Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Tại Sao Chúng Ta Cầu Nguyện?

Palanca

PALANCA

Tại Sao Chúng Ta Cu Nguyn?

Trong một bài viết tựa đề “Cầu Nguyện Luôn Luôn” trong tập sách Magnificat gồm các bài đọc và suy niệm trong Thánh Lễ hằng ngày, số tháng 11, 2007, LM Simon Tugwell, O.P. đã viết, “Cầu nguyện”, theo một định nghĩa xa xưa, “là kết bạn với Chúa.” Kết bạn với Chúa là một sự mạo hiểm, mạo hiểm của sự cầu nguyện chân thật. Bất cứ sự liên kết nào cũng đều có ảnh hưởng và thay đổi chúng ta, ngoại trừ sự liên kết hời hợt; nó thách thức chúng ta tôn trọng sự tự do, điều bí ẩn, cái “khác lạ” của người khác, và thậm chí có lẽ nó tạo xáo trộn hơn nữa bởi vì trước sau gì nó cũng sẽ phơi bày ra ánh sáng sự phóng túng  của chính chúng ta,  điều bí ẩn của chính chúng ta, tính cách xa lạ và hay đổi thay của chính con người chúng ta.  Làm cách nào chúng ta đương đầu với sự thách đố và sự phơi bày ra ánh sáng như thế, phần lớn sẽ quyết định xem chúng ta có thăng tiến và trưởng thành trong đời sống, hay là chúng ta co cụm lại (LM Simon Tugwell, OP “Cầu Nguyện: Sống với Chúa” – Magnificat,
Tháng 11, 2007). Là Cursillistas, chúng ta được khuyến khích cố công duy trì vững vàng ba cuộc hội ngộ với Thiên Chúa, với chính mình và với tha nhân, những sự liên kết này chúng ta đã thiết lập được trong Khóa Cursillo 3 Ngày Cuối Tuần. 
Trong Thư Tín tháng 12, 2007, LM Linh Hướng Toàn Quốc của chúng ta, LM Einer Ochoa, đã nhấn mạnh sự quan trọng của cầu nguyện như sau: Việc cầu nguyện tự đáy lòng là linh hồn của con người Kitô hữu. Đây là khí cụ tốt nhứt cho việc nên thánh và là khí giới hữu hiệu nhứt chống lại quyền lực của sự dữ.  Cầu nguyện từ con tim là cột trụ hay sức mạnh giúp cho việc thăng tiến đời sống Kitô hữu đích thực. Đây là thành phần quan trọng của lòng Sùng Đạo. Một kinh nghiệm trực tiếp và mật thiết với Thiên Chúa là nền tảng của việc cầu nguyện từ con tim. Cầu nguyện làm cho chúng ta hứng khởi khi nhận ra Thiên Chúa hiện diện trong các biến cố riêng tư hằng ngày của chúng ta.  Chúa Giêsu là mẫu gương cầu nguyện của chúng ta. Ngài cầu nguyện trước những quyết định quan trọng, dành thì giờ để hiệp thông mật thiết với Thiên Chúa Cha. Chúa Thánh Linh thúc đẩy Chúa Giêsu vào trong sa mạc để cầu nguyện suốt 40 ngày trước khi công khai làm mục vụ. Đây là nguồn gốc của truyền thống hiến dâng 40 giờ chầu trước Thánh Thể. Trước khi chọn Mười Hai Tông Đồ, Chúa Giêsu đã cầu nguyện. Trước khi Chúa Giêsu thực hiện cuộc hành trình dài lên Đồi Calvariô, Chúa đã cầu nguyện. Đối với Chúa Giêsu, cầu nguyện là hiệp thông với Chúa Cha. “Hiệp thông” có nghĩa là “làm việc với”. Cầu nguyện nhằm nuôi dưỡng và thúc đẩy chúng ta hành động. Nhờ cầu nguyện mà chúng ta hiểu biết, yêu mến và phụng sự Chúa.
Giáo Hội Công Giáo chúng ta thiết lập Mùa Vọng trong Niên Lịch và Năm Phụng Vụ (tiếng Latinh “adventus”= sự hiện diện hay sự đến, & tiếng Hy-Lạp “parousia” = cùng nghĩa tiếng Latinh) nhằm giúp chúng ta là những Kitô hữu, chuẩn bị cho Chúa Kitô đến lần thứ hai. Ông Origen thành Alexandria (c. 185-254), một trong những nhà học giả và thần học quan trọng và sáng giá nhứt trong thời kỳ đầu của Kitô Giáo, nhắc nhở chúng ta trong Mùa Vọng dọn đường cho Chúa Giêsu trong tâm hồn chúng ta. Chúng ta đọc những lời này trong Sách Tiên Tri I-sa-ia  40:3 “Có tiếng hô: Trong sa mạc hãy mở một con đường cho Thiên Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ  thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta.” Chúa muốn tìm một lối đi để vào tâm hồn các bạn và đi trong đó (Tập sách “Living with Christ”, Tháng 12, 2007). Giáo Hội khuyến khích chúng ta cầu nguyện, ăn chay và bố thí, không những trong Mùa Vọng,  mà trong đời sống hằng ngày của chúng ta nữa. Phương thức cầu nguyện căn bản là: thờ phượng (adoration), thú tội (confession), tạ ơn (thanksgiving), cầu nguyện hộ (intercession) và thỉnh cầu (petition), thường được viết tắt gồm các mẫu tự đầu tiên của mỗi chữ: ACTIP).
Lời cầu nguyện bay lên nhanh đến Thiên Chúa khi được dâng tiến cùng với sự hy sinh bố thí và ăn chay hãm mình. Nói cách khác, cầu nguyện cần thêm sự hy sinh, đó là Palanca, là những khí cụ hữu dụng để nâng lên Thiên Chúa tâm hồn cầu nguyện của chúng ta. Thánh Lê-ô Cả khuyên chúng ta, “Hãy cho đi những gì các bạn nhận lãnh, hãy gieo những gì các bạn gặt, hãy phân phát những gì các bạn góp nhặt. Tài sản của các bạn gia tăng khi được sử dụng chính đáng. Hãy ao ước phần thưởng lòng thương xót, và hãy theo đuổi công ăn việc làm có lợi nhuận đời đời. Hãy cho đi và bạn sẽ được cho lại. Các bạn phải nắm lấy điều kiện của lời hứa này và hãy bày tỏ lòng biết ơn.” (Magnificat, Tháng 11, 2007). Cho đi thì được chúc phúc hơn nhận lãnh. (TĐCV 20:35).

Tại Sao Chúng Ta “Khô Khan” Khi Cu Nguyn và Làm Thế Nào Khc Phc?

Trong bài viết “Xin Dạy Chúng Con Cầu Nguyện”, Ông Joe Difato, Chủ Bút tập sách suy niệm “Lời Chúa Giữa Chúng Ta” (The Word Among Us, Oct. 2007) viết như sau, “Chúng ta tin Chúa Giêsu có thật. Chúng ta tin Người hiện diện trong phép Thánh Thể. Chúng ta tin rằng mọi người chịu Phép Rữa là “đền thờ của Thiên Chúa”, và Thánh Thần Chúa ngự trong chúng ta (1 Cor. 3:16). Chúng ta tin cầu nguyện tối cần thiết trong đời sống Kitô hữu chúng ta. Vậy tại sao chúng ta cảm thấy cầu nguyện khó khăn như thế? Sau đó, ông Difato thử đưa ra những lý do sau đây: 
Thứ nhứt, có thể chúng ta không cho là nghiêm trọng lời Chúa Giêsu cảnh giác những tín hữu ở Ê-phê-xô. Họ là những thành phần hoạt động trong Hội Thánh Ê-phê-xô của họ, và tuy nhiên họ đã đánh mất ý nghĩa căn bản của đức tin họ, đó là tình yêu Chúa Giêsu (Kh. 2:2-4). Thật dễ sa vào phương pháp thiết thực và vì bổn phận khi đến với đức tin chúng ta! Thật vô cùng dễ dàng làm phai nhạt sự say mê một thời dành cho Chúa Giêsu! 
Thứ nhì, có lẽ thứ tự ưu tiên của chúng ta bị xáo trộn. Thành ngữ xa xưa nay vẫn còn đúng: Thời gian là sự biểu lộ các ưu tiên của chúng ta. Những khách được mời dự tiệc trong ngụ ngôn của Chúa Giêsu do Thánh Luca kể lại (14:16-24) đã để lợi ích của riêng mình – cho dù có chính đáng và cần thiết đi chăng nữa – làm lu mờ tính cách cao quý và vĩ đại của lời mời mà họ đã nhận. Chúa Giêsu muốn sử dụng thời giờ quý báu với chúng ta mỗi ngày. Khi chúng ta cho mình quá bận rộn không gặp Chúa được, chúng ta thật sự nói rằng sự liên hệ của chúng ta với Chúa không phải là một ưu tiên hàng đầu. 
Thứ ba, giống như người Do Thái, chúng ta có thể nói với Chúa Giêsu, “Con cố tránh xa tội lỗi, con cố làm việc lành. Con vẫn trung thành với Chúa. Nhưng Chúa vẫn không trả lời con.” Chúa Giêsu muốn chúng ta đến với Người với một tâm hồn trong trắng và khiêm nhu. Chúa muốn chúng ta thưa với Chúa như thế này, “Lạy Chúa Giêsu, con muốn những gì Chúa muốn; con sẽ làm những gì Chúa nói. Con không muốn cách thức của con trên cách thức của Chúa.” Ngoài ra, có lẽ Chúa xin chúng ta tín nhiệm Chúa thâm tình hơn, và có thể Chúa sẽ thử xem chúng ta có muốn bỏ cuộc chăng. Sa-rah, vợ của ông A-bra-ham, Za-cha-ri-ah và Tô-ma đã nghi ngờ Chúa. Chúa Giêsu dạy chúng ta, :“Tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý (Mc. 11:24).  Chúa Giêsu muốn chúng ta biết rằng Chúa sẽ nhận lời cầu xin của chúng ta bởi vì Chúa muốn hướng dẫn chúng ta trong mọi cách. Thời gian bao lâu không sao cả bởi vì chúng ta tin Chúa Giêsu sẽ nhận lời chúng ta. Chính đời sống của Chúa minh chứng sự thật này. (The Word Among Us, Oct. 2007, Vol. 26, # 10). 
Làm cách nào chúng ta vượt qua được “thời gian khô khan” khi cầu nguyện?  Trong một mục đặc biệt của Tuần Báo Our Sunday Visitor, Dec. 9, 2007), có tựa đề “Tập Trung: Cầu Nguyện”, LM Ray Ryland đã phát biểu, “Đôi khi những gì chúng ta gọi là khô khan bắt nguồn từ sự xung đột về luân lý hay tâm linh trong cuộc sống chúng ta, và ngài khuyên chúng ta cần phải đi xưng tội thường xuyên (mỗi 2 tuần hoặc tương tự như thế) để giúp chuẩn bị cầu nguyện đúng đắn.” Cha Ryland cũng khuyến khích chúng ta kiểm điểm phẩm chất của sự liên kết riêng tư của chúng ta với Chúa khi gặp khó khăn cầu nguyện hay là cầu nguyện xem ra vô nghĩa đối với chúng ta; và quan trọng hơn hết, chúng ta phải kiên trì. Cha Ryland đã chọn Thánh An-Tôn ẩn tu là mẫu gương kiên trì, ngài đã “từng bị cám dỗ và khốn đốn trong đời sống tâm linh.”

Palanca: Một Cách Biu L Tình Yêu Huynh Đ Trong PT Cursillo Chúng Ta

Mỗi một Cursillista, sau khi trở về từ Khóa Cursillo Cuối Tuần, đều biết Palanca là gì. Đây là từ ngữ Tây Ban Nha, có nghĩa đen là “đòn bẩy”. Đây là một dụng cụ chúng ta dùng để nâng lên hay di chuyển một vật gì nặng nề. Trong Kinh Tiền Tụng trong Thánh Lễ Misa, vị chủ tế xướng lên, “Hãy nâng tâm hồn lên!” và toàn thể cộng đoàn tham dự Thánh Lễ đáp, “Chúng con đang hướng về Chúa.” Làm cách nào chúng ta hướng về Chúa mà không qua lời cầu nguyện?  Tài liệu Cursillo ghi như sau: PT Cursillo sử dụng từ ngữ “Palanca”, chiếc đòn bẩy, để chuyên chở ý nghĩa thiết yếu của Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô; trong mầu nhiệm này chúng ta được mời gọi tham dự trong chính đời sống của chúng ta. Chiếc đòn bẩy trong văn hóa Tây Phương có thể được ví như một trò chơi ngồi lắc lư trên một tấm ván. Một nhóm hay một người ngồi vào một đầu tấm ván để dùng sức nặng của mình hầu nhấc bổng một nhóm hay một người khác ngồi ở đầu bên kia tấm ván lên cao hơn mình. Hình ảnh minh họa qua trò chơi “bập bênh” (seesaw), những cá nhân ngồi vào một đầu tấm ván dùng sức nặng của họ kéo họ xuống gần mặt đất để có thể nhấc những người khác ở đầu kia của tấm ván lên cao hơn họ, chỉ nhằm bày tỏ Mầu Nhiệm Vượt Qua mà tất cả Kitô hữu được mời gọi cảm nghiệm trong cuộc sống thiêng liêng của mình. Nên làm sáng tỏ việc cầu nguyện và hy sinh cho kẻ khác là việc làm bình thường của các Kitô hữu, quen gọi là một cộng đồng hội thánh hay tình yêu thương huynh đệ trong khi cầu nguyện. 
LM Raniero Cantalamessa , OFM Cap., linh mục giảng tỉnh tâm cho ĐGH và các cộng sự viên của ngài, đã nói về sự quan trọng của tình yêu thương huynh đệ, đặc biệt trong Palanca Cộng Đồng của chúng ta. Ngài viết, Chúng ta không thể nhấn mạnh đủ tính cách quan trọng của một bầu khí đầy tình yêu thương huynh đệ bao phủ những kẻ sắp nhận lãnh Phép Rữa Tội của Chúa Thánh Thần. Cầu nguyện cũng liên kết chặt chẻ với sự tuôn tràn của Chúa Thánh Linh trong Tân Ước. Nói về Phép Rửa của Chúa Giêsu, Thánh Luca viết, “Đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên Người” (Luca 3:21). Chúng ta có thể nói rằng chính lời cầu nguyện của Chúa Giêsu đã làm cho trời mở ra và Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Người” (Sách ‘Sober Intoxication of the Spirit Filled with the Fullness of God).
PT Cursillo bảo đảm với chúng ta rằng cầu nguyện lúc nào cũng là sức mạnh của mọi sinh hoạt Phong Trào. Sách “Những Tư Tưởng Nền Tảng PT Cursillo” (FICM) cương quyết công nhận ân sủng là nguyến tắc và là nền tảng của Phong Trào chúng ta và xem Palanca là một trong những yếu tố của Sách Lược Cursillo, được biết đến như là Mầu Nhiệm Palanca. Mỗi khi nói đến hoán cải, nói đến thăng tiến cá nhân Kitô hữu, hay nói đến Kitô-hóa môi trường, thì như là bước căn bản đầu tiên trong cố gắng của con người, chúng ta cũng không thể nào không trông cậy vào sự trợ giúp của ân sủng Thiên Chúa. Ân sủng mà chúng ta phải van nài bằng lời cầu nguyện có một sức mạnh vạn năng, với lòng khiêm cung, niềm xác tín và kiên trì. Điều tâm niệm khẩn thiết ngày nay, hơn lúc nào hết, là không có Chúa chúng ta không là gì cả, chúng ta không đáng giá gì cả, và chúng ta không thể làm được gì cả. Trước bất cứ việc gì, chúng ta phải  xác quyết điều ưu tiên  mà Phong Trào lâu nay vẫn dành cho Palanca (gồm cầu nguyện, hy sinh, và làm việc thiện) như là một đặc tính quan trọng nhất. Sự tin tưởng vào Palanca phải có thật, thành tâm, và kiên trì, nơi từng cá nhân hay tập thể, để bảo đảm những gì ta thực hiện đều hữu hiệu. Chân lý này đặt nền tảng trên lời hứa của Chúa Kitô (Mt. 7:7): “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ được mở cho” (FICM # 180). “Mọi giây phút trong Khóa Cursillo phải được đánh dấu bằng sự hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa, do cầu nguyện, hy sinh hãm mình, lãnh nhận các phép bí tích và suy niệm Lời Chúa” (FICM # 237). “Cầu nguyện và hy sinh nhân danh Khóa Cursillo – mà ngôn từ chuyên môn của Phong Trào gọi là ‘Intendencias’ hay ‘Palanca – đều có tính cách quyết định cho thành quả thiêng liêng (tâm linh) của Khóa” (FICM # 333). Chúng ta có thể tóm tắt sự cần thiết của Palanca trong Phong Trào của chúng ta với câu nói phổ thông trong giới Cursillo như sau, “Hãy nói với Chúa về người ta trước khi nói với người ta về Chúa.”

Palanca Đích Thực

Trong PT Cursillo, cầu nguyện hay “Palanca” phải là một khí cụ trợ giúp trong mọi giai đoạn của Phong Trào: Tiền Cursillo, Khóa Học, Hậu Cursillo, Ultreya, Hội Nhóm, và các Cursillistas trong mọi sinh hoạt Cursillo. Palanca phải là khí cụ hỗ trợ toàn bộ Phong Trào, và do đó cả Giáo Hội chúng ta nữa. Chương 12 của sách ‘Cẩm Nang Lãnh Đạo PT Cursillo” chúng ta lập lại những điều mà Sách Những Tư Tưởng Nền Tảng vừa xác nhận trên đây: “Mỗi khi nói đến hoán cải, nói đến thăng tiến cá nhân Kitô hữu, hay nói đến Kitô-hóa môi trường, thì như là bước căn bản đầu tiên trong cố gắng của con người, chúng ta cũng không thể nào không trông cậy vào sự hỗ trợ của ân sủng Thiên Chúa. Ân sủng mà chúng ta phải van nài bằng lời cầu nguyện có một sức mạnh vạn năng, với lòng khiêm cung, niềm xác tín và kiên trì.” Vì thế, cầu nguyện mà thiếu hy sinh thì không phải là Palanca. Say đây là những hình thức truyền thống cầu nguyện được tiến cử như là Palanca để nâng cao lên Thiên Chúa những lời cầu xin của chúng ta cho sự thành công của mọi sinh hoạt của PT Cursillo chúng ta: thí dụ, Thánh Lễ Misa, Chầu Thánh Thể, Rước Lễ, Lần Hạt Mân Côi, Đọc Thánh Kinh, Đi Đàng Thánh Giá,  Phụng Vụ Giờ Kinh, Lần Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa, viếng Thánh Thể, ăn chay, bố thí và bất kỳ việc lành nào khác tự quên mình được hiến dâng với lời cầu nguyện. Chúa Giêsu đã dạy cho các tông đồ Bố Thí, Cầu Nguyện và Ăn Chay trong Thánh Kinh theo Thánh Mathêu (Mt. 6:1-8). Sách Tông Đồ Công Vụ thuật lại việc các tín hữu tiên khởi đã họp nhau lại cầu nguyện, lắng nghe các Tông Đồ giảng dạy và chia sẻ với nhau tất cả những gì mình có và phân phát tiền của cho mỗi người tùy theo nhu cầu” (TĐCV 4:32-35).
Điều quan trọng là phải hiểu rõ điều này:  Palanca không được giới hạn dành cho bất cứ sinh hoạt đặc biệt nào của PT Cursillo,  điển hình là Khóa Học Ba Ngày. Sách “Cẩm Nang Lãnh Đạo” PT Cursillo cũng xác nhận rằng hy sinh là một phần của đời sống Kitô hữu. Nếu Phong Trào thôi nhấn mạnh tính cách quan trọng của sự hy sinh, lúc đó Chúa Kitô không còn là trung tâm điểm của Phong Trào Cursillo nữa. Cách tốt nhất để duy trì linh đạo của chúng ta là sống tinh thần Palanca mỗi ngày. Một vài thí dụ về “cách thức đơn giản” của Palanca hay phương thế hy sinh cá nhân được đưa ra trong sách Cẩm Nang Lãnh Đạo: thương yêu mà không mong đợi đáp trả; kiên nhẫn trong những nơi người ta nôn nóng đến độ hiểu lầm, … Cẩm Nang Lãnh Đạo cho ta lời khuyên này, trong PT Cursillo, chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác để từ ngữ Palanca không bị hiểu sai lạc và lạm dụng, hầu những gì ngẫu nhiên không làm lu mờ lời mời gọi và ý nghĩa nội tâm của Palanca. Những bức tranh vẽ và biểu ngữ màu sắc lộng lẩy (tự nó) không là Palanca; cả bông hoa, thức ăn, tâm thư hay những lời chúc mừng cũng đều không phải là Palanca. Đây là Palanca “ngụy tạo” đội lốt “những thứ đẹp mắt”. 
Cầu nguyện và sự hy sinh không phải là “những thứ đẹp mắt”, nhưng có hiệu quả là nhận được ân sủng của Chúa. Người ta phải hiểu rằng thư từ không phải là Palanca. Thư từ chỉ là phương tiện để truyền đạt Palanca đã được thực hiện một cách chân thật. Xin ghi nhớ điều này, chúng ta phải ý thức rằng Palanca có thể được thực hiện cho một mục đích đặc biệt, không cần phải viết thư để nói lên điều ấy. Thí dụ, Palanca có thể được thực hiện do những nỗ lực của các Cursillistas cố gắng sử dụng Phương Pháp Cursillo. Tất cả chúng ta đều cần Palanca loại này, nhưng việc viết thư cho hàng ngàn Cursillistas thì không thực tế chút nào (Cẩm Nang Lãnh Đạo, Chương 12). Thánh Phaolô, Quan Thầy của PT Cursillo, nhắc nhở chúng ta trong thư Ngài gởi cho Cộng Đoàn Roma như sau, “Tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa” (Rm. 12:1). Đây chính là sự hiến dâng đích thực của chúng ta.
Trong quyển sách của Cha đã được nhắc tới trước đây, LM Raniero Cantalamessa đã trích dẫn Tertullian, nói rằng: “Không có gì lưu lại trong trí óc hết sức kinh ngạc của con người bằng sự giản dị đơn sơ của những việc làm của Thiên Chúa mà họ trông thấy nhãn tiền và vẻ nguy nga lộng lẫy của những kết quả theo sau ….. Sự đơn sơ giản dị và uy lực là những đặc quyền của Thiên Chúa.” LM Cantalamessa viết tiếp, “Nếu sự đơn sơ giản dị là dấu chỉ hành động của Thiên Chúa, thì chúng ta cần phải bảo tồn nó trong lời nguyện của chúng ta để Thần Khí Chúa tuôn tràn. Sự đơn sơ giản dị cần phải sáng ngời trong những lời cầu nguyện, trong mọi cử chỉ, trong mọi sự. Không nên bày ra những gì có tính cách màu mè,  không cần những động tác sôi nổi hay những ngôn từ quá đáng.” LM Cantalamessa đưa ra thí dụ trong Cựu Ước để chứng minh điều ngài nói: “Thánh Kinh ghi lại sự tương phản rõ ràng giữa các hành động của các thầy tư tế thần Ba-al và lời cầu nguyện của Tiên Tri Ê-li-a trong khi dâng lễ trên Núi Các-men. Các thầy tư tế thần Ba-al  la lớn tiếng, nhảy khập khiễng xung quanh bàn thờ và dùng dao tự rạch mình đến chảy máu. Còn Ê-li-a chỉ đơn sơ cầu nguyện như sau, “ Kính lạy Thiên Chúa, Chúa của A-bra-ham, I-xa-ác, và Ít-ra-el, … xin đáp lời con, để dân này nhận biết Người là Thiên Chúa, Thiên Chúa thật và Người đã khiến họ thay lòng đổi dạ.!” (1 Vua 18:36-37). Bấy giờ lửa của Thiên Chúa ập xuống lễ vật  do Ê-li-a tiến dâng nhưng trên lễ vật của các thầy tư tế thần Ba-al không thấy gì cả. (1 Vua 18:25-38). Sau đó Ê-li-a đã không gặp Thiên Chúa ở trong cơn gió bão, hay trận động đất, hay ở trong lửa, nhưng Thiên Chúa ở trong tiếng gió hiu hiu (1 Vua 19:12-13).

Kết Lun

Lời phát biếu sau đây của Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI, trong một bài phỏng vấn năm1996, lúc ấy ngài còn là Hồng Y Joseph Ratzinger, do nhà báo Peter Seawald thực hiện trong tác phẩm “Muối Cho Đời”, một lần nữa mạnh mẽ xác quyết nền tảng tuyệt đối cần thiết cho PT Cursillo chúng ta là kết hiệp với Thiên Chúa. Ngài nói “Bận tâm với Chúa, đối với tôi, là một nhu cầu. Cũng như ta mỗi ngày phải thở, phải có ánh sáng, phải ăn uống, phải cần tình bạn, cần gặp gỡ một người nhất định nào đó, tất cả những cái đó là những cái không có không được cho cuộc sống. Nếu như bổng dưng không còn có Chúa nữa thì tinh thần tôi sẽ khó thở. Vì thế không có sự nhàm chán ở đây. Nhàm chán có thể xảy ra khi tôi làm một số việc đạo đức hay đọc sách tu đức, nhưng với Chúa thì không.” (Muối Cho Đời, 2006, PT Giáo Dân VN Hải Ngoại).

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang