Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Những thách đố trong việc đào tạo linh mục tại Việt Nam hiện nay

EMTY (TP.HCM, 5-24-2012, AsiaNews) - Đào tạo linh mục là một vấn mà các Giáo Hội phải đối mặt. Một hội nghị về chủ đề này được tổ chức từ ngày 14 đến 19-5 tại Thái Lan dưới sự tài trợ của Văn phòng Giáo sĩ của Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC-OC). Khoảng 91 người tham gia sự kiện này, bao gồm 1 hồng y, 2 tổng giám mục, 5 giám mục và 83 linh mục đến từ Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.

“Hiện nay, việc đào tạo các linh mục trên khắp thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Tại Việt Nam, tình hình có sự khó khăn riêng của nó”, Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám đốc Đại Chủng viện Xuân Lộc, nói với AsiaNews. “Sự phát triển truyền thông đại chúng đã mang đến những điều tốt đẹp nhưng cũng đưa đến những điều xấu, chúng đã có một tác động lên các cá nhân, các nhóm và cộng đồng”, ngài giải thích.
“Các tín hữu và các linh mục Công giáo đang phải đối mặt với chủ nghĩa duy vật. Do sự bùng nổ kinh tế tại Việt Nam hiện nay, nhiều giáo dân và giáo sĩ có thể kiếm tiền dễ dàng, là điều làm phá hoại tình yêu của họ đối với Thiên Chúa. Một số linh mục sao lãng sứ vụ mục vụ của họ đối với các tín hữu, xứ đạo và Giáo Hội. Đức tin của họ bắt đầu tan vỡ”.
Một xu hướng thứ hai là việc thế tục hoá (secularisation). “Một số lượng lớn người Công giáo Việt Nam ngày càng bị nó thu hút và không còn cảm thấy cần thiết có một đời sống tâm linh. Dưới áp lực xã hội, nhu cầu của họ tăng lên và họ không thể tự chủ được nữa”.
Là giám đốc trong Đại Chủng viện, Đức ông Đinh Đức Đạo có một số ý tưởng cho tình hình này. “Việc đào tạo linh mục phải tập trung vào một số vấn đề quan trọng. Thứ nhất, Chúa Giêsu đã được sinh ra để cứu độ nhân loại. Vì vậy, qua việc giúp đỡ người khác, chúng ta có thể xây dựng đức tin Công giáo. Thứ hai, Giáo hội Công giáo đã giao phó sứ vụ của Giáo Hội cho các linh mục, những người nắm trong tay phương tiện để đem ra thực hành. Họ cũng có thể cai quản và trao các bí tích. Họ đặc biệt được giao nhiệm vụ xây dựng tình yêu của Thiên Chúa nơi các tín hữu và tham gia vào các hoạt động bác ái cho những người khác”.
Vào thời các vua chúa, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã bị đàn áp tàn bạo, nhưng vẫn trung thành, và Giáo Hội tồn tại và giữ vững đức tin.
Ngày nay, đối với một số cha xứ, “không nên sợ những thử thách và các khó khăn bên ngoài”. Tuy nhiên, “Sự tục hoá của các linh mục thì không nên” vì nó dẫn họ hướng đến vật chất và đánh mất niềm tin. Điều này ảnh hưởng tới thế hệ các linh mục trẻ”.
Căn cứ vào tình hình hiện tại, mỗi linh mục có 3 nhiệm vụ chính để thực hiện, cụ thể là thánh hoá, công bố Lời Chúa cũng như coi sóc giáo xứ và thực hiện các việc bác ái và hoạt động xã hội.
“Chúng tôi đặt niềm hy vọng trong tương lai vào các linh mục. Tháng trước, Toà Thánh đã phê duyệt chương trình đào tạo linh mục của chúng tôi. Trước khi chúng tôi bắt đầu chương trình này tại Việt Nam và cập nhật nó, Hội đồng Giám mục đã xin sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha và ngài đã chuẩn nhận”, Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo cho biết.
 
Mai Trang
(Nguồn: emty)

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang