giấu cả! Đây vẫn là một hình ảnh cần được sửa chữa. Hiện nay, thậm chí một số người còn so sánh chúng tôi với một loại xã hội huyền bí. Tuy nhiên, ở đây, mọi thứ đều rõ ràng và chúng tôi không hề giấu giếm bất cứ điều gì. Chúng tôi chỉ mong sống cách kín đáo để giữ cho lợi ích của tu viện. Trong sâu thẳm, mỗi Thầy thực sự là một khu vườn được bảo vệ, đó là tình yêu và sự mật thiết với Thiên Chúa. Ngay cả trong cộng đoàn, chúng tôi thường xuyên không biết rõ đâu là mối quan hệ của mỗi người gắn kết với Thiên Chúa? Đặc biệt, (hàng tuần, khi đi dạo), chúng tôi có thể chia sẻ một số tâm sự cá nhân hơn và cuộc nói chuyện nhanh chóng trở thành một cơ hội để trao đổi nội tâm. Với cương vị là Bề trên, khi tôi đến thăm các tu sĩ trong nơi riêng của họ, đặc biệt là các thầy còn trẻ, chúng tôi nói những điều thân mật một cách dễ dàng. Nhưng mối tương quan với Thiên Chúa vẫn còn bị che khuất và không được hoặc ít được thảo luận. Đây là đề tài không thể nói hết được.
Thưa Thầy, có phải sự hoàn hảo không phải là đặc tính của con người?
Điều đó còn phụ thuộc vào ý nghĩa mà người ta gán cho từ "Hoàn Hảo". Tôi thường nói với các em dự tu: "Chúng tôi không đi đến tu viện để thực hiện một chương trình, để được học tập hoặc để được đào tạo (mặc dù ban đầu cần có một nền giáo dục vững chắc!), mà đơn giản là để sống. "Đời sống tu trì không phải là làm điều gì to tát, hoặc là để hoàn thành một nhiệm vụ. Đời sống tu sĩ cũng không phải là một nghề nghiệp. Thiên Chúa dẫn đưa chúng tôi trong suốt cả cuộc đời. Vì thế, chúng tôi đang dần được chuyển đổi, và được dệt nên bởi một cuộc sống đơn sơ và kỷ luật. Nếu như ngày hôm nay, tôi đã bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để thăng tiến, thì đó không phải là một thảm kịch. Cuộc sống vẫn tiếp tục và những cơ hội khác luôn phát sinh để thúc đẩy tôi và sửa chữa tôi. Sự chuyển động của cuộc sống là không thể đảo ngược được. Dưới ánh mắt của Thiên Chúa nhân từ và giàu lòng thương xót, Người sẽ điều khiển tất cả. Chính Thiên Chúa là Người hướng dẫn cuộc đời của chúng tôi. Điều quan trọng là thái độ từ bỏ và tình yêu của chúng tôi đối với Người.
Lối sống của Thầy có còn thích hợp cho các thế hệ trẻ ngày nay không?
Chúng tôi nhận thấy rằng có một khoảng cách lớn giữa tư duy và hành vi ứng xử trong xã hội và trong chính cộng đồng của chúng tôi nữa. Những tu sĩ trẻ tuổi không lớn lên trong cùng một hoàn cảnh, nền văn hóa và tôn giáo với những tu sĩ già, các thầy mang dấu ấn của thế giới hiện đại. Các thầy trẻ có những dấu hiệu không chắc chắn và với những tiêu chuẩn về tình người và về sự thiêng liêng thì kém sốt sắng và bất ổn hơn. Do đó, không có gì ngạc nhiên, vì đối với các thầy còn trẻ, họ khó đáp ứng với lối sống của các ẩn sĩ Chartreux là đương nhiên và không phù hợp trong việc tham khảo các tài liệu tri thức và tôn giáo. Nhất là các thầy phải trải qua những khó khăn liên quan đến Lời Vĩnh Khấn, đó là lời khấn bao trùm cả cuộc đời của các thầy. Nhiều các bạn trẻ đến gõ cửa tu viện chúng tôi sau một sự hoán cải khá đột ngột, thường xảy ra ở tuổi hai mươi hay hai mươi lăm. Một ngày nọ, đang khi đi dạo, một thầy tập sinh đã sống theo một chủ nghĩa vô thần và vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi nhạc rock đã thú nhận với tôi: "con không thể tưởng tượng rằng con đã sống nhiều năm không hề biết gì về Thiên Chúa! Và trên thực tế, đối với con sự thiếu hụt này là không thể tưởng tượng được".
Vậy có những tiêu chuẩn nào cho một ơn gọi đích thực, thưa Thầy?
Trong Giáo Hội, có hàng ngàn cách để dâng hiến mình cho Thiên Chúa và hiến thân mình để phục vụ tha nhân. Vì vậy, cần phải thận trọng. Nghĩa là cần phải phân định ơn gọi một cách nghiêm túc, thậm chí càng phải nghiêm túc hơn bởi vì ơn gọi của chúng tôi được bao phủ bởi một căn tính nhất định trong định hướng của mình đối với Thiên Chúa và trong tương quan của mình với thế giới.
Trước hết, chúng tôi tự hỏi nếu như con người nhận biết Thiên Chúa, Thiên Chúa của Thánh Kinh, Cha của Đức Giêsu Kitô (ngay cả khi hiểu biết này còn rất thô sơ và khởi đầu), hay có thể nói như Thánh Biển Đức, nếu như tri thức có thể thực sự kiếm tìm Thiên Chúa. Sau đó, chúng tôi tìm hiểu để biết xem thỉnh tu này có thực sự ước ao vì đức tin không, anh ta có thực sự vâng phục và từ bỏ cái gì đó trổi vượt hơn mình, sẵn sàng học hỏi và chứng tỏ mau mắn tiếp thu từ lẽ sống của người khác không? Điều quan trọng là thật sự hướng về Thiên Chúa và bản thân mình. Có thể yếu kém về thể lý, nhưng ứng sinh có thể được chấp nhận nếu không thiếu sót nghiêm trọng về mặt tâm lý và có thể thích nghi. Sẽ khó khăn hơn khi một vị tu sĩ trẻ tham gia nhiều trên một con đường tưởng tượng hơn là con đường đáp trả xác thực vào Ân Sủng. Để giúp đỡ trong lúc cô đơn, một thầy có sức khỏe yếu thì sẽ dễ dàng dẫn đến khép kín mình và không còn có khả năng thăng tiến trong việc học hỏi về Thiên Chúa hoặc giữ một thái độ tự mãn với các anh em của mình. Sau cùng, chúng tôi luôn luôn phải quay trở lại câu hỏi về động lực: có phải đó là những động lực đủ mạnh, đủ tinh khiết và mang tính tôn giáo để họ có thể sống suốt cuộc đời? Dần dần chúng tôi biết được điều đó về bản thân cũng như về người khác nữa.
Hạnh phúc là điều quan trọng đối với Thầy?
Với tôi, hạnh phúc là tất cả! Sự lựa chọn bậc sống của chúng tôi chỉ là con đường để đạt được mục đích của đời sống Kitô hữu: đó là sống trong Tình Yêu của Thiên Chúa. Đối với tôi, hạnh phúc nằm trong sự minh bạch hoàn toàn của bản thân mình trong mối tương quan với Thiên Chúa. Giữa Thiên Chúa và tôi không còn bóng tối hay không còn gian dối. Tôi không nói là không có tội, nhưng sống trong ánh sáng, bởi lẽ với sự bình an trong tôi thì sự đa nghi là điều thật vô ích. Điều kiện tạo vật của chúng ta đòi hỏi chúng ta phải tiến bước nhiều hơn nữa. Thiên Chúa đã không còn thực hiện tất cả công trình của Người nơi chúng ta. Nhất là con đường này là con đường của sự khám phá hướng về tất cả các thụ tạo của lòng thương xót vô bờ bến và đối với người tin thì tất cả đều có thể. Hạnh phúc của con người chỉ có thể là chính Thiên Chúa. Sự bình an sẽ tuôn chảy từ niềm xác tín này. Tôi thì quá nhỏ bé và bất xứng. Còn Thiên Chúa, Đấng tuyệt hảo dường bao. Tất cả hạnh phúc của tôi là thuộc về Thiên Chúa !
 
Thiệu Chuyên
Biên dịch từ "Se consacrer à Dieu: à quel prix?», trong www. catholique.net
(Nguồn: WTGP HN)

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang