Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Trung Quốc in Kinh Thánh nhiều nhất


Trung Quốc là nơi in Kinh thánh lớn nhất thế giới mặc dù có nhiều hạn chế
Các bản tin thời sự gần đây đã làm sáng tỏ chuyện Trung Quốc độc quyền kiểm soát việc in các bản Kinh Thánh.
Chẳng hạn, Greg Clarke thuộc Hội Kinh Thánh Úc phát biểu với các vị khách thuộc Ban Tôn giáo nhà nước Trung Quốc (SARA) rằng hầu hết các bản Kinh Thánh của Úc được lấy từ Trung Quốc.
Và trong khi Đảng Cộng Sản bắt đầu hội nghị toàn quốc tại Bắc Kinh hôm 8.11, công ty in Amity, nhà in Kinh Thánh duy nhất ở Trung Quốc, đánh dấu bản in thứ 100 triệu tại Nam Kinh, thủ phủ tỉnh miền đông Giang Tô, cũng trong ngày hôm đó.

Nhà in đạt đến mốc lịch sử phi thường này hồi tháng Bảy.
"Các bản Kinh Thánh có thể đi vòng quanh trái đất 55 lần" - Qiu Zhonghui, chủ tịch công ty Amity, phát biểu với 100 khách mời Trung Quốc và ngoại quốc tại sự kiện đó.
Nhà in của Tin Lành ở Nam Kinh hiện nay là nhà in Kinh Thánh lớn nhất thế giới.
Dựa trên con số khổng lồ này, có thể Kinh Thánh bạn đọc do quốc gia cộng sản vô thần này xuất bản.
Công ty in Amity là công ty liên doanh do Quỹ Amity và các Hội Kinh Thánh Thống nhất (UBS) thành lập năm 1988. Quỹ Amity là tổ chức tình nguyện độc lập do những người Tin Lành Trung Quốc thành lập năm 1985 nhằm đẩy mạnh các dịch vụ xã hội tại Trung Quốc, trong khi UBS gồm 146 Hội Kinh Thánh quốc gia hoạt động trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong số 100 triệu cuốn Kinh Thánh do Amity in, có 60 triệu kể cả chín ấn bản được in bằng các tiếng dân tộc thiểu số được chuyển đến Hội đồng Kitô hữu Trung Quốc và Ủy ban của Three-Self Patriotic Movement thuộc các Giáo hội Tin Lành Trung Quốc.
UBS, giống như Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc (CCPA), ủng hộ một Giáo hội độc lập.
Amity còn in Kinh Thánh cho Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc, vì thế nhiều phiên bản Kinh Thánh vẫn còn trong nước này.
"Trong thập niên qua, có ba triệu cuốn Kinh Thánh Công giáo tiếng Trung Quốc được Amity in và do UBS cấp vốn và giấy in" - Phó chủ tịch của CCPA Joseph Liu Yuanlong cho biết.
Như thế gần 37 triệu cuốn Kinh Thánh do Amity sản xuất đã được phân phối cho hơn 70 quốc gia với 93 phiên bản.
Nó còn chỉ ra sự khác biệt lớn giữa người Tin Lành và Công giáo ở Trung Quốc. Một số người rất dễ dàng giải thích sự khác biệt lớn là do sự chia rẽ giữa Giáo hội Công giáo "công khai" được nhà nước ủng hộ ở Trung Quốc và Giáo hội "không được đăng ký", và lập luận rằng sự chia rẽ giữa hai cộng đoàn này đã cản trở công tác truyền giáo và gây ra sự "cách biệt về sự phát hành Kinh Thánh" này.
Tôi e dè về cách giải thích như thế. Chúng ta nên nhớ rằng Giáo hội Tin Lành ở Trung Quốc cũng có các tổ chức Giáo hội được chính quyền công nhận và các nhà thờ không được đăng ký.
Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc công bố có 23 triệu người Tin Lành ở Trung Quốc, trong khi các nguồn nghiên cứu của Giáo hội Công giáo ước tính số người Công giáo nằm khoảng 6-12 triệu. Do đó có những lý do phức tạp đằng sau sự cách biệt về phát hành sách Kinh Thánh này.
Trong hội nghị về Kinh Thánh ở Trung Quốc, cũng trong tháng này, phó chủ tịch của SARA Jiang Jianyong cho biết Giáo hội Tin Lành Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm Kinh Thánh ở hải ngoại trong những năm gần đây.
Lời nhận xét của ông nhằm mục đích đảo lộn những lời chỉ trích chung bên ngoài quốc gia này rằng Trung Quốc không có quyền tự do tín ngưỡng, người ta được yêu cầu mang lén Kinh Thánh vào Trung Quốc và Kinh Thánh tiếng Trung Quốc không phải là một bản dịch đầy đủ.
Tôi không tin việc người ta phải mang lậu Kinh Thánh vào Trung Quốc và Kinh Thánh tiếng Trung Quốc không phải là một bản dịch đầy đủ, nhưng cảm thấy rất ngạc nhiên là Kinh Thánh chúng ta đọc lại được in ở một quốc gia ngược đãi các Kitô hữu bất đồng chính kiến cũng như các giáo sĩ từ chối gia nhập tổ chức kiểm soát đức tin được nhà nước công nhận.
Tôi không kêu gọi tẩy chay Kinh Thánh được in tại Trung Quốc vì điều này phi thực tế và thiếu chín chắn. Nhưng tôi hy vọng khi đọc Lời Chúa, chúng ta cũng cầu nguyện xin Ngài cho có sự thay đổi ở Trung Quốc.
Tác giả Xiao Cao là bút danh của một nhân viên Giáo hội Trung Quốc
Xiao Cao từ Hồng Kông
(Nguồn: UCAN)

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang